Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi

Chương 42: Trung thu


Đọc truyện Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi – Chương 42: Trung thu

Tăng Thụy Tường đi rồi, ngày lại trở về như trước, mỗi ngày Thẩm thị đều dẫn Tử Lộc đi ra ruộng, thời gian nhoáng một cái đã qua hai mươi ngày.

Mùng năm tháng tám, Thẩm thị dậy sớm, thay cho Tử Thọ một bộ quần áo mới, giày mới, Tử Tình mới biết được là sinh nhật 4 tuổi của Tam đệ, Thẩm thị nói muốn đồ ăn ngon để người trong nhà làm náo nhiệt làm sinh nhật cho con thứ ba.

Trùng hợp là hôm nay có chợ phiên, Thẩm thị nói thuận tiện mua chút đồ dùng trong tết trung thu, Tử Tình mới giật mình, thì ra tết Trung thu đã gần đến. Thẩm thị dẫn Tử Lộc Tử Thọ đến chợ phiên, Tử Tình thấy bên nhà bên kia cũng không có động tĩnh gì, quả nhiên chỉ nhớ rõ sinh nhật của mỗi mình đại ca, đang chính miên man suy nghĩ thì ngoài viện có người gọi.

Tử Tình còn tưởng rằng người lão phòng đến tặng quà sinh nhật cho Tam đệ, kết quả là mở cửa thấy Tiêu Tú Thủy,hôm nay nàng ta lên núi nhặt củi, Tử Tình có chút kỳ quái, nhà bọn họ luôn bỏ tiền mua củi mà, sao lại đột nhiên muốn đi nhặt củi.

“Nhà ngươi chuẩn bị củi xong chưa? Nếu không thì đi với ta luôn. Dù sao thì nhà ngươi mới ở riêng, không có ai đến thu củi nhỉ?” Tú Thủy hỏi.

Tử Tình nửa ngày mới hiểu được, tết Trung thu nơi này tập tục đốt tháp bên bờ nước, tháp là dùng mãi ngói đắp lên, ở giữa để trồng một khoảng, phía dưới dùng củi đốt, một cái tháp phải làm mất 2 3 ngày mới xong, mỗi thôn đều có con nít, bọn nó phụ trách phân công mỗi người kiếm một bó củi, đương nhiên là càng nhiều càng tốt, tháp thiêu càng lớn thì biểu thị năm sau càng náo nhiệt.

“Nhưng là, ta không đi được, tiểu đệ không có ai trông, nếu không thì ngươi chờ một lát, nương của ta chắc cũng gần trở lại, rồi ta với ngươi ra ngoài, chúng ta vẫn đến chỗ lão phòng nhìn thiêu tháp, bên này không có mấy người, đi kiếm củi đã.” Tử Tình nói, từ trước đến nay, nàng chưa từng lên núi nhặt củi, Thẩm thị luôn nói nàng quá nhỏ, sợ nàng mệt.

Chờ Tử Tình, Tử Lộc, Tú Thủy đứng ở chân núi, Tử Tình đã cảm giác chân mình không phải là của mình nữa rồi, Tử Tình thấy Tử Lộc chuyển động tới tới lui lui,lâu lâu còn lấy sào trúc giật những cành cây khô, mà nàng cùng Tú Thủy thì ngồi một bên nghỉ ngơi, trong lòng quả thật rất cảm động, nhị ca chỉ lớn hơn mình hai tuổi, mà nửa năm nay, cho dù là gặt lúa, bán đồ ăn, nhổ cỏ, nhặt củi, Thẩm thị đều dẫn hắn theo, hắn thật sự vất vả, còn tuổi nhỏ đã giúp Thẩm thị chống đỡ cái nhà này, Tử Tình còn không nhớ nổi lúc ở tuổi này thì mình làm được gì, nhưng nàng nhất định sẽ cho nhị ca hạnh phúc, làm những chuyện hắn thích làm.


Lúc trở về, Thẩm thị đã làm xong đồ ăn, nhìn bàn đầy đồ ăn, Thẩm thị nói: “Lúc Lộc nhi sinh nhật, trong nhà vừa mới chuyển ra, tiền lại không có nhiều, còn vội đi cắt cải dầu, nương chỉ nấu cho Lộc nhi cái trứng gà, Phúc nhi sinh nhật thì vừa dịp có phụ thân nhà, nghĩ Phúc nhi tròn 10 tuổi nên muốn mọi người cùng náo nhiệt, không ngờ lại bị ông bà đại nương các con phá hỏng, hôm nay là sinh nhật Thọ nhi, lúc này, chúng ta ăn cho đã, cười cho đã.”

Nói xong, mắt Thẩm thị đỏ hỏn, về sau, lại dùng bàn tay lau nước mắt, cười nói: “Chắc nương vui vẻ quá, cuộc sống của chúng ta tốt lên rất nhiều. Năm ngoái ta còn không dám tưởng là có thể làm cho con mình một bàn đồ ăn.”

Sau sinh nhật của Tử Thọ, sáng sớm mỗi ngày Thẩm thị lại dẫn Tử Lộc vào thành bán đồ ăn, Tử Tình vẫn đề nghị mẫu thân đem đậu tương bán luôn, có thể bán được bao nhiêu thì được bấy nhiêu, còn lại để nó già, trong nhà có hơn 10 con hoạn kê cũng mang đi cho Chu chưởng quầy. Bán đồ ăn về, Thẩm thị dẫn Tử Lộc ra ngoài đi nhổ đậu tương, Tử Tình cùng Tử Thọ ngồi ở một bên hái giúp, tiểu Tử Hỉ thì cho ngồi trên tấm trúc, đây là lần đầu tiên Tử Tình xuống đất làm việc (làm ở mảnh đất ngoài nhà ý).

