Cuộc Chiến Chinh Đoạt

Chương 2


Đọc truyện Cuộc Chiến Chinh Đoạt – Chương 2

Diêu Ngạn bận đến đầu óc choáng váng. Một đứa bé đang ăn kem định
chạm bàn tay dính bẩn vào mấy bức tượng, cô mỉm cười nắm cổ tay đứa bé,
rút khăn giấy lau sạch cho nó rồi đưa ra một bức tượng, nói: “Bức này
đi, em tô màu cho nó nhé!”.

Đứa bé cười tít mắt, cầm bức tượng lắc lư đứng dậy.

Tối mùa hè bên con sông nhỏ, gió thổi hiu hiu xua tan không khí ngột
ngạt của ban ngày, để lại sự mát mẻ trong lành. Mái tóc ướt của Diêu
Ngạn đã khô, cô giơ tay túm tóc, lấy dây chun đang buộc trên cổ tay đế
buộc tóc cho gọn gàng. Đúng lúc này có người đến ngồi xổm trước mặt cô,
giống như một gã khổng lồ bất ngờ đánh úp đến vương quốc tí hon. Người
đó chen chúc vào đám trẻ con, trông không hợp mắt chút nào.

Tưởng Nã đặt tay lên đầu gối, nhìn những bức tượng đa dạng mẫu mã
trước mặt một lượt, anh cầm ống đựng bút hình Doraemon màu trắng lên hỏi giá: “Bức tượng này bao nhiêu?”.

Diêu Ngạn khựng người, xõa mái tóc đã túm gọn, luồn chun buộc tóc vào cổ tay như lúc ban đầu, nhíu mày nhìn Tưởng Nã. Một lát sau cô mới đáp: “Mười tệ”.

Tường Nã gật đầu, đưa tay về phía Diêu Ngạn, im lặng nhìn cô.

Diêu Ngạn lùi người, không rõ anh định làm gì. Tưởng Nã cười, anh nói: “Cọ tô màu”.

Diêu Ngạn lặng thinh. Bà Diêu thấy vậy bèn cười chuyển cọ tô màu,
huých cánh tay Diêu Ngạn, khẽ trách cứ cô: “Con làm gì thế? Lo bán hàng
cho khách đi chứ”.

Diêu Ngạn cau mày không muốn lấy màu nước: “Màu gì?”.

Lông mày Tưởng Nã nhướng cao: “Đỏ cam vàng lục lam chàm tím, mỗi màu một chút!”.

Diêu Ngạn tưởng anh cố tình gây khó dễ, mặt cô đanh lại. Nhìn biểu
hiện trên mặt anh như đang muốn nói “Cô làm gì được tôi”, cô cắn môi bóp bảy màu khác nhau lên một chiếc đĩa. Mỗi màu một giọt nhỏ, gộp chung
tất cả lại cũng chỉ chiếm chút xíu diện tích, keo kiệt vô cùng.

Tưởng Nã liếc nhìn cô, anh im lặng, không nói tiếng nào.

Sạp bán tượng thỉnh thoảng cũng có đôi tình nhân ghé vào. Nữ sinh hờn dỗi sẽ chen vào ngồi lẫn với đám trẻ con nhưng ít khi xuất hiện anh
chàng độc thân, đặc biệt là một người đàn ông cao lớn cầm cọ chuyên tâm
tô tô vẽ vẽ.

Người đi đường ngó sạp bán tượng, sau khi xầm xì to nhỏ lại nhìn đi
chỗ khác. Tưởng Nã tập trung chấm màu tô tượng, anh tô từ trên phần đầu
tròn xoe đến tận dưới chân con Doraemon, sau đó anh đổi màu khác tiếp
tục lặp lại động tác. Loáng cái, một con Doraemon bảy sắc cầu vồng đã
xuất hiện dưói ánh đèn đường. Một đứa bé bất ngờ dính đến nói với anh.

“Không phải tô thế này. Nó màu xanh da tròi, chú phải tô màu xanh da
trời cho nó!” Đứa bé cầm tuýp màu xanh da trời đưa cho Tưởng Nã. Một đứa bé khác lại nói: “Đẹp mà, nhìn y chang cầu vồng!”.

Tuy nhiên mấy đứa bé soi mói Tưởng Nã vẫn chiếm số đông, chúng bỏ bức tượng trong tay mình xuống, đứng lên chỉ cho anh.

Tưởng Nã cảm thấy quá ồn ào, anh nghiêm mặt lên giọng: “Chú tô của
chú, mắc mớ gì tới mấy đứa!”. Anh hung dữ lườm cậu bé lùn nhất trong đám rồi chuyển ánh mắt sang Diêu Ngạn.

Mấy đứa bé nghĩ anh không biết đón nhận lòng tốt của người khác nên
quay về chỗ ngồi. Diêu Ngạn nhăn nhó mặt mày quan sát, cô khó chịu hỏi:
“Tô xong rồi?”.

Tưởng Nã gật đầu nói: “Nhìn thế nào?” Anh nâng bức tượng Doraemon lên lắc lắc trước mặt Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn cười cười, cô nói: “Đẹp. Muốn mua về không? Mười tệ là đủ”.

Tường Nã nhíu mày, vô cảm liếc cô một cái. Nụ cười giả tạo của cô đập vào mắt anh, anh thản nhiên nói: “Không muốn”. Nói xong, anh đặt bức
tượng Doraemon xuống, đứng dậy bỏ đi.

Diêu Ngạn tức tối, trừng mắt theo bóng lưng Tưởng Nã. Đến khi anh đi
mất tăm, cô mới thôi nhìn, ném Doraemon vào đống tượng thạch cao đã tô.

Sau khi dọn hàng xong về đến nhà, Diêu Yên Cẩn đang mặc áo ngủ chờ
ngoài phòng khách. Thấy mẹ và em gái, cô đi đến nhận lấy túi vải: “Sao
hôm nay về muộn vậy?”.

Bà Diêu biết con gái lo lắng, bèn cười nói: “Hôm nay buôn bán khá tốt nên dọn hàng muộn một chút. Con mau ngủ đi”.

Diêu Ngạn cởi giày, bảo Diêu Yên Cẩn đặt túi vải xuống nền nhà: “Chị với mẹ đi tắm rồi ngủ trước đi, con tô lại tượng đã”.

Tượng thạch cao đã tô chiếm hơn phân nửa, Diêu Ngạn bày đầy ra đất,
ngồi xuống bắt đầu làm việc. Tượng thạch cao sặc sỡ sắc màu được quệt
lên quệt xuống vài đường, chớp mắt đã trở về màu trắng đơn thuần như lúc ban đầu. Diêu Ngạn cầm bức tượng Doraemon bảy màu, tay cô sững lại.
Dưới ánh đèn, cô nhìn rõ ràng không sót thứ gì, hai chữ “Diêu Diêu” trên mông Doraemon khiến cô nín thinh.

Phía Tưởng Nã buổi tiệc đã kết thúc, anh lái xe về thị trấn Lý Sơn.
Hứa Châu Vi lè nhè: “Thằng Thẩm Quan khốn kiếp, tên với chả họ, tưởng
anh mù chữ chắc. Nào là phải đọc là “Quan”, anh đây vừa tra di động xong nhé, rõ ràng là “Luân”(*)!”. Anh ta tức tối nói tiếp: “Bày đặt giả vờ
thanh cao, món này không ăn món kia không ăn!”.

(*) Quan trong Thẩm Quan) tiếng Trung có hai cách đọc là Quan và Luân.

Tưởng Nã cười nhạt: “Người ta là người có văn hóa, chú vô học thì biết cái gì!”.

Hứa Châu Vi mặc kệ, anh ta nhíu mày tư lự: “Anh Nã, chúng ta quan tâm hắn ta làm gì? Chúng ta đâu có thiếu mối làm ăn, bây giờ đã bận lu bù
rồi, nhận mối làm ăn cỏn con của hắn ta thì kiếm được bao nhiêu cơ
chứ!”.

Tưởng Nã im lặng nhìn thẳng về trước. Anh cau mày, thầm tính toán
trong lòng. Hứa Châu Vi lẩm bẩm: “Hình như lúc nãy em thấy cô bé nhà họ
Diêu dọn hàng ở dưới. Lẽ nào em say quá nên tường tượng?”.

Tưởng Nã vểnh tai lên nghe ngóng, anh nghiêng đầu liếc Hứa Châu Vi. Hứa Châu Vi chép miệng thì thầm: “Thật sự rất thơm…”.

Tưởng Nã nở nụ cười lạnh lẽo. Nghĩ đến hành động ban nãy của bản
thân, anh cảm thấy thật hoang đường. Đúng lúc này, phía trước xuât hiện
rào chắn và cảnh sát giao thông chặn đường, Tưởng Nã nhả ga, giảm tốc độ định quay đầu xe nhưng đã muộn màng.

Cảnh sát giao thông gõ cửa sổ, gọi anh: “Kiểm tra nồng độ cồn. Mời anh xuống thổi khí!”.

