Bạn đang đọc Đại Tống Phong Lưu Tài Tử – Chương 14: Sinh Bi
Lốc xoáy đang xuất hiện, nhưng cuộc sống của Thạch Kiên vẫn lặng lẽ, mỗi ngày hắn luyện tập thân thể, đọc sách, viết chữ. Không ai tới quấy rầy, ngoại trừ tiết đoan ngọ, Lý gia phái người tới tặng ít đồ vật, chỉ là lần này Thạch Kiên kiên quyết cự tuyệt. Lý Hằng cũng không tức giận, cứ nửa tháng hắn lại gọi tôi tới chuẩn bị xe ngựa rồi đưa Lý Tuệ tới cùng hắn “đoàn tụ”
Thạch Kiên biết hắn vô sỉ, nhưng cũng chưa tới mức vô sỉ quá đáng. Lý Tuệ còn nhỏ, nhưng cũng hiểu biết chút ít, nàng lại nghe cha mẹ dặn, mỗi lần đến chỉ dám đứng cạnh nhìn hắn viết, không dám quáy rầy. Thạch Kiên tự nhiên rất mừng rỡ vì việc này, hắn vốn không thể cùng một tiểu cô nương….giao lưu tình cảm.
Đôi khi hắn mệt mỏi, liền lấy lá trúc thổi một khúc nhạc, các văn nhân thường tới cửa ngắm chữ cũng dần dần nhận ra những tuyệt khúc này, nhưng họ không dám gõ cửa, chỉ dám đứng bên ngoài. Có người thậm chí cả ngày ngây ngẩn trước cổng Thạch gia, ngắm chữ, nghe nhạc. Đặc biệt trong khác nhạc khúc mà Thạch Kiên thổi, họ thích nhất chính là Lương Chúc và Nhị Tuyền Ấn Nguyệt. Tóm lại, càng ngày càng nhiều người tụ tập trước cổng Thạch gia, thậm chí có cả những cô nương, ngồi trong kiệu đỏ ngơ ngẩn cả ngày, nhưng tất cả đều rất yên lặng, thậm chí ho khan cũng không dám, chỉ sợ quấy rầy người bên trong.
Cứ như vậy, ngày qua ngày, dù mưa dầm hay nắng nóng, càng lúc càng đông người tụ tập. Thậm chí mọi người còn tranh nhau những bản thảo tập viết vứt đi của Thạch Kiên. Trong thành, Hồng Diên cũng trở thành khách quý của mấy tiệm thư ****. Ông chủ cửa tiệm cũng rất cung kính với Hồng Diên, đó cũng là dĩ nhiên, bởi nàng rất có thể sẽ là nha hoàn thân tín của đại thần tương lai, không chừng còn trở thành thiếp của Thạch Kiên. Chỉ có điều, Thạch Kiên đôi khi lại muốn những loại sách vở đặc biệt mà trong thành không có, nhưng để thỏa mãn Thạch Kiên, chủ tiệm đặc biệt nhập thêm hàng từ Giang Ninh. Chuyện này cũng không coi là đặc biệt cho lắm, chỉ có điều tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên với tốc độ đọc sách của hắn.
Bọn họ không biết rằng có rất nhiều loại sách Thạch Kiên mua về không phải để xem, mà hắn mua về để thu thập tư liệu. Về phần khoa cử, hắn vốn không hề lo lắng, có học vấn kiếp trước, lại thêm chăm chỉ đọc sách, hắn không sợ không quá quan được. Nhưng ở triều đại này nếu không có thanh danh sẽ không thể ngẩng đầu, Tống triều từ lúc lập quốc tới nay, có khá nhiều Trạng Nguyên, nhưng trong lịch sử thì có mấy người rạng rỡ tổ tông ? Có những người bình thường như Vương An Thạch thì lại vừa xuất hiện đã danh chấn thiên hạ, vì sao ? Bởi hắn đã tạo ra nền móng danh vọng rất chói lọi…
Hắn đang làm một việc mà có lẽ sẽ khiến tất cả những người xuyên việt đều cảm thấy vô sỉ, viết lại cuốn Tự Trị Thông Giám của Tư Mã Quang. Đương nhiên kiếp trước hắn dù tài hoa tới đầu cũng không thể làm điều này, bởi đó là một tác phẩm vĩ đại, có điều với tác phẩm này hắn lại rất tâm đắc nên hắn nhớ rất kỹ, chỉ là có một vài tình tiết cao trào trong đó cần phải sửa đổi cho hợp lý. Việc này tất nhiên tốn rất nhiều thời gian, nhưng với hắn, thời gian có thể nói là thứ hắn có nhiều nhất, hắn hoàn toàn có thể hoàn thành bản Tư Trị Thông Giám này.
