Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 16: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 2


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 16: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 2


Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 2☸ PHẨM 3: THÍ DỤLúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử vui mừng hớn hở, liền đứng dậy, chắp tay, chiêm ngưỡng tôn nhan, rồi thưa với Phật rằng:”Con nay nghe được Pháp âm này từ Thế Tôn, cõi lòng vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có.Vì sao thế? Bởi vào thuở xưa, con đã nghe Pháp như vầy từ Đức Phật và thấy chư Bồ-tát được thọ ký thành Phật.

Tuy nhiên, đối với việc đó thì chúng con không có phần tham dự.

Con cảm thấy đau xót vô cùng vì con đã đánh mất vô lượng tri kiến của Như Lai.Thưa Thế Tôn! Con thường một mình ở dưới gốc cây trong rừng, hoặc ngồi hay kinh hành.Con luôn nghĩ như vầy:Chúng ta đều cùng vào Pháp tính.

Tại sao Như Lai dùng Pháp Nhị Thừa để hóa độ? Đây là lỗi của chúng ta chớ chẳng phải lỗi của Thế Tôn.Vì sao thế? Bởi nếu chúng con chờ đợi nghe thuyết giảng về nhân duyên thành tựu của Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thì chắc chắn rằng chúng con đã được độ thoát bởi Pháp Đại Thừa.

Tuy nhiên, chúng con đã không hiểu lời nói phương tiện tùy nghi.

Cho nên, khi mới bắt gặp và nghe Phật Pháp, chúng con liền tín thọ, tư duy, và chứng Quả.Thưa Thế Tôn! Từ xưa đến nay, suốt cả ngày lẫn đêm, con cứ luôn tự trách.

Bây giờ, con nghe được Pháp mà chưa từng nghe qua.

Thế nên, con đoạn trừ tất cả hoài nghi, khiến thân tâm an lạc và được bình an thanh thản.

Mãi đến hôm nay, con mới biết rằng mình là đệ tử chân chính của Phật, sinh ra từ miệng của Phật, hóa sinh từ Pháp, và được một phần trong Phật Pháp.”❖Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Con nghe Pháp âm nàyĐược điều chưa từng cóCõi lòng vui khôn xiếtLưới nghi đều đã trừXưa nhờ ơn Phật dạyKhông quên mất Đại ThừaTiếng Phật rất hiếm cóKhéo trừ khổ chúng sinhCon đã được lậu tậnKhi nghe trừ buồn loCon trú nơi sơn cốcHay ở dưới gốc câyHoặc ngồi hay kinh hànhLuôn tư duy việc nàyThan ôi! Lòng tự tráchSao tự lừa dối mình?Chúng ta cũng Phật tửĐồng vào Pháp vô lậuNhưng vị lai chẳng thểDiễn nói Đạo vô thượngSắc vàng ba hai tướngMười Lực các Giải ThoátCùng hợp trong một PhápNhưng không được việc nàyTám mươi loại vẻ đẹpMười Tám Pháp Bất CộngCác công đức như thếCon đây đều đã mấtKhi một mình kinh hànhThấy Phật giữa đại chúngDanh vang khắp mười phươngRộng lợi ích chúng sinhTự thấy mất lợi đóVà tự lừa dối mìnhCon suốt ngày lẫn đêmLuôn tư duy việc nàyMuốn thưa hỏi Thế TônĐã mất hay vẫn cònCon luôn thấy Thế TônNgợi khen chư Bồ-tátCho nên suốt ngày đêmSuy ngẫm việc như thếNay nghe Phật âm thanhTùy nghi mà thuyết PhápVô lậu chẳng nghĩ bànDẫn họ đến Đạo TràngCon xưa chấp tà kiếnLàm thầy của Phạm ChíThế Tôn biết tâm conPhá tà giảng tịch diệtCon trừ sạch tà kiếnChứng đắc nơi không phápThế rồi lòng tự mãnRằng đã đến diệt độNhưng nay mới tỉnh ngộĐó chẳng thật diệt độĐến khi nào thành PhậtĐầy đủ ba hai tướngTrời người quỷ tiệp tậtLong thần đều cung kínhLúc đó mới nói rằng:Diệt sạch không thừa sótPhật ở giữa đại chúngNói con sẽ thành PhậtNghe Pháp âm như thếDiệt trừ mọi hoài nghiKhi mới nghe Phật nóiTrong lòng thật kinh nghiCó phải ma giả PhậtĐến não loạn tâm ta?Phật dùng mọi nhân duyênThí dụ lời thiện xảoLòng họ yên như biểnCon nghe lưới nghi đoạnPhật nói thuở quá khứVô lượng Phật diệt độAn trụ trong phương tiệnCũng đều thuyết Pháp nàyHiện tại vị lai PhậtSố ấy vô hạn lượngCũng dùng các phương tiệnDiễn nói Pháp như vầyNhư hôm nay Thế TônĐản sinh đến xuất giaĐắc Đạo chuyển Pháp luânCũng dùng phương tiện nóiThế Tôn giảng Chính ĐạoÁc Giả không hề làmThế nên con biết chắcChẳng phải ma giả PhậtBởi con sa lưới nghiCho là do ma làmNghe tiếng Phật dịu êmVi diệu xa thăm thẳmDiễn sướng Pháp thanh tịnhLòng con vui khôn xiếtNghi vấn đã vĩnh trừAn trụ trong thật tríCon quyết sẽ thành PhậtBậc trời người cung kínhChuyển Pháp luân vô thượngGiáo hóa chư Bồ-tát”❖Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:Nay Ta ở giữa đại chúng với hàng trời người, Đạo Nhân, và Phạm Chí mà tuyên cáo rằng: vào thuở xưa, ta đã từng ở nơi của 20.000 ức Phật, vì cầu Đạo vô thượng, ta đã luôn giáo hóa ông.

Trong suốt đêm dài của sinh tử, ông cũng theo ta học tập.

Ta đã dùng phương tiện dẫn đạo để ông sinh vào trong Pháp của ta.Này Thu Lộ Tử! Thuở xưa, ta đã dạy ông phát nguyện chí thành nơi Phật Đạo.

Thế nhưng, giờ đây ông đã hoàn toàn quên mất mà tự cho rằng mình đã được diệt độ.

Ta nay vì muốn khiến ông nhớ lại bổn nguyện đã tu hành Phật Đạo và lại cũng vì hàng Thanh Văn, nên thuyết giảng Kinh Đại Thừa này đây với tên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Này Thu Lộ Tử! Trải qua vô lượng vô biên kiếp chẳng thể nghĩ bàn ở vào đời vị lai, khi đã cúng dường và phụng trì Chính Pháp của vài nghìn vạn ức Phật, ông sẽ viên mãn Đạo Bồ-tát và thành Phật, hiệu là Hoa Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Quốc độ tên là Ly Cấu.

Nơi ấy bằng phẳng, thanh tịnh trang nghiêm, an bình thịnh vượng, và có rất đông hàng thiên chúng.

Đất làm bằng lưu ly và có tám con đường cắt ngang ở một chỗ.

Những sợi dây hoàng kim được giăng trên đường lộ để phân chia các hàng cây bảy báu.

Trên cây luôn có hoa với quả.Hoa Quang Như Lai cũng sẽ dùng ba thừa để giáo hóa chúng sinh.Này Thu Lộ Tử! Khi Đức Phật kia xuất hiện ở thế gian, mặc dầu không phải là đời ác, nhưng do bổn nguyện nên Ngài sẽ dạy giáo Pháp của ba thừa.

Kiếp đó tên là Đại Bảo Trang Nghiêm.Vì sao tên là Đại Bảo Trang Nghiêm? Bởi vì trong cõi nước ấy, Bồ-tát được xem là đại bảo.

Số lượng của chư Bồ-tát kia nhiều vô lượng vô biên bất khả tư nghị.

Dẫu cho dùng toán số thí dụ thì cũng không thể lường được.

Ngoại trừ sức trí tuệ của Phật, không một ai có thể biết.Khi họ muốn đi, hoa báu sẽ nâng đỡ bàn chân.

Chư Bồ-tát này không phải là những vị sơ phát tâm mà sẽ là các bậc đã từng gieo trồng căn lành từ thuở xa xưa nơi vô lượng tỷ ức chư Phật, tu tịnh hạnh, và thường được chư Phật ngợi khen.

Họ luôn tu trí tuệ của Phật, đầy đủ đại thần thông, khéo biết tất cả Pháp môn, chính trực không hư ngụy, và có chí niệm kiên cố.

Có chư Bồ-tát như thế đầy khắp quốc độ kia.Này Thu Lộ Tử! Thọ mạng của Đức Phật Hoa Quang sẽ là 12 tiểu kiếp.

Đây không tính thời gian lúc ngài hãy còn là vương tử và vẫn chưa thành Phật.

Thọ mạng của nhân dân trong cõi nước đó là 8 tiểu kiếp.Sau 12 tiểu kiếp, Hoa Quang Như Lai sẽ thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho Kiên Mãn Bồ-tát.Ngài sẽ bảo các vị Bhikṣu [bíc su] rằng:Vị Kiên Mãn Bồ-tát này kế đến sẽ thành Phật, hiệu là Hoa Túc An Hành Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác.

Cõi nước của Đức Phật đó cũng giống như đây vậy.Này Thu Lộ Tử! Sau khi Đức Phật Hoa Quang diệt độ, Chính Pháp sẽ trụ thế 32 tiểu kiếp.