Tưởng Nã nhìn xung quanh, không thấy người quen, anh cười nói giả lả: “Tôi quen với trung đội trưởng của các anh…”.

Cảnh sát giao thông lập tức cắt ngang, anh ta chính trực đáp lời: “Anh quen biết cả ông trời cũng không được. Xuống xe!”.

Tưởng Nã hết cách, đành phải xuống xe thổi khí. Hứa Chầu Vi cũng lảo
đảo bước xuống, giơ di động nói lớn: “Anh Nã, số điện thoại của trung
đội trưởng là…”, anh ta nheo mắt lục tìm số điện thoại. Tìm được số, anh ta bấm gọi ngay tức khắc.

Cảnh sát giao thông xem bằng lái của Tưởng Nã, anh ta nhướng cao mày: “Tưởng Nam?”, anh ta vừa hỏi vừa thành thạo trừ điểm bằng lái.

Tái phạm việc uống rượu lái xe là rất nghiêm trọng. Đêm hôm đó, Tưởng Nã bị trừ điểm, trung đội trưởng cũng không giúp được anh. Ông ta nói
với ngữ điệu bất lực: “Hết cách thật mà. Cấp trên bây giờ nghiêm lắm.
Đổi thành chuyện khác thì chú có thể giúp, còn uống rượu lái xe đã bị
bắt và trừ điểm, chú thật sự chịu thua”. Dù sao ông ta cũng chỉ là trung đội trưởng nhỏ nhoi, quyền lực có hạn.

Tưởng Nã không còn cách nào khác, mặc cho đám đàn em cười nhạo anh
đành thuê tài xế riêng, biến bản thân thành một ông chủ đích thực. Anh
cho người tẩy rửa sạch sẽ chiếc xe Jeep lấm lem bụi đất. Rồi mặc sức để
tài xế mở cửa, đóng cửa, anh nhàn nhã gác chân ngồi sau hút thuốc hưởng
thụ, nhìn rất ra dáng ông chủ. Mọi người gọi anh là “sếp Tưởng”, dần dần cách xưng hô này cũng đúng với thực tế.

Thẩm Quan cuối cùng cũng nhớ tới ống tiết kiệm để trên bàn. Anh ta
gọi thư ký vào hỏi: “Cô nhớ cô gái chúng ta gặp lần trước ở bên nhà máy
chính không?”.

Thẩm Quan miêu tả theo trí nhó, thư ký hiểu ra: “A, em nhớ rồi!”.

Thẩm Quan kêu thư ký cầm ống tiết kiệm xuống phân xưởng trả lại Diêu
Ngạn. Một lát sau thư ký trở về nói: “Trong phân xưởng không có người
này. Gần đây, bên đó có bảo nhân viên hành chính xuống phân xưởng giúp
đỡ. Nhân sự khá lộn xộn, mọi người không rõ cô gái này làm việc ở phòng
ban nào”.

Thẩm Quan nhíu mày. Anh ta còn nhiều công việc phải xử lý nên tạm thời gác chuyện này lại.

Diêu Ngạn dần dần đã quen với công việc, thỉnh thoảng còn có thể đóng góp chút sáng kiến. Cô làm việc cần cù chịu khó, dù hàng ngày cứ phải
mồ hôi đầm đìa rời nhà máy cũng không quên hoàn thành công việc được
giao. Thời gian này kể cả lúc ngủ, cô cũng nghe thấy axit amin vẫy gọi.
Ngày hôm sau, cô lại tràn trề sức sống đến phòng nghiên cứu, tiếp tục
“bầu bạn” với axit amin.

Hôm nay, Giám đốc dẫn một khách hàng tới phòng nghiên cứu. Trong
thùng ông ta mang theo là nước cà rốt ướp lạnh. Khách hàng khua tay múa
chân diễn tả: “Tôi mang hai chai nước cà rốt này từ Mỹ về. Chúng chỉ giữ tươi được lâu nhất là hai ngày, thời hạn bảo quản ngắn quá”. Ông ta cần công ty tạo ra một loại nước ép có giá thành thấp nhưng mùi vị phải
tươi ngon tự nhiên. Diêu Ngạn rót một ít làm mẫu, sau đó cẩn thận cất
phần còn dư vào tủ lạnh.

Các đồng nghiệp làm thí nghiệm nhiều lần, đưa nước ép có mùi vị gần
giống với yêu cầu của khách cho Diêu Ngạn. Diêu Ngạn kiểm tra nồng độ
pH, cuối cùng lắc đầu. Tất bật suốt một ngày nhưng vẫn tốn công vô ích.
Đồng nghiệp nói thầm: “Chị thấy máy móc bên tòa nhà phía đông chuyên
nghiệp hơn, hình như vài nhân viên ở đó còn là tiến sĩ. Nói không chừng
họ làm được đấy”.

Tiếng Trung của khách hàng không tốt nhưng ông ta nắm được sơ sơ ý
chính, ông ta la toáng lên: “Ở đâu? Dẫn tôi đi đi!”. Giám đốc lườm một
cái sắc lẹm, vị đồng nghiệp kia mặt trắng bệch, ngượng ngùng nín thinh.

Cuối cùng Diêu Ngạn dẫn khách hàng sang tòa nhà phía đông. Đồng
nghiệp nhỏ giọng dặn dò: “Chút nữa qua đó, em cố gắng giữ mối làm ăn này lại nhé!”. Diêu Ngạn không biết thoái thác thế nào, đành ngậm ngùi đi
cùng sang phòng nghiên cứu ở tòa nhà phía đông.

Đồng nghiệp bên tòa nhà phía đông nghe xong, bèn gọi điện xin chi thị của Giám đốc. Ông ta nhìn Thẩm Quan, cất giọng do dự: “Để tôi hỏi ý
Thẩm tổng xem sao”. Lúc đồng nghiệp bên tòa nhà phía đông gọi điện, Giám đốc đang đi cùng Thẩm Quan xuống. Ông ta nói chuyện với Thẩm Quan xong
cũng vừa vặn đi đến cửa phòng nghiên cứu. Thẩm Quan chau mày từ chối:
“Dẹp đi”. Ánh mắt anh ta lia tới phòng nghiên cứu, trùng hợp nhìn thấy
Diêu Ngạn đang sắp xếp mấy chai nước cà rốt ướp lạnh.

“Gọi cô ấy tới đây.” Thẩm Quan chỉ về phía Diêu Ngạn rồi quay sang
căn dặn Giám đốc: “Mấy chuyện kiểu như vậy sau này không cần hỏi tôi, cứ trực tiếp từ chối”.

Diêu Ngạn ngơ ngác đi theo Giám đốc lên tầng, cô hỏi: “Xin hỏi Thẩm tổng tìm tôi có việc gì?”.

Giám đốc cũng ù ù cạc cạc, chỉ nói không biết.

Vào phòng làm việc nhìn thấy ống tiết kiệm, Diêu Ngạn mới hiểu ra.
Thẩm Quan đưa nó cho cô, anh ta nói: “Ống tiết kiệm này của cô đúng chứ? Tài xế của tôi mua về, lúc mua không để ý bên trong có tiền”.

Diêu Ngạn lập tức nhận lấy: “Vâng, nó là của tôi. Ngày hôm đó bận quá, không cẩn thận nên bán nhầm”.

Thấy cô mừng rỡ khi tìm được đồ đã mất, anh ta mỉm cười: “Cô mang về
đi, sau này cẩn thận một chút”, rồi hỏi tiếp: “Cô làm việc ở phòng
nghiên cứu?”.

Diêu Ngạn gật đầu. Nghĩ đến ngày ấy Thẩm Quan đứng ra giúp đỡ, hôm
nay lại mang mấy trăm tệ khó nhọc kiếm được trả lại cho mình, cô không
khỏi biết ơn, cũng cười nói với anh ta.

Tưởng Nã vừa bước lên tầng vừa nói chuyện điện thoại căn dặn Hứa Châu Vi chỉnh lý, vào sổ danh sách tài xế lái xe tải ở thị trấn Lý Sơn, nói
xong câu cuối anh bèn dập máy. Anh đưa mắt lên vừa lúc gặp Diêu Ngạn
cười nói vui vẻ với Thẩm Quan, ống tiết kiệm làm bằng thạch cao ẩn hiện
dưới ánh mặt trời, liếc sơ cũng biết nó đến từ sạp hàng của Diêu Ngạn,
Tưởng Nã lập tức sa sầm mặt.

Qua khóe mắt, Thẩm Quan thấy một bóng người, anh ta ngừng nói chuyện, gật đầu chào hỏi: “Tưởng tổng!”.

Diêu Ngạn vô thức quay đầu qua. Nhìn đến vị “Tưởng tổng” mà Thẩm Quan nhắc tới, cô trở nên kỳ quặc, cau mày dời mắt đi chỗ khác.

Tưởng Nã chậm rãi bước vào. Anh vờ như không thấy Diêu Ngạn, cười nói với Thẩm Quan: “Thẩm tổng đang bận à?”.

