Cuộc Sống Bình Dị

Chương 22


Đọc truyện Cuộc Sống Bình Dị – Chương 22

Diệu Nhi bưng rổ lá thuốc đi từ ngoài vườn vào, tính đem rửa sạch rồi phơi khô. Lúc cô đi vào sân thì nhìn thấy hai đứa nhóc đang ngồi chơi, vẽ linh tinh gì đó ở nền đất, cô cười hỏi:

“Tiểu Thiết mới sang chơi hả?”

Thằng bé nghe giọng cô liền ngẩng đầu lên nhìn sang, cười đáp:

“Dạ!”

“Mấy ngày nay tiểu Thiết có chăm chỉ học không?”

“Có ạ.” Thằng bé ngoan ngoãn đáp, “Hôm qua thầy mới khen tiểu Thiết thông minh đó ạ.”

“Thật sao? Ôi, tiểu Thiết giỏi quá, lát Diệu Nhi tỷ làm bánh cho tiểu Thiết ăn nhé.”

“Dạ!”

Hai người đang nói, tiểu Sơn ngồi cạnh đó cũng không muốn bị lãng quên, vội vàng chen vào:

“Tỷ, tiểu Sơn cũng muốn.”

Diệu NHi bật cười nói: “Được rồi, ai cũng có phần. Hai đứa chơi đi nhé tỷ đi rửa lá thuốc đã.”

Sau khi rửa xong rổ lá thuốc và phơi lên cái mẹt, Diệu Nhi cầm cái sọt bắt cá tính ra sông thả để đến chiều coi có bắt được con cá nào không. Cái sọt này là ý tưởng của A Thành ca khi nghe Diệu Nhi than thở cô cũng muốn bắt cá mà không cần phải lội xuống hồ.

Dạo này A Thành ca khá bận rộn, nào là đi lấy hàng, còn phải phụ lo việc đồng với cha nương, còn đi chặt củi nữa. Nhưng rõ ràng Diệu Nhi thấy được, cho dù bận đến mức mệt muốn chết nhưng  trong đôi mắt huynh ấy là sự vui vẻ, thỏa mãn của một người đàn ông có thể kiếm tiền chăm lo cho những người anh ta yêu thương. Hôm trước Diệu Nhi nghe lén cha nương bàn chuyện, họ tính cưới nữ nhi thứ ba của Thẩm gia thôn bên cạnh cho A Thành ca. Nghe nói cô gái này lớn lên thanh tú, siêng năng, hiếu thảo còn dịu dàng nữa. Mặc dù nghe thế nhưng Diệu Nhi nghĩ, sống lâu mới biết lòng người, chẳng thể nào đoán được bản chất của một ai chỉ dựa vào bề ngoài cả. Hơn nữa với tư tưởng yêu đương tự do của hiện tại ngấm vào trong suy nghĩ, Diệu Nhi vẫn cảm thấy việc sống với một ai đó cả cuộc đời nên do chính tay mình lựa chọn, dựa vào cha nương đặt đâu, con ngồi đấy, cô cảm thấy rất sợ. Đã thế thời đại này còn ba vợ bốn nàng hầu nữa chứ, không biết tương lai của cô sẽ mịt mù ra sao đây.

Diệu Nhi vừa đi vừa nghĩ vẩn vơ, lúc quẹo qua ngã ba thì đụng phải một người, cô giật mình ngước lên, thấy rõ người mình đụng là ai thì cười nói:

“Thanh Mộc ca, huynh đi đâu đây?”

“Muội nghĩ cái gì mà đi không nhìn đường thế? Nhỡ đâu vấp té thì sao?” Giọng Thanh Mộc không vui, nhíu mày nói.

Diệu Nhi cười: “Muội chỉ đang nghĩ hôm nay muội sẽ bắt được mấy con cá thôi.”

Thanh Mộc nghe vậy nhìn xuống cái sọt trong tay cô, nói:

“Sao không gọi huynh. Để lát nữa huynh bắt cho mấy con, chứ muội thả sọt này thì đến bao giờ mới bắt được cá chứ.”

