Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo

Chương 150: Luận Kinh Vô Lượng Thọ Bài Kệ Nguyện Vãng Sinh


Đọc truyện Đại Tạng Kinh – Kinh Điển Phật Giáo – Chương 150: Luận Kinh Vô Lượng Thọ Bài Kệ Nguyện Vãng Sinh


☸ PHẦN LUẬN☸ [NĂM NIỆM MÔN]☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM Ở CÕI NƯỚC CỦA ĐỨC PHẬT KIA]☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ]☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CHƯ BỒ-TÁT NƠI ĐÓ]☸ [HỢP NHẬP TẤT CẢ CÔNG ĐỨC THÀNH MỘT TỪ PHÁP CÚ]☸ [BỒ-TÁT THÀNH TỰU THIỆN XẢO PHƯƠNG TIỆN CỦA HỒI HƯỚNG]☸ [ĐƯỢC VÃNG SINH DO TÙY THUẬN NĂM PHÁP MÔN]☸ [NĂM THÀNH TỰU MÔN]Luận Kinh Vô Lượng Thọ: Bài Kệ Nguyện Vãng SinhThế Tôn con nay với một lòngQuy mạng tận cùng khắp mười phươngVô ngại quang minh của Như LaiNguyện vãng sinh về cõi Cực LạcCon sẽ y theo vào Khế KinhLà tướng chân thật của công đứcNay con nói bài kệ tổng trìTương ứng khế hợp lời Phật dạyQuán tưởng thật tướng thế giới kiaVượt hơn sáu đường trong ba cõiCứu cánh bao la như hư khôngQuảng đại rộng lớn vô biên tếSinh từ Chính Đạo đại từ biVà từ thiện căn xuất thế gianThanh tịnh trong sáng viên mãn túcNhư là gương sáng vầng nhật nguyệtThể tính làm bằng các trân bảoĐầy đủ trang nghiêm vi diệu kỳRực rỡ vô cấu ánh quang minhThanh tịnh chiếu sáng soi thế gianBảo tính ví như cỏ công đứcNhu nhuyễn mềm mại trái phải xoayPhàm ai chạm vào được an vuiCỏ mềm nhu nhuyễn còn kém xaNơi ấy có nghìn muôn vạn loạiHoa báu trùm khắp ao suối nướcGió thổi lay động hoa và láÁng sáng xen kẽ len lỏi xoayCó những cung điện cùng lầu cácThấy tận mười phương không chướng ngạiNhiều thứ cây lạ phóng sắc quangChâu báu lan can bao quanh khắpLại có vô lượng các lưới báuQuấn trùm giăng bủa khắp hư khôngPhát ra đủ mọi tiếng chuông vangĐều là tuyên thuyết diệu Pháp âmMưa xuống hoa y dùng trang nghiêmVô lượng hương thơm xông khắp nơiPhật trí trong sáng như mặt trờiDiệt trừ si ám của thế gianPhạm âm thanh ngữ rộng vang xaVi diệu nghe đến thấu mười phươngChính Đẳng Chính Giác Vô Lượng ThọKhéo làm Pháp Vương ở nơi đóThánh chúng thanh tịnh Như Lai kiaHoa sen hóa sinh từ chính giácYêu mến vui thích Phật Pháp vịChính định thiền duyệt làm thức ănThân tâm phiền não vĩnh dứt trừThường luôn thọ vui chẳng gián đoạnDo bởi căn lành nơi Đại ThừaBình đẳng không có tên khinh miệtChẳng ai sinh về làm thân nữCùng theo Nhị Thừa hay khuyết cănTất cả chúng sinh cõi nước ấyHết thảy sở nguyện đều mãn túcVì thế con nay nguyện vãng sinhVô Lượng Thọ Phật cõi tịnh độVi diệu thanh tịnh đài hoa senTrang nghiêm vô lượng đại bảo vươngTướng hảo quang minh chiếu một tầmSắc tướng siêu tuyệt các chúng sinhPhạm âm vi diệu Như Lai kiaTiếng vang nghe tận đến mười phươngĐất nước gió lửa cùng hư khôngTất cả đều đồng vô phân biệtTrời người thánh chúng trụ bất độngThanh tịnh từ biển trí tuệ sinhNhư Diệu Cao Sơn vua của núiThù thắng vi diệu không ai bằngTrời người đầy đủ tướng trượng phuCung kính vây quanh chiêm ngưỡng NgàiDo sức bổn nguyện Đức Phật kiaNhững ai gặp được sẽ chẳng uổngSẽ giúp khiến họ chóng viên mãnVô lượng công đức biển báu lớnCõi nước Cực Lạc thanh tịnh diệuVô cấu Pháp luân thường lăn chuyểnHóa Phật Bồ-tát tựa mặt trờiKiên cố trụ vững như Diệu CaoÁnh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơMột niệm bao gồm tất cả thờiChiếu khắp hết thảy chư Phật hộiLợi ích an vui các chúng sinhMưa xuống hoa y âm nhạc trờiHương thơm vi diệu để cúng dườngTán thán công đức của chư PhậtChẳng hề có chút tâm phân biệtNhững thế giới nào mà không cóTam Bảo công đức Phật Pháp TăngHọ đều nguyện sẽ vãng sinh đếnHiển thị Phật Pháp như Thế TônCon nay viết bài kệ luận nàyNguyện sẽ thấy Phật Vô Lượng ThọVà cùng hết thảy các chúng sinhĐều đồng vãng sinh cõi Cực LạcNhư vậy, con đã dùng bài kệ trên để tổng kết chương cú trong Kinh Vô Lượng Thọ.☸ PHẦN LUẬNBài kệ nguyện này mang ý nghĩa gì? Đó là chỉ dẫn cho những ai muốn vãng sinh về cõi nước kia: làm thế nào để quán tưởng Thế giới Cực Lạc và thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ.☸ [NĂM NIỆM MÔN]Quán tưởng như thế nào? Sinh tín tâm ra làm sao? Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào tu hành thành tựu năm niệm môn thì chắc chắn sẽ được vãng sinh về cõi nước Cực Lạc và thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ.