Thẩm Quan nhìn đồng hồ trên cổ tay: “Tôi định xuống phân xưởng khảo sát. Tưởng tổng có việc gì không?”.

Tưởng Nã “Ừ” một tiếng, nghiêng đẩu nhìn Diêu Ngạn. Diêu Ngạn lên tiếng: “Thẩm tổng, tôi xin phép đi trước”.

Thẩm Quan gật đầu, vươn tay mời Tưởng Nã ngồi xuống.

Tòa nhà phía đông đã từ chối, khách hàng không còn cách nào khác ngoài quay lại nhờ cậy tòa nhà chính.

Trong phòng nghiên cứu tràn ngập mùi cà rốt. Khách hàng cúi đầu
nghịch điện thoại, nhìn thấy Diêu Ngạn xuất hiện, ông ta đưa danh thiếp
khách sạn cho cô. Diêu Ngạn hiểu ý. Cô đặt phòng giúp ông ta. Khách hàng tâm sự: “Đây là nhà máy thứ hai tôi ghé vào. Tôi dự định đến Hồ Nam và
Thanh Đảo, biết đâu hai nhà máy ở đó có thể làm được”.

Đồng nghiệp nháy mắt với Diêu Ngạn. Diêu Ngạn ngầm hiểu, cô mỉm cười
lên tiếng: “Chú chạy tới chạy lui làm gì. Chú chỉ cần chờ thêm hai ngày, bên cháu nhất định nghĩ ra cách”. Ngẫm nghĩ vài giây, cô nói tiếp: “Chú muốn đi tham quan nhà máy bên cháu không ạ?”.

Khách hàng vô cùng thích thú, ông ta đứng bật dậy kêu Diêu Ngạn dẫn đi.

Nhà máy của công ty chiếm diện tích rất lớn. Chạy qua chạy lại giữa
phân xưởng và phòng nghiên cứu nhiều ngày qua, cô cũng cơ bản nắm bắt
được quy trình công nghệ ở đây. Giám đốc có việc bận cần giải quyết, xác định cô đủ hiểu biết để dẫn khách hàng tham quan nhà máy, ông ta liền
vội vàng bỏ đi.

Diêu Ngạn chu đáo giới thiệu với khách hàng. Cô dẫn ông ta đi tham
quan phân xưởng tẩy rửa trái cây, rồi đi thẳng đến nơi bố trí đủ loại
máy móc cỡ lớn. Tuy Diêu Ngạn chỉ nhớ được vài danh từ đại loại như “máy ly tâm” nhưng khách hàng cảm thấy hết sức ngạc nhiên.

Tới phân xưởng chiết rót, Diêu Ngạn đứng ngoài chỉ vào bên trong:
“Vào đó phải mặc đồ vô trùng, chú có ngại khi phải đứng đây xem không

ạ?”.

Khách hàng đáp: “Dĩ nhiên không”. Ông ta nhìn quanh nhà máy rộng mênh mông với vẻ trầm trồ thán phục: “Ở Mỹ, tôi có một nông trường nhỏ. Tính luôn nhân viên vận chuyên hàng hóa, tất cả cũng chỉ có ba mươi người”.

Nước cà rốt của ông ta có mùi vị đặc trưng riêng, giữ nguyên độ tươi
mới như vừa mới ép nhưng chỉ bảo quản được trong hai ngày ngắn ngủi.
Muốn vận chuyển nước cà rốt đến siêu thị mà vẫn đảm bảo độ tươi thì chỉ
có đường hàng không. Tuy nhiên chi phí quá cao, ông ta không chi trả
nổi. Nhờ chuyến tham quan này, ông ta đột nhiên tĩnh tâm lại. Trở về
phòng nghiên cứu, mọi người nói: “Có thể sẽ làm lỡ của chú hai ngày. Bên cháu cần tìm công ty hương liệu cùng nghĩ cách giải quyết vấn đề”.

Khách hàng gật gù nghe theo, ông ta bảo Diêu Ngạn đặt giúp phòng khách sạn thêm hai ngày.

Hết giờ làm, Diêu Ngạn mua vịt quay về nhà. Diêu Yên Cẩn reo lên sung sướng, tháo túi ra định ăn. Bà Diêu cười nói: “Lấy đĩa trước đã con!”.
Diêu Yên Cẩn mút mát ngón tay, vào bếp lấy đĩa theo lời bà Diêu.

Ăn được giữa chừng, bà Diêu bất chợt mở lời: “Yên Yên, mẹ giới thiệu cho con một anh chàng, chịu không?”.

Diêu Yên Cẩn lặng người, bà Diêu cười cười, quay qua nói với cô: “Con lớn rồi, sang năm đã hai mươi sáu tuổi, phải nghĩ đến chuyện lập gia
đình, sinh con đẻ cái. Anh chàng đó trông khá được, làm cùng nhà máy với con, thật thà giỏi giang”.

Diêu Yên Cẩn cũng chẳng ngốc, cô nhíu mày không thích: “Con không muốn!”.

“Tại sao không muốn?” Thấy cô xị mặt, bà cất giọng không vui: “Mẹ
đang thảo luận với con. Con đến gặp nó, cũng đâu có mất miếng thịt nào”.

Diêu Yên Cẩn thằng tay vứt đũa xuống, đứng bật dậy, cô tức tối nói: “Con chắc chắn sẽ mất vài miếng thịt đấy, con không muốn!”.

Giọng bà Diêu ráo hoảnh: “Tại sao không muốn? Mấy ngày nữa đi gặp nó, mẹ quyết định rồi!”.

Liếc thấy Diêu Yên Cẩn muốn tranh luận, Diêu Ngạn vội chen ngang: “Ăn cơm trước, có gì đế lát nữa nói”.

Diêu Yên Cẩn “Hừ” một tiếng, đá ghế chạy về phòng.

Bà Diêu thở hồng hộc chỉ vào cánh cửa đóng chặt, bà giận đến mức nói
không nên lời. Diêu Ngạn vội vàng dỗ ngọt bà, cô gõ cửa gọi Diêu Yên
Cẩn: “Chị, em vào được không?”.

Thấy Diêu Yên Cẩn không nói không rằng, cô mở cửa đi vào phòng.

Diêu Yên Cẩn nằm sấp trên giường, hậm hực kéo chăn che kín người.
Diêu Ngạn nở nụ cười, thử khéo léo nói với chị: “Chị nói gì với em đi.
Tại sao chị không muốn? Có lý do chính đáng, em sẽ khuyên mẹ giúp chị”.

Diêu Yên Cẩn lúc này mới xoay người, chăm chú nhìn Diêu Ngạn: “Chị muốn tìm một người bình thường!”.

Diêu Ngạn sững người, không biết phải nói thế nào.

Diêu Yên Cẩn thuộc dạng chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ, cô sinh hoạt hệt như người bình thường. Cô cũng biết chữ nhưng không nhớ được
nhiều. Năm cô học hết tiểu học, cô giáo chủ nhiệm đến nhà chân thành
khuyên ông Diêu bà Diêu: “Dựa theo tình trạng của Diêu Yên Cẩn thì không nên học tiếp cấp hai. Nhà anh chị cũng không khá giả gì, dồn sức lo cho Diêu Ngạn thì tốt hơn”.

Diêu Yên Cẩn trốn trong phòng khắc sâu từng chữ vào trong trí nhớ.
Sau khi cô chủ nhiệm ra về, cô khóc đến xé ruột xé gan. Nhưng cuối cùng, cô vẫn phải kết thúc quãng đường học hành ngắn ngủi. Diêu Yên Cẩn liệt
kê những việc bản thân không có khả năng như học tập, phân biệt tiền
bạc, xem giờ, còn những phương diện khác, cô chẳng thua kém người bình
thường là bao.

Nghe chị gái nói vậy, Diêu Ngạn cảm thấy rất kinh ngạc. Một lát sau,
cô ra khỏi phòng tìm bà Diêu, lựa chọn từ ngữ để nói với bà: “Chị không
sai”.

Bà Diêu cười chua chát: “Nó nghĩ vậy ư?”. Bà đưa mắt nhìn xa xăm, cất giọng đau xót: “Chị con chỉ biết dùng di động gọi điện, không có tiền
nhưng thích mua trang sức, coi công việc ờ nhà máy là thứ rẻ rúng, dọn
hàng cũng chẳng ra hồn. Ngày trước nó đi xe buýt, chưa đến trạm dừng thì sao? Chạy ngang qua cửa hàng nó thích, nó la toáng lên đòi xuống, tài
xế hết cách, đành vi phạm luật giao thông ngừng xe giữa đường. Mẹ ngồi
trên xe xấu hổ không dám nhìn mặt người ta”.

Bà Diêu thở dài nắm tay Diêu Ngạn: “Người bình thường cùng lắm chỉ
thích vẻ bề ngoài của chị con. Nhưng sau này chị con già đi, liệu có ai
chăm sóc nó không? Nói mẹ độc đoán cũng được, tàn nhẫn cũng xong, mẹ
nhất định bắt chị con đi gặp thằng nhóc đó”.

Trái tim Diêu Ngạn thắt lại, cô gật gù nghe lời bà.

Khi màn đêm buông xuống, ban ngày ngập tràn ánh nắng lùi xa. Xe cộ đi qua đi lại thắp sáng trung lộ Lý Sơn. Thỉnh thoảng có âm thanh vang lên nhưng không rõ là tiếng gió thổi hay tiếng xe lướt ngang. Mùi xăng luôn hiện hữu trong không khí khiến lỗ mũi không được nghỉ ngơi.

Tưởng Nã đóng kín cửa sổ, xóa tan tạp âm bên ngoài. Anh lật cuốn sổ
dài mười lăm trang ghi lại danh sách tất cả tài xế xe tải ở thị trấn Lý
Sơn ra xem. Dưới ánh sáng mờ mờ tỏa ra từ màn hình máy vi tính, anh vừa
kiểm tra vừa đánh dẫu vào tên từng người. Ngòi bút quẹt tới tên “Diêu
Hương Mai”, anh chợt nghĩ đến một bóng dáng mồ hôi đầm đìa trong nắng
nhưng ngang bướng đứng lì bên lề đường. Anh thở dài quăng bút xuống, dựa lưng vào ghế.

Hôm sau, Diêu Ngạn xuông căng tin tranh thủ ăn trưa. Buổi chiều cô
cần đến công ty hương liệu chỉnh sửa vài chỗ trong hợp đồng, sợ bị muộn
nên Diêu Ngạn cứ vừa bỏ thức ăn vào miệng vừa nhìn đồng hồ.

Đúng lúc này, ghế ngồi đột nhiên lún xuống, Diêu Ngạn nghiêng đầu
nhìn, thức ăn còn đang nhai dở trong miệng nhả không được mà nuốt cũng
không xong. Tưởng Nã nhét thịt mỡ béo ngậy vào miệng nhai ngon lành.
Nhìn Diêu Ngạn, anh cất giọng khó hiểu: “Tại sao không ăn?”.

Diêu Ngạn nhíu mày ngó quanh, cô bưng khay thức ăn đứng dậy, cổ tay
đột nhiên bị túm chặt. Cô vừa kêu một tiếng, Tưởng Nã đã kéo cô ngồi
phịch xuống, cơm nước đổ vung vãi ra ngoài, cô cất cao giọng: “Tưởng
Nã!”.

Tưởng Nã cười khì khì: “Biết luôn cả tên tôi, em tên gì thế?”.

Diêu Ngạn nào chịu ngó ngàng đến anh, cô lại bưng khay định đứng lên. Tưởng Nã giữ lấy mép khay của cô, sầm mặt không vui: “Ăn cùng tôi!”.

Diêu Ngạn trố mắt ngỡ ngàng: “Anh không bị bệnh đấy chứ?”.

Tưởng Nã cười nửa miệng kéo cánh tay Diêu Ngạn: “Tôi không quen mọi
người ở đây. Không tìm em, lẽ nào đi kiếm mấy bà thím ăn chung? Ăn đi!”.

Cánh tay Diêu Ngạn nhói lên, cô nhíu mày quát: “Buông ra!” Nhiều ánh
mắt soi mới tức tốc đổ dồn vào cô, cô hạ thấp giọng nói nhỏ: “Tôi ăn
rồi”.

Tưởng Nã nhìn khay cơm của cô chỉ còn một chút, anh thả ra: “Sao
không nói sớm”. Nói hết câu, anh cũng không nhìn Diêu Ngạn mà vùi đầu ăn cơm.

Diêu Ngạn nghĩ đầu óc người đàn ông này nhất định có vấn đề, cô đứng dậy vội vã bỏ đi.

Sau khi ăn xong, Tưởng Nã đến bên hông nhà máy xem công nhân dỡ hàng, Hứa Châu Vi châm thuốc cho anh: “Anh Nã, em hỏi rồi, Thẩm Quan chưa tìm được người chở hàng. Anh ta vừa vào nhà máy. Hai ngày trước, anh ta có
tìm người vận chuyển nguyên liệu nhưng chưa giao hàng đi”.

Tưởng Nã gật đầu, rít một hơi thuốc rồi nhả ra: “Cầu chưa xây, đường
lại kẹt, vòng qua Sĩ Lâm thì chẳng còn lời lãi gì, chạy hướng Lý Sơn là
tiết kiệm nhất. Nếu Thẩm Quan muốn giao hàng, sóm muộn gì cũng phải chạy qua Lý Sơn”.

Hứa Châu Vi cũng châm thuốc hút. Chỗ có bóng mát vẫn nóng hừng hực,
anh ta không đủ kiên nhẫn đứng ở đây, chỉ ước được quay về ngồi phòng
điều hòa trong công ty vận chuyển hàng hóa, “Em vẫn không hiểu anh cần
mối chở hàng của Thẩm Quan làm gì”.

Tưởng Nã cười: “Đầu đất như chú thì biết cái gì?”

Hứa Châu Vi không để bụng Tưởng Nã chế giễu mình. Anh ta vuốt mái tóc húi cua, xởi lởi kể Tưởng Nã nghe về mấy cô nàng xinh xắn trong phân
xưởng. Ở cổng lớn xa xa bất chợt có một bóng người lướt qua, Hứa Châu Vi reo lên: “Em Diêu!”.

Nghe có người gọi mình, Diêu Ngạn cũng quay lại. Trông thấy hai người Tưởng Nã và Hứa Châu Vi qua rào sắt ngăn cách, cô nhíu mày đội nắng đi
tiếp. Cô định hôm nào có thời gian sẽ đi mua một chiếc xe đạp.

Hứa Châu Vi huýt sáo, lẩm bẩm trong miệng: “Mấy cô nàng đó đẹp đến
mấy cũng không bằng em Diêu”. Mắt anh ta sáng lên, nói ngay với Tưởng
Nã: “Anh Nã, tối em về nhé! Em chạy ra đây một chút”.

Anh ta phi lên chiếc xe Jeep của Tưởng Nã, vội vội vàng vàng nổ máy.
Động cơ xe vừa phát ra tiếng, cửa bên ghế lái phụ mở ra. Tưởng Nã ngồi
vào chỗ, đóng cửa nhìn đôi mắt đờ ra của Hứa Châu Vi, anh thúc giục:
“Làm gì thế. Chạy đi chứ!”.

Hứa Châu Vi tỏ vẻ lúng túng: “Anh Nã, anh muốn đi đâu?”.

Tưởng Nã biếng nhác trả lời: “Chú đi đâu, anh đi đó. Chạy xe!”.

Hứa Châu Vi nhíu mày khó hiểu, anh ta nhấn ga tiến về trước. Chạy
khỏi cổng công ty một quãng đã thấy bóng lưng của Diêu Ngạn, anh ta lớn
tiếng gọi: “Em D…”, chữ cuối cùng vẫn chưa thoát khỏi miệng, anh ta chợt bừng tỉnh, nghiêng đầu nhìn Tưởng Nã. Thấy anh nheo mắt nhìn mình, anh
ta lo ngay ngáy, nói lầm bầm: “Anh Nã, em đi mua ít đồ uống nhé?”.

Tưởng Nã cười nhạt: “Chạy lên trước. Chú không thấy trời nắng hay sao, hỏi xem em Diêu đi đâu!”.

Hứa Châu Vi cười toe toét: “Ồ, vâng!”.

Xe tiến lên một đoạn, Hứa Châu Vi ló đầu ra ngoài cửa sổ, gọi Diêu Ngạn: “Em Diêu ơi em Diêu, em muốn đi nhờ không?”.

Diêu Ngạn đảo mắt tìm xe taxi, thấy Hứa Châu Vi đuổi theo, cô hằn học đi nhanh hơn. Hứa Châu Vi mặt dày nhìn lướt Tưởng Nã đang ngồi thoải
mái bên cạnh, anh ta tiếp tục dụ dỗ: “Em Diêu đừng để bản thân bị cảm
nắng. Anh sắp ra ngoài khu khai phá thật mà. Em muốn đi đâu, anh cho đi
nhờ một đoạn, ra đến đường lớn thì em xuống”.

Anh ta lải nhải suốt hơn mười mét. Diêu Ngạn chịu hết nổi, cô hét to: “Anh nói đủ chưa hả?”.

Tường Nã đưa tay ra hiệu Hứa Châu Vi dừng xe. Ánh nắng bên ngoài chói lóa, Tường Nã bước xuống xe, tay anh chống cửa, cằm hất cao ra lệnh cho Diêu Ngạn: “Lên xe!”.

Diêu Ngạn không biết Tưởng Nã cũng ngồi trên xe. Cô đờ người, mấy
giây sau mới nhăn mặt nói: “Cám ơn ý tốt của các anh, tôi không cần”. Cô cất bước tiếp tục đi về trước.

Tưởng Nã không đuổi theo, ánh mắt anh không lộ chút tình cảm nào dõi
theo bóng lưng cô. Hứa Châu Vi ngồi trong xe vội la toáng lên: “Anh Nã,
mau ngăn em Diêu lại!”.

