Cửu Trọng Tử

Chương 58: Tang sự


Đọc truyện Cửu Trọng Tử – Chương 58: Tang sự

Tổ phụ qua đời vào ngày 12 tháng 8.

Trước đó ông vẫn hôn mê bất tỉnh, không để lại một câu di ngôn.

Phụ thân khóc không thể kiềm chế được, người Đông Đậu qua bên này giúp đỡ.

Đậu Chiêu lẳng lặng đứng bên hành lang nghe tiếng khóc của phụ thân, nghĩ đến tổ mẫu.

Ba năm sau tổ mẫu cũng sẽ đi.

Nàng có thể làm gì để tổ mẫu có thể sống lâu hơn chút được không?

Lúc tổ mẫu ra hậu viện tưới dưa thì đột nhiên bị ngã… Tổ mẫu luôn rất khỏe, không ai ngờ…

Vương Ánh Tuyết đi tới, lên giọng ra lệnh Đậu Chiêu:

– Thọ Cô, mấy hôm nay sẽ có rất
nhiều người đến phúng, muội muội con không hiểu chuyện, mẫu thân chỉ có
thể dựa vào con, con giúp mẫu thân lo chuyện bếp núc nhé.

Tang lễ của tổ phụ, thân thích bằng hữu,
hương thân phụ lão đều đến tế bái, nàng ta thấy mấy ngày qua mình làm
việc ổn trọng, sợ đến tang lễ mình lại nổi bật hơn, được mọi người khen
ngợi, về sau càng khó có thể đè ép mình sao?

Đậu Chiêu nhíu mày.

– Mẫu thân?

Nàng dùng ánh mắt soi mói nhìn Vương Ánh Tuyết từ trên xuống dưới:

– Phu nhân có phải bận quá nên hồ đồ rồi không, ngài sửa thành họ Triệu từ khi nào? Tổ phụ vừa đi, ngày
báo tang còn chưa định ra, còn chưa có người đến phúng, có phải phu nhân chưa từng xử lý tang sự nên không hiểu chuyện? Nếu thực sự không hiểu
thì mời tam phu nhân đến giúp đi! Tổ phụ đỗ tiến sĩ, Đậu gia là nhà có
tiếng ở đây, đến lúc đó chắc chắn sẽ có bạn cũ của tổ phụ đến đưa tiễn
tổ phụ đi nốt đoạn đường cuối cùng, nếu để xảy ra chuyện gì chê cười thì Đậu gia sẽ rất mất mặt! Về phần bếp núc, nếu ma ma lo việc bếp núc hiện tại không làm được thì thay người khác đi!

Nói xong nàng gọi Hải Đường:

– Đi gọi Cao Thăng đến đây.

Từ khi Vương Ánh Tuyết phù chính, tổ phụ
mặc kệ chuyện trong nhà, Đậu Chiêu lại ở bên Đông phủ nhiều năm, quản
gia trong phủ dù không phải là người của Vương Ánh Tuyết thì cũng không
dám đắc tội với nàng. Cao Thăng là người của phụ thân, kiếp trước hắn
chỉ trung thành với phụ thân, chỉ cần phụ thân không tỏ ý thì là con gái của phụ thân, Cao Thăng sẽ tôn kính như với phụ thân, tựa như tôn kính
Đậu Minh.

Vương Ánh Tuyết biến sắc, trầm giọng nói:

– Thọ Cô, ta không biết mọi người ở Đông phủ nói gì trước mặt con nhưng dù sao con cũng là người Tây phủ.

Đậu Chiêu cắt lời nàng:

– Phu nhân, tôi thấy có một số

việc phu nhân phải nghĩ cho rõ mới đúng. Tổ phụ vừa mới qua đời, đừng
tưởng trên đầu mình không có ai quản, muốn làm gì thì làm.

Đang nói thì Cao Thăng đến.

Đậu Chiêu dừng đề tài, vừa định nói lại mấy lời Vương Ánh Tuyết vừa nói thì Vương Ánh Tuyết đã vội vàng nói:

– Mấy hôm nay ta bận quá nên hồ đồ, nói chuyện không khỏi có chút nóng nảy, Thọ Cô đừng để trong lòng…

Muốn trách thì chỉ nên trách Vương Ánh Tuyết đen đủi.