(Ghi Chú: Tự Trị Thông Giám, tác giả: Tư Mã Quang.
Nội dung:
Tác phẩm Tư trị thông giám được viết theo thể biên niên, khái quát một thời kỳ lịch sử dài 1362 năm, từ năm 403 TCN thời Chiến Quốc đến năm 959 hết thời Hậu Chu. Toàn bộ tác phẩm có 294 quyển, có khoảng 3 triệu chữ, ngoài ra còn có 30 quyển mục lục, 30 quyển Khảo dị (khảo sát sự giống và khác nhau).
Tư Mã Quang viết Tư trị thông giám nhằm mục đích củng cố sự thống trị của triều đình nhà Tống nên nội dung cũng như hình thức mang màu sắc chính trị rõ nét, có thể gọi là sử chính trị[3]. Căn cứ vào đức độ và tài năng của các bậc vua chúa, Tư Mã Quang chia thành 5 loại: sáng nghiệp, thủ thành, lăng di, trung hưng và loạn vong. Những vua sáng nghiệp được đề cao như Hán Cao Tổ, Hán Quang Vũ Đế, Tùy Văn Đế, Đường Thái Tông… Những ông vua thủ thành như Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế… Loại vua kém nhất là loại thứ 5: loạn vong như Trần Hậu Chủ, Tùy Dạng Đế…
Tư trị thông giám chú trọng đề cập đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử.
1. Về quân sự, những trận đánh nổi tiếng như trận Xích Bích hay trận Phì Thủy được đề cập không chỉ nội dung mà còn nguyên nhân cũng được nêu chi tiết.
2. Về kinh tế, Tư trị thông giám đi sâu ghi chép những chính sách ruộng đất, tô thuế và lao dịch của các triều đại. Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh như biến pháp của Thương Ưởng thời Chiến Quốc, chính sách trị quốc của Hán Văn Đế, chế độ quân điền của Ngụy Hiếu Văn Đế.
3. Về văn hóa tư tưởng và học thuật, Tư trị thông giám đưa ra tổng quan về sự phát triển hưng thịnh của nền học thuật Trung Quốc từ Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia, Hình danh, Âm dương, Tung hoành gia; các học phái nhỏ cũng được thống kê ghi chép.
)
Về phần kinh tế, hắn vốn cũng không quan tâm, bởi hiện tại thanh danh của hắn rất lớn, Vương Khôn lại bán được rất nhiều rượu, cứ nửa tháng Vương Khôn lại cho người đưa tới không ít bạc, chưa bao giờ chậm trễ. Thạch Kiên biết đây là quy củ của thương gia. Thỉnh thoảng, Vương Khôn lại tới Thạch gia chơi, hắn kinh nghiệm lâu năm, lại hay nói chuyện cùng bà nội, thấy bà nội Thạch Kiên có ý muốn thu Hồng Diên là thê của Thạch Kiên nên hắn cũng có ý giúp đỡ, đào tạo Hồng Diên cách quản lý gia đình. Cách nói chuyện của hắn với Hồng Diên cũng ngày càng cung kính. Thạch Kiên vốn là một người lười quản lý mọi việc, lại thêm kinh nghiệm kiếp trước, hắn phó thác toàn bộ việc kinh tế cho nữ nhân chưởng quản, đương nhiên, kiếp trước hắn không nghĩ tới nữ nhân của hắn lại phản bội hắn, thậm chí còn mưu hại hắn, chỉ là hắn cũng không thể nói bà nội đi lo lắng sổ sách được.