Tượng Pháp cũng sẽ trụ thế 32 tiểu kiếp.”❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Vị lai Thu Lộ TửThành Phật Phổ Trí TônDanh hiệu là Hoa QuangSẽ độ vô lượng chúngCúng dường vô số PhậtĐầy đủ hạnh Bồ-tátMười Lực mọi công đứcSẽ chứng Đạo vô thượngTrải qua vô lượng kiếpKiếp tên Đại Bảo NghiêmThế giới tên Ly CấuThanh tịnh không vết xấuĐất làm bằng lưu lyDây vàng giăng đường lộCây tạp sắc bảy báuLuôn có quả và hoaBồ-tát cõi nước kiaChí niệm luôn kiên cốSáu Độ Sáu Thần ThôngThảy đều đã trọn đủỞ chỗ vô số PhậtKhéo học Đạo Bồ-tátCác Đại Sĩ như thếHoa Quang Phật giáo hóaKhi ngài làm vương tửBỏ nước rời vinh hoaTrụ ở thân cuối cùngXuất gia thành Phật ĐạoHoa Quang Phật trụ thếThọ mười hai tiểu kiếpDân chúng trong nước đóSống lâu tám tiểu kiếpSau khi Phật diệt độChính Pháp sẽ trụ thếDài ba hai tiểu kiếpRộng cứu độ chúng sinhLúc Chính Pháp diệt tậnTượng Pháp ba hai kiếpXá-lợi phân phát khắpTrời người rộng cúng dườngPhật sự Đức Hoa QuangViệc đó là như vậyLưỡng Túc Thánh Tôn ấyTối thắng không ai hơnNgài chính là ông đâyThế nên hãy vui mừng”❖Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử–Bhikṣu, Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ–cùng trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, và các đại chúng, khi họ thấy ngài Thu Lộ Tử ở trước Phật được thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, trong lòng vui mừng khôn xiết và hân hoan vô lượng, rồi mỗi vị cởi phần trên của y phục đang khoác ở nơi thân để cúng dường Phật.Năng Thiên Đế, các vị Phạm Thiên Vương, và vô số thiên tử cũng dùng y phục vi diệu cõi trời, hoa vi diệu âm cõi trời, hoa vi diệu âm lớn, và những phẩm vật khác để cúng dường Phật.

Y phục cõi trời mà chư thiên rải lên, chúng lơ lửng giữa hư không và tự động xoay chuyển.

Khi ấy ở trong hư không, cùng một lúc có một tỷ loại âm nhạc cõi trời đồng thời trỗi vang.Họ mưa xuống các thiên hoa và nói lời như vầy:”Thuở xưa ở vườn Nai, Đức Phật đã chuyển Pháp luân đầu tiên.

Cho đến bây giờ, Ngài mới chuyển vô thượng tối đại Pháp luân.”Lúc bấy giờ các vị thiên tử muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Thuở xưa ở vườn NaiChuyển Pháp luân Bốn ĐếPhân biệt giảng các phápSinh diệt của năm uẩnNay lại chuyển tối diệuVô thượng đại Pháp luânPháp này rất thâm áoÍt ai có thể tinChúng con từ xưa nayThường nghe Thế Tôn nóiNhưng chưa từng nghe PhápThâm diệu cao như thếThế Tôn thuyết Pháp nàyChúng con đều tùy hỷĐại trí Thu Lộ TửNay được Phật thọ kýChúng con cũng như vậyTất sẽ được thành PhậtKhắp tất cả thế gianTối tôn không ai bằngPhật Đạo chẳng nghĩ bànPhương tiện tùy nghi nóiBao phúc nghiệp chúng conHiện đời và quá khứCùng công đức thấy PhậtThảy hồi hướng Phật Đạo”❖Lúc bấy giờ ngài Thu Lộ Tử thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Bây giờ chính con ở trước Phật được thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, nên không còn có điều gì để hoài nghi.Thế nhưng, tuy tâm của 1.200 vị Bhikṣu đang hiện diện nơi đây đã được tự tại, và lúc họ vẫn còn ở hàng Hữu Học, Phật luôn giáo hóa mà bảo rằng:Pháp của Ta có thể thoát khỏi sinh già bệnh chết và đạt tới Cứu Cánh Tịch Diệt.Lẫn hàng Hữu Học và những vị Vô Học, ai nấy cũng đã xa rời cái thấy của chính mình, cái thấy của có và không, cùng những cái thấy khác, và cho rằng mình đã đắc tịch diệt.

Tuy nhiên nay ở trước Thế Tôn, khi nghe những điều chưa hề nghe, họ đều rơi vào sự hoài nghi.Lành thay, thưa Thế Tôn! Kính mong Ngài hãy nói về các nhân duyên ấy cho bốn chúng đệ tử, để khiến họ lìa khỏi hoài nghi và hối tiếc.”Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:”Trước kia chẳng phải Ta đã nói qua rằng, chư Phật Thế Tôn dùng mọi nhân duyên, thí dụ ngôn từ, và phương tiện để thuyết Pháp, thảy đều là vì Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác phải không? Tất cả lời giảng dạy đó đều là vì để giáo hóa Bồ-tát.Tuy nhiên, Thu Lộ Tử! Bây giờ Ta sẽ lại dùng một thí dụ để làm sáng tỏ thêm về nghĩa lý này.

Qua thí dụ đó, những ai có trí tuệ thì sẽ hiểu được.❖Này Thu Lộ Tử! Giả sử ở quốc gia, thành thị, hay trong một thôn xóm nọ có một đại trưởng giả già yếu với tài phú vô lượng.

Ông ta có rất nhiều cánh đồng, nhà cửa, và những người đầy tớ trẻ.Nhà đó rộng lớn và chỉ có một cánh cửa, nhưng có rất nhiều dân chúng–100, 200, hay cho đến 500 người–đang trú ở trong ấy.Đại sảnh đường đã cũ kỹ; vách tường rạn nứt.

Cột trụ mục nát; cây kèo ngang xiêu vẹo và rất nguy hiểm.Bỗng nhiên đồng một lúc có cơn hỏa hoạn khởi lên xung quanh và đốt cháy căn nhà.Các đứa con của ông trưởng giả, hoặc 10, 20, hay đến cả 30 đứa hiện đang ở trong căn nhà đó.Khi thấy đám lửa phừng phừng bốc cháy từ bốn phía, ông trưởng giả kinh hoàng khiếp sợ và liền nghĩ như vầy:Mặc dầu xuyên qua cánh cửa đang thiêu cháy này, ta có thể an toàn rời khỏi, nhưng các con thì vẫn còn ham vui chơi trong căn nhà lửa.

Chúng chẳng hay chẳng biết và cũng chẳng kinh chẳng sợ.

Tuy ngọn lửa lan tới thiêu cháy và hành hạ thân xác, nhưng trong lòng của chúng chẳng hề màng đến và hoàn toàn không có ý định muốn thoát ra.Này Thu Lộ Tử! Ông trưởng giả đó suy nghĩ như vầy:Thân thể và cánh tay của mình có sức mạnh.

Hay là bỏ chúng vào bao hoặc đặt chúng lên bàn, rồi đưa ra khỏi nhà.Ông lại suy nghĩ thêm:Ngôi nhà này chỉ có một cánh cửa mà còn vừa nhỏ vừa hẹp.


Các con của mình thì quá non dại và không biết điều gì.

Cứ mải mê vui chơi ở nơi đó thì chúng sẽ có thể rơi xuống và bị lửa thiêu đốt.

Ta phải nói cho chúng biết về việc hãi hùng này, rằng căn nhà đã cháy và phải nhanh ra ngoài thì mới khỏi bị lửa thiêu đốt.Nghĩ vậy xong, ông liền nói tường tận cho các con về điều mà mới vừa suy tư:Các con ơi, hãy nhanh ra đi!Tuy người cha thương xót vô vàn và đã dùng lời dụ dỗ khéo léo, nhưng mà tất cả các con của ông thì vẫn mải mê vui chơi và chẳng chịu tin.

Chúng chẳng kinh chẳng sợ và hoàn toàn không có ý định muốn thoát ra.

Lại cũng chẳng biết lửa là gì, nhà là gì, hay mất đi nghĩa là sao.

Mặc dầu đã trông thấy cha, nhưng chúng chỉ chạy rong chơi khắp nơi.Lúc bấy giờ ông trưởng giả liền nghĩ như vầy:Nhà này đã bị lửa lớn thiêu cháy.

Nếu ta và các con không kịp thời rời khỏi thì tất sẽ bị đốt.

Ta nay sẽ thiết lập phương tiện để khiến các con được thoát miễn cơn hỏa hoạn này.Người cha biết trong lòng của mỗi đứa con ưa thích các đồ chơi trân quý hoặc những vật kỳ lạ nào, thế nên ông bảo họ rằng:Những đồ chơi mà các con sẽ ưa thích, chúng rất quý hiếm và khó có được.

Nếu không lấy thì về sau các con sẽ phải hối tiếc.

Những vật đó như là: xe dê, xe hươu, và xe bò.

Bây giờ chúng đang ở ngoài cửa và các con có thể lấy chơi.

Các con hãy nhanh ra khỏi căn nhà lửa này đi, rồi cha sẽ tùy theo sở thích của mỗi đứa và đều sẽ ban cho các con.Lúc vừa nghe cha mình nói về những đồ chơi trân quý với đúng như điều ước mong của chúng, thì lòng ai nấy vui mừng rối rít.

Chúng chen lấn nhau và cùng tranh đua chạy ra khỏi căn nhà lửa.Khi ông trưởng giả thấy tất cả các con của mình đã bình yên rời khỏi, lại thấy chúng đều ngồi trên đất trống ở ngã tư đường và không còn nguy hiểm nữa, thì trong lòng thanh thản và vui mừng hớn hở.Lúc đó tất cả các con của ông đều thưa với cha rằng:Thưa cha, hồi nãy cha hứa là sẽ có các đồ chơi tốt đẹp, như là xe dê, xe hươu, và xe bò.

Bây giờ xin cha hãy ban cho chúng con.Này Thu Lộ Tử! Lúc bấy giờ ông trưởng giả đều ban cho mỗi đứa con một cỗ xe lớn bằng nhau.Xe ấy cao rộng và được trang trí xen kẽ với những loại châu báu.

Trên xe có lan can xung quanh và ở bốn phía treo chuông.

Lại nữa, ở phía trên có lọng che bao phủ và chúng cũng được trang nghiêm với những kỳ trân tạp bảo.

Có những sợi dây báu quấn quanh lọng che và có các sợi dây tua bằng hoa gắn trên ấy.Cỗ xe lót các tấm thảm dày mềm mại và an trí những gối đệm màu đỏ.

Ở đầu xe có con bò trắng.

