Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 18: Đề Thơ


Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 18: Đề Thơ


Thạch Kiên nói:
– Hồng Diên, lấy giấy tới đây

Hồng Diên lập tức mang tới một tờ giấy lớn.

Thạch Kiên lại nói:
– Mang bút tới

Hồng Diên tới giá bút, lấy một cái bút to nhất tới

Thạch Kiên sai bảo nàng, nàng chưa bao giờ tức giận, ngược lại càng thêm hưng phấn, nàng đứng cạnh hắn, đôi mắt đầy xuân ý.

Thạch Kiên bắt đầu viết, lần này hắn sử dụng một loại thứ pháp mà hắn chưa từng viết trong bức Bách Niên Thọ Từ, từng nét chữ hiện lên, áp lực từ nét chữ lan tỏa, đập vào mắt mọi người.
Hắn viết bốn chữ:
Hoàng Thượng Vạn Tuế

Bắc quốc ngàn dặm xinh đẹp vô cùng, được bao quanh bởi vạn dặm Trường Thành.

Một câu này vừa viết xong, tiếng trầm trồ bắt đầu vang lên trong sảnh.

Hắn tiếp tục viết:
Sông lớn cuồn cuộn xuyên núi chảy ra biển, trời ây trắng đẹp biết bao.

Giang sơn anh hùng vô số, tần hoàng thao lược, trị quốc không bằng, Tống quốc văn chương tinh tiến, dân chúng ấm no, cuộc đời tươi sáng.


Thư pháp hắn đang sử dụng là thư pháp của Thực Tông Hoàng Đế, loại thư pháp này là một trong những loại vô cùng khó. Ứng tác thư pháp từ cổ chí kim không có mấy người luyện thành, vì vậy cũng gần như thất truyền.

Nhưng một câu văn này của hắn như thiên mã hành không, so với tiền nhân thậm chí còn lợi hại hơn, từng câu từng chữ khí thế vô biên, như sông lớn cuồn cuộn chảy.

Một áng văn này so với hai bài thơ Thạch Kiên viết trước đây chỉ thua kém một chút uyển chuyển, nhưng lại hùng tráng gấp bội.
Hiện nay, Tống triều trọng văn khinh võ, lấy uyển chuyển mềm dẻo, hàm súc, hoa lệ làm đầu.
Nếu nói hai bài thơ Thạch Kiên viết trước kia như một thiếu nữ thanh tú, xinh đẹp, thì áng văn này như một nam tử đầu đội trời, chân đạp đất.

Đào tri huyện không kìm nổi hô lớn:
– Thật tuyêt ! Thật chí khí ! Hào hùng !

Chúng thư sinh lúc này đang đứng nhìn thì trợn mắt há mồm, bọn họ ban đầu nghĩ rằng Thạch Kiên sẽ viết câu “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy”, không ngờ hắn lại viết ra một áng văn khác.

Dương công công chăm chú nhìn áng văn trước mặt không chớp mắt.

Thạch Kiên thì kỳ quái nhìn lão, câu văn này hắn viết khá tốt, nhưng hắn không nghĩ lại khiến tên thái giám này kích động như vậy.

Dương công công chợt lấy ra một cái khăn tay, lau lau mắt rồi nói:
– Câu văn này của Thạch tướng công, khiến ta nghĩ tới tiên phụ.

Mọi người nghe xong chợt ngẩn người, đây là câu văn mà Thạch Kiên viết cho đương kim Hoàng thượng, chính vì thế trong câu văn có liên hệ tới một vài vị vua trước đây để so sánh, nâng cao thanh thế của đương kim Hoàng thượng. Tiểu thái giám này lại nói ra một câu như vậy, không lẽ hắn nói phụ thân hắn trước đây là hoàng đế ? Hắn không muốn sống ?

Dương công công thấy ánh mắt của mọi người nhìn hắn, biết bọn họ hiểu lầm, hắn vội vàng giải thích:
– Thạch tướng công viết một áng văn hùng tráng, khiến ta nghĩ tới gia phụ, lúc trước trên chiến trường chém giết quân địch, sau này phụ thân chết trận, gia đình sa sút, vì vậy ta mới phải nhập cung làm thái giám.


Mọi người nghe vậy thở phào nhẹ nhõm, tên điên này nói năng không rõ ràng, thật là dọa người.

Dương công công chợt đứng dậy, hắn lấy ngọc bội đeo bên hông ra, rồi đặt vào tay Thạch Kiên:
– Ta rất quý trọng nhân phẩm của Thạch tướng công, đây là khối ngọc bội do Hoàng thượng cho ta, xin Thạch tướng công làm một bài thơ cho tiên phụ.

Thạc Kiên và Đào tri huyện biến sắc, hắn nghĩ thầm không biết tên công công này nghĩ gì, chỉ vì một bài thơ của Thạch Kiên mà sẵn sàng đưa ra vât mà Hoàng thượng ban tặng. Nếu nhận và viết cho hắn, Thạch Kiên khó tránh cái danh tham tài. Nếu Thạch Kiên cự tuyệt yêu cầu của hắn, sợ rằng tiểu công công này nhất định ghi hận trong lòng, hiện tại, Thạch Kiên vốn vô pháp chống lại hắn.

Bà nội thấy tên tiểu thái giám nước mắt lưng tròng, lại nghĩ tới thân thế của hắn không khác với cháu nội mình là mấy, đều là người cơ khổ, cháu mình sau này có thể thoát khổ, nhưng tiểu thái giám này thì không, chỉ có thể là một thái dám, sẽ không thể kế tục hương hỏa gia đình, bà liền nói:
– Cháu, cháu viết cho công công một bài thơ đi.

