Đại Đường Tửu Đồ

Chương 23: Ẩm trung tam tiên ca (3)


Đọc truyện Đại Đường Tửu Đồ – Chương 23: Ẩm trung tam tiên ca (3)

Hai người nắm tay nhau nhìn vào bài thơ Hành Lộ Nan như rồng bay phượng múa trên bức tường, trong lòng đều rất yêu thích. Lý Bạch đang suy nghĩ về con đường phía trước của mình. Mà Tiêu Duệ lại đang thầm than Lý Bạch thi tài tuyệt thế, nhưng con đường làm quan lại muôn vàn gian nan. Lần đầu tiên đến Trường An buồn bực mà đi. Lần thứ hai mặc dù được Lý Long Cơ truyền gọi, tôn sùng làm Hàn lâm học sĩ, nhưng bởi vì tính tình phóng túng, tuy có tài học nhưng không thoát được cảnh nghèo túng thê lương. Cuối cùng, chết với cả đời thất bại.

Hai người đang kích động thì thấy Đỗ Phủ phiêu nhiên đi vào. Thấy hai người như vậy cũng nhìn lên bức tường. Vừa đọc bài Hành Lộ Nan, Đỗ Phủ không khỏi cười nói:

– Thái Bạch huynh, Tử Trường, hai người các ngươi thật cao hứng, bài thơ thật hay.

– Tử Mỹ huynh.

Tiêu Duệ quay đầu cười thi lễ với Đỗ Phủ. Lý Bạch hành sự luôn không câu lệ tiểu tiết. Nhưng Đỗ Phủ này lại rất quy củ, trước mặt hắn, Tiêu Duệ vẫn cung kính giữ lễ.

Đỗ Phủ hoàn lễ:

– Trong bụng Tử Trường lão đệ cũng thật là có châu ngọc. Thái Bạch huynh làm ra kiệt tác. Tử Trường lão đệ sao không có nhã hứng làm một bài thi phú.

Tiêu Duệ ngẩn ra, chợt giật mình. Lời nói này của đối phương có ý thử. Hắn và hai người Lý Đỗ dùng rượu mà quen nhau, lấy rượu làm vui. Nhưng Đỗ Phủ dù sao cũng là tài tử đương thời tài cao bắc đẩu, trong lòng rất cao ngạo. Nếu như Tiêu Duệ chỉ là một tửu đồ phẩm rượu và làm rượu xuất chúng, nói không chừng Đỗ Phủ sẽ dần dần kính trọng nhưng giữ khoảng cách với hắn.

Trong lòng Tiêu Duệ hiểu rõ, nhìn sang thấy Lý Bạch cũng đang rất chờ mong, không khỏi cười khổ trong lòng. Thoạt nhìn Đại Đường thịnh thế với thi họa ca vũ túy tửu, phán đoán một người có tài hay không trước hết dựa vào thơ phú. Có làm được một bài thơ hay hay không, sẽ được vào cánh cửa xã hội thượng lưu không. Cũng may, hắn là một người xuyên việt trải qua lịch sử ngàn năm.

Cười cười, hắn từ từ uống cạn chén rượu trong tay, từ trên bàn cầm lấy chiếc bút lông, đối mặt với bức tường trắng bóng, ra vẻ trầm ngâm.

– Ẩm nhân bất ẩm tửu, chánh tự khả ẩm tuyền. Ẩm tửu bất ẩm nhân, đồ cô tòng kích tiên. Tửu như dĩ nhân phế, mỹ lộc hà phụ yên. Ngã tri trích tiên nhân, bả tửu tố tâm ngôn. Tử mỹ hà vật nhân? Diệc phục vi đào nhiên. Kiêm vong vật dữ ngã, tam nhân hiệu tiên hiền.

(Dịch kém, mong nhận được góp ý của các bạn):

Uống người không uống rượu

Có thể uống cả suối

Uống rượu không uống người


Ác nhân sẽ đánh tiên

Uống như quên gan ruột

Ngon ngọt ai biết đâu

Ta biết Trích Tiên Nhân (chỉ Lý Bạch)

Nâng chén thay lời nói

Còn ai yêu thích hơn?

Cùng nhau chung vui sướng

Cùng quên vật và ta

Ba người học tiên hiền)

Tiêu Duệ hạ bút, nhìn lướt qua câu thơ hành văn lưu loát mình viết, âm thầm lắc đầu thầm nghĩ thư pháp còn phải tiếp tục luyện. So với chữ viết như rồng bay phượng múa của Lý Bạch bên cạnh, chữ viết của mình có chút cứng ngắc. Chẳng qua tốt xấu gì cũng có thể xem được, không quá khó coi.

– Ẩm nhân bất ẩm tửu, chánh tự khả ẩm tuyền. Ẩm tửu bất ẩm nhân, đồ cô tòng kích tiên.

Đỗ Phủ ngâm lên, không khỏi vỗ tay khen ngợi:

– Tử Trường lão đệ không hổ là thánh đồ trong rượu, câu thơ ẩn chứa thiên cơ, không biết người uống rượu có thể hiểu được không? Tuyệt vời, tuyệt vời.

– Hay cho câu “Kiêm vong vật dữ ngã, tam nhân hiệu tiên hiền”.


Lý Bạch ngâm lên, quay đầu nhìn tán thưởng Tiêu Duệ, cũng khen:

– Tử Mỹ, thi tài của Tử Trường mẫn tiệp, trong lòng có linh cơ, sợ rằng không kém huynh và ta. Tốt lắm, ba người chúng ta hôm nay gặp nhau, cũng là một việc trọng đại. Tử Trường lão đệ, lấy rượu ra để ba người chúng ta noi theo các bậc tiền bối uống cùng tri kỷ.

Tiêu Duệ mừng rỡ, vội vàng gọi tiểu nhị ra hậu viện lấy ra hơn mười hồ lô Thanh Hương Ngọc Dịch. Đỗ Phủ cười ha hả:

– Thái Bạch huynh. Huynh đề nghị như vậy lại muốn làm cho Tử Trường lão đệ tốn không ít. Bây giờ tửu đồ tân nhưỡng là rượu ngon đắt giá nhất thành Lạc Dương. Ba người chúng ta xa xỉ như vậy, chẳng phải là làm tửu khách Lạc Dương tức chết sao.

… ….

… ….

Một phen chè chén thỏa sức. Lý Bạch và Tiêu Duệ tự nhiên không cần nói, vẻ mặt vui mừng nâng cốc đối ẩm, càng cảm thấy tri âm. Mà Đỗ Phủ luôn luôn bình tĩnh, trên mặt cũng có thêm vài phần phóng đãng. Hắn bỗng nhiên bỏ chén rượu chân cao đặc biệt của Vương gia tửu quán, đứng dậy cười to:

– Thái Bạch huynh, Tử Trường, hôm nay gặp nhau thật vui vẻ. Tử Mỹ bất tài, cũng có một bài thơ phụng hồi.

Khi Đỗ Phủ say khướt đi đến trước bức tường, dưới đề nghị của Lý Bạch và Tiêu Duệ liền viết xuống bên cạnh năm chữ hùng hồn: “Ẩm trung tam tiên ca” Tiêu Duệ đột nhiên cả kinh. Bài thơ “Ẩm trung bát tiên ca” nổi danh đời sau của Đỗ Phủ, nhưng hôm nay lại viết là “Ẩm trung tam tiên ca”…

– Tri Chương kỵ mã tự thừa thuyền,

nhãn hoa lạc tỉnh thủy để miên.

Ẩm như trường kình hấp bách xuyên,

hàm bôi nhạc thánh bất tị hiền;

Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên,


chấp bút trượng kiếm tửu gia miên,

hành nhân tửu khách hà tu vấn,

cha gia bổn thị tửu trung tiên;

Tử Trường ngọc thụ lâm phong tiền,

phẩm tửu cổ phong tửu thánh truyện,

cử thương huy hào vọng thanh thiên,

trác nhiên bất quần mỹ thiếu niên.