“Không cần đâu mà. Muội chỉ muốn thử bắt cá một lần thôi. Tại muội cũng muốn được xuống hồ bắt cá với mọi người cho vui nhưng từ lần trước xuýt chết đuối đến giờ không ai cho muội xuống cả.”


“Muội đó.” Thanh Mộc cốc yêu trán cô, mắng: “Nghịch ngợm.”

“Muội đâu có nghịch chứ?” Diệu Nhi bĩu môi phụng phịu.

Nhìn cô như vậy Thanh Mộc bật cười, vươn tay trái cầm lấy cái sọt trong tay cô, còn tay phải thì vô cùng tự nhiên nắm bàn tay nhỏ bé của cô kéo đi, vừa đi vừa nói:

“Vậy để ta dạy muội cách đặt sọt bắt cá.”

“Được.”

Hai người nhanh chóng đi ra bờ sông, chọn nơi nước không quá sâu, Thanh Mộc cởi giày, xắn tay áo và quần lên rồi lội xuống nước, cầm theo cái sọt của cô.

“Muội ở yên đấy, để huynh đặt sọt cho.”

“Dạ.”

Diệu Nhi đứng trên bờ chăm chú nhìn các thao tác của Thanh Mộc, đúng là dân nhà nghề có khác, làm việc đâu ra đó rất bài bản. Trẻ con thời này tầm mười tuổi là lăn lộn bắt cá, làm ruộng thoăn thoắt như người lớn rồi, bởi vậy cho nên mới trưởng thành sớm a. Chẳng bù cho thời hiện đại, mười tuổi nhiều khi còn đang làm nũng với cha mẹ không chịu ăn hoặc không muốn đi học.

“Thanh Mộc ca, huynh tiện tay hái cho muội mấy nụ sen kia đi.” Nhìn thấy mấy nụ sen đang e ấp, Diệu Nhi vội vàng nói.

Thanh Mộc nhìn quanh thấy cũng gần tay mình, có thể hái liền đáp:

“Được.”

Chưa đầy tứ khắc Thanh Mộc đã leo lên bờ trong tay cầm một bó sen đưa cho Diệu Nhi:

“Của muội này.”

Diệu Nhi vui vẻ đưa tay ôm lấy, khi cô cười hai con mắt híp lại cong cong như vầng trăng khuyết, hai lúm đồng tiền lúc ẩn lúc hiện, vì đứng dưới nắng nên gương mặt được bao phủ một lớp mồ hôi mỏng, hai má ửng hồng rất xinh đẹp khiến hắn nhìn không chớp mắt, trái tim ngứa ngáy như bị ai cào vậy. Hắn rất muốn vươn tay nhéo thử bờ má trắng mịn như phấn kia một cái, và thực tế là hắn đã làm theo những gì hắn nghĩ trong đầu.

“Đau! Sao huynh lại nhéo má muội?”

Cho đến khi Diệu Nhi bị hắn nắn nắn bóp bóp hai má bị đau kêu lên thì hắn mới giật mình tỉnh lại.

“À, trên má muội bị dính bẩn, ta lau cho sạch.”

“Phải không?” Diệu Nhi vừa xoa bờ má bị nhéo đỏ bừng vừa nghi ngờ hỏi lại.


“Thật. Thôi chúng ta về đi, trưa nắng lên  to rồi. Đứng lâu dưới nắng muội sẽ bệnh đấy!”

Thanh Mộc đưa Diệu Nhi về đến tận nhà, còn chu đáo dặn dò buổi chiều muốn đi ra sông lấy sọt thì phải sang gọi hắn đi cùng, mãi cho đến khi nhận được lời cam đoan của Diệu Nhi, hắn mới vui vẻ ra về.

Diệu Nhi ôm bó sen đi vào trong bếp thấy nương đang làm cơm trưa, liền nói:

“Nương về ạ?”