Màu sắc của nó thanh khiết, thân hình đẹp đẽ, và vạm vỡ lực lưỡng.

Bước chân của nó ung dung, lướt nhanh như gió, và còn có rất nhiều kẻ hầu đi theo hộ vệ.Tại sao ông trưởng giả cho những cỗ xe này? Đó là vì ông đại trưởng giả này giàu sang vô cùng và tất cả kho tàng đều tràn ắp châu báu.Ông nghĩ như vầy:Tài vật của ta nhiều vô số kể.

Ta không nên cho các con của ta loại xe nhỏ thấp kém.

Những đứa trẻ thơ này đều là con ta và ta thương chúng như nhau.

Thêm nữa, ta có vô lượng cỗ xe lớn bằng bảy báu như thế.

Với tâm bình đẳng, ta nên cho mỗi đứa bằng nhau không khác.Vì sao thế? Bởi tài vật của ta, dẫu mang cho hết cả nước thì cũng chẳng thiếu hụt, huống nữa là ta chỉ cho các đứa con của ta.Trong lúc đó thì mỗi đứa con của ông đều cưỡi xe lớn.

Chúng được điều chưa từng có và vượt hơn sự mong mỏi ban đầu.❖Này Thu Lộ Tử! Ý ông nghĩ thế nào? Ông trưởng giả đó ban cho các con những cỗ xe lớn bằng trân bảo giống nhau, có phải ông ta đã lừa dối?”Ngài Thu Lộ Tử thưa rằng:”Dạ không, thưa Thế Tôn! Ông trưởng giả đó chỉ muốn làm sao cho các con của ông được thoát khỏi nạn lửa và bảo toàn thân mạng của chúng.

Đây không phải là lừa dối.Vì sao thế? Bởi nếu bảo toàn thân mạng thì chúng sẽ được những đồ chơi tốt đẹp.

Huống chi ông lại còn dùng phương tiện để cứu vớt họ ra khỏi căn nhà lửa kia.Thưa Thế Tôn! Giả như ông trưởng giả đó, dẫu cả một cỗ xe nhỏ cũng không cho họ, thì vẫn còn không phải là lừa dối.Vì sao thế? Bởi trước đó ông trưởng giả đã nghĩ thế này:Ta sẽ dùng phương tiện để khiến các con được ra khỏi.Do nhân duyên này nên không phải là lừa dối.

Hà huống là ông trưởng giả tự biết mình giàu sang vô cùng, ông vì muốn làm lợi ích đến các con nên đều đồng ban cho chúng những cỗ xe lớn.”Phật bảo ngài Thu Lộ Tử:”Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói.Này Thu Lộ Tử! Như Lai cũng lại như vậy, là cha của hết thảy thế gian.

Đối với các sự hãi sợ, đau đớn, phiền não, ưu lo, hay hoạn nạn, Như Lai đã vĩnh viễn đoạn trừ, một chút cũng chẳng còn.

Ngài thành tựu vô lượng tri kiến, Mười Lực, và Bốn Vô Sở Úy.

Như Lai có sức đại uy thần, sức trí tuệ, đầy đủ phương tiện, Trí Độ, đại từ đại bi, không bao giờ mệt mỏi, luôn cầu việc lành, và làm lợi ích đến tất cả.

Cho nên Ngài mới sinh ra ở trong căn nhà lửa mục nát của ba cõi, là vì để cứu độ chúng sinh ra khỏi ngọn lửa của sinh già bệnh chết, ưu sầu khổ não, ngu si mê muội, và ba thứ độc.

Như Lai giáo hóa và khiến họ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Như Lai thấy các chúng sinh bị thiêu đốt bởi sinh già bệnh chết và ưu sầu khổ não.

Do bởi năm dục, tài vật, và lợi dưỡng mà họ phải chịu đủ mọi thống khổ.

Lại nữa, do vì tham trước và truy cầu nên hiện đời phải thọ lấy muôn vàn khốn khổ.

Đời sau sẽ thọ khổ nơi địa ngục, trong loài bàng sinh hay ngạ quỷ.

Nếu sinh lên trời hay ở chốn nhân gian, họ sẽ chịu bần cùng khốn khổ, nỗi khổ của yêu thương chia lìa, nỗi khổ của oán ghét gặp nhau, và đủ mọi các loại khổ như thế.

Mặc dầu vậy, chúng sinh chìm đắm trong đó, vui vẻ rong chơi, chẳng hay chẳng biết, chẳng kinh chẳng sợ.


Họ cũng không nhàm chán và không cầu giải thoát.

Ở trong căn nhà lửa của ba cõi, họ chạy đông rảo tây.

Tuy gặp lắm khổ ách nhưng họ vẫn không màng đến.Này Thu Lộ Tử! Khi đã thấy việc đó rồi, Phật liền nghĩ như vầy:Ta là cha của chúng sinh.

Ta nên bạt trừ các khổ nạn đó và ban cho vô lượng vô biên trí tuệ an lạc của Phật để họ vui chơi.Này Thu Lộ Tử! Như Lai lại nghĩ như vầy:Nếu Ta vì các chúng sinh mà chỉ dùng sức uy thần cùng sức trí tuệ nhưng bỏ đi phương tiện, rồi tán thán tri kiến của Như Lai, Mười Lực, và Bốn Vô Sở Úy thì chúng sinh sẽ không thể nào được độ thoát bởi cách này.Vì sao thế? Bởi những chúng sinh này chưa thoát khỏi sinh già bệnh chết và ưu sầu khổ não, nên phải bị thiêu đốt trong căn nhà lửa của ba cõi.

Vậy thì làm sao mà họ có thể thông hiểu trí tuệ của Phật?Này Thu Lộ Tử! Đây ví như ông trưởng giả kia.

Mặc dầu thân thể và cánh tay có sức mạnh nhưng ông đã không sử dụng.

Ông chỉ ân cần dùng phương tiện để cứu các con thoát khỏi hoạn nạn trong căn nhà lửa.

Sau đó ông cho mỗi đứa một cỗ xe lớn bằng trân bảo.Như Lai cũng lại như vậy.

Tuy có Mười Lực và Bốn Vô Sở Úy, nhưng Ngài đã không sử dụng.

Như Lai chỉ dùng trí tuệ và phương tiện để cứu vớt chúng sinh ra khỏi căn nhà lửa của ba cõi.

Ngài thuyết giảng ba thừa, gồm có: Thanh Văn Thừa, Độc Giác Thừa, và Phật Thừa.Như Lai bảo họ rằng:Các ông chớ có ưa thích sống trong căn nhà của ba cõi.

Cũng đừng tham sự thô kệch của sắc thanh hương vị xúc pháp.

Nếu tham trước thì sẽ phát sinh yêu thích, tức sẽ bị chúng thiêu đốt.

Các ông hãy nhanh ra khỏi ba cõi thì sẽ được ba thừa: Thanh Văn Thừa, Độc Giác Thừa, và Phật Thừa.Ta nay bảo đảm việc này với các ông là tuyệt đối không có hư dối.

Các ông chỉ cần tinh tấn tu hành.

Như Lai đang dùng phương tiện này để khuyến dụ và sách tấn chúng sinh.Ngài lại bảo rằng:Các ông nên biết đây là Pháp của ba thừa mà chư thánh đều ngợi khen.

Chúng sẽ khiến các ông tự tại, không bị ràng buộc, và không có nơi để mong cầu hay để nương tựa.

Cưỡi trên ba thừa này thì sẽ có các căn vô lậu, lực, giác, Đạo, thiền định, giải thoát, và chính định.

Các ông sẽ hân hoan và liền được vô lượng an ổn vui vẻ.❖Này Thu Lộ Tử! Nếu có chúng sinh nào với căn tính trí tuệ và khi nghe Pháp từ Đức Phật Thế Tôn mà tín thọ, chuyên cần tinh tấn, muốn nhanh ra khỏi ba cõi, và cầu đắc tịch diệt cho bản thân–đây gọi là Thanh Văn Thừa.

Họ ví như các đứa con vì mong cầu xe dê mà rời khỏi căn nhà lửa.Nếu có chúng sinh nào khi nghe Pháp từ Đức Phật Thế Tôn mà chuyên cần tinh tấn, cầu trí tuệ tự nhiên, thích một mình nơi tĩnh mịch, và biết thâm sâu các pháp nhân duyên–đây gọi là Độc Giác Thừa.

Họ ví như các đứa con vì mong cầu xe hươu mà rời khỏi căn nhà lửa.Nếu có chúng sinh nào khi nghe Pháp từ Đức Phật Thế Tôn mà tín thọ, tinh tấn tu hành, cầu Nhất Thiết Trí, trí tuệ của Phật, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ vô sư, tri kiến của Như Lai, Mười Lực, Bốn Vô Sở Úy, từ mẫn ban an vui cho vô lượng chúng sinh, lợi ích trời người, và độ thoát tất cả–đây gọi là Đại Thừa.

Do bởi họ cầu thừa này nên gọi là đại Bồ-tát.

Họ ví như các đứa con vì mong cầu xe bò mà rời khỏi căn nhà lửa.Này Thu Lộ Tử! Đây ví như khi ông trưởng giả kia thấy tất cả các con của mình đã an toàn rời khỏi căn nhà lửa và đến được nơi thảnh thơi, ông xem xét tài phú vô lượng của mình và ban các cỗ xe lớn cho các con.Như Lai cũng lại như vậy, là cha của hết thảy chúng sinh.

Nếu thấy vô lượng nghìn ức chúng sinh đáng được dùng cánh cửa của Phật để giáo hóa, khiến họ xa rời điều sợ hãi và hiểm đạo của sự thống khổ trong ba cõi và được an lạc của tịch diệt.Ngay lúc đó Như Lai sẽ nghĩ như vầy:Ta có vô lượng vô biên trí tuệ, Mười Lực, Bốn Vô Sở Úy, và chư Phật Pháp tạng.

Hết thảy những chúng sinh này đều là con Ta.

Ta phải nên cho chúng đồng một cỗ xe lớn và đừng khiến có ai được diệt độ một mình.

Ta sẽ dùng tịch diệt của Như Lai để chỉ họ diệt độ.