Năm niệm môn là những gì?1.

lễ bái2.

tán thán3.

phát nguyện4.

quán sát5.

hồi hướngTại sao phải lễ bái? Đó là vì muốn bày tỏ ý nguyện vãng sinh về cõi nước kia, hành giả phải nên với thân nghiệp lễ bái Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri.Tại sao phải tán thán? Đó là vì muốn tu hành tương ứng như thật, hành giả phải nên với ngữ nghiệp tán thán, xưng danh hiệu của Như Lai kia.

Đó là vì danh hiệu của Như Lai kia mang ý nghĩa giống như quang minh và tướng trí tuệ của Ngài.Tại sao phải phát nguyện? Đó là vì muốn tu Chỉ như thật, hành giả phải nên với tâm thường phát nguyện và nhất tâm chuyên niệm, thì tất sẽ vãng sinh về cõi nước Cực Lạc.Tại sao phải quán sát? Đó là vì muốn tu Quán như thật, hành giả phải nên quán sát với trí tuệ cùng chính niệm.

Quán sát có ba điều.

Ba điều đó là những gì?1.

Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia.2.

Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật Vô Lượng Thọ.3.

Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó.Tại sao phải hồi hướng? Đó là vì muốn thành tựu tâm đại bi, hành giả không bao giờ bỏ mặc cho hết thảy chúng sinh bị khổ não.

Tâm của hành giả nên thường vì họ mà phát nguyện hồi hướng.☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM Ở CÕI NƯỚC CỦA ĐỨC PHẬT KIA]Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia thế nào? Công đức trang nghiêm ở quốc độ của Đức Phật kia thành tựu do sức chẳng thể nghĩ bàn, như là tính của bảo châu như ý, tương tự như vậy nhưng khác.

Phàm ai muốn quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia thì có 17 loại cần nên biết.

17 loại đó là những gì?1.

Công đức thanh tịnh thành tựu.2.

Công đức đo lường thành tựu.3.

Công đức tính thành tựu.4.

Công đức hình tướng thành tựu.5.

Công đức mọi sự thành tựu.6.


Công đức màu sắc vi diệu thành tựu.7.

Công đức xúc chạm thành tựu.8.

Công đức trang nghiêm thành tựu.9.

Công đức mưa thành tựu.10.

Công đức quang minh thành tựu.11.

Công đức diệu âm thành tựu.12.

Công đức chủ thành tựu.13.

Công đức quyến thuộc thành tựu.14.

Công đức thọ dụng thành tựu.15.

Công đức không có các nạn thành tựu.16.