Bà nội hắn thấy càng ngày tiền càng nhiều, bà bắt đầu động tâm, nghĩ tới việc mua đất. Thạch Kiên hỏi bà, bà nói tiền này để trong nhà, nhiều sẽ càng thêm lo lắng, dù sao trong nhà ít người, sợ người xấu để ý, hơn nữa kiếp trước vì phụ thân Thạch Kiên không kinh doanh gì, nên khi phụ thân hắn mất đi khiến hai bà cháu phải lưu lạc, thiếu chút nữa phải bán mình nuôi thân.
Tuy rằng Tống Chân Tông trị quốc khá “ngu ngốc”, nhưng hắn lại rất mê tín, các sử học gia ở thời này hắn không coi vào mắt, đối đãi thậm tệ, khiến thậm chí có sử gia liệt hắn vào một trong những hôn quân. Nhưng mọi người quên mất rằng, Tống Chân Tông không để ý, nhưng cũng không chèn ép, đây là sự thật, không có gì phải bàn cãi. Hắn kế thừa ngai vàng của thái tổ, kế thừa cách trị quốc, tiến hành an dân. Mặc dù triều đình lúc này vô cùng thối nát, nhưng chính sách cũ vẫn có tác dụng, dân chúng ấm no, đất nước phát triển mạnh mẽ. Từ thời Tống thái thông, cả nước chỉ có khoảng bốn trăm hộ dân, giờ phát triển lên tới cả ngàn vạn hộ. Đây là cả một sự tiến bộ lớn lao, hơn nữa trong lịch sử, khi Tống Chân Tông chấp chính, đất nước thường xuyên được miễn thuế.
Hiện tại, dân chúng an cư lạc nghiệp, bà nội hắn hiện tại cũng chưa có nhiều tiền, chưa mua được gì nhiêu. Nhưng bà nội hắn lần này quả thực rất hăng hái, ban đầu, bà nội Thạch Kiên rất khinh bỉ thương nhân, nhưng càng lúc càng thay đổi. Hiện tại, Thạch Kiên có chút tiền vốn, lại có thanh danh, hắn muốn kiếm tiền thì nghĩ sơ qua cũng có vài chục cách, chỉ cần bà nội hắn có hứng, hắn tùy thời cũng có thể kiếm cả đống vàng. Chỉ có điều thời tiết hiện tại càng lúc càng nóng, thân thể bà nội hắn lại không khỏe lắm, vì vậy hắn đặc biệt dặn bà phải chú ý sức khỏe, sau đó kêu Hồng Diên chú ý chăm sóc, phòng ngừa không để xảy ra sơ suất.
Bà nội thấy hắn dặn dò, bà phì cười, chỉ vào mũi Thạch Kiên:
– Ngươi càng ngày càng giống một ông cụ non, nếu không phải ta chăm sóc ngươi từ bé tới lớn, không chừng ta còn nghi ngờ không biết ngươi có phải cháu nội ta không.
Một câu nói này của bà nội khiến Thạch Kiên chột dạ.
Bà nội hắn không để ý biểu tình của hắn, chỉ nói:
– Cũng may, cháu ta thông minh, hiểu chuyện.
Bà tươi cười, hiển nhiên bà rất vừa lòng với Thạch Kiên.
Bà nói tiếp:
– Trước đây ta ở Lý gia làm rất nhiều việc nặng nhọc cũng không sao, giờ đi ra ngoài tìm mua đất, chỉ là đi loanh quanh, ngươi sợ cái gì ?
Thạch Kiên chỉ biết lắc đầu, không biết nói gì thêm.
Nhưng hắn sợ rằng, bà nội hắn sẽ không thể mua được đất ở phụ cận, sợ rằng phải ra ngoại thành, càng ra xa, đất càng tốt, khả năng mua lại càng lớn. Nhưng chỉ được mấy ngày, đã thấy Hồng Diên chạy về khóc lóc, bà nội bị ngã…..