Thạc Kiên bất đắc dĩ, đành phải viết:
– Phá trận tử lão tương hành.

Lần này, hắn lại thay đổi thư pháp, viết xong sáu chữ to này, hắn bắt đầu đề thơ:
– Tổ mẫu thương cảm thân thế, đặc biệt cho tiểu tử vì phụ thân Dương công, Phó Úy Tướng Quân mà đề thơ.

Đào tri huyện lúc này mới thở phào, thiếu niên viét ra những lời này, cũng đã nói rõ, bản thân không thể chối từ, là bà nội hắn bắt hắn viết, hắn vì hiếu đạo mà tuân mệnh. Mà bà nội hắn bảo hắn vì Dương công công mà đề thơ, là thương hại hắn, không phải muốn kết giao, làm thân mà viết.
Những lời này viết ra, sau này sẽ không ai có thể châm biết bà cháu Thạch gia. Cơ trí của thiếu niên này, quả vô cùng đáng sợ.

Thạch Kiên lúc này mới bắt đầu viết tiếp:
– Tuý lý khiêu đăng khán kiếm,
Mộng hồi xuy giác liên doanh.
Bát bách lý phân huy hạ chá,
Ngũ thập huyền phiên tái ngoại thanh,

Sa trường thu điểm binh.

Mã tác Đích Lư phi khoái,
Cung như tích lịch huyền kinh.
Liễu khước quân vương thiên hạ sự,
Doanh đắc sinh tiền thân hậu danh,
Khả liên bạch phát sinh!


(Dịch thơ:
– Say khướt khêu đèn ngắm kiếm,
Mộng về còi rúc liên thanh.
Tiệc mở lộc khao đều quân tướng,
Đàn sáo lừng vang khúc quân hành,
Sa trường thu điểm binh.

Ngựa tựa Đích Lư lao vút,
Cung như sấm sét đùng hoành.
Phù tá giúp vua thu đất cũ,
Để ngàn thu chói lọi thanh danh,
Tiếc thay! Tóc bạc nhanh!)

Một bài thơ khiến cả sảnh đường ồ lên, trầm trồ khen ngợi.

Thạch Kiên viết xong, liền trả lại ngọc bội cho Dương công công, sau đó nhỏ giọng nói:
– Công công, đây là vật Hoàng thượng ban tặng cho công công, nếu biết công công đem tặng người khác, Hoàng thượng nhất định sẽ mất hứng.

Dương công công nghe câu nói này chợt cả kinh, nhưng hắn cũng rất lấy làm lạ, tiểu hài tử này học vấn cao thì thôi, sao có thể hiểu biết nhiều như vậy ?


Chờ ực khô, hắn cẩn thận cuốn giấy cất đi, sau đó quay lại, cảm tạ Thạch Kiên sau đó cáo biệt.

Hắn đi tới Lý phủ, sau đó nói bóng gió, bắt Lý Hằng giao ra bức Bách Niên Thọ Từ, sau đó còn tới cả Nhạc Dương, lấy bản Nhạc Dương Lầu Ký và Tây Du Hiếu Ký mang cả trở về.

Lần này hắn không dám la cà trì hoãn, chưa tới mười ngày đã về tới hoàng cung. Cùng lúc này, Tống Chân Tông lại mở tiệc chiêu đãi đại thần ở ngự hoa viên, cả Hoàng Hậu cũng tham dự.

Lưu hoàng hậu, tục danh Lưu Nga, xuất thân thấp kém, từng bị Thái Tông đuổi khỏi gia môn. Sau đó lưu lạc tại Tường phủ năm năm, sau đó lại được hoàng đế lập làm hoàng hậu, trong lúc đó có rất nhiều đại thần phản đối, có cả Khấu Chuẩn, một trong những danh thần. Bởi vậy hôm nay hoàng thượng mời các quan tới dự yến, đồng thời gọi cả hoàng hậu tới, muốn nàng và các đại thần xây dựng chút cảm tình.

Cùng ngày, Dương công công về tới hoàng cung, Tống Chân Tông thấy hắn, nổi giận hỏi:
– Ta sai ngươi đi truyền chỉ, ngươi đi đâu hả ?

Tiểu công công hoảng hồn, chẳng lẽ hoàng thượng có chuyện bực tức ? Sao biết mình đi….tới Quỳnh Châu chơi ?
Hắn vội dập đầu tạ tội, không dám nói câu nào.

Tống Chân Tông thấy hắn như vậy, cũng không muốn truy cứu, hỏi:
– Tiểu thần đồng đâu ?

Nghe câu hỏi này của Tống Chân Tông, toàn bộ đại thần đều vểnh tai nghe, ngay cả Khấu Chuẩn cũng rất có hứng thú với thiếu niên này, càng không nói tới người khác.

Dương công công thuật lại việc Thạch Kiên cự tuyệt, nhất nhất nói lại một lần, sau đó đưa áng văn cùng bài thơ của Thạch Kiên viết ra, thậm chí còn nói lại những câu nói của hai tri huyện về Thạch Kiên.

Một tiểu hài tử tám tuổi hành xử như vậy ?
Tất cả các đại thần ngẩn người ngạc nhiên.

Dương công công còn nói:
– Thạch tướng công mặc dù không vào triều, nhưng cảm tạ bệ hạ anh minh, nên vì bệ hạ mà viết một áng văn, hạ thần có mang theo.

– Ồ, ngươi mau đưa ta xem
Tống Chân Tông nói


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.