Tưởng Nã quay qua liếc anh ta một cái sắc lẹm. Anh leo lên xe ngồi, nói giọng nhàn nhạt: “Về thôi!”.

Hứa Châu Vi ngơ ngác, không hiểu nổi Tường Nã. Anh ta mất hứng đập tay lái, vòng xe quay về.

Tưởng Nã tựa vào thành xe quan sát con đường phía sau qua gương chiếu hậu, thấy một chiếc ô tô đen ra khỏi ngã rẽ, anh “Hừ” một tiếng, rồi
lại nhìn bóng lưng mỗi lúc một xa của Diêu Ngạn.

Hiệu suất làm việc của công ty hương liệu cực kỳ cao. Vừa đặt hôm
trước, hôm sau đã giao thành phẩm. Diêu Ngạn đội nắng về công ty, đen
đủi là đã quá giờ ăn trưa.

Đồng nghiệp pha chế một lát mới thở phào nhẹ nhõm: “Cuối cùng cũng
ra”. Tuy đánh mất đôi chút nguyên chất tự nhiên nhung mùi vị tạo ra vừa
tương đồng vừa kéo dài thời gian sử dụng. Khách hàng cơ bản đã hài lòng.

Đồng nghiệp cười nhìn Diêu Ngạn đang quạt không ngừng nhằm xua tan
cái nóng: “Em chạy vội về làm gì? Muốn đi ăn không? Xem căng tin còn đồ
ăn không?”.

Diêu Ngạn gật đầu, ba chân bốn cẳng chạy đến căng tin.

Cô đầu bếp múc muỗng cải thìa cuối cùng cho Diêu Ngạn: “Chỉ còn từng này thôi. Hay để cô vào rán trứng cho cháu?”.

Diêu Ngạn xua tay nói: “Thôi khỏi ạ, cháu ăn thế này được rồi. Cháu cảm ơn cô!”.

Diêu Ngạn bưng khay thức ăn đi tìm bàn ngồi. Ở bên cạnh có hai người
đang trò chuyện, thấy Diêu Ngạn liền gọi: “Em là người hôm trước tới
phòng nghiên cứu bên chị đúng không?”.

Diêu Ngạn nhìn nhìn, nhớ ra họ là đồng nghiệp phòng nghiên cứu bên
tòa nhà phía đông, cô nở nụ cười bắt chuyện: “Vâng. Mấy chị ăn muộn vậy
ạ?”.

Họ phàn nàn: “Chủ nhiệm hành hạ bọn chị. Cả núi công việc làm mãi
không hết. Bên em có bốn người, chỗ bọn chị chỉ có ba. Đã thế chủ nhiệm
lại ăn không ngồi rồi, suốt ngày cứ sai bảo hết cái này đến cái khác”.

Có lẽ họ cũng ấm ức từ lâu, vì vậy mồm miệng cứ nói không ngừng: “Đâu phải chỉ có một tiến sĩ, ông ta cứ tưởng mình tài ba xuất chúng lắm,
ngon thì làm nước cà rốt đó đi. Cả ngày chỉ biết ton hót bợ đỡ Thẩm
tổng. May mà ông ta là đàn ông, còn là phụ nữ thì… hừ!”.

Đồng nghiệp còn lại bỗng đổi đề tài: “À này, hai người nói xem Thẩm
tổng liệu đã kết hôn hay chưa? Một người đàn ông độc thân giàu có như
anh ấy, tôi cũng nguyện bám theo anh ấy cả ngày”.

Diêu Ngạn chú tâm ăn cơm, thỉnh thoảng đáp một hai câu lấy lệ. Gần
đến giờ làm việc, cô ăn ngấu nghiến mấy thìa rồi rời căng tin.

Một ngày bận bịu, về đến nhà Diêu Ngạn mới được thờ hắt ra một hơi.
Diêu Yên Cẩn thấy em gái gần đây vất vả, buổi tối cô không đến phòng
khiêu vũ mà ngoan ngoãn theo bà Diêu ra bán hàng. Diêu Ngạn tắm rửa
xong, gọi điện hỏi: “Chị, không cần em giúp thật à?”.

Bên kia điện thoại văng vẳng tiếng trẻ con, Diêu Yên Cẩn nói lớn: “Không cần. Em nghỉ ngơi sớm đi!”.

Diêu Ngạn mỉm cười gác máy. Cô lấy sách vở ra nghiên cứu, ngẫm nghĩ
các tỷ lệ liên quan đến nước ép cà rốt. Nhớ đến máy móc tiên tiến trong
phòng nghiên cứu ở tòa nhà phía đông, trong lòng cô bỗng rạo rực nhưng
vài giây sau lại lặng đi.


Vào lúc này, Tưởng Nã đang hân hoan nâng cốc với Trần Man Phát. Anh
nửa tỉnh nửa say mở cửa sổ nhìn công viên bên con sông nhỏ trước mắt.
Sạp bán tượng vẫn đông đúc như thường lệ nhưng nó thiếu đi mùi vị mà anh chờ mong.

Hôm sau, Diêu Ngạn mua xe đạp mang về nhà, cô đẩy nó vào một góc
phòng khách. Trong ngõ nhà cô trộm cắp thường xuyên hoành hành, hồi bà
Diêu còn làm việc ở nhà máy, xe đạp mua chiếc nào là mất chiếc đó. Từ đó về sau, bà không nỡ lòng tiêu phí tiền bạc mua thêm chiếc nào nữa.

Bà Diêu ngó chiếc xe đạp hết lần này tới lần khác, bà nói: “Không
phải đi mấy bước là đến rồi sao con? Bày vẽ mua về rồi tự nhiên một hôm
nào đó lại bị trộm mất”.

“Coi như con nhặt được tiền đi mà. Tìm ra ống tiết kiệm đã mất thì
đúng là nhặt được của rơi còn gì nữa mẹ.” Diêu Ngạn xé ni-lông bọc xe
đạp, cô nói tiếp: “Sau này con sẽ để nó trong phòng khách, đảm bảo không mất đâu”.

Bà Diêu cũng không lo nghĩ vô cớ nữa, bà thầm thì to nhỏ với Diêu
Ngạn: “Mẹ hẹn thằng nhóc đó thứ Hai này gặp mặt lúc nó đi làm về. Lúc đó mẹ sẽ kêu Yên Yên đi dạo với mẹ, xem tình hình thế nào rồi tính tiếp”.

Diêu Ngạn cảm thấy nôn nao trong người. Cô cố tình sửa soạn sẵn một
chiếc váy dài màu sáng cho Diêu Yên Cẩn, dặn dò bà Diêu phải trang điểm
cho chị thật xinh xắn.

Cô tràn trề năng lượng đến công ty. Đơn hàng nước cà rốt chắc chắn
nhận được, mọi người trong phòng nghiên cứu đều nghiêm túc làm việc.
Diêu Ngạn cũng dồn hết trí óc vào phần việc của mình.

Buổi trưa tới căng tin, Tưởng Nã và Hứa Châu Vi ngồi giữa sảnh dùng
bữa, cơm nước rơi vãi đầy bàn. Chân hai người ngang tàng gác lên chiếc
ghế bên cạnh như muốn nói không ăn chung, không ngồi chung. Đồng nghiệp
nói thầm: “Nghe nói sếp Tưởng đó là cháu trai của Trần tổng, nhìn cứ như dân anh chị ấy”.

Hứa Châu Vi quệt miệng làm hạt cơm rơi xuống sàn nhà anh ta lớn tiếng gọi Diêu Ngạn: “Ở đây! Ở đây!”.

Mọi người xung quanh dồn mắt theo hướng nhìn của anh ta. Nhóm Diêu
Ngạn lập tức bị chú ý. Đồng nghiệp kinh ngạc hỏi cô: “Em quen họ hả?”.

Diêu Ngạn cúi gằm đầu bước qua một bên, cô lộ vẻ lúng túng: “Không quen”.

Ngờ đâu cô vừa đặt mông xuống ghế, Hứa Châu Vi đã kêu: “Em Diêu!”.

Tiếng gọi này lập tức bác bỏ câu “Không quen” của Diêu Ngạn. Cô nổi cáu lườm anh ta, hậm hực ngồi vào chỗ của mình.

Tưởng Nã bật cười: “Lo ăn đi! Đừng la hét om sòm!”.

Hứa Châu Vi như thể tủi thân: “Em đang se duyên giúp anh đấy. Anh
không thấy cô ấy rất xinh à? Đừng để người khác phỗng tay trên”.

Tưởng Nã mắt nhắm mắt mờ mặc kệ anh ta. Anh vét chỗ thức ăn còn sót
lại trên đĩa, cho hết vào miệng. Anh vừa nhai vừa nói: “Ăn mau!”.

Hứa Châu Vi cũng không chịu thua kém, anh ta cắm cúi giải quyết sạch sẽ thức ăn.

Diêu Ngạn đi làm về, bà Diêu lén lút báo tin vui: “Mẹ giả vờ như tình cờ gặp nhau. Chị con nói với người ta những mấy câu, nhìn cũng rất hài
lòng. Mẹ còn nhân cơ hội hỏi mượn điện thoại, lưu số lại cho chị con”.