Thạch Kiên vừa nghe xong, da đầu đã tê buốt…
Bà nội hắn bao nhiêu tuổi rồi ? Hiện tại y học lại chưa phát triển, nếu không cẩn thận rất dễ nguy hiểm tới tính mạng.
Hắn cũng không buồn trách cứ Hồng Diền, mà dù trách cứ nàng cũng không giải quyết việc gì, chỉ vội vàng hỏi xem bà nội hiện đang ở đâu.
Hồng Diên nói đã đưa bà nội tới gặp đại phu để chữa trị, có thể phải nối xương.
Vừa nghe đến nối xương, Thạch Kiên càng thêm hoảng hốt, hắn vội vàng chạy tới nhà đại phu, thấy bà nội đang nằm trên giường, đùi băng kín vải bố.
Bà nội vừa thấy hắn, liền khóc:
– Cháu nội, ta hối hận không nghe ngươi nói, ta giờ không thể chăm sóc ngươi, lại liên lụy thêm cho ngươi.
Thạch Kiên nhẹ nhàng vỗ vai bà:
– Bà nội, không cần lo lắng, chỉ vài ngày sẽ không sao, cháu và Hồng Diên sẽ chăm sóc bà.
Sau đó hắn gọi Hồng Diên lấy xe tới đưa bà về nhà. Nghe nói bà nội Thạch Kiên bị gãy chân, rất nhiều kẻ nịnh bợ muốn nhân cơ hội, vì thế rất đông người tới cửa Thạch gia tặng lễ vật. Thạch Kiên sao không biết dụng ý của bọn họ, vì vậy hắn treo lên cửa một tấm biển to:
“tổ mẫu trung niên tang phu, lão niên tang tử, chỉ có nhất tôn, vì âu yếm tôn nhi , không tiếc ngậm đắng nuốt cay. Nay tôn thủy tự lập, nên như thế nào? Thạch gia người lớn đơn bạc, lai khách không thể tiếp đãi, vọng các vị thiết mạc thăm, đồ tăng phiền não. Chỉ Thạch gia gia sự cũng, đều có Thạch gia không di xử lý
Ý tứ của hắn chính là, hắn chỉ có một bà nội, nhà lại ít người, hắn phải hiếu thuận chăm sóc bà nội, không thể tiếp khách, dù mọi người có tới hắn cũng sẽ không tiếp, thậm chí còn tăng thêm phiền toái cho hắn. Đây là việc nhà của Thạch gia, vì vậy không cần người khác quan tâm.
Sau đó, hắn đem toàn bộ lễ vật trả lại.
Những người tới tặng lễ vật thấy đều bị trả lại chẳng những không nổi giận, thậm chí còn tán dương Thạch Kiên tiết liệt.
Nhưng bà nội hắn dù sao cũng cao tuổi, sau khi cha mẹ Thạch Kiên mất đã phải chịu rất nhiều đau khổ, thân thể càng lúc càng suy yếu, hơn mười ngày sau, chân vẫn chưa có chyển biết tốt.
Đại phu đã vài lần tới xem xét thương thế, nhưng đều lắc đầu, nói Thạch Kiên phải chuẩn bị, có thể bà nội hắn sẽ bị liệt.
Bà nội nghe thấy, sợ liên lụy Thạch Kiên, năm lần bảy lượt muốn tự tử.
Thạch Kiên tới thế giới này, cái gì cũng không quen, chỉ có bà nội và hắn, hai người chung huyết thống, hắn dĩ nhiên không để bà tự tự. Mấy ngày nay, hắn vắt óc suy nghĩ, rồi nói với bà nội:
– Bà nội, cháu kể cho bà một câu chuyện xưa
Bà nội hắn thấy vậy, đang khóc chợt phì cười:
– Ngươi bao nhiêu tuổi ? Biết gì mà chuyện xưa ?
Thạch Kiên nói:
– Bà nội, chuyện này kể về một con khỉ, cháu kể bà nghe