Đậu Chiêu còn đang phiền lòng vì chuyện
của tổ mẫu thì lại bị Vương Ánh Tuyết khiêu khích như vậy, còn dám tự
nhận là “mẫu thân” trước mặt nàng, nàng quyết tâm phải xử lý Vương Ánh
Tuyết, cũng mặc kệ Vương Ánh Tuyết lải nhải gì đó, lập tức nói hết lời
mình rồi nói:

– … Phu nhân không có kinh nghiệm quản gia, bây giờ gây trò cười gì chỉ sợ Tây phủ sẽ bị người ta chê
cười cả đời. Người trong nhà ngươi đều rõ, nếu không có ai có thể nhận
được việc này thì cứ ra ngoài tửu lâu bảo người ta làm, huyện Thực Định
không tìm được thì lên châu Thực Định. Người khác biết thì cũng sẽ không nói nhà chúng ta không có người mà chỉ biết rằng nhà chúng ta hiếu
thuận, long trọng đưa tiễn tổ phụ.

Lại nói:

– Bây giờ tối kỵ nhất là nhà cửa
lộn xộn, ngươi nể nang một chút, đầu tiên cứ làm cho xong chuyện rồi
nói, chờ xong việc của tổ phụ rồi nói.

Nàng không biết ở Thực Định có cửa hàng
chuyên lo việc hiếu hỉ hay không nhưng khi nàng còn làm Hầu phu nhân thì kinh thành có rất nhiều cửa hàng như vậy, có một số nhà quy mô còn rất
lớn mạnh.

Cao Thăng đoán được là Vương Ánh Tuyết muốn đánh phủ đầu Đậu Chiêu nhưng đề nghị của Đậu Chiêu lại rất hợp lý.

Khỏi phải nói Thực Định mà cho dù là cả
Bắc Trực cũng không có ai lo liệu tang sự được như vậy. Cái gọi là tang
lễ trọng thể chính là để nhìn vào bản lĩnh và tấm lòng của con cháu. Nếu làm tốt chuyện này thì sẽ càng có lợi cho thanh danh và tiền đồ của
thất gia.

Hắn lập tức đáp:

– Tôi sẽ đi làm chuyện này.

Nói xong quyết đoán xoay người, cũng không thèm nhìn Vương Ánh Tuyết lấy một lần.

Đậu Chiêu cũng rất hài lòng với biểu hiện của hắn, nói lời cảm tạ:

– Cao quản gia tạm dừng bước đã.

Rồi lại hỏi Vương Ánh Tuyết:

– Phu nhân còn chuyện gì không
chắc chắn? Giờ cứ nói ra, tôi và Cao quản gia sẽ cùng giúp phu nhân nghĩ cách. Nếu để đến lúc tổ chức tang lễ lại xảy ra sai lầm gì, lúc đó ngày nào cũng bận tiếp đãi khách khứa, sợ là chúng ta có muốn giúp cũng
không giúp được.


Cao Thăng đứng lại, khom người chờ Vương Ánh Tuyết nói chuyện.

Vương Ánh Tuyết giận đến đau cả tim, mặt lúc trắng, lúc hồng.

Đậu Chiêu cười lạnh nhìn nàng.

Vương Ánh Tuyết chỉ đành nghiến răng nghiến lợi nói:

– Không còn gì nữa!

Đậu Chiêu cười nói:

– Vậy là tốt rồi! Phu nhân đừng để hai ngày nữa lại nghĩ ra chuyện gì cần làm mà chưa làm thì tốt rồi.

Sau đó thoải mái bước đi.

Cao Thăng đương nhiên cũng chẳng đứng lại đây làm gì, vái chào Vương Ánh Tuyết rồi đi tìm tửu lâu có thể bao trọn việc tang lễ.

Vương Ánh Tuyết vịn tay Hồ ma ma, la hét:

– Tức chết ta, tức chết ta!

Hồ ma ma lại lo lắng đến các ma ma khác.