Diêu Ngạn mừng rỡ: “Mẹ phải để tâm nhiều một chút. Tình cảm có thể nuôi dưỡng từ từ”.

Bà Diêu gật đầu thờ dài: “Mẹ không mong chị con lấy một người chồng
giỏi giang tài ba, an phận là đủ rồi”. Phận làm cha làm mẹ, bà chẳng yêu cầu nhiều, chỉ mong hai đứa con gái bình an.

Tối muộn, ông Diêu mới về nhà. Diêu Ngạn xuống bếp hâm nóng thức ăn
và rót một ly rượu đế cho ông. Tắm xong, ông Diêu bước ra hỏi cô: “Mẹ
con nói hôm nay dẫn chị con đi xem mắt. Chuyện thế nào rồi con?”.

Diêu Ngạn cười hì hì, cô nói: “Xem mắt hồi nào ạ”. Cô vừa kể ông nghe “cuộc gặp gỡ tình cờ” lúc chạng vạng, vừa gắp rau lên ăn: “Con cũng nói mẹ từ từ, đừng làm lộ liễu”.

Ông Diêu thở phào, quạt trần lắc lư phía trên đầu bám một lớp bụi dày cộp giống như vết tích mà năm tháng để lại trên con ngõ sâu thẳm tĩnh
mịch này.

Đợt hàng đầu tiên của tòa nhà phía đông rời khỏi dây chuyền sản xuất. Quá trình vận chuyển đồ uống diễn ra thuận lợi nhanh chóng, chẳng mấy
chốc hàng hóa đã chất gọn trên xe.

Tưởng Nã nhận được tin Thẩm Quan đã tìm được công ty vận tải. Anh lật danh sách tài xế lái xe tải dài mười lăm trang ra đối chiếu, xác định
người Thẩm Quan thuê không ở thị trấn Lý Sơn. Hứa Châu Vi tức anh ách
nói: “Toi công cả tháng nay. Không ngờ anh ta lại dám tìm công ty bên
ngoài. Ngon thì đừng chạy qua đây, không em đập nát xe anh ta!”.

Hứa Châu Vi chi tức giận buột miệng nhưng nào ngờ Tưởng Nã lại gật đầu tán thành: “Ý kiến hay!”.

Hứa Châu Vi giật mình, anh ta cảm thấy khó tin: “Sao cơ? Đập xe thật hả anh?”.

Tưởng Nã xoay cây bút đen trên tay, cười nói: “Không cho chút bài học, anh ta vẫn tưởng chúng ta làm ăn đàng hoàng”.

Ngoài trời nóng kinh khủng, đồng nghiệp mướt mải mồ hôi trở về từ tòa nhà phía đông. Chị ta tiện tay lấy bốn chai nước trái cây về theo, rồi
nói với giọng ước ao: “Mới dò la ra tiền lương của bên kia là bao nhiêu
đây nè!”, mấy ngón tay của chị ta xòe ra minh họa. Sau khi chiếm được
tiếng ồ lên kinh ngạc trong dự liệu, chị ta nói tiếp: “Hỏi họ có tuyển
thêm người không, chẳng phải nghe nói phòng nghiên cứu bên đó thiếu
người hay sao nhưng đáng tiếc họ không tuyển thêm. Xem ra chúng ta vẫn
phải tiếp tục bán mạng kiếm tiền lương ba cọc ba đồng này rồi”.

Nhưng dù bán mạng, mọi người vẫn dốc hết sức.

Mọi người chuyện trò một hồi, rủ nhau sang tòa nhà phía đông, kéo Diêu Ngạn theo cùng. Cô cũng đành vứt hết công việc đi với họ.

Vừa bước tới nhà máy, hơi nóng đã ồ ạt bủa vây, xe đẩy nằm khắp bãi
đất trống, đồ uống xếp cao bảy tám tầng, công nhân đổ mồ hôi như mưa
chất hàng hóa vào xe. Đồng nghiệp nói nhỏ: “Làm việc mau quá, chưa gì đã được một lượng hàng lớn. Nước này bán chạy ha, nhãn hiệu mới tinh mà
tiêu thụ nhiều đến vậy”.

Nhìn thấy mấy công nhân quen mặt, Diêu Ngạn mỉm cười gật đầu, cô nói: “Đồ uống này tiêu thụ ngoài tỉnh. Lần trước trên một kênh truyền hình
của tỉnh khác có quảng cáo nhãn hiệu này”.

Đồng nghiệp líu lưỡi: “Đúng là tiền nhiều như nước. Công ty chúng ta
mở cả chục năm mới có tiền quảng cáo, tìm đại diện sản phẩm”.

Trong lúc trò chuyện, Thẩm Quan ra khỏi nhà máy. Cấp dưới đi canh báo cáo tiến trình sản xuất, anh ta nghiêng đầu lắng nghe. Thoáng thấy tay
Diêu Ngạn cầm nước trái cây uống dở, anh ta mỉm cười, gật đầu với cô.

Diêu Ngạn khều khều mấy người đồng nghiệp, mọi người lập tức hiểu ý,
giấu nước trái cây ra sau lưng. Thẩm Quan đến gần hỏi: “Mùi vị thế
nào?”.

Diêu Ngạn bần thần cả người. Vài giây sau cô mới hiểu ra, cô khó khăn lên tiếng: “Uống rất ngon”.

Đồng nghiệp được chạm mặt Thẩm Quan có vẻ phấn khích tột độ: “Uống
vào mát lịm”. Chị ta nói thao thao bất tuyệt, Thẩm Quan cũng kiên trì
lắng nghe, thảo luận với chị ta.

Diêu Ngạn cảm thấy buồn cười nhưng thời tiết quá nóng, cô không muốn
cứ đứng mãi ở đây. Đang định xen vào nói tạm biệt thì có người đưa điện
thoại di động cho Thẩm Quan. Thẩm Quan nhận cuộc gọi, lông mày anh ta
nhíu chặt.

Thời tiết mùa hè vô cùng oi bức, mấy người đàn ông ở trần ngang nhiên đứng giữa đường. Nước da ngăm đen của họ bóng nhoáng, mồ hôi chảy ròng
ròng khiến hình xăm đủ màu đủ kiểu trên người họ trờ nên nổi bật.

Ba chiếc xe hàng lớn đậu chình ình trước công ty vận chuyển hàng hóa ở trung lộ Lý Sơn. Tài xế lái chiếc đầu tiên thận trọng xuống xe, rụt rè
bước tránh đinh sắt rải chi chít trên đường, “Các anh muốn…”.

Hứa Châu Vi phả khói, anh ta gí điếu thuốc về phía tài xế: “Mù à?
Muốn tôi nói cho nghe không?”, rồi cất giọng nóng vội: “Lệ phí qua
đường, mau lên!”.

Tài xế khom người nói lí nhí: “Chúng tôi làm công, không có ông chủ ở đây”.

Hứa Châu Vi liếc nhìn người ngồi ở ghế lái phụ: “Thế ông ta gọi điện
cho nhân tình à?” Anh ta cười mỉa mai, “Báo cho ông chủ mấy người biết,
chúng tôi chỉ lấy vài thùng hàng mỗi xe mà thôi”.

Đột nhiên có người hét lớn: “Xe phía sau trốn rồi!”.

Hứa Chầu Vi đưa mắt qua nhìn ra sau, chiếc xe trở hàng ở sau cùng
đang lùi lại, rẽ tay lái muốn vòng sang làn đường bên trái, anh ta giơ
gậy sắt, đen mặt quát tháo: “To gan, cản lại!”.

Mấy người đàn ông đồng loạt gào lên. Mặt trời chói chang như biến
cảnh tượng diễn ra trên trung lộ Lý Sơn thành một đoạn phim quay nhanh.
Tiếng gào thét, kêu la ầm ĩ vang lên, gậy sắt vung vẩy, từng thùng hàng
rơi xuống đất.

Tưởng Nã tựa vào thành cửa sổ trên tầng hai. Anh gãy thuốc nheo mắt
quan sát phía dưới, nghe đàn em báo cáo qua điện thoại: “Ở đây còn hai
xe đang chất hàng, tính thêm ba chiếc trước đó, tổng cộng hôm nay họ đưa đi năm xe hàng”.

Tưởng Nã thản nhiên “ừ” một tiếng, hài lòng theo dõi cảnh tượng hỗn
loạn trước mắt. Nhìn về phía chiếc xe lớn ở sau cùng bị thiệt hại khá
nghiêm trọng, anh ngẩn người: “Ba chiếc?”.

Ba chiếc xe chở đồ uống đậu kín làn đường bên phải, còn chiếc xe tải
lớn vừa bỏ chạy, thùng xe bị lõm một mảng đỗ ngay giữa đường. Hàng hóa
trên chiếc xe từ từ rơi xuống, thùng hàng móp méo nằm đè lên đống đồ
uống rơi ngổn ngang.