“Ừ. Con đi đâu đấy.”

“Con ra sông đặt sọt cá.”

“Cái gì?” Nương giật mình, vội vàng quay sang nhìn cô một lượt từ trên xuống dưới, thấy cô không bị làm sao mới thở nhẹ ra, rồi không vui nói: “Lần trước xuýt chết một lần con còn không chưa sao? Con… con muốn làm nương tức chết có phải không?”

Nhìn vẻ mặt đau lòng của nương khiến lòng Diệu Nhi cảm thấy rất có lỗi, cô vội nói:

“Con đi với Thanh Mộc ca mà. Con đứng trên bờ, huynh ấy giúp con thả sọt xuống sông. Nương đừng lo, con sẽ không dám xuống nước nữa đâu.”

“Con đó…” Nương cốc trán cô một cái, rồi thở dài nói, “Đi rửa tay, rửa mặt cho mát.”

“Dạ!”

Diệu nhi cười đáp lại rồi nhanh chân đi vào sau nhà, múc một gáo nước giếng mát lạnh, đổ ra thau nhỏ và rửa mặt. Sau khi rửa xong, cô đi vào nhà, ngồi cạnh nương đang khâu quần áo. Diệu Nhi nhìn nhìn một lát thấy cũng hay hay, rồi nói:

“Nương chỉ con may được không?”

Nương bật cười:”Chứ đứa nào mấy tháng trước ăn vạ dù chết cũng không cầm kim may vá hả?”

“Lúc đó con còn nhỏ chưa hiểu chuyện thôi.” Diệu NHi xụ mặt nói. Thật ra cô học may chỉ để sau này thành thạo may vá rồi, có thể tự thiết kế những bộ quần áo, những thứ mình thích.

“À phải rồi. Khi ấy con chỉ mới sáu tuổi rưỡi, còn bây giờ đã hơn bảy tuổi rồi.” Nương bật cười trêu gẹo.

“Nương….” Diệu Nhi kéo dài giọng, hai cánh tay nhỏ ôm chặt tay nương làm nũng.

“Được rồi, được rồi, để nương dạy. Con nhìn kỹ nhé.”


Suốt một canh giờ, Diệu Nhi đã học xong cách may đường thẳng. Cô không ngờ, may vá lại khó như vậy, không biết sau này cô học thê thì còn khó đến mức nào nữa. Nương thấy cô tự may được thì để cô ngồi nghịch một mình, còn bà đi vào bếp nấu cơm trưa.

Đúng giờ Ngọ, mọi người đều về hết, Diệu Nhi nhanh chóng khoe với An Nhi tỷ về đường may của mình, tỷ ấy mỉm cười, xoa đầu cô:

“Diệu Nhi thật giỏi!”

Gương mặt Diệu Nhi xám lại, đen thui. Sao tỷ ấy coi mình như tiểu Sơn mà xoa đầu khen ngợi chứ. Thật mất mặt. Thế là một thời gian sau đó cô không học may vá nữa, Diệu Nhi cảm thấy, cô mới bảy tuổi, còn nhỏ, không cần ép bản thân học quá sớm.

Buổi chiều Diệu Nhi canh giờ ra sông lấy sọt cá, đúng giờ, cô chạy qua nhà Thanh Sơn thúc để gọi Thanh Mộc đi với mình. Mặc dù cô có thể đi một mình nhưng lại không dám lội xuống nước lấy sọt cá, nên thôi cứ rủ huynh ấy đi cho chắc ăn.

Hai người bước đi chậm rãi về phía bờ sông. Thanh Mộc vừa đi vừa hỏi cô:

“Muội bắt được cá rồi tính làm gì với nó?”

“Huynh muốn ăn cá nướng không?” Một ý nghĩ vừa lóe ra trong đầu Diệu Nhi, cô nói tiếp: “Chúng ta đào một cái hố nhỏ, nhóm lửa và nướng tại bờ sông luôn.”

