Bạn đang đọc Cuộc Sống Của Nữ Phụ Trong Truyện Điền Văn – Chương 2
Bọn họ thuê xe của ông lão đánh xe quay về, bởi vì hai người nhiều đồ, cũng không cần chen chúc với người khác, cho nên tiền xe tất nhiên cũng không rẻ.Đợi xuống xe xong lập tức có người đến gần.
Trấn Ngự Kiều là một trấn nhỏ, bình thường có người ngoài đến phần lớn đều đợi ở trên phố.
Cho nên ông ba Dư đợi ở đầu phố.
Dung mạo của ông ba Dư – cha của Dư Dung không có gì thay đổi.
Ông mới hơn ba mươi tuổi, vốn đang là lúc trẻ trung khỏe mạnh, nhưng lại vì dãi dầu sương gió nên trông có vẻ già.
Ông dắt theo một bé trai mặc đồ chẽn ở bên cạnh, thoạt nhìn như là mặc quần áo của sai vặt.“Cha.” Dư Dung gọi thử một tiếng.Ông ba Dư đáp lại một tiếng, bé trai bên cạnh ông cười ngượng ngùng, Dư Dung chỉ cậu bé hỏi: “Đây hẳn là tiểu đệ?” Dáng vẻ em trai cũng rất là thông minh, tuổi còn nhỏ mà trông rất lanh lợi.Ông ba Dư nhìn con gái, rất có khí thế, mặc dù có hơi mập một chút nhưng nói chuyện làm việc khác hẳn với những cô nương ở trong thôn.
Ông ba Dư vỗ ót bé trai, cười mắng: “Sao không chào hỏi hả?”Dư Dung lấy một viên kẹo đưa cho cậu bé: “Đây là loại kẹo mới của phủ Bình Giang, không ngờ lúc ấy có khách cho tỷ, chỉ là tỷ không thích ăn nên đặc biệt mang về đệ ăn thử xem.” Có đồ ăn, cậu bé mới thả lỏng một chút.Thôn Sa Hà là thôn gần trấn Ngự Kiều nhất, nhưng có gần đến mấy cũng phải đi bảy tám dặm.
Ông ba Dư lại tìm người mượn xe bò, chuyển rương hòm của con gái lên.
Nghe bảo ông ba Dư nhắc đến em trai Dư Thụ làm việc vặt ở lớp học trên trấn, bây giờ bởi vì sắp đến tết rồi nên ở nhà nghỉ ngơi.
Ông ba Dư sờ đầu Dư Thụ, nói với Dư Dung: “Nhà chúng ta không có tiền để đến lớp học, đệ đệ con lại lanh lợi như này, cho nên cha với nương con cũng muốn để nó ở đây làm việc vặt.
Việc nó phải làm cũng không nhiều, lại có thể ở bên ngoài lớp học được mấy chữ.”Dư Dung không nói gì, hai vợ chồng ông ba Dư làm việc không tồi, cũng chịu được khổ.
Bọn họ nỗ lực như vậy nhưng cuối cùng tiền cũng không đến được trên tay, còn phải phụ cấp cho phòng khác tiêu.
Vậy còn không bằng mỗi năm kiếm chút tiền học phí cho anh cả Dư Tùng học thợ mộc là được.“Cha, con rời nhà lâu như vậy rồi? Không biết sức khỏe nương sao rồi?”Gương mặt ông ba Dư không có gì kỳ lạ: “Nương con chỉ bị mấy bệnh vặt, không có bệnh nặng gì đâu, con không cần lo lắng.”Trương thị biết con gái sắp về, đang vui vẻ xào trứng rau hẹ.
Món trứng này đã được ăn hồi tết năm ngoái.
Trong nhà nghèo sao? Thực ra không nghèo, trong nhà có mười lăm mẫu ruộng.
Năm mẫu ruộng là ruộng tốt phì nhiêu loại tốt nhất, mười mẫu ruộng trung đẳng ở trong tay hộ nông dân coi như là vừa vừa không giàu không nghèo.
Nhưng nhà họ Dư nhiều người, con trai cả có hai con trai, một người đang đi học, người còn lại đã lấy vợ sinh con.
Hai người con gái thì một người làm tú nương ở tú phường trấn trên, một người đang sắp xuất giá.
Đi học có nhiều chỗ cần dùng tiền, chỉ dùng vài tờ giấy cũng sợ đã là chi phí sinh hoạt một năm của một hộ nông dân, nhưng mẹ chồng – bà cụ Dư vẫn khăng khăng.
Dù Trương thị có ghê gớm đến đâu cũng không thể nhắc đến chuyện ra ở riêng.Mà theo như Trương thị thấy con trai thứ thuần túy chỉ làm liên lụy..