Công đức đại nghĩa môn thành tựu.17.

Công đức của hết thảy điều cầu mong thành tựu.[1] Công đức thanh tịnh thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Quán tưởng thật tướng thế giới kiaVượt hơn sáu đường trong ba cõi”[2] Công đức đo lường thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Cứu cánh bao la như hư khôngQuảng đại rộng lớn vô biên tế”[3] Công đức tính thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Sinh từ Chính Đạo đại từ biVà từ thiện căn xuất thế gian”[4] Công đức hình tướng thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Thanh tịnh trong sáng viên mãn túcNhư là gương sáng vầng nhật nguyệt”[5] Công đức mọi sự thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Thể tính làm bằng các trân bảoĐầy đủ trang nghiêm vi diệu kỳ”[6] Công đức màu sắc vi diệu thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Rực rỡ vô cấu ánh quang minhThanh tịnh chiếu sáng soi thế gian”[7] Công đức xúc chạm thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Bảo tính ví như cỏ công đứcNhu nhuyễn mềm mại trái phải xoayPhàm ai chạm vào được an vuiCỏ mềm nhu nhuyễn còn kém xa”[8] Công đức trang nghiêm thành tựu có ba thứ cần nên biết.

Những gì là ba?1.

nước2.

đất3.

hư khôngNước trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:”Nơi ấy có nghìn muôn vạn loạiHoa báu trùm khắp ao suối nướcGió thổi lay động hoa và láÁng sáng xen kẽ len lỏi xoay”Đất trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:”Có những cung điện cùng lầu cácThấy tận mười phương không chướng ngạiNhiều thứ cây lạ phóng sắc quangChâu báu lan can bao quanh khắp”Hư không trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:”Lại có vô lượng các lưới báuQuấn trùm giăng bủa khắp hư khôngPhát ra đủ mọi tiếng chuông vangĐều là tuyên thuyết diệu Pháp âm”[9] Công đức mưa thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Mưa xuống hoa y dùng trang nghiêmVô lượng hương thơm xông khắp nơi”[10] Công đức quang minh thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Phật trí trong sáng như mặt trờiDiệt trừ si ám của thế gian”[11] Công đức diệu âm thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Phạm âm thanh ngữ rộng vang xaVi diệu nghe đến thấu mười phương”[12] Công đức chủ thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Chính Đẳng Chính Giác Vô Lượng ThọKhéo làm Pháp Vương ở nơi đó”[13] Công đức quyến thuộc thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Thánh chúng thanh tịnh Như Lai kiaHoa sen hóa sinh từ chính giác”[14] Công đức thọ dụng thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Yêu mến vui thích Phật Pháp vịChính định thiền duyệt làm thức ăn”[15] Công đức không có các nạn thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Thân tâm phiền não vĩnh dứt trừThường luôn thọ vui chẳng gián đoạn”[16] Công đức đại nghĩa môn thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Do bởi căn lành nơi Đại ThừaBình đẳng không có tên khinh miệtChẳng ai sinh về làm thân nữCùng theo Nhị Thừa hay khuyết căn”Phàm ai vãng sinh tịnh độ, quả báo của họ là xa lìa hai loại khinh miệt:1.

thân2.

danh xưngCó ba khuyết điểm về thân:1.

hàng Nhị Thừa2.

nữ nhân3.

người với căn không hoàn chỉnhKhông có ba khuyết điểm này thì gọi là Viễn Ly Thân Khinh Miệt.


Ba danh xưng: hàng Nhị Thừa, nữ nhân và người với căn không hoàn chỉnh, ở cõi nước kia cũng chẳng có ba loại thân đó, hà huống là nghe tên của chúng.

Đây gọi là Viễn Ly Danh Xưng Khinh Miệt.

Tất cả thánh chúng ở đó đều bình đẳng và đồng một tướng.[17] Công đức của hết thảy điều cầu mong thành tựu được diễn tả trong câu kệ:”Tất cả chúng sinh cõi nước ấyHết thảy sở nguyện đều mãn túc”Đây là phần lược thuyết về 17 loại công đức trang nghiêm nơi quốc độ của Đức Phật Vô Lượng Thọ.

Những công đức này biểu thị cho Như Lai kia thành tựu sức đại công đức tự lợi lợi tha.