Dưới thời tiết nóng bốn mươi độ, hiếm hoi lắm mới có xe chạy qua
trung lộ Lý Sơn. Thỉnh thoảng có một chiếc chạy tới, gặp cảnh tượng đằng trước liền tăng tốc bỏ trốn, không ai muốn rước phiền phức vào người.

Hứa Châu Vi đứng chỉ huy: “Mấy người kia qua đây, đập hàng là xong, mau lên!”.

Một người đàn ông và một người đàn bà nhảy xuống từ chiếc xe tải
kháng cự đám đàn ông cao lớn cầm gậy sắt trong tay. Tiếng tranh cãi rủa
sả không ngừng thoát ra, người ở ba chiếc xe còn lại cũng dậy lên ý chí, hô hào chống trả.

Nắng nóng như lửa đốt khiến tình cảnh lộn xộn càng thêm trầm trọng.
Tưởng Nã chau mày, gõ ngón tay lên cánh tay đang khoanh trước ngực.
Trước tình thế rối như tơ vò này, đám đàn ông vung gậy sắt nhưng không
đánh thật, cuối cùng cũng dọa nạt thành công, mấy người tài xế xe tài
lại ngoan ngoãn lui về một bê. Lúc này, người đàn bà ở xe hàng sau cùng
bỗng khơi mào, bất chấp tất cả hét to vung nắm đấm lên, chẳng mấy chốc
đầu tóc bà ta trở nên bù xù. Đám đàn ông cầm gậy sắt bị đấm liên tiếp
không nhẫn nhịn nổi nữa. Một người trong số đó lên tiếng chửi rủa, bất
ngờ nện mạnh gậy, giọng người phụ nữ kia rít lên cao vút nhiễu loạn cả
cánh rừng ở con đường kế bên.

Tưởng Nã bám chặt thành cửa sổ định hạ lệnh thì điện thoại di động
đột nhiên đố chuông. Anh liếc màn hình hiển thị, chần chờ năm giây mới
nhận cuộc gọi, anh cười nói: “Thẩm tổng!”.

Thẩm Quan đi tới chỗ có bóng mát, anh ta thản nhiên nhờ vả: “Tưởng
tổng, xe hàng của tôi gặp một chút phiền phức ở thị trấn Lý Sơn, có lẽ
cần anh giúp đỡ”.

Tưởng Nã vồn vã hỏi thăm: “Ồ, Lý Sơn ư? Anh nói đi, tôi sẽ giúp anh hết khả năng!”.

Thẩm Quan cười lạnh, anh ta vờ như không có gì xảy ra nói chuyện với
Tưởng Nã. Tưởng Nã đảm bảo: “Được, cứ giao chuyện này cho tôi!”.

Sau khi gác máy, anh gọi điện cho Hứa Châu Vi, quát to: “Dừng tay!”.

Hứa Châu Vi một mực chờ lệnh, nghe vậy bèn cất giọng vui mừng: “Thành công rồi hả anh?”.

Nhìn thấy chiếc xe dừng sau cùng, Tưởng Nã nhíu mày không vui: “Mau thu dọn đi. Chiếc xe cuối cùng không phải của Thẩm Quan!”.

Hứa Châu Vi hoàn toàn hóa đá. Đưa mắt sang chỗ có người đàn ông và
người phụ nữ bị gậy sắt đánh ngã xuống đất, anh ta thẫn thò mở miệng:
“Không phải?”. Tiếc là đã quá muộn, hai người kia đã không còn sức để bò dậy. Anh ta chạy tới gần đá họ: “Ê, chết chưa?”. Nhìn thấy gương mặt
của người đàn ông, anh ta thảng thốt chửi rủa, vội vội vàng vàng vẫy tay kêu người đến giúp.

Diêu Ngạn thấy Thẩm Quan nhíu chặt mày, chẳng nói chẳng rằng bỏ đi,
cô lắc nước trái cây trên tay, cười nói với đồng nghiệp: “Về thôi!”.

Đồng nghiệp nhìn bóng lưng Thẩm Quan chằm chằm, thất vọng nói: “Sao mà mới nói được vài câu đã bỏ chạy mất rồi”.

Mấy người Diêu Ngạn giơ tay che nắng chạy ào về phòng nghiên cứu.
Nhiệt độ trong và ngoài phòng chênh lệch nhau quá lớn. Đồng nghiệp chỉnh điều hòa xuống vài độ, cất cao giọng: “Không ra ngoài nữa, bên ngoài
không phải dành cho người mà”.

Diêu Ngạn cười mỉm, tiếp tục hoàn thành công việc dang dở.

Gần tới giờ tan sở, cô nhận được điện thoại của dượng, Diêu Ngạn dừng bút nhíu mày, khó hiểu nghe điện thoại: “Dượng?”.


Dượng bần thần nói với cô: “Diêu Diêu, con mau tới bệnh viện. Cô với bố con bị thương!”.

Diêu Ngạn sững người, đầu bút rạch một đường trên mặt giấy. Dượng kể
một thôi một hồi rồi hối thúc: “Con mau tới đi. Dượng chưa báo mẹ con
biết. Mấy người đó vẫn đang ở bệnh viện!”.

Diêu Ngạn lập tức thu dọn đồ đạc, vội vàng lao ra cửa. Cô trượt chân, chệnh choạng một lúc mới lấy lại được thăng bằng, tiếp tục bước đi.

Trời đã nhá nhem tối nhưng không khí oi bức vẫn lan tỏa khắp mọi nơi. Diêu Ngạn hớt hải lao đi. Có người gọi cô, cô cũng không nghe thấy.
Thẩm Quan ra khỏi nhà máy, nhìn thấy cô gấp rút biến mất sau cánh cổng
lớn, anh ta trầm ngâm suy tư rồi quay lại phòng làm việc.

Diêu Ngạn chạy tới bệnh viện, thở hổn hển tìm thấy dượng co rúm trong một góc, cô hoang mang hỏi ông: “Dượng, bố với cô con sao rồi?”.

Dượng vịn tường đứng dậy, ông nói với vẻ bất an: “Cô con gãy tay, vừa kiểm tra xong. Bố con bị vỡ đầu, khâu mấy mũi, bây giờ đang ở trong
phòng bệnh”.

Diêu Ngạn chạy tới phòng bệnh, dượng gọi với theo nhắc nhở nhưng không ngăn cô được.

Rèm cửa sổ trong phòng bệnh kéo lại che đi tiết trời nóng bức bên
ngoài, Diêu Ngạn ngơ ngác lướt qua một bóng đen trong góc phòng.

Dượng đuổi theo Diêu Ngạn, ông gọi to: “Diêu Diêu, họ đang ở đây.”
Ông sợ hãi liếc mắt vào trong góc nhiều lần, kéo cánh tay Diêu Ngạn nói
khẽ: “Họ nói sẽ chịu tiền thuốc men, bây giờ đang nói chuyện riêng với
bố con”.

Diêu Ngạn gạt tay dượng. Cô nhìn Lý Cường từng gặp một lần trước đây, lại nhìn ông Diêu nằm ngắc ngoải trên giường bệnh, cô cố gắng khống chế cảm xúc, giọng nói khản đặc của cô vang lên: “Mấy anh đánh người đập
xe?”.

Lý Cường vuốt cúc tay áo, anh ta lau qua mồ hôi và vết bẩn trên cánh
tay, trả lời: “Là do chúng tôi không cẩn thận, sẽ chịu trách nhiệm, cô
yên tâm!”.

Diêu Ngạn lạnh lùng lườm nguýt anh ta. Cô lại gần giường bệnh nắm tay ông Diêu, trong lòng quặn đau: “Bố sao rồi?”.

Ông Diêu nhắm mắt nằm trên giường bệnh, cất giọng khàn khàn: “Bố không sao”.

Dượng ở bên cạnh bổ sung: “Chấn động não nhẹ, cần nằm viện quan sát.
Vết thương của bố con không nghiêm trọng, bác sĩ nói sẽ không sao”.

Diêu Ngạn gật đầu, liếc xéo Lý Cường, cô hỏi nhỏ dượng: “Báo cảnh sát chưa?”.

Dượng đờ ra: “Họ không cho báo cảnh sát”.

Lý Cường nghe thấy câu hỏi của Diêu Ngạn, anh ta vừa nói vừa cười:
“Báo cảnh sát làm gì, chúng ta cũng coi như có duyên. Tiền thuốc men,
tiền dưỡng thương, chúng tôi lo hết. Báo cảnh sát mọi người không kiếm
được lợi lộc gì đâu”.

Diêu Ngạn cười khinh thường: “Lợi lộc? Không báo cảnh sát, anh để tôi đánh anh y chang vậy nhé?”. Cô rút di động, nổi giận bấm số điện thoại.

Dượng luống cuống không biết can thiệp thế nào, ông đứng thừ ra bên
cạnh. Lý Cường vừa định tiến lên nhưng thấy một bóng người ngay cửa, anh ta dừng lại: “Anh Nã!”.

“Ừ!” Tưởng Nã liếc anh ta một cái rồi nhìn Diêu Ngạn.