Khi thoát khỏi ba cõi, những chúng sinh này đều sẽ được ban cho các đồ vật vui chơi, như là thiền định và các môn giải thoát của chư Phật.

Tất cả thảy đều một tướng và một loại mà chư thánh ngợi khen là có thể sinh ra niềm an lạc, thanh tịnh, và vi diệu đệ nhất.Này Thu Lộ Tử! Đây ví như ông trưởng giả kia.

Ban đầu ông đã dùng ba loại cỗ xe để dẫn dụ các con, rồi sau đó ông chỉ đưa cho chúng một loại cỗ xe lớn.

Loại cỗ xe này có vật báu trang nghiêm, thật an lạc và bình yên vô cùng.

Cho nên ông trưởng giả kia không có phạm lỗi lừa dối.

Như Lai cũng lại như vậy: không có lừa dối.

Lúc ban sơ thuyết giảng ba thừa để dẫn đạo chúng sinh, rồi sau đó Ta chỉ dùng Đại Thừa mà độ thoát họ.Vì sao thế? Bởi Như Lai có Mười Lực, Bốn Vô Sở Úy, vô lượng trí tuệ, cùng bí tạng của các Pháp, và có thể ban cho hết thảy chúng sinh Pháp Đại Thừa.

Tuy nhiên, không phải chúng sinh nào cũng có thể tiếp thọ.Này Thu Lộ Tử! Ông phải biết rằng, chư Phật vì nhân duyên này nên ở trong một Phật thừa mà phân biệt nói có ba.”❖Khi ấy Đức Phật muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Ví như ông trưởng giảCó một căn nhà lớnNhà ấy đã cũ kỹMà còn sắp sửa sụpĐại sảnh cao nguy hiểmCột trụ nhà mục nátCây kèo ngang xiêu vẹoMóng nền bị hư hoạiVách tường thì rạn nứtMảnh vôi rụng rơi rớtMái tranh lật nghiêng ngảCây xà ngang lỏng leoVật cách ngăn cong queoĐồ dơ bẩn đầy rẫyHiện có năm trăm ngườiĐang trú ở trong đóCú diều hâu kên kênQuạ tu hú bồ câuRắn độc cùng bọ cạpLoài rết với muỗi nhặngTắc kè vật nhiều chânNào chồn cáo chuột nhắtLoài sâu bọ ác độcChạy rong ruổi qua lạiChỗ phân hôi nước tiểuBất tịnh chảy lai lángBọ hung các loài trùngTụ tập bò trên ấyChó sói cáo dã canGặm nhấm nuốt giẫm đạpCắn xé mấy xác chếtThịt xương nằm ngổn ngangRồi thì tới bầy chóVồ chụp chạy đến tranhGầy đói thật hung hăngTìm thức ăn khắp nơiTranh giành cấu xé nhauGầm hú sủa inh ỏiHãi hùng trong nhà ấyViệc xảy ra như thếKhắp mọi nơi mọi chốnCó sơn tinh yêu quáiQuỷ dữ, quỷ tiệp tậtĐang ăn nhai thịt ngườiLoài sâu bọ ác độcBầy cầm thú dữ tợnNở trứng sản sinh conChúng tự bảo vệ lấyQuỷ tiệp tật rượt đếnTranh nhau bắt lấy ănKhi đã ăn no nêÁc tâm càng mạnh mẽTiếng tranh cãi của chúngThật đáng sợ hãi hùngCác loài quỷ úng hìnhNgồi chồm hổm trên đồiCó lúc rời khỏi đồiNhảy một thước hoặc haiChúng rảo tới rảo luiTha hồ mà vui thíchBắt chó tóm hai chânĐập đến hết la óBẻ chân cuộn quanh cổChó sợ còn chúng vuiLại có các loài quỷThân nó rất to lớnTrần truồng gầy đen thuiLuôn sống ở trong đóPhát ra tiếng dữ tợnGào thét tìm thức ănLại có các loài quỷCổ chúng nhỏ như kimLại có các loài quỷĐầu chúng như đầu bòCó con ăn thịt ngườiHoặc lại xé ăn chóĐầu tóc rối bù xùHung tàn thật hiểm ácBị đói khát giày vòLa ó chạy long nhongQuỷ đói quỷ tiệp tậtCác chim thú dữ tợnĐói quá hướng khắp nơiNgóng nhìn qua song cửaCác hoạn nạn như thếKinh hoàng nhiều vô lượngNhà này đã mục nátNó thuộc của một ngườiNgười ấy mới ra ngoàiThời gian không bao lâuThì ở đằng sau nhàLửa bỗng nhiên bốc cháyBốn bên đồng một lúcĐều bị lửa cháy phừngCây kèo ngang cột trụChấn nứt vang tiếng nổBẻ gãy rụng rơi rớtVách tường sập ngổn ngangTất cả chúng quỷ thầnLa ó kêu thảm thiếtNào kên kên diều hâuCác loài quỷ úng hìnhChạy loạn xạ kinh hoàngKhông thể tự ra khỏiThú dữ loài trùng độcẨn náu trong lỗ hangLoài quỷ hút tinh khíCũng trú ở trong đóDo bởi phúc đức mỏngChúng bị lửa bức báchTương tàn hại lẫn nhauUống máu và ăn thịtKhi bầy thú dã canĐều đã bị chết rồiCác loài thú hung ácTranh nhau đến xé ănMùi hôi thối nồng nặcXông lên ở khắp nơiLoài rết với muỗi nhặngCùng với loài rắn độcChúng bị lửa thiêu đốtTranh chạy ra khỏi hangCác loài quỷ úng hìnhTùy ý mà bắt ănLại có các ngạ quỷTrên đầu lửa bốc cháyĐói khát nóng não hạiChạy rong ruổi khổ bứcNhà ấy là như thếThật đáng sợ kinh hoàngNào độc hại hỏa taiChúng nạn không chỉ mộtKhi ấy ông chủ nhàĐang đứng ở ngoài cửaNghe có người bảo rằngTất cả con của ngàiHồi nãy vì vui chơiNên đã vào nhà đóTrẻ thơ ngây bồng bộtYêu thích ham vui sướngÔng trưởng giả nghe rồiKinh hoàng vào nhà lửaÔng nghĩ cách giải cứuKhiến chúng không bị đốtDẫn dụ bảo các conNói các việc hoạn nạnNào ác quỷ trùng độcHỏa tai cháy lan trànKhổ này đến ách kiaLiên tục không gián đoạnRắn độc và hổ mangVới bầy quỷ tiệp tậtCác loài quỷ úng hìnhChồn cáo chó dã canDiều hâu cú kên kênLoài trùng rết nhiều chânBị đói khát não loạnThật quả đáng khiếp sợNơi này lắm khổ nạnHuống nữa có lửa lớnCon ông bởi vô triTuy nghe cha cảnh báoNhưng do quá yêu thíchHam chơi không tạm rờiBấy giờ ông trưởng giảLại suy nghĩ như vầyCác con như thế ấyLàm ta thêm sầu khổGiờ ở trong nhà đóKhông thứ gì đáng vuiNhưng mà các con taSay đắm ham vui chơiNếu không vâng lời taSẽ bị lửa làm hạiKhi liền nghĩ như thếLiền lập các phương tiệnRồi bảo các con rằngCha có đủ mọi thứCác đồ chơi trân bảoXe báu đẹp lộng lẫyNào xe dê xe hươuVà cỗ xe bò lớnGiờ chúng ở ngoài cửaCác con hãy ra điCha đã vì các conChế tạo các xe đóTùy ý như sở thíchMà có thể vui chơiCác con nghe nói cóNhững cỗ xe như thếLập tức chen lấn nhauBôn ba vội chạy raĐi đến chỗ đất trốngLìa xa mọi khổ nạnKhi trưởng giả thấy conRa khỏi căn nhà lửaĐứng ở ngã tư đườngÔng ngồi tòa sư tửVui mừng tự bảo rằngBây giờ ta rất vuiTất cả các con đâyNuôi nấng khó lắm thayTrẻ thơ dại vô triNên vào nhà nguy hiểmGặp nhiều loài trùng độcQuỷ quái thật đáng sợLửa phừng phừng cháy rựcBốn phía đều bốc cháyNhưng mà các con đâyTham luyến thích vui chơiKhi ta đã giải cứuKhiến thoát khỏi tai nạnCho nên giữa bao ngườiBây giờ ta vui vẻLúc đó tất cả conBiết cha đã an tọaĐều đến chỗ của chaMà thưa với cha rằngXin hãy cho chúng conBa loại cỗ xe báuNhư trước đã hứa rằng”Nếu các con ra khỏiCha sẽ cho ba xeTùy sở thích mong muốn”Nay chính là lúc nàyXin hãy cho chúng conÔng trưởng giả rất giàuCó rất nhiều kho tàngNào vàng bạc lưu lyXa cừ và mã nãoDùng những báu vật đóTạo các cỗ xe lớnTrang trí rất trang nghiêmCó lan can xung quanhỞ bốn phía treo chuôngSợi dây vàng quấn quanhVà lưới giăng trân châuGiăng bủa ở trên ấyHoa vàng chuỗi anh lạcLủng lẳng treo khắp nơiTrang sức với nhiều màuTrang trí treo xung quanhLụa êm bông gòn mềmDùng để làm gối đệmBao gối mịn thượng diệuTrị giá cả nghìn ứcTrắng thanh tịnh lấp lánhLấy phủ ở trên chúngCó con bò trắng lớnTròn trĩnh rất dũng mãnhThân hình nó đẹp đẽĐược dùng kéo xe báuCó rất nhiều kẻ hầuĐi theo để hộ vệXe vi diệu như thếBình đẳng cho các conLúc đó các đứa conLòng vui mừng hớn hởCưỡi cỗ xe báu nàyDu hành ở bốn phươngChúng rong chơi vui vẻTự tại không chướng ngạiPhải biết Thu Lộ TửTa cũng lại như vậyLà chư Thánh Trung TônLà cha của thế gianHết thảy các chúng sinhĐều là con của TaChìm đắm lạc thế gianVà không có trí tuệKhắp ba cõi không anVí như căn nhà lửaLắm khổ ách đầy rẫyThật quả đáng sợ hãiLuôn có hoạn nạn sầuCủa sinh già bệnh chếtCác thứ lửa như thếCháy hừng hực chẳng thôiNhư Lai đã lìa xaCăn nhà lửa ba cõiTịch nhiên sống an nhànNơi núi rừng đồng quêBây giờ ba cõi đóĐều là thuộc về TaChúng sinh ở trong ấyChính là con của TaNhưng giờ ở nơi nàyCó rất nhiều hoạn nạnDuy chỉ một mình TaMới có thể cứu hộTuy chỉ dạy kỹ càngNhưng họ chẳng tín thọDo tham chấp quá nặngNơi mong muốn nhiễm ôDùng các phương tiện nàyTa thuyết giảng ba thừaKhiến cho các chúng sinhBiết nỗi khổ ba cõiTa khai thị diễn nóiPhật Đạo xuất thế gianHết thảy các con đâyNếu tâm tính kiên địnhSẽ đầy đủ Ba MinhChứng đắc Sáu Thần ThôngCó người chứng Duyên GiácBồ-tát không thoái chuyểnPhải biết Thu Lộ TửTa vì các chúng sinhMà dùng thí dụ nàyĐể nói một Phật ThừaNếu các ông có thểTín thọ lời dạy đâyVị lai tất cả đềuSẽ được thành Phật ĐạoCỗ xe này vi diệuThanh tịnh tối đệ nhấtỞ trong khắp thế gianKhông gì cao quý hơnLà nơi Phật hoan hỷHết thảy các chúng sinhĐều phải nên xưng tánCúng dường và lễ báiVô lượng muôn nghìn ứcCác lực với giải thoátThiền định và trí tuệCùng Pháp khác của PhậtĐắc ở thừa như vầyKhiến tất cả con TaNgày đêm nhiều số kiếpLuôn du hí vui chơiVới các vị Bồ-tátVà Thanh Văn thánh chúngCưỡi lên thừa báu nàyThẳng tiến đến Đạo TràngDo bởi nhân duyên đóDẫu cầu khắp mười phươngCũng không thừa nào khácDuy trừ Phật phương tiệnPhải biết Thu Lộ TửTất cả các ông đâyĐều là con của TaCòn Ta chính là chaCác ông từ nhiều kiếpGặp lắm khổ thiêu đốtVà Ta đều cứu vớtDẫn ra khỏi ba cõiTuy trước đó Ta nóiCác ông đã diệt độNhưng chỉ đoạn sinh tửĐó không phải thật diệtBây giờ hãy nên cầuDuy nhất trí của PhậtNếu có Bồ-tát nàoỞ giữa đại chúng nàyCó thể nhất tâm ngheChính Pháp của chư PhậtDẫu chư Phật Thế TônMặc dầu dùng phương tiệnNhưng chúng sinh giáo hóaHọ đều là Bồ-tátNếu những ai trí nhỏChấp sâu nơi ái dụcVì hạng người như thếTa thuyết giảng Khổ ĐếChúng sinh tâm hoan hỷĐược điều chưa từng cóPhật thuyết giảng Khổ ĐếChân thật không sai khácNếu có chúng sinh nàoChẳng biết gốc của khổChấp sâu nơi nhân khổKhông thể chút tạm xảVì hạng người như thếPhương tiện thuyết giảng ĐạoNhân của tất cả khổTham dục là cội gốcNếu diệt trừ tham dụcKhổ không chỗ cậy nươngDiệt tận trừ các khổGọi là Đế Thứ BaVì tu tập Diệt ĐếHọ thực hành Đạo PhápRời các khổ ràng buộcGọi là Đắc Giải ThoátHọ đã từ điều gìMà có được giải thoát?Chỉ rời xa hư vọngNên gọi là giải thoátKỳ thật còn chưa đắcPháp giải thoát tất cảPhật nói những người ấyChưa phải thật diệt độTa không có ý muốnDẫn họ đến diệt độBởi vì họ vẫn chưaChứng đắc Đạo vô thượngTa làm bậc Pháp VươngTự tại trong mọi phápAn ổn các chúng sinhNên mới hiện ở đờiPhải biết Thu Lộ TửPháp ấn này của TaNói ra là vì muốnLợi ích cho thế gianDu hành bất cứ đâuChớ hư vọng truyền dạyNếu như có ai ngheTùy hỷ và đỉnh thọÔng phải biết người ấyLà bậc không thoái chuyểnNếu có ai tín thọGiáo Pháp trong Kinh nàyThì người ấy đã từngThấy chư Phật quá khứCung kính với cúng dườngVà cũng nghe Pháp nàyNếu ai như có thểTín thọ lời ông nóiHọ tất sẽ thấy TaCũng như thấy ông đâyCùng các vị BhikṣuVà với chư Bồ-tátKinh Diệu Pháp Liên HoaGiảng cho người trí sâuKẻ nông cạn khi ngheMê muội không tín giảiTất cả hàng Thanh VănCùng với các Độc GiácNghĩa lý trong Kinh nàySức họ không thể thọPhải biết Thu Lộ TửÔng đối với Kinh nàyDo tín mới vào đượcHuống nữa Thanh Văn khácHàng Thanh Văn khác đóDo tín thọ lời PhậtNên tùy thuận Kinh nàyNhưng trí họ không thấuLại nữa Thu Lộ TửKẻ kiêu mạn biếng lườiTính toán thấy có ngãThì chớ giảng Kinh nàyPhàm phu trí nông cạnBám sâu nơi năm dụcNghe nhưng không thể hiểuThì cũng đừng thuyết giảngNếu ai không tín tâmVà hủy báng Kinh nàyTức sẽ đoạn tất cảThế gian Phật chủng tínhHoặc lại buồn rười rượiHọ nghi ngờ mê muộiÔng hãy nghe Ta nóiTội báo của người nàyNếu Phật còn tại thếHoặc sau khi diệt độNếu có ai phỉ bángCác Kinh điển như vầyHọ thấy người đọc tụngThọ trì biên chép KinhMà khinh khi ganh ghétRồi ôm lòng thù hậnTội báo của kẻ đóÔng nay nghe lần nữaKhi người ấy mạng chungVào Địa ngục Vô GiánSuốt cả đến một kiếpKiếp hết lại sinh tiếpHọ triển chuyển như thếCho đến vô số kiếpKhi ra khỏi địa ngụcSẽ đọa làm bàng sinhNhư là chó dã canThân hình chúng gầy mònĐen xạm hủi ghẻ lởBị người xua đánh đuổiLại khi được làm ngườiThân hạ tiện xấu ácLuôn khốn khổ đói khátGầy héo da bọc xươngSống đau đớn trúng độcChết bị ngói đá vùiBởi đoạn Phật chủng tínhPhải chịu tội báo nàyNếu đọa làm lạc đàHoặc sinh trong bầy lừaThân luôn mang đồ nặngGậy đập bị roi quấtChỉ nghĩ nước và cỏNgoài ra không biết gìDo hủy báng Kinh nàyNên gặp tội như thếCó kẻ làm dã canChúng đi vào xóm làngThân thể đầy ghẻ lởLại mất đi một mắtCòn bị bọn trẻ nítĐánh đập lấy đá némChịu mọi điều thống khổCho đến chết mới thôiỞ nơi đó chết rồiLại làm thân mãng xàThân nó to và dàiNăm trăm yojana [dô cha na]Ngu ngốc điếc không chânUốn éo trườn bụng điBị các loài trùng nhỏChích táp rỉa ăn thịtThọ khổ suốt ngày đêmKhông lúc nào thôi nghỉDo hủy báng Kinh nàyNên gặp tội như thếNếu được sinh làm ngườiCác căn lại ám độnLùn xấu què khập khiễngTai điếc mù gù lưngHọ có nói điều chiThì chẳng ai tin gìHơi thở luôn hôi hámQuỷ quái đột nhập thânBần cùng và hạ tiệnHọ bị người khác saiLắm bệnh gầy héo honKhông chỗ nào tựa nươngTuy thân cận nhờ ngườiChẳng ai thèm để ýNếu họ được điều chiLiền sẽ bị mất ngayNếu học về y thuậtTheo phương thuốc trị bệnhBệnh nhân càng trầm trọngHoặc còn hại chết luônNếu họ tự mắc bệnhKhông ai cứu chữa giùmDẫu có uống lương dượcThì chỉ thêm kịch liệtNếu gặp bọn giặc cướpHọ sẽ bị cướp bócNgười với tội như thếChuốc lấy tai ương đóNhững tội nhân như vậyVĩnh viễn chẳng thấy PhậtBậc vua của chư thánhGiáo hóa thuyết giảng PhápNhững tội nhân như vậyLuôn sinh chốn hoạn nạnTai điếc tâm điên cuồngVĩnh viễn chẳng nghe PhápTrải qua vô số kiếpNhiều như cát sông HằngLúc sinh ra câm điếcCác căn không hoàn chỉnhLuôn sống ở địa ngụcNhư dạo ở viên lâmHoặc tại đường ác khácXem như nhà của họLạc đà lừa lợn chóLà nơi họ tiến đếnDo hủy báng Kinh nàyNên gặp tội như thếNếu được sinh làm ngườiThì mù điếc câm ngọngNghèo mạt gia cảnh suyMà lấy để trang nghiêmPhù thũng thân khô héoGhẻ hủi bị ung thưCác chứng bệnh như thếĐể mà làm y phụcThân luôn toát mùi hôiDơ bẩn thật bất tịnhChấp sâu thấy có ngãSân hận càng tăng trưởngLòng dâm dục hẫy hừngChẳng khác gì cầm thúDo hủy báng Kinh nàyNên gặp tội như thếPhải biết Thu Lộ TửAi hủy báng Kinh nàyNếu Ta nói tội họTrọn kiếp chẳng tận cùngDo bởi nhân duyên đóTa mới căn dặn ôngChớ thuyết giảng Kinh nàyCho người không trí tuệNếu ai có lợi cănVới trí tuệ sáng suốtHọc rộng trí nhớ daiVà chí cầu Phật ĐạoThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu ai đã từng thấyTrăm nghìn ức chư PhậtGieo trồng mọi căn lànhTâm kiên cố thâm sâuThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu có ai tinh tấnLuôn tu tập lòng từChẳng luyến tiếc thân mạngMới có thể thuyết giảngNếu có ai cung kínhKhông có tâm nào khácXa lìa kẻ ngu dốtMột mình nơi núi đầmThì những người như thếMới có thể thuyết giảngLại nữa Thu Lộ TửNếu thấy có người nàoRời bỏ kẻ xấu ácThân cận bạn bè tốtThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu thấy Phật tử nàoTrì giới luật thanh tịnhThanh tịnh như minh châuChí cầu Kinh Đại ThừaThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu ai không sân hậnChính trực tâm nhu hòaLuôn thương xót hết thảyVà cung kính chư PhậtThì những người như thếMới có thể thuyết giảngLại có Phật tử nàoỞ giữa các đại chúngMà với tâm thanh tịnhDùng đủ mọi nhân duyênThí dụ và ngôn từThuyết Pháp không chướng ngạiThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu có Bhikṣu nàoVì cầu Nhất Thiết TríĐi bốn phương cầu PhápChắp tay và đỉnh thọChỉ yêu thích thọ trìCác Kinh điển Đại ThừaCho đến chẳng thọ trìMột bài kệ Kinh khácThì những người như thếMới có thể thuyết giảngNếu ai tâm chí thànhKhẩn cầu Phật xá-lợiHoặc cầu Kinh như vầyKhi được đội trên đầuNgười này sẽ chẳng cònMong muốn Kinh điển khácCũng chẳng bao giờ nghĩSách điển của ngoại đạoThì những người như thếMới có thể thuyết giảngPhải biết Thu Lộ TửTa nói đặc tướng nàyCủa người cầu Phật ĐạoSuốt kiếp cũng chẳng hếtNhững hạng người như thếMới có thể tín giảiThì ông hãy thuyết giảngKinh Diệu Pháp Liên Hoa”☸ PHẨM 4: TÍN GIẢILúc bấy giờ, khi Tôn giả Đại Ẩm Quang, Tôn giả Thiện Hiện, Tôn giả Đại Tiễn Thế Chủng Nam, và Tôn giả Đại Thải Thục Thị nghe được Pháp chưa từng có từ Đức Phật.