Phật độ trang nghiêm của Đức Phật Vô Lượng Thọ kia là cảnh giới vi diệu của Chân Lý Cứu Cánh.

Tổng quát của đoạn đầu và 16 đoạn kế tiếp với từng đặc điểm riêng đã thứ tự giải thích và cần nên biết.☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ]Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu có tám thứ cần nên biết.

Những gì là tám?1.

tòa sen trang nghiêm2.

thân tướng trang nghiêm3.

lời nói trang nghiêm4.

tâm ý trang nghiêm5.

thánh chúng trang nghiêm6.

thượng thủ trang nghiêm7.

Pháp Chủ trang nghiêm8.

bất hư tác trụ trì trang nghiêm[1] Tòa sen trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Vi diệu thanh tịnh đài hoa senTrang nghiêm vô lượng đại bảo vương”[2] Thân tướng trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Tướng hảo quang minh chiếu một tầmSắc tướng siêu tuyệt các chúng sinh”[3] Lời nói trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Phạm âm vi diệu Như Lai kiaTiếng vang nghe tận đến mười phương”[4] Tâm ý trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Đất nước gió lửa cùng hư khôngTất cả đều đồng vô phân biệt”Vô phân biệt nghĩa là Ngài không khởi tâm phân biệt.[5] Thánh chúng trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Trời người thánh chúng trụ bất độngThanh tịnh từ biển trí tuệ sinh”[6] Thượng thủ trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Như Diệu Cao Sơn vua của núiThù thắng vi diệu không ai bằng”[7] Pháp Chủ trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Trời người đầy đủ tướng trượng phuCung kính vây quanh chiêm ngưỡng Ngài”[8] Bất hư tác trụ trì trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng:”Do sức bổn nguyện Đức Phật kiaNhững ai gặp được sẽ chẳng uổngSẽ giúp khiến họ chóng viên mãnVô lượng công đức biển báu lớn”Những Bồ-tát nào chưa được tâm thanh tịnh, nhưng khi thấy Đức Phật kia, thì cuối cùng sẽ được Pháp thân bình đẳng, y như chư Bồ-tát với tâm thanh tịnh không khác.

Còn chư Bồ-tát nào đã được tâm thanh tịnh cùng chư Bồ-tát ở Địa cao hơn, thì cứu cánh sẽ đắc tịch diệt bình đẳng.Nên biết, đây là phần lược thuyết của tám đoạn kệ theo thứ tự để biểu thị cho Như Lai kia thành tựu công đức trang nghiêm tự lợi lợi tha.☸ [QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CHƯ BỒ-TÁT NƠI ĐÓ]Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó thành tựu có bốn sự trong việc tu hành chân chính và cần nên biết.

Những gì là bốn?1.

Thân ở trong một Phật độ, chẳng dao chẳng động mà có thể ứng hóa đủ mọi thân biến khắp các cõi nước trong mười phương, như thật tu hành và thường làm Phật sự.

Họ khai đạo cho các chúng sinh, ví như hoa đã trồi lên khỏi bùn dơ.Kệ rằng:”Cõi nước Cực Lạc thanh tịnh diệuVô cấu Pháp luân thường lăn chuyểnHóa Phật Bồ-tát tựa mặt trờiKiên cố trụ vững như Diệu Cao”2.

Các ứng thân và hóa thân kia ở tất cả thời, chẳng trước chẳng sau, với nhất tâm nhất niệm, phóng đại quang minh và đều có thể đến khắp các thế giới trong mười phương, giáo hóa chúng sinh.


Họ dùng đủ mọi phương tiện, tu hành cùng việc làm để diệt trừ hết thảy khổ ách của chúng sinh.Kệ rằng:”Ánh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơMột niệm bao gồm tất cả thờiChiếu khắp hết thảy chư Phật hộiLợi ích an vui các chúng sinh”3.

Các ngài chiếu hiện đại chúng trong Pháp hội của chư Phật ở tất cả thế giới mà không bao giờ ngoại lệ, quảng đại vô lượng, cung kính cúng dường và tán thán chư Phật Như Lai.Kệ rằng:”Mưa xuống hoa y âm nhạc trờiHương thơm vi diệu để cúng dườngTán thán công đức của chư PhậtChẳng hề có chút tâm phân biệt”4.