“Ý kiến hay đó. Cạnh bờ sông có một hàng cây cao to, rất mát mẻ, hai người chúng ta sẽ nướng ở đó.”

“Đồng ý.”

Diệu Nhi nhìn Thanh Mộc cười, thấy hắn chăm chú nhìn chính mình, đôi mắt toát ra vẻ cưng chiều thì hai má cô “bùng” một cái đỏ lựng lên. Cái tên này thiệt là… còn nhỏ tuổi mà đã học đòi người ta phóng điện lung tung. Còn cô nữa, thật là không có tiền đồ gì cả, hai mấy tuổi đầu còn bị một thằng nhóc mười sáu tuổi làm cho ngây người.

Đến bờ sông, Thanh Mộc xuống dưới vớt sọt cá lên, được bốn con cá to, hai con nhỏ và một đống tôm sông nho nhỏ đang nhảy tí tách. Diệu Nhi chỉ huy Thanh Mộc để riêng ra hai con cá to và hai con cá nhỏ thành hai phần, một phần cho nhà cô và một phần cho hắn. Còn lại hai con cá to và đống tôm sông họ dự tính nướng hết.

Thanh Mộc đào hố đất, dùng củi Diệu Nhi nhạt về xếp thành một cái bếp lò nho nhỏ, đánh lửa và nhóm củi. Chờ lửa cháy to, hắn lại dùng một nhánh gõ tươi xỏ ngang con cá đặt lên hai cái nạng hai bên bắt đầu xoay xoay để nướng. Chờ có thanh, Diệu Nhi sẽ đặt từng xiên tôm lên đống thanh đó. Nướng tôm bằng than sẽ ngon hơn rất nhiều. Một con cá khác, Diệu Nhi chỉ Thanh Mộc gói kỹ vào lá sen rồi dùng đất bao quanh ở ngoài sau đó vùi vào trong đống lửa. Cách làm này cô học theo kiểu làm gà ăn mày trong tiểu thuyết có ghi đó, vậy món này có thể gọi là cá ăn mày a, ha ha…

Chẳng bao lâu xung quanh liền tràn ra một mùi thơm nưc mũi. Thanh Mộc hít một hơi rồi quay sang cười với Diệu Nhi:

“Thơm  quá!”

Giương mặt hắn bị lửa hun nóng, bóng nhảy mồ hôi, đỏ ửng một bên má, nhìn gương mặt nghiêng nghiêng của hắn đang chăm chú lật từng xiên tôm, đột nhiên cô cảm thấy đẹp lạ lùng. Đúng là khi chuyên chú làm việc, đàn ông thường toát ra một sức hấp dẫn kỳ lạ.

“Tôm chín rồi này.”

“khụ… khụ… khụ…”Đang mải mê ngắm người ta, Diệu Nhi bị giọng nói của hắn làm giật ình, cô xấu hổ vội vàng ho khan mấy tiếng để che giấu lúng túng.

“Muội bị sao vậy?” Thanh Mộc quan tâm hỏi.

“Không sao.” Diệu Nhi bình tĩnh lại, trả lời, “do khói quá thôi.”

“Muội ngồi xích ra kia một chút đi, cá chín ta sẽ đưa qua cho muội.”

“Không sao đâu. Giờ muội thấy khá hơn rồi.”

Diệu Nhi cười đáp, sau đó giơ tay cấm lấy xiên tôm Thanh Mộc truyền qua bỏ lên lá sen. Thanh Mộc nhìn thấy vậy, hỏi:


“Sao muội không ăn?”

“Muội chờ huynh ăn chung luôn.”

“Muội ăn trước đi, lát ta ăn sau. Ăn nóng mới ngon.”

Nói xong, hắn kéo lla1 sen đựng xiên tôm về phía mình, lau tay sạch sẽ rồi tỉ mỉ ngồi bóc vỏ tôm ra, lấy phần thịt ngon nhất đút cho cô.