Vì thất gia vẫn không dặn dò chuyện dọn
chính phòng, chuyển đồ của thất phu nhân và tứ tiểu thư đi đâu, lão thái gia cũng không nói gì nên phu nhân không thể tùy tiện chuyển vào. Hơn
nữa Đông phủ vẫn luôn đè ép Tây phủ nên đám ma ma cũng chẳng mấy tôn
kính phu nhân. Khó khăn lắm mới đè ép được bọn họ, giờ tứ tiểu thư lại
làm thế này, có thể lại khiến bọn họ rục rịch chăng?

Nếu có thể để thất gia ra mặt nói chuyện thì tốt rồi!

Bà ta cảm khái trong lòng nhưng miệng lại khuyên Vương Ánh Tuyết:

– Phu nhân, đại cục làm trọng.

– Ta biết. Nhà mẫu thân ta ai đến phúng?

Vương Ánh Tuyết gật đầu, hỏi.

Lúc Đậu Đạc không thể ăn uống nàng đã sai người báo tin cho mẫu thân Vương Hứa thị, hi vọng nhà mẹ đẻ có thể phái người có ích đến phúng viếng, như vậy cũng có lợi cho nàng, giúp nàng
đứng vững ở Đậu gia.

Hồ ma ma thấp giọng nói:

– Lão phu nhân nói để đại gia và đại phu nhân đến.

Vương Ánh Tuyết nhíu nhíu mày, nói:

– Nhị tẩu không đến sao?


Những lúc thế này, chỉ có nhị tẩu Bàng Ngọc Lâu là có thể hiểu được ý nàng.

Hồ ma ma nói:

– Có cần tôi gửi thư cho nhị phu nhân không?

Vương Ánh Tuyết nói “Mau đi đi”, lại thấy một gia đinh đang nhìn xung quanh rồi vội chạy vào sương phòng của Đậu Chiêu.

Vương Ánh Tuyết động lòng, chỉ vào gia đinh kia rồi khẽ nói với Hồ ma ma:

– Bà sai người khôn khéo đi theo dõi tên nô tài kia đi.

Hồ ma ma vâng dạ rồi đi.

Triệu Lương Bích vào sương phòng, nhỏ giọng bẩm:

– Thôi di thái thái đã biết Đậu lão thái gia bị bệnh qua đời, lát nữa bà sẽ đến đây.

Đậu Chiêu ngạc nhiên nói:

– Bên này báo tin cho Thôi di thái thái.

– Không có! Thôi di thái thái nói, không biết là không biết nhưng đã biết thì thế nào cũng phải đến thắp nén nhang…

– Đó là đương nhiên. Nhưng nên
đến thế nào, lúc nào cũng phải chú ý. Bà không cần nhưng trong mắt người khác lại không đơn giản như thế. Ngươi nói với Thôi Thập Tam một tiếng, bảo hắn ngăn Thôi di thái thái lại. Khi nào người Đậu gia đến đón Thôi
di thái thái thì hắn đi cùng bà, người Đậu gia nếu không đến đón thì sẽ
không đi.

Triệu Lương Bích ủ rũ đáp:

– Thôi Thập Tam cũng nói vậy. Nói phải giữ giá, nếu không sẽ khiến người ta xem thường, còn tưởng tam lão thái gia vừa qua đời, Thôi di thái thái đã vội về… Nhưng Thôi di thái
thái nói, ai thích nói gì thì cứ nói, không thể không đến.

– Các ngươi nghĩ cách ngăn lại đi. Thôi Thập Tam nhất định sẽ có cách.

Đậu Chiêu cười nói.

Triệu Lương Bích đành phải đi chuyển lời cho Thôi Thập Tam.

Trong phủ mọi người đều biết Vương Ánh
Tuyết làm khó Đậu Chiêu nhưng lại bị Đậu Chiêu chặn họng, quản gia phòng bếp có khi sẽ bị Đậu Chiêu thay thế.

Nhất thời, Tây phủ hoảng loạn, nha hoàn,
ma ma ở trước mặt Đậu Chiêu đều cung kính, sợ hãi, còn kính cẩn hơn cả
với Vương Ánh Tuyết.

Đậu Chiêu mặc kệ chuyện này, thấy đã đến
giữa trưa thì đến sương phòng ở Hạc Thọ đường hầu hạ nhị phu nhân và các vị trưởng bối dùng cơm trưa.

Sáng hôm sau, Đậu Thế Bảng tự mình đến đón tổ mẫu về.