Ở tất cả các thế giới trong mười phương mà những nơi nào không có Tam Bảo, họ an trụ trang nghiêm nơi đó với công đức đại hải của Phật Pháp Tăng bảo, cùng hiển thị rộng khắp, khiến cho hết thảy đều hiểu Đạo và như thật tu hành.Kệ rằng:”Những thế giới nào mà không cóTam Bảo công đức Phật Pháp TăngHọ đều nguyện sẽ vãng sinh đếnHiển thị Phật Pháp như Thế Tôn”☸ [HỢP NHẬP TẤT CẢ CÔNG ĐỨC THÀNH MỘT TỪ PHÁP CÚ]Như đã nói ở trên, hành giả nên quán sát công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật Vô Lượng Thọ, và quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-tát nơi đó.

Quán sát ba điều trang nghiêm thành tựu này để làm cho tâm phát khởi nguyện sinh về cõi nước kia.

Bây giờ sẽ hợp nhập tất cả công đức đó thành một từ Pháp cú.

Một từ Pháp cú này gọi là Thanh Tịnh.

Hai chữ thanh tịnh nói lên trí tuệ chân thật và vô vi của Pháp thân.

Nên biết, thanh tịnh này có hai ý nghĩa.

Hai ý nghĩa đó là những gì?1.

Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh2.

Chúng Sinh Thế Gian Thanh TịnhY Báo Thế Gian Thanh Tịnh tức là 17 loại công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, như đã lược nói ở trên.

Đây gọi là Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh.Chúng Sinh Thế Gian Thanh Tịnh tức là tám thứ công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật kia và bốn sự công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-tát nơi đó, như đã lược nói ở trên.

Đây gọi là Chúng Sinh Thế Gian Thanh Tịnh.Như vậy nên biết, một từ Pháp cú Thanh Tịnh này tổng nhiếp hai ý nghĩa đó.☸ [BỒ-TÁT THÀNH TỰU THIỆN XẢO PHƯƠNG TIỆN CỦA HỒI HƯỚNG]Chư Bồ-tát nào tu hành sâu rộng hay sơ lược về Chỉ Quán thì sẽ thành tựu tâm nhu nhuyễn và sẽ biết như thật các pháp, tùy theo sự tu tập sâu rộng hay sơ lược của mình.

Như vậy họ sẽ thành tựu thiện xảo phương tiện của hồi hướng.Bồ-tát dùng thiện xảo phương tiện của hồi hướng như thế nào? Bồ-tát hồi hướng tất cả công đức thiện căn đã tích tập tu hành từ niệm môn lễ bái và những niệm môn khác.

Bồ-tát chẳng mong sự an vui vĩnh viễn cho chính mình, mà chỉ vì muốn bạt trừ hết thảy khổ ách cho chúng sinh.

Bồ-tát nguyện làm như thế để nhiếp thủ tất cả chúng sinh và đều sẽ đồng vãng sinh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật kia.

Đây gọi là Bồ-tát Thành Tựu Thiện Xảo Phương Tiện của Hồi Hướng.Bồ-tát như thế khéo biết và thành tựu hồi hướng công đức, họ sẽ xa lìa các pháp trái nghịch với ba môn tuệ giác.

Ba môn tuệ giác là những gì?1.

Y Theo Môn Trí Tuệ, Bồ-tát chẳng mong sự an vui cho riêng mình bởi vì tâm họ xa lìa sự tham trước vào tự thân.2.

Y Theo Môn Từ Bi, Bồ-tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sinh bởi vì tâm họ xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sinh.3.

Y Theo Môn Phương Tiện, Bồ-tát thương xót tất cả chúng sinh bởi vì tâm họ xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân.Đây gọi là Viễn Ly Các Pháp Trái Nghịch Ba Môn Tuệ Giác.Bồ-tát xa lìa các pháp trái nghịch ba môn tuệ giác như vậy, thì sẽ được đầy đủ ba Pháp môn tùy thuận tuệ giác.

Những gì là ba?1.

Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, bởi vì Bồ-tát chẳng mong sự an vui cho riêng mình.2.

Tâm Thanh Tịnh An Lạc, bởi vì Bồ-tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sinh.3.


Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích, bởi vì Bồ-tát nhiếp thủ tất cả chúng sinh khiến họ vãng sinh về cõi nước kia để chứng đắc đại giác.Nên biết, đây gọi là Đầy Đủ Ba Pháp Môn Tùy Thuận Tuệ Giác.☸ [ĐƯỢC VÃNG SINH DO TÙY THUẬN NĂM PHÁP MÔN]Trí tuệ, từ bi, và phương tiện là ba môn tuệ giác đã nói ở trên.

Nên biết, ba môn đó dẫn đến diệu tuệ, còn diệu tuệ hiển thị phương tiện.Tâm xa lìa sự tham trước vào tự thân, tâm xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sinh và tâm xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân là ba Pháp đã nói ở trên.

Nên biết, ba Pháp đó giúp hành giả xa lìa chướng ngại để được Đạo tâm.Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, Tâm Thanh Tịnh An Lạc, và Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích là ba tâm đã nói ở trên.

Nên biết, ba tâm đó hợp thành một để thành tựu Thù Thắng Diệu Lạc Chân Tâm.Bồ-tát với tâm trí tuệ, tâm phương tiện, tâm không chướng ngại, và tâm chân thật thù thắng như vậy, sẽ vãng sinh về cõi Phật thanh tịnh.

Nên biết, đây gọi là Đại Bồ-tát Tùy Thuận Năm Pháp Môn, nên được thành tựu việc làm tùy ý và tự tại, như đã nói ở trên.

Tùy thuận năm Pháp môn đó, Bồ-tát thành tựu được thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, và phương tiện trí nghiệp.☸ [NĂM THÀNH TỰU MÔN]Lại có năm môn khác mà hành giả có thể dần dần thứ tự thành tựu năm công đức.

Năm môn này là những gì?1.

Thân Cận Môn2.

Đại Hội Thánh Chúng Môn3.

Xá Trạch Môn4.

Cư Ốc Môn5.

Viên Lâm Du Hí Địa MônKhi đã đạt bốn môn đầu, hành giả thành tựu Nhập Công Đức.

Đến môn thứ năm, hành giả thành tựu Xuất Công Đức.Hành giả vào môn thứ nhất là do lễ bái Đức Phật Vô Lượng Thọ, thì sẽ được vãng sinh về cõi nước kia.

Bởi được vãng sinh đến Thế giới Cực Lạc nên đây gọi là Vào Thân Cận Môn, là môn thứ nhất.Hành giả vào môn thứ nhì là do tán thán Đức Phật Vô Lượng Thọ, xưng danh hiệu của Như Lai kia cùng tùy thuận ý nghĩa của danh hiệu Ngài và nương theo ánh quang minh của Như Lai kia.

Bởi tưởng niệm tu hành nên được vào trong đại hội thánh chúng.

Đây gọi là Vào Đại Hội Thánh Chúng Môn, là môn thứ nhì.Hành giả vào môn thứ ba là do nhất tâm chuyên niệm và phát nguyện vãng sinh về nơi đó.

Do bởi tu Chỉ và các chính định tịch tĩnh nên được vào Thế giới Liên Hoa Tạng.

Đây gọi là Vào Xá Trạch Môn, là môn thứ ba.Hành giả vào môn thứ tư là do chuyên niệm quán sát những sự vi diệu trang nghiêm ở cõi nước kia.

Bởi tu Quán nên đến được nơi đó và thọ hưởng đủ mọi Pháp vị an vui.

Đây gọi là Vào Cư Ốc Môn, là môn thứ tư.Hành giả rời môn thứ năm với lòng đại từ bi là do quán sát hết thảy khổ não của chúng sinh, nên hiện ra ứng hóa thân cùng thần thông du hí để vào lại trong vườn sinh tử của rừng phiền não.

Bồ-tát đến Địa giáo hóa là do dùng sức bổn nguyện mà hồi hướng.

Đây gọi là Rời Viên Lâm Du Hí Địa Môn, là môn thứ năm.Nên biết, Bồ-tát vào bốn môn đầu là sự thành tựu của tự lợi.

Bồ-tát rời môn thứ năm là sự thành tựu của lợi tha.

Nên biết, Bồ-tát nào như vậy, khéo tu hành năm môn này để tự lợi lợi tha, họ sẽ được nhanh thành tựu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Luận Kinh Vô Lượng ThọTrước tác: Thế Thân Bồ-tátDịch sang cổ văn: Pháp sư Giác Ái ở Thế Kỷ 5-6Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 27/10/2010 ◊ Cập nhật: 11/7/2021.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.