“A…”

“Để muội tự ăn.” Diệu Nhi lúng túng nói.

“Ngoan, để ta đút cho muội. Há miệng ra nào.”

Bị Thanh Mộc ép quá cuối cùng cô cũng mặt dày để hắn đút cho ăn. Kệ, dù sao thân xác này cũng chỉ là một đứa con nít, mờ ám cái quái gì được chứ.

Hai đứa ngồi vừa nướng vừa ăn đến chiều tối mới đứng dậy dọn dẹp ra về. Trước khi về cô còn không quên nhắc Thanh Mộc tiếp tục thả sọt cá xuống sống, dù sao không có tiền ăn thịt lợn nhiều thì ăn cá cũng có dinh dưỡng.

Mấy ngày sau Diệu Nhi cũng không gặp Thanh Mộc nữa, nghe cha nói hắn lại theo Thanh Sơn thúc đi săn. Nhà hắn ruộng cũng ít, lại không có nghề nghiệp tay trái nào cả ngoài đi săn. Năm nay được thần linh phù hộ, nhà hắn mấy lần săn được con mồi vừa lớn vừa quý bán cũng được giá cao nên gom đủ tiền tính xây lại nhà. Cha nương nghe được cũng mừng cho nhà họ.

Diệu Nhi đeo gùi lên lưng tính ra bờ sông hái ít hoa cúc dại về phơi khô nấu nước uống. Mấy ngày nay hoa cúc ngoài bờ sông tươi tốt và nở rất nhiều. Diệu Nhi đi đến nơi, mới thả sọt xuống đang tính hái thì thấy bóng dáng quen thuộc từ xa. Cô nheo mắt nhìn kỹ. Đó không phải là Thanh Mộc sao? Còn người đứng bên cạnh hắn là… Tuyết Hạnh?

Hai người họ đứng đó làm gì nhỉ? Nhìn vẻ mặt không kiên nhẫn của Thanh Mộc, cô đoán hắn đang bực mình vì bị làm phiền, vô cùng mất kiên nhẫn. Diệu Nhi mím môi, lắc đầu xua đi cảm giác không vui quái dị trong lòng, nghĩ thầm: chẳng lẽ cô nàng Tuyết Hạnh kia thích Thanh Mộc?

Hai người họ đang nói gì đó, đột nhiên Tuyết Hạnh nhào vào lòng Thanh Mộc ôm lấy hắn, vì bị bất ngờ hắn không kịp đề phòng, vừa bị ôm chặt vừa bị một lực đẩy theo quán tính, hai chân  hắn loạng choạng và…

RẦM!!!

Hai người họ rớt xuống nước.

Diệu Nhi còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện ì xảy ra thì cô bỗng thấy từ xa xa một đám phụ nữ trong thôn bưng chậu ra giặt đồ. Hàng trăm suy nghĩ bỗng xuất hiện trong đầu cô. Nếu để bọn họ thấy Thanh Mộc và Tuyết Hạnh rơi xuống nước cùng nhau thì bắt buộc Thanh Mộc phải chịu trách nhiệm, lấy nàng ta làm vợ? Không được, cô phải giúp Thanh Mộc.

Vứt liềm dưới chân, Diệu Nhi nhanh chân chạy đến, cô thấy Thanh Mộc một tay túm lấy Tuyết Hạnh, kéo nàng ta bơi vào bờ.

Hắn chỉ mới kịp vứt cô nàng  phiền phức Tuyết Hạnh lên bờ thì thấy Diệu Nhi chạy đến, vẻ mặt lo lắng, hắn sững sốt hỏi:

“Diệu Nhi, có chuyện gì vậy?”

Diệu Nhi không kịp trả lời vì tiếng bước chân mấy phụ nhân kia gần đến rồi, cô mím môi nhắm mắt lao xuống sông trước sự ngạc nhiên của Thanh Mộc và Tuyết Hạnh.

RẦM!!!

“DIỆU NHI!!!”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.