Ánh chiều tà lững thững, tren con đường về nhà, một người mẫu thân ôm đứa nhỏ, hai người con trai thì nâng một cái sọt, bên cạnh còn có hai bé con ngươi chạy ta, tiếng nói tiếng cười một đường, một bức tranh thật đẹp.

Đảo mắt đã đến tết Trung thu, sáng sớm Thẩm thị giết một con vịt, nói muốn làm canh vịt, tập tục địa phương là Trung thu ăn vịt, trước đó một ngày, Tử Tình được mẫu thân dẫn vào thành một chuyến, lần này ở trong thành, cuối cùng Tử Tình cũng tìm được cam (quả bưởi ), cam, quýt, lê lớn, lựu, cam và quýt có lớp da màu xanh, Thẩm thị mua mỗi thứ mỗi ít, còn có bánh trung thu, Thẩm thị cũng nói mua trong thành ngon hơn, cho nên mua không ít. Nói là tặng qua cho lão gia tử nếm thử.

Xong cơm chiều, Tử Phúc đã vội vàng kéo Tử Lộc, Tử Tình, Tử Thọ, bốn người cầm một bó củi to, đến bên bờ nước gần lão phòng, lúc này ở đây đã tụ tập một đám đông, có không ít người lớn, Tử Bình, Thu Ngọc, Tú Anh, Tú Thủy đều đến, Tử Tình đến gần tháp, tháp được đắt bằng gạch ngói, đường kính cũng tầm một thước, cao cũng một thước, có một cái hang, càng lên trên thì càng nhỏ, Tử Tình thấy trong tháp có không ít củi khô, thân tháp cao bằng người lớn. Nhiều đứa nhỏ đứng xung quanh vừa hát vừa nhảy, làm các loại trò chơi, trên mặt mỗi người đều tươi cười thoải mái.

Ánh trăng lên cao, có người kêu: “Bắt đầu thiêu tháp.” Vừa dứt lời, có một người đốt củi, lửa càng cháy càng lớn, cho đến khi toàn thân tháp nhuộm màu đỏ, mọi người hoan hô, tự giác nắm tay nhau thành một vòng vây quanh tháp, múa múa nhảy nhảy, cho đến khi thân tháp dần dần mất đi màu đỏ, mọi người tản về, kết thúc hoạt động. Tử Tình chơi rất vui vẻ, bốn người tắm ánh trăng mà về.

“Đại ca, ngươi đọc 1 bài thơi về ánh trăng đi.” Tử Tình nói.


“Được, để đại ca xem nên đọc thủ thơ nào.” Tử Phúc suy nghĩ một hồi, nói: “Vậy đọc《 Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ 》(*)của Trương Nhược Hư đi, ta thích nhất, chỗ mình cũng có dòng sông nữa, rất hợp:

Xuân giang thủy triều liên hải bình

Trên biển minh nguyệt cộng triều sinh.

Diễm diễm tùy ba ngàn vạn lí.”

Giọng Tử Phúc rất nhịp nhàng.

“Đại ca, thật dễ nghe, lớn lên ta cũng muốn đọc sách, cũng muốn đọc thơ.” Tử Thọ nói.

“Phải không? Vậy bây giờ đại ca sẽ dạy ngươi đọc thơ. Sàng tiềnminh nguyệt quang… (**)”


Tử Tình nghĩ, đây là thơ của triều Đường, nhưng lịch sử bắt chéo ở chỗ nào vậy? Cũng không có cách nào tìm được bản đồ xem có phải hay không.

Về đến nhà, Tăng Thụy Tường và Thẩm thị ngồi ở cửa phòng chờ bọn hắn, Thẩm thị đặt một cái bàn vuông ở cửa phòng, mặt trên đặt hai quả bưởi, hai quả lựu, một đĩa bánh trung thu, một đĩa gạo, Tử Tình hơi đói, vươn tay muốn lấy bánh trung thu, bị Thẩm thị vỗ cho một cái, thì ra đây mà đồ cúng ánh trăng, không được ăn vụng, ngày mai mới lấy xuống.

Thẩm thị nói cả nhà chưa có ăn bánh trung thu, cũng chưa ăn cam, liền ăn cùng ánh trăng, nói xong, vào trong nhà lấy một dĩa ra, Tử Tình phát hiện bánh trung thu này ăn ngon, mỏng manh , bên trong có mứt táo, có đậu đỏ, còn có một loại mặn, có một tầng mỡ heo, không giống bánh trung thu kiếp trước dày cộm, quả bưởi cũng không sai, Tử Tình đem tất cả hột của quả lấy lại, chuẩn bị cấy vào đất, nhất là hai ngày trước khi Tử Tình đi gieo hạt lê xuống, phát hiện bốn hạt đào thì đã có 3 quả nảy mầm, Tử Tình rất phấn, lập tức nói cho người trong nhà, vốn định không nói, nhưng Tử Tình sợ bọn họ tưởng cỏ dại mà nhổ đi.

Người một nhà ngồi trong viện ngắm trăng, Tăng Thụy Tường nói chuẩn bị công việc xây nhà, ngày mai sẽ nhờ vài đường đệ đi chặt gỗ, mùa này cũng rãnh rỗi. Bản vẽ hắn đã vẽ xong, Tử Tình vừa nghe, định coi, nhưng trời quá muộn nên mới từ bỏ.

(*):dịch thơ:

Sông xuân sáng nước liền ngang bể,

Vầng trăng trong mặt bể lên cao.

Ánh trăng theo sóng đẹp sao!

(**): đây là bài thơ Tĩnh Dạ Tư của Lý Bạch:


Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.