Cuộc gọi đã được kết nối, Diêu Ngạn kê điện thoại lên tai xoay người
nhìn vế phía Lý Cường. Cô còn chưa kịp kinh ngạc, thì một bóng người đã
tiến đến túm cổ tay cô, giật mạnh chiếc điện thoại vừa có tiếng trả lời
từ đầu dây bên kia, Diêu Ngạn lảo đảo ngã xuống giường bệnh sau lưng.

Nhà máy trở nên yên tĩnh hoàn toàn, công nhân lục tục chuẩn bị tan
ca. Họ túm tụm tốp năm tốp ba bàn ra tán vào lời đồn vừa nghe được rồi
lại nhìn qua chỗ hàng hóa chất bên trong mà lắc đầu tặc lưỡi.

Thẩm Quan ngồi đợi trong phòng làm việc, điện thoại rốt cục cũng đổ chuông.

Anh ta nhận máy, nặng nề lên tiếng: “Thế nào?”.

“Tôi vừa mới điều tra.” Người trong điện thoại nói chậm rãi: “Lần
trước, tôi giam bằng lái xe của anh ta thì thấy tất cả thông tin cá nhân đều là thật. Tên khai sinh là Tưởng Nam, bà con xa của Trần Man Phát,
nguyên quán Lô Xuyên, từng ngồi tù ba năm, còn cụ thể hơn vẫn chưa tra
ra được. Tôi không thân thiết lắm với cảnh sát, cần thêm thời gian”.

Thẩm Quan chau mày gõ bàn, anh ta nói với vẻ suy tư: “Không cần hỏi
cảnh sát. Thăm dò nhà tù anh ta từng ở, thế nào cũng có tù nhân biết anh ta”.

Người ở đầu bên kia ngập ngừng giây lát mới nói: “Có cần báo án chuyện xảy ra chiều nay không?”.

Thẩm Quan điểm tĩnh đáp: “Không đáng để làm vậy. Anh ta không muốn gì khác đâu. Có lẽ tôi vẫn phải hợp tác cùng anh ta”.

Mặt trời đã ngả về tây, Thẩm Quan kết thúc cuộc gọi, anh ta bước đến
bên cửa sổ ngắm nhà máy tối om ở phía xa, thầm tính toán trong lòng.

Áp lực nặng nề bao trùm phòng bệnh ở bệnh viện Trung Tuyển. Lồng ngực Diêu Ngạn phập phồng dữ dội, cô chìa tay nhìn Tưởng Nã chòng chọc: “Trả điện thoại cho tôi!”.

Tưởng Nã lắc lắc điện thoại di động của Diêu Ngạn, anh liếc cô: “Báo cảnh sát? Muốn giở trò với tôi?”.

Diêu Ngạn mỉa mai: “Không được giờ trò với anh? Anh tưởng anh là ai?”.

Dượng kéo tay Diêu Ngạn, lo sợ kêu cô đừng lên tiếng. Diêu Ngạn
nhướng cao mày, tiến lên hai bước ra lệnh cho Tưởng Nã: “Trả cho tôi! Ở
đây là bệnh viện, không phải địa bàn của anh”.

Tưởng Nã cười cười, thấy Diêu Ngạn tỏ thái độ lạnh lùng, anh ngừng
cười, dùng ánh mắt nghiêm nghị nhìn cô: “Tưởng Nã tôi ở đâu, địa bàn ở
đó. Em muốn thử không?”.

Diêu Ngạn rút tay về, nghiêng đầu nói với dượng: “Đưa điện thoại di động cho con”.

Dượng lộ vẻ lúng túng, ông rụt rè nhìn Tưởng Nã. Diêu Ngạn siết tay
kiềm chế cơn giận, ánh mắt cô sắc lẹm như dao hướng về phía Tưởng Nã:
“Anh cứ giữ di động, tới lúc đó tôi sẽ tố cáo thêm tội anh cướp điện
thoại của tôi!”. Nói hết câu, cô sải bước đi ra ngoài.

Dượng sốt ruột gọi theo: “Diêu Diêu, con đi đâu vậy?”.

Diêu Ngạn không hề quay đầu, cô đáp: “Báo cảnh sát!”.

Tưởng Nã đứng im, anh nhếch miệng lắc đầu ngao ngán: “Tính tình tệ
thật”. Anh nhìn giường bệnh, nói với Lý Cường: “Chú ở đây “chăm sóc” ông Diêu cho tử tế”. Dặn dò xong, anh cũng thong thả rời phòng bệnh.

Diêu Ngạn đi đến cuối hành lang mới tìm thấy y tá. Nhìn bàn làm việc của y tá, cô nói: “Tôi muốn mượn điện thoại dùng một lát”.

Y tá bận chỉnh lý tài liệu nên nghe không rõ, Diêu Ngạn buộc phải lặp lại câu nói. Tiếng bước chân đều đều văng vẳng bên tai Diêu Ngạn, cô
nhấc ống nghe, vô thức nhìn qua. Thấy Tưởng Nã bước đến, tay cô run bắn. Một áp lực đè nặng như trong trí nhớ lại ùa về.

Tưởng Nã chạm lên thắt lưng cô, anh giật lấy ống nghe và ôm ghì lấy eo cô làm cô đau.

Tưởng Nã nói nhỏ: “Đừng bướng như vậy được không.” Anh nhấn tay Diêu Ngạn xuống, đặt ống nghe về lại vị trí cũ.

Diêu Ngạn hét lên: “Tưởng Nã!”. Cô đưa tay ra với y tá: “Y tá, chị…”.

Tay đang ôm thắt lưng cô siết chặt, Tưởng Nã bật cười: “Được rồi mà
bà xã, em đừng gây chuyện nữa!”. Anh vác Diêu Ngạn lên vai đi thẳng đến
thang máy.

Diêu Ngạn hoảng loạn hét lớn: “Anh làm gì vậy?”. Cô giãy nảy người cầu cứu: “Cứu tôi! Y tá, cứu tôi!”.

Tưởng Nã phát mông cô một cái thật mạnh: “Muốn ồn ào thì về nhà!”. Thấy hai chân của cô đạp mạnh, anh vòng tay kẹp chặt hơn.

Diêu Ngạn bị dốc ngược trên vai anh cảm thấy váng vất đầu óc, cô hét
toáng lên nhưng mọi người xung quanh chỉ nghĩ cô làm mình làm mẩy, chẳng ai buồn đến giúp đỡ. Diêu Ngạn càng lúc càng vùng vẫy mạnh.

Tưởng Nã không đủ kiên nhẫn chờ thang máy, anh quay người đi đến
thang bộ. Bệnh viện vắng vẻ, tiếng la của Diêu Ngạn dội khắp hành lang.
Tưởng Nã đánh mông cô nhưng vẫn không khiến cô ngừng la hét, anh đành
sải chân bước nhanh xuống cầu thang.

Bệnh viện Trung Tuyển khá nhỏ, không đủ chỗ đậu xe, vì vậy Tưởng Nã
dừng xe ở cổng phía sau núi, đi qua một chỗ rẽ là đến. Anh quăng Diêu
Ngạn đang kêu la nhặng xị vào ghế sau, chui vào túm chặt tay chân cô,
anh hung dữ quát: “Im!”.

Diêu Ngạn hoảng hốt nhích người ra sau, cô hô hoán: “Cứu tôi! Cứu tôi!”,

Tưởng Nã đầu đau như búa bổ. Anh bịt miệng Diêu Ngạn, cong gối ép
chặt hai chân đang đá loạn của cô, cơ thể anh áp sát vào người cô.

Diêu Ngạn vùng vẫy, áo thun tốc lên để lộ vòng eo trắng nõn, rồi trượt lên đến đỉnh đồi đầy đặn, nhưng cô không hề hay biết,

Tưởng Nã túm hai cổ tay của cô bằng một bàn tay, anh cúi đầu cảnh
cáo, ánh mắt vô tình thấy vòng eo lộ ra ngoài, anh ngẩn ngơ thả tay.

Diêu Ngạn thừa cơ huých cùi trỏ vào đầu anh, nhanh chóng lùi về sau với tay mở cửa.

Tưởng Nã đau buốt, anh định thần lại, nghiến răng ken két: “Em chán
sống rồi đấy!”. Anh giữ lấy bàn tay đang lần mò cánh cửa đóng kín của
Diêu Ngạn, dễ dàng kéo cô đến ôm vào lòng.

Diêu Ngạn sợ hãi hét toáng lên: “Cứu tôi…”. Đôi mắt đen láy của Tưởng Nã bỗng ập đến, lời cô nói còn chưa dứt đã im bặt.

Trong nháy mắt môi chạm môi, mùi thuốc lá khó chịu xộc vào mũi Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn xây xẩm mặt mày, tiếng hét lên đến cổ họng liền bị Tưởng Nã bịt lại.

Diêu Ngạn cau mày, vung tay vung chân đánh anh. Nụ hôn của Tưởng Nã
rất hỗn loạn. Răng anh gặm cắn bờ môi cô, va trