Đọc truyện Đại Đường Tiểu Lang Trung – Chương 32: Gà trống nuôi con
Trước khi ăn cơm Tả Thiếu Dương lấy con sóc ở trong lòng ra, con sóc đói kêu chít chít loạn cả lên, nữ nhân luôn thích con vật bé nhỏ đáng yêu, Hồi Hương thích thú hỏi: – Đệ đệ, bắt sóc non làm gì, kiếm con thỏ hoang có phải vui không?
– Người ta tặng đệ, nuôi chơi.
Hồi Hương cười trêu: – Đệ bị ngốc à, nhà mình còn chẳng đủ ăn lại nuôi chơi.
– Nó thì ăn được bao nhiêu chứ, hơn nữa lại không ăn lương thực, chỉ ăn mấy thứ quả như thông, dẻ gì đó. Tả Thiếu Dương lấy quả thông hái trên đường ra, dùng chạy đập vỏ, lấy nhân đút cho con sóc.
Con sóc mới sinh chưa lâu, mắt nửa nhắm nửa mở, mũi ngửi thấy mùi thức ăn liền lóng ngóng lấy chân trước ôm nhân quả, nhưng không biết cách đưa vào miệng, lúng ta lúng túng trông vô cùng tức cười.
– Ăn đi nhóc. Tả Thiếu Dương đưa nhân quả tới bên miệng nó, nhưng nó vẫn không chịu ăn: – Mày làm sao thế, ăn đi chứ, măm măm nào, hay mày không thích ăn quả thông?
– Đồ ngốc, vậy mà đòi nuôi nó. Hồi Hương ngồi nhìn đệ đệ vất vả làm “gà trống nuôi con” một hồi mới chịu lên tiếng: – Mắt nó còn chưa mở chứng tỏ vẫn phải bú sữa, chưa ăn được mấy thứ quả này đâu.
– Bú sữa? Tả Thiếu Dương hiểu ra: – Nhưng mà sóc mẹ bị chồn cắn chết rồi, lấy đâu sữa cho nó bú bây giờ.
– Thì kiếm sữa khác, ví như sữa chó mèo gì đó ấy.
Tả Thiếu Dương vỗ tay: – Phải rồi, ý này hay, trước kia đệ nghe kể chuyện hổ con sinh ra không có mẹ, nhân viên sở thú kiếm chó mẹ cho hổ con bú.
– Nhân viên sở thú là cái gì?
Cái này không cách nào giải thích rồi, Tả Thiểu Dương phải lảng đi: – Tỷ tỷ, nhà ai có chó mèo mới sinh?
– Làm sao tỷ biết, mà quanh đây hình như chẳng có đâu, đã bảo người ăn còn chưa đủ lấy đâu ra nuôi chó với chả nuôi mèo.
– Vậy thì phải làm sao? Tả Thiếu Dương nhìn con sóc không ngừng chóp chép cái miệng, bụng thì dẹp lép, chắc chắn đối lắm rồi, càng lo lắng: – Nó còn nhỏ quá, chỉ có thể ăn sữa, không có sữa làm sao?
Lương thị góp lời: – Hay còn nghiền nhân quả thông ra cho nó uống.
– Mẹ nói đúng. Tả Thiếu Dương nhờ tỷ tỷ trông con sóc rồi chạy như bay vào phòng chế thuốc, công cụ không thiếu gì, cho nên thoáng cái đã nghiền được một đống bột, cho ít nước vào thế là thành “sữa thông”.
Tả Quý ngồi nghe hai tỷ đệ nói chuyện nãy giờ, lẩm bẩm cái gì đó giống như “trẻ con”, không thèm xen vào.
Cầm cái chén nhỏ ra, nhưng con sóc không biết uống, có lẽ không phải mùi sữa, Tả Thiếu Dương lấy thìa múc đổ vào miệng nó, nhưng chỉ vào được một phần nhỏ, đa phần theo mồm con sóc chảy cả ra ngoài, con sóc liềm môi kêu chít chít liên hồi, có vẻ gấp lắm.
– Làm thế không được, đúng là nam nhân vụng về không biết chăm con, để cho tỷ. Hồi Hương trông mà ngứa mắt, đi vào bếp lấy một cọng hành, bóp hai đầu, hút ít nước ép, sau đó lấy ngón tay bịt một đầu, đầu kia cho vào miệng con sóc, từ từ thả tay ra, nước cứ thế chảy vào mồm nó, không để sót giọt nào.
Tả Thiếu Dương khen không ngớt: – Tỷ, biện pháp này thật là tuyệt với, tỷ tỷ số một, để đệ làm tiếp.
Hồi Hương liền nhường chỗ, chỉ thoáng cái là hết cốc nước ép, con sóc nhỏ cũng quen nhanh, mút nước càng lúc càng điêu luyện, thế là Tả Thiếu Dương đem toàn bộ thông nhặt được nghiền nước, cho con sóc uống, nó cũng tham, uống hết sạch, sau đó ôm cái bụng tròn xoe cuộn người ngủ khì.
Trong lúc đó Hồi Hương cũng kiếm một cái hộp, lấy rơm khô, vải vụn lót vào làm cái ổ, đặt con sóc vào trong đó, rất vừa vặn, nàng thích thú vuốt ve bộ lông tơ mềm mại của nó.
– Xong chưa nào, làm mẹ hai đứa bé rồi mà như trẻ con ấy. Lương thị cười gọi: – Ăn cơm thôi.
Hiển nhiên gọi là ăn cơm chứ làm gì có cơm, vẫn là món “truyền thống”, bánh bao đen cùng với canh và dưa chua.
Hồi Hương bảo với Lương thị: – Mẹ, hôm nay là 28 rồi đấy, “hai bảy rửa bệnh tật, hai tám rửa cáu ghét”, lát nữa đừng quên tắm nước nóng.
Đây là truyền thống lễ chế từ thời Thương Chu, trước kia là tắm ba ngày 26, 27, 28, tắm rửa để xua đi bệnh tật không may trong năm, đón năm mới, về sau chỉ còn hai ngày, không rõ vì sao.
– Nhớ, nước lá đã đun từ chiều rồi, mẹ đun nhiều đấy, ăm cơm xong con cũng tắm một cái hẵng về?
– Thôi ạ, cả nhà còn đang đợi con về kìa, về nhà dọn dẹp rồi con mới tắm.
Trong nhà bếp có cái thùng gỗ cao lớn cao bằng nửa người dùng để tắm rửa, Tả Thiếu Dương nhất quyết bảo cha mẹ tắm trước, sau đó còn một mình mới ngâm nước nóng thỏa thuê.
Đầu tiên là cởi búi tóc ra, dài thườn thượn tới gần lưng, làm y không quen chút nào, tóc dài thấy nhiều rồi, y rất thích các cô gái mái tóc dài, nhưng tới lượt mình có tóc dài như vậy thì không hay ho chút nào hết, nặng đầu, vướng víu, chỉ muốn cho một nhát kéo cắt sạch luôn, để cái đầu đinh cho sướng, nhưng quan niệm thời này tóc tai máu thịt là do cha mẹ ban cho, dù nam hay nữ cũng không được cắt tóc, thế nên cắt râu tóc là chuyện cực kỳ trọng đại. Trong Tam Quốc có đoạn Tào Tháo để ngựa dẫm lên lúa của người dân, cho nên cắt râu thay đầu bị nhiều người không hiểu lịch sử sau này nói là ông ta làm trò, thực chất đó là sự sỉ nhục cao độ rồi. Nếu Tả Thiếu Dương mà dám cắt tóc thì trăm phần trăm cha y đuổi khỏi nhà, xóa tên khỏi gia phả.
Tóc dài thế này, không có máy sấy, đến lúc ngủ chẳng khô nổi, sao chịu được?
Sờ mái tóc, kết vào rồi, bẩn kinh người, không đụng tới thì thôi đụng tới là lại kích động muốn cắt nghiến đi, không thể cho vào thùng gỗ rồi, nếu không còn ngâm mình quái gì nữa, phải lấy ra chậu nước nóng, sau đó cho đầu vào chậu gội.
Chưa bao giờ có ngày nghĩ rằng chỉ gội cái đầu mà tốn sức như thế, y cúi tới muốn gãy cả lưng, mỏi cả cổ mà còn chưa gội xong, đảnh kiếm cái ghế ngồi lên nghỉ, nghỉ xong lại cúi xuống gội, gội tới ê lưng nhức cổ mới xong, khác gì hành xác, để tóc dài thế làm cái quái gì? Hoặc có lẽ là phòng hờ gặp trường hợp giống Tào Tháo có cái mà cắt, kể cũng hợp lý ra phết, người xưa cũng gian lắm chứ chẳng vừa.
Vừa gội đầu vừa lẩm nhẩm nói xấu người xưa cho hả, cuối cùng cách mạng cũng thành công, Tả Thiếu Dương dùng khăn lau mặt lau khô tóc, múc nước nóng cho vào thùng lớn, chế ít nước lạch, ném sạch y phục nhảy vào, mái tóc dài vắt một bên tránh nước, sau đó khép mắt rên một tiếng khoan khoái.
Ngâm nửa canh giờ, nước hết nhiệt mới ra, tóc cũng khô tương đối rồi, mặc quần áo mang cả ổ sóc lên cầu thang, đặt ở bên gối mình, con sóc từ lúc ăn xong là ngủ một mạch, khẽ sờ đầu nó chúc ngủ ngon, vươn mình một cái, có chăn mới lại tắm nước nóng xong, thật dễ chịu, Tả Thiếu Dương ngủ ngay tắp lự.
Sáng sớm hôm sau, mũi ngưa ngứa, Tả Thiếu Dương nhắm mắt hắt hơi một cái, lờ đờ tỉnh lại, thấy cái đuôi lông lá đặt ngang qua mặt mình, con sóc bị y hắt hơi đánh thức, mở to mắt nhìn y, chẳng thấy lạ.
Tả Thiếu Dương bò ngay dậy, đặt con sóc lên lòng bàn tay: – A, mày mở mắt rồi, mắt thật tròn, giống mắt nàng ấy. Con sóc đáp lại bằng tiếng chít chít.
– Đói rồi phải không? Tả Thiếu Dương lấy trong túi ra quả thông đã đập vỏ đưa nó:
Con sóc mặc dù đã mở mắt, nhưng còn chưa mọc răng, đưa hai móng trước ôm lấy nhân quả thông, thè lưỡi ra liếm liếm, không ăn được, gấp tới độ xoay vòng vòng.
Tả Thiếu Dương cười chảy nước mắt, xoa xoa đầu nó: – Đừng vội, để tao làm xong việc rồi sẽ cho mày ăn.
Đặt con sóc vào trong ổ, vỗ vỗ nó một lúc, đợi nó không rời ổ nữa mới tới bếp, kiếm cái lược gỗ chải tóc, nhưng không biết quấn tóc thế nào, vòng qua vòng lại, toát cả mồ hôi mới cuốn được một cái đống xiêu việu trên đầu, ước chừng trông rất ngu, lấy khăn quấn nó lại, sau đó lấy thùng nước ra bến bên sông.