Lại nghe được Thế Tôn thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho Tôn giả Thu Lộ Tử, các ngài cảm thấy rất hy hữu và trong lòng vui mừng hớn hở.Họ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục, vén áo lộ hở vai, gối phải quỳ sát đất, nhất tâm chắp tay, rồi cung kính cúi mình, chiêm ngưỡng tôn nhan, và thưa với Phật rằng:”Thưa Thế Tôn! Ở trong hàng xuất gia, chúng con là những thượng thủ và có tuổi thọ cao thâm.


Chúng con tự nghĩ rằng mình đã đắc tịch diệt và chẳng còn việc gì phải lo, nên lại không tiến cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Thuở xưa khi Thế Tôn thuyết Pháp, tuy lúc đó chúng con cũng ngồi nghe nhưng thân thể mệt mỏi; chỉ niệm không, vô tướng, và vô nguyện.

Đối với các Pháp của Bồ-tát, như là thần thông du hí, thanh tịnh Phật độ, và thành tựu chúng sinh thì lòng chẳng mấy vui thích.Vì sao thế? Bởi Thế Tôn đã dẫn chúng con ra khỏi ba cõi để chứng đắc tịch diệt.

Thêm nữa, giờ tuổi tác chúng con đã cao, nên khi nghe Phật giáo hóa Bồ-tát về Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác thì tâm chúng con chẳng hề sinh một niệm yêu mến.Nay ở trước Phật, khi chúng con nghe Như Lai thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho hàng Thanh Văn, thì lòng vô cùng hoan hỷ và được điều chưa từng có.

Chúng con chẳng thể nào tin rằng, nay lại bỗng hốt nhiên nghe được Pháp hy hữu này.

Cõi lòng mừng rỡ khôn xiết và đạt được lợi ích lành.

Đây ví như tự nhiên có vô lượng trân bảo mà chẳng cần phải mong cầu.Thưa Thế Tôn! Bây giờ chúng con muốn nói một thí dụ để làm rõ nghĩa lý này.❖Đây ví như có người lúc còn thơ ấu đã bỏ cha chạy trốn và lưu lạc rất lâu ở tha phương, hoặc 10, 20, hay cho đến 50 năm.

Khi đã trưởng thành, cuộc sống càng thêm khốn đốn và phải long đong khắp nơi để tìm miếng cơm manh áo.

Lần lần người ấy lang thang về cố hương.Lúc trước cha của anh ta đã ra đi để tìm con, nhưng vẫn không sao gặp được.

Thế rồi người cha đã dừng chân ở một thành nọ.

Người cha rất giàu sang và trong nhà có vô lượng tài bảo, nào là vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, pha lê, trân châu, và những châu báu khác.

Các kho chứa đều tràn ắp đồ vật.

Lại có nhiều đầy tớ, quản gia, và người giúp việc, cùng voi ngựa xe cộ và vô số bò dê.

Việc kinh doanh mang đến nhiều lợi nhuận và còn phát triển sang đến nước khác.

Những thương gia và khách hàng cũng có rất nhiều.Khi ấy cùng tử đi lang thang qua các xóm làng và thành ấp của các nước.

Cuối cùng thì đi đến thành quách nơi cha anh đang ở.Mặc dầu phụ tử đã biệt ly hơn 50 năm, nhưng người cha luôn nhớ về con mình.

Đối với việc này, ông chưa từng nói cho ai biết và chỉ ấp ủ một mình với lòng tràn đầy hối hận.[Ông thầm nghĩ:]Ta giờ đã già nua.

Tuy có nhiều tài sản, vàng bạc trân bảo, và các kho chứa tràn ắp đồ vật, nhưng tiếc thay ta lại không có con.

Một mai chết đi thì tài sản sẽ tiêu tan và chẳng ai thừa kế.Đây là tại sao mà người cha luôn tha thiết nhớ về con mình.Người cha lại nghĩ như vầy:Nếu gặp được đứa con, ta sẽ ủy phó tài vật cho nó.

Như thế ta sẽ vui vẻ và không còn ưu lo gì nữa.Thưa Thế Tôn! Lúc bấy giờ cùng tử đi làm thuê hết chỗ này đến chỗ khác và bất chợt đến nhà của người cha.

Đứng ở cổng, hắn từ xa trông thấy người cha ngồi chễm chệ trên giường sư tử và chân gác lên ghế báu.

Các Phạm Chí, vua chúa, và cư sĩ đều cung kính vây quanh.

Có xâu chuỗi anh lạc trân châu với trị giá bằng cả nghìn lượng vàng được trang nghiêm trên thân.

Kẻ hầu người hạ cầm cây phất trần màu trắng và đứng hầu ở hai bên.

Ở phía trên có rèm báu phủ trùm và trên ấy treo hoa cùng cờ xí.

Trên đất rưới nước hương và rải các thứ hoa quý hiếm.

Báu vật được sắp thành hàng để ông kiểm duyệt.

Với đủ mọi thứ trang nghiêm như thế, uy đức của người cha rất thù đặc và tôn quý.

Khi thấy người cha có uy thế lớn, cùng tử liền kinh hãi và hối hận đã đến nơi đây.Hắn thầm nghĩ:Đây chẳng lẽ là vua, hoặc là người ngang bằng với vua.

Chỗ này không phải là nơi mà ta có thể làm thuê.

Ta tốt hơn nên đi đến xóm nghèo.

Ở đó sẽ có nơi thuê ta và dễ dàng kiếm sống.

Nếu còn nán lại đây nữa thì ta sẽ có thể bị cưỡng bức đi làm khổ dịch.Nghĩ như thế xong, hắn vội chạy đi.

Khi ông trưởng giả giàu sang đang ngồi ở trên tòa sư tử đã thấy cùng tử, ông liền nhận ra đó là con mình.Lòng ông vui mừng vô cùng và liền suy nghĩ rằng:Bây giờ thì tài vật và kho tàng của ta đã có người giao phó.

Ta luôn nhung nhớ đứa con này nhưng vẫn không sao thấy được.

Bất chợt giờ nó tự đến, điều mong ước của ta sắp được mãn nguyện.

Mặc dầu ta đã già suy nhưng ta vẫn nhớ mong.Nghĩ vậy xong, người cha liền sai hạ nhân cấp tốc đuổi theo để dẫn hắn về.

Khi ấy, các hạ nhân liền chạy nhanh đến bắt cùng tử.Cùng tử hốt hoảng và kêu la thảm thiết:Tôi có phạm tội gì đâu mà sao lại bắt tôi?Các hạ nhân lại càng cầm chặt hơn và lôi kéo hắn về.Lúc đó cùng tử nghĩ rằng:Ta vốn vô tội mà giờ bị bắt giam, chắc ta phải chết mất.Khi ấy, cùng tử càng thêm kinh hoàng và ngã xỉu trên đất.Người cha từ xa thấy thế nên ra lệnh các hạ nhân rằng:Ta không cần người này nữa.

Thôi đừng cưỡng bắt hắn tới đây.

Hãy tạt nước lạnh lên mặt để khiến hắn tỉnh dậy và chớ nói thêm với hắn điều gì.Vì sao thế? Bởi người cha biết ý chí hạ liệt của con ông và biết rằng sự hào quý của chính mình sẽ làm cho con ông khó mà tin được.

Khi đã biết chắc đó là con mình, ông dùng phương tiện và chẳng nói cho một ai biết rằng đó là con của ông.Khi ấy, các hạ nhân nói với cùng tử rằng:Giờ ta phóng thích ngươi.

Ngươi muốn đi đâu thì tùy ý.Cùng tử vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có.

Hắn từ dưới đất đứng dậy, rồi đi đến xóm nghèo để tìm miếng cơm manh áo.Lúc bấy giờ ông trưởng giả vì muốn dẫn dụ con mình nên liền lập phương tiện.