(Dịch kém, mong nhận được góp ý của các bạn:

Tri Chương cưỡi ngựa tựa đi thuyền

Mắt rơi giếng nước ngủ say êm

Uống như kình hết nước trăm sông

Miệng lè nhè nói ta hiền thánh

Lý Bạch trăm thơ một chén thôi

Bút như trượng kiếm êm say ngủ

Người đi tửu khách đâu cần hỏi

Chúng ta đây là tiên say rượu


Tử Trường cây ngọc rung trước gió

Tửu thánh phẩm tửu giỏi cổ phong (phong tục cổ)

Nâng bầu múa bút tận trời xanh

Mỹ thiếu niên lỗi lạc, xuất chúng)

Ngâm hết bài thơ, Đỗ Phủ cất tiếng cười to, thản nhiên thu bút lông lại, quay lại chỗ ngồi.

Tiêu Duệ sau khi ngồi xuống, nhỏ giọng than thở, bài “Ẩm trung tam tiên ca” ngang trời xuất thế có nhiều điểm tương tự bài “Ẩm trung bát tiên ca” đã được nghe nhiều lần nên thuộc, trong lòng cảm khái, tâm trạng kích động. Đây là điều mà Lý Bạch và Đỗ Phủ đang ngồi cạnh không thể nào hiểu được.

Thịnh Đường phong hoa, trong rượu phóng ca, nâng chén đối ẩm, tri âm tri kỷ. Hôm nay ba người gặp nhau, ba bài thơ trên vách. Bắt đầu từ hôm nay về sau, đại danh tửu đồ Tiêu Duệ sẽ truyền khắp thiên hạ Đại Đường. Hắn tin rằng, bắt đầu từ hôm nay, Tiêu Duệ ăn chơi trác táng đã hoàn toàn tan thành mây khói.

… ….

… ….

Lúc hoàng hôn, tiễn bước hai người Lý Đỗ, Tiêu Duệ định vào hậu viện nghỉ ngơi, nhưng lại thấy Tiêu Nguyệt vẻ mặt vui mừng đi tới.

– Tử Trường, tỷ tỷ hôm nay thật cao hứng…

Nói chưa được hai câu, lệ lại có dấu hiệu xuất hiện trên khuôn mặt xinh đẹp của nàng. Tiêu Duệ cả kinh vội vàng cười nói:

– Tỷ, tỷ sao vậy?

Tiêu Nguyệt tính tình ôn nhu, mấy ngày nay sự quan tâm chăm sóc của nàng làm cho Tiêu Duệ rất cảm động. Dù là một ngày ba bữa, hoặc là ăn, mặc, ở, đi lại, tỷ tỷ như từ mẫu đều nghĩ đến hắn trước, chiếu cố hắn. Thậm chí không thấy Tiêu Duệ một lát, nàng đã cảm thấy lo lắng mất ngủ. Mọi thứ của Tiêu Nguyệt đều rất tốt, chỉ có điều rất dễ khóc, động một tí là hai hàng lệ rơi xuống. Vừa thấy nàng đưa tay lên gạt lệ, Tiêu Duệ bắt đầu hoảng hốt.

– Tử Trường, có thể kết giao với hai vị đại tài tử Lý Bạch và Đỗ Phủ là phúc khí của đệ. Nhìn ba người uống rượu ngâm thơ với nhau, tỷ tỷ rất cao hứng. Cha mẹ dưới suối vàng có biết, nhất định sẽ rất vui.

Tiêu Nguyệt khẽ dụi mắt, chỉ vào ba bài thơ hoặc là hào phóng, hoặc là lịch lãm, hoặc là hùng hồn, hưng phấn đến độ tay khẽ run lên.

Tài thơ của hai người Lý Đỗ không cần phải nói, nhưng Tiêu Duệ có thể ngay tại chỗ sáng tác, Tiêu Nguyệt thấy không hề thua kém gì Lý Đỗ. Đệ đệ lang thang nhiều năm của mình vừa quay đầu lại đã nổi danh thiên hạ, có thể lấy lại uy danh của gia đình. Điều này sao không làm vị Thiên kim tiểu thư bị sa sút của phủ Thừa tướng kích động chứ?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.