Đinh di thái thái kéo tay tổ mẫu, khóc rất đau lòng.

Vẻ mặt Đậu Chiêu có chút quái dị.

Kiếp trước, lúc tổ phụ qua đời thì Đậu
Hiểu đã 5 tuổi. Lúc tam bá phụ đến điền trang đón hai người về, Đinh di
thái thái thấy tổ mẫu, tuy rằng mắt đỏ hoe nhưng vẫn thản nhiên chào hỏi tổ mẫu rồi cùng Vương Ánh Tuyết đi tiếp khách.

Nàng ngăn cản lần tự tử đầu tiên của mẫu thân khiến cho chuyện đã thay đổi rất nhiều.


Đậu Hiểu chẳng biết là ở nơi nào.

Đến giờ tổ phụ cũng không được thấy trưởng tôn mà ông luôn trông chờ.

Đến giờ tổ mẫu vẫn là Thôi di thái thái.

Kiếp trước Đinh di thái thái dựa vào
Vương Ánh Tuyết, kiếp này Vương Ánh Tuyết từ thiếp được phù chính, ốc
còn không mang nổi mình ốc, chuyện của Đậu Chiêu lại sắm nhân vật như
vậy, kết cục của bà ta sẽ không tốt lành gì. Bà ta chỉ đành xin chút
thương hại, đồng tình từ tổ mẫu.

Cuối cùng, Đậu Chiêu cảm thấy thay đổi này vẫn khiến nàng rất cao hứng.

Nhưng nàng có thể nghĩ cách kéo dài tuổi thọ cho tổ mẫu không?

Dù chỉ là mấy tháng ngắn ngủi hoặc là mấy năm, có thể để nàng và tổ mẫu ở bên nhau thêm vài năm không?

Tế bái tổ phụ xong, khéo léo từ chối Đinh di thái thái, Đậu Chiêu an bài cho tổ mẫu ở lại phòng khách ở Tây Đậu.

Tổ mẫu nắm tay nàng, có chút ngượng ngùng:

– Ta vốn nghĩ đến sớm một chút thì có thể giúp con một tay, lại không nhìn ra được là đang liên lụy đến con.

Đã không còn cha chồng nhưng lại có mẹ
chồng về, Vương Ánh Tuyết phải hiếu kính tổ mẫu, cùng đừng nghĩ đến việc muốn làm gì thì làm. Nàng hoàn toàn có thể thuyết phục tổ mẫu ở lại Tây Đậu, thậm chí là lợi dụng tổ mẫu để đè ép Vương Ánh Tuyết.

Nhưng Đậu Chiêu không muốn kéo tổ mẫu vào.

Cả đời tổ mẫu đã không muốn dây dưa với Đậu gia, giờ đã già, nàng mong tổ mẫu có thể sống thoải mái theo ý thích của mình.

– Vì sao người lại nói vậy?

Nàng vắt khăn lau mặt cho tổ mẫu.

Tổ mẫu có chút ngượng ngùng nói:

– Như việc con muốn ta chờ người
Đậu gia đến đón, ta chỉ nghĩ ta và tổ phụ con dù sao cũng đã sinh ra phụ thân con, ông ấy qua đời, ta đến tế bái là được… cũng không nghĩ đến
chuyện khác.

Đậu Chiêu cười nói:

– Thế thì chắc chắn người không muốn ở lại Đậu gia rồi?

– Đây cũng không phải là nơi thuộc về ta. Ta ở không quen.

Tổ mẫu cười nói.

– Chờ qua tang lễ của tổ phụ, con sẽ đưa người về điền trang. Nhưng người sẽ không phải ở điền trang mãi, nếu nhớ con và phụ thân thì cứ bảo Thôi Thập Tam đưa người đến đây ở
mấy ngày.

Đậu Chiêu cười nói.

– Như vậy tốt lắm! Nhưng, vẫn nên để các con tới chỗ ta ở mấy ngày đi.

Tổ mẫu cười nói.

Đậu Chiêu nhìn tổ mẫu, hơi hơi cười.

Phụ thân chịu tang ba năm, liệu có thể vì đó mà tổ mẫu vĩnh viễn là “Thôi di thái thái” không?

Lòng nàng có chút bất an.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.