Ông bí mật sai hai người với dáng vẻ tiều tụy và chẳng có uy đức gì.[Ông nói với họ rằng:]Các người hãy đi đến chỗ của kẻ bần cùng kia, rồi từ tốn bảo hắn rằng:”Có nơi này làm việc và sẽ kiếm được gấp hai lần tiền công mà anh đang làm.”Nếu kẻ bần cùng đó đồng ý, các người hãy dẫn về làm việc.Nếu hỏi sẽ làm công việc gì thì bảo rằng:”Anh được thuê về đổ phân.

Hai chúng tôi cũng sẽ cùng với anh làm việc.”Lúc ấy, hai hạ nhân liền đi tìm cùng tử.


Khi đã gặp, họ tường trình sự việc như trên.Lúc bấy giờ cùng tử nhận trước tiền công rồi cùng họ đổ phân.

Khi người cha thấy con mình, lòng thương cảm thắm thiết.Lại một ngày khác, nhìn qua khung cửa sổ, ông trưởng giả từ xa thấy con mình gầy gò héo hon, phân ô uế và bụi bặm bất tịnh dính trên thân.

Thấy vậy, ông liền cởi xuống xâu chuỗi anh lạc, y phục mềm mại, và đồ trang sức.

Rồi thay vào áo vải thô, rách rưới, và dơ bẩn.

Lại trét bùn đất lên thân và tay phải cầm cái xẻng xúc phân.Với dáng vẻ ghê rợn, ông bảo các người làm rằng:Các người hãy siêng làm việc và chớ có lười biếng.Nhờ bằng vào cách này, người cha đã gần gũi được với đứa con.Về sau trong một dịp nọ, ông nói với cùng tử rằng:Chàng thanh niên! Cậu hãy làm việc luôn ở đây và đừng đi nơi khác nữa.

Tôi sẽ tăng lương cho cậu.

Mọi thứ cậu cần, như là: xoong nồi, gạo, bột, muối, giấm, hay những vật dụng khác.

Cậu chớ lo nghĩ thêm về việc này mà làm khổ chính mình.

Tôi cũng có một người đầy tớ già xấu, nếu cậu cần tôi sẽ cấp cho.

Cậu hãy an lòng đi.

Giờ tôi như người cha của cậu.

Vậy cậu đừng lo lắng thêm gì nữa.Vì sao thế? Bởi tôi đã rất già mà cậu thì trẻ trung tráng kiện.

Ở mọi lúc làm việc, cậu chưa hề khi nào lừa dối, lười biếng, giận dữ, hay có lời than oán.

Tôi chưa từng khi nào thấy cậu phạm các việc ác như mấy kẻ khác.

Từ nay về sau, tôi sẽ xem cậu như là con của tôi.Rồi thì ông trưởng giả liền đặt tên và gọi cùng tử là con của mình.

Dẫu khi ấy cùng tử vui mừng khôn xiết đối với việc này, nhưng vẫn tự cho mình như kẻ làm hạ tiện ở ngoài.

Cho nên suốt 20 năm, hắn vẫn luôn đi đổ phân.

Sau thời gian đó, hắn đã bắt đầu có lòng tin tưởng và khi ra vào không còn ái ngại nữa.

Tuy nhiên, hắn vẫn ở chỗ cũ như lúc trước.Thưa Thế Tôn! Lúc bấy giờ ông trưởng giả lâm bệnh và tự biết không bao lâu nữa thì sẽ chết.Thế nên ông nói với cùng tử rằng:Hiện tại cha có rất nhiều vàng bạc trân bảo và các kho chứa tràn ắp đồ vật.

Con nên biết tường tận số lượng và khoản thu chi của chúng.

Đó là điều mà cha đang ấp ủ trong lòng và hy vọng rằng con sẽ lĩnh hội được ý này.Vì sao thế? Bởi giờ giữa cha và con không có gì xa lạ.

Con phải nên thận trọng hơn nữa và đừng để mất mát thứ gì.Lúc bấy giờ cùng tử liền vâng lời dạy bảo và quản lý tất cả tài vật, vàng bạc trân bảo, cùng các kho tàng.

Tuy nhiên, hắn không hề khởi ý niệm chiếm giữ dẫu nhỏ như một bữa ăn.

Hắn vẫn tiếp tục ở chỗ cũ và cũng chưa có thể bỏ đi tâm tưởng thấp kém.Ít lâu sau, người cha biết tâm ý con mình đã dần dần thông thái, thành tựu đại chí, và khinh bỉ cách suy nghĩ của chính mình lúc trước.

Khi sắp gần mạng chung, ông bảo con mình triệu tập thân bằng quyến thuộc, quốc vương, đại thần, vua chúa, và hàng cư sĩ.Khi tất cả đều đã tập họp đông đủ, ông liền nói với họ rằng:Tất cả các vị nên biết đây là con của tôi, do chính tôi sinh ra.

Tại một thành nọ cách đây 50 năm, nó bỏ tôi mà chạy trốn, lưu lạc nơi tha phương, và chịu nhiều khốn khổ.

Con tôi lúc xưa tên là, còn tên của tôi là vậy đó.

Tại một thành nọ trên quê hương xưa, tôi đã bôn ba đi tìm.

Bỗng ở tại xứ này, tôi đã tìm được.

Đây đích thật là con tôi và tôi thật sự là cha của nó.

Bây giờ, tất cả tài sản của tôi đều sẽ thuộc về con tôi.

Mọi việc làm ăn trong ngoài của gia tộc, giờ đây con tôi cũng đã biết.Thưa Thế Tôn! Khi nghe lời nói như thế từ người cha, cùng tử liền vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có.Rồi hắn suy nghĩ rằng:Lòng ta vốn không có một ý niệm mong cầu, nhưng giờ thì kho tàng này tự nhiên đến.Thưa Thế Tôn! Ông đại phú trưởng giả tức là Như Lai.

Chúng con đều là hàng Phật tử, và Như Lai cũng luôn bảo rằng chúng con là con của Ngài.❖Thưa Thế Tôn! Do bởi ba thứ khổ, nên chúng con ở trong sinh tử phải thọ các khổ não bức bách, mê muội vô tri, ưa thích và chấp trước nơi Pháp nhỏ.Hôm nay Thế Tôn đã khiến chúng con khởi tâm tư duy để trừ sạch thứ phân hí luận của các pháp.

Chúng con ở trong Phật Pháp đã chuyên cần tinh tấn và kiếm được một ngày tiền lương của tịch diệt.Khi đã có được, tâm sinh đại hoan hỷ, trong lòng mãn nguyện mà liền tự bảo rằng:Do bởi chuyên cần tinh tấn nên điều chúng ta đạt được ở trong Phật Pháp thật quả là nhiều.Tuy nhiên, Thế Tôn đã biết trước tâm chúng con tham chấp vào điều mong muốn thấp kém và ưa thích nơi Pháp nhỏ, nên vẫn để chúng con tự đi con đường của mình và đã không chỉ rõ rằng:Các ông đều sẽ có một phần trong bảo tạng của Như Lai tri kiến.Thế Tôn dùng sức phương tiện để thuyết giảng trí tuệ của Như Lai.

Chúng con tu học từ Đức Phật và kiếm được một ngày tiền lương của tịch diệt, rồi cho là đã được lợi ích lớn, nên ở trong Pháp Đại Thừa này không có tâm tha thiết cầu mong.

Thêm nữa, nhân do chúng con biết rằng trí tuệ của Như Lai là để khai thị diễn nói cho chư Bồ-tát.

Thế nên đối với Pháp này, chúng con không có lòng khát ngưỡng.Vì sao thế? Bởi Phật biết tâm chúng con ưa thích Pháp nhỏ, nên đã dùng sức phương tiện mà tùy nghi thuyết giảng.

Thế nhưng chúng con đã không biết rằng mình thật sự là con của Phật.

Nay chúng con mới tỏ ngộ ra rằng, Thế Tôn không hề bỏn xẻn đối với trí tuệ của Phật.Vì sao thế? Bởi từ xưa đến nay, chúng con đích thật là con của Phật.

Thế nhưng chúng con chỉ ưa thích Pháp nhỏ.

Nếu chúng con có tâm yêu mến Pháp lớn, Đức Phật tất sẽ thuyết Pháp Đại Thừa.

Ở trong Kinh này duy chỉ nói Nhất Thừa.

Xưa kia ở giữa chư Bồ-tát, Thế Tôn đã khiển trách những vị Thanh Văn ưa thích nơi Pháp nhỏ, nhưng thật ra Phật đang dùng Đại Thừa để giáo hóa họ.Vì vậy chúng con mới nói rằng, lòng chúng con vốn không có một ý niệm mong cầu điều chi, nhưng giờ thì đại bảo tạng của Pháp Vương tự nhiên đến.

Đây là điều mà người Phật tử nên được, giờ thì chúng con đều đã được.”❖Lúc bấy giờ Tôn giả Đại Ẩm Quang muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:”Ngày hôm nay chúng conNghe tiếng Phật dạy bảoVui mừng lòng hớn hởĐược điều chưa từng cóPhật nói hàng Thanh VănSẽ được thành Phật ĐạoCó vô lượng trân bảoKhông cầu mà tự đượcVí như đứa trẻ nítBồng bột tính non dạiBỏ cha chạy trốn điĐến tận nơi tha phươngLang thang qua các nướcSuốt hơn năm mươi nămNgười cha buồn lo nhớBôn ba tìm khắp nơiĐến khi đã mệt mỏiDừng nghỉ ở thành nọRồi xây dựng nhà cửaCó năm dục vui sướngNhà rộng lớn giàu sangNhiều vàng bạc trân bảoXa cừ với mã nãoTrân châu ngọc lưu lyNào voi ngựa bò dêKiệu xe kẻ đón đưaTôi tớ người nông phuCùng dân chúng rất đôngKinh doanh mang lợi nhuậnPhát triển sang nước khácThương gia và khách hàngKhông nơi nào chẳng cóNghìn vạn ức dân chúngHọ cung kính vây quanhLại có hàng vua chúaLuôn nhớ thương mến mộQuần thần hàng quý tộcThảy đều đồng tôn trọngDo các nhân duyên nàyNgười vãng lai rất nhiềuSang giàu như thế ấyVà có uy thế lớnNhưng ông đã già nuaLòng nhớ con tha thiếtNgày đêm nghĩ như vầyTa sắp phải ra điCon dại đã bỏ taHơn năm mươi năm quaKho tàng các tài bảoPhải xử lý thế nào?Khi ấy kẻ cùng tửTìm miếng cơm manh áoThôn này đến thôn khácNước này đến nước khácHoặc đôi lúc có ănHoặc đôi lúc chẳng cóĐói khát thân gầy mònMình mẩy sinh mụn nhọtLần lần đi lang thangĐến thành cha anh ởTriển chuyển để làm thuêCuối cùng đến nhà chaLúc đó ông trưởng giảỞ bên trong cổng nhàCó rèm báu bao phủNgồi trên tòa sư tửHàng quyến thuộc vây quanhKẻ hầu người hộ vệHoặc có người tính đếmVàng bạc các vật báuTài sản trong với ngoàiBiên ghi vào sổ sáchKhi cùng tử thấy chaHào quý thật tôn nghiêmĐây chẳng lẽ là vuaHoặc ngang bằng với vua?Kinh sợ rồi tự tráchTại sao đến nơi này?Lại tự suy nghĩ rằngNếu ta còn ở đâyCó thể bị cưỡng bứcBắt đi làm khổ dịchKhi đã nghĩ như thếLiền vội bỏ chạy điĐến xóm nghèo rong hỏiVà muốn được làm thuêKhi đó ông trưởng giảNgồi trên tòa sư tửTừ xa thấy cùng tửLiền nhận ra con mìnhTức khắc sai hạ nhânĐuổi theo dẫn hắn vềCùng tử kêu hốt hoảngNgã xỉu ngay trên đấtNhững kẻ này bắt taChắc ta sẽ phải chếtVì miếng cơm manh áoSao lại đến nơi đây?Ông trưởng giả biết conNgu si ý hạ liệtSẽ không tin lời taKhông tin mình là chaLiền dùng sức phương tiệnSai các hạ nhân khácMù một mắt lùn xấuKhông có uy đức gìCác người nói với hắnCó nơi này làm việcDọn dẹp đổ phân dơGấp hai tiền anh làmKhi cùng tử nghe xongVui vẻ đi theo vềRồi đổ phân ô uếQuét dọn các phòng xáNhìn qua khung cửa sổÔng trưởng giả thấy conÝ hạ liệt ngu siƯa thích làm việc kiaKhi ấy ông trưởng giảMặc áo dơ thô xấuTay cầm xẻng xúc phânĐi đến chỗ con ôngNhờ phương tiện gần gũiÔng bảo hãy siêng làmSẽ tăng cậu tiền lươngCho cậu dầu thoa chânĐầy đủ đồ uống ănVà giường nệm êm ấmÔng nói cứng rắn rằngCậu phải siêng làm việcLại từ tốn bảo rằngCậu như con của tôiÔng trưởng giả có tríDần dần cho ra vàoTrải qua hai mươi nămQuản lý công việc nhàChỉ nơi cất vàng bạcTrân châu và pha lêThu chi của mọi việcKhiến cùng tử đều biếtNhưng hắn vẫn ở ngoàiSống trong căn nhà láTự nghĩ mình bần cùngKhông vật nào của taNgười cha biết lòng conDần dần đã rộng lớnMuốn cho con tài vậtLiền tụ họp thân tộcGồm có các quốc vươngĐại thần và cư sĩỞ giữa đại chúng ấyNói đây là con tôiBỏ tôi đi nơi khácTrải qua năm mươi nămNay thấy nó tự đếnHai mươi năm ở đâyXưa ở một thành nọTôi mất đứa con nàyBôn ba khắp nơi tìmCuối cùng đến nơi đâyMọi thứ của tôi cóNào nhà cửa hạ nhânThảy phó chúc cho nóTùy ý mà sử dụngCùng tử nghĩ xưa nghèoÝ chí lại hạ liệtNhưng nay ở chỗ chaCó được trân bảo quýCùng nhà cao cửa rộngVà hết thảy tài vậtLòng vui mừng khôn xiếtĐược điều chưa từng cóPhật cũng lại như vậyBiết chúng con thích nhỏNên chưa hề nói rằngCác ông sẽ thành PhậtMà chỉ bảo chúng conChứng đắc các vô lậuThành tựu nơi Nhị ThừaLà Thanh Văn đệ tửPhật giáo sắc chúng conThuyết giảng Đạo tối thượngNhững ai tu tập đóSẽ được thành Phật ĐạoChúng con vâng Phật dạyVì chư đại Bồ-tátDùng những việc nhân duyênCùng đủ mọi thí dụLời nói với ngôn từĐể giảng Đạo vô thượngKhi các Phật tử đóNghe Pháp từ chúng conRồi ngày đêm tư duyTinh cần gắng tu tậpGiữa lúc ấy chư PhậtLiền thọ ký cho họÔng vào đời vị laiSẽ được thành Phật ĐạoPháp này là bí tạngCủa tất cả chư PhậtChỉ dành cho Bồ-tátDiễn nói sự thật nàyKhông phải vì chúng conMà nói Chánh Pháp yếuNhư kẻ cùng tử kiaĐược gần gũi cạnh chaTuy biết các tài vậtLòng chẳng mong chiếm giữĐây cũng lại như vậyChúng con dẫu thuyết giảngPhật Pháp bảo tạng mầuNhưng không chí nguyện cầuChúng con đắc nội diệtTự cho đã đủ rồiKhi việc đó đã xongChẳng làm thêm việc gìDẫu cho chúng con ngheThanh tịnh cõi Phật độGiáo hóa độ chúng sinhNhưng đều không vui thíchBởi vì nguyên nhân gì?Hết thảy tất cả phápThảy đều vốn không tịchChẳng sinh cũng chẳng diệtChẳng lớn cũng chẳng nhỏVô lậu cũng vô viKhi tư duy như thếChẳng sinh niệm an vuiChúng con suốt đêm dàiĐối với trí của PhậtKhông tham cũng không chấpLại cũng không khát ngưỡngNhưng lại đối với PhápTự cho đã cứu cánhChúng con suốt đêm dàiChỉ tu tập không phápChứng đắc thoát ba cõiLìa khổ não hoạn nạnTrụ ở thân cuối cùngNơi Hữu Dư Tịch DiệtTu tập lời Phật dạyĐắc Đạo thật chẳng hưLiền cho đã chứng đắcĐền đáp ân của PhậtMặc dầu tuy chúng conVì các hàng Phật tửThuyết giảng Pháp Bồ-tátĐể họ cầu Phật ĐạoNhưng đối với Pháp nàyChưa bao giờ yêu mếnDo quán tâm chúng conĐạo sư vẫn để yênLúc đầu chẳng khuyến khíchNói lợi ích chân thậtNhư trưởng giả giàu nọBiết con chí thấp hènNên dùng sức phương tiệnĐiều phục tâm tính conSau đó mới phó thácHết thảy mọi tài vậtPhật cũng lại như vậyThị hiện việc hiếm cóBiết những ai thích nhỏLiền dùng sức phương tiệnĐiều phục tâm ý họRồi mới dạy đại tríNgày hôm nay chúng conĐược điều chưa từng cóTrước đó chẳng cầu mongMà nay tự chứng đắcNhư kẻ cùng tử kiaĐược vô lượng trân bảoThế Tôn nay chúng conĐắc Đạo hay đắc QuảỞ trong Pháp vô lậuĐắc Pháp nhãn thanh tịnhChúng con suốt đêm dàiNghiêm trì Phật tịnh giớiMãi cho đến hôm nayMới được quả báo nàyTrong Pháp của Pháp VươngTừ lâu tu tịnh hạnhBây giờ được vô lậuVô thượng quả báo lớnNgày hôm nay chúng conLà Thanh Văn chân chínhDùng âm thanh Phật ĐạoKhiến tất cả nghe hayNgày hôm nay chúng conBậc Ứng Cúng Chân NhânỞ trong các thế gianGiữa trời người ma PhạmỞ khắp nơi trong ấyXứng tiếp thọ cúng dườngĐại ân của Thế TônDùng việc hy hữu nàyXót thương giáo hóa độLàm lợi ích chúng conSuốt vô lượng ức kiếpAi có thể báo đáp?Dẫu bố thí tay chânĐầu đỉnh lễ cung kínhTất cả mọi cúng dườngĐều chẳng thể đáp đềnNếu để Ngài trên đầuHoặc vác lên hai vaiTrải qua Hằng sa kiếpLòng hết mực cung kínhLại dùng món ngon lạVô lượng y phục báuCùng tất cả giường nệmVà muôn loại thuốc thangHương đàn núi Ngưu ĐầuCùng với các trân bảoMà xây chùa dựng thápY báu trải làm đấtCác việc như thế ấyĐể làm việc cúng dườngSuốt cả Hằng sa kiếpCũng chẳng thể đáp đềnChư Phật rất hy hữuCó vô lượng vô biênCó chẳng thể nghĩ bànSức thần thông quảng đạiĐược vô lậu vô viLà vua của các phápKhéo vì kẻ thấp kémNhẫn chịu làm việc nàyPhàm phu chấp nơi tướngNgài tùy nghi thuyết giảngChư Phật ở các phápĐược tự tại tột cùngBiết rõ các chúng sinhMọi dục lạc điều vuiCùng ý chí nguyện lựcTùy khả năng lĩnh thọDùng vô lượng thí dụĐể thuyết Pháp cho họTùy theo mỗi chúng sinhThiện căn ở đời trướcLại biết ai thành thụcAi còn chưa thành thụcMuôn sự việc như thếPhân biệt biết rõ ràngỞ trong Đạo Nhất ThừaTùy nghi nói có ba”Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 2Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 3/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc suBhikṣuṇī: bíc su niyojana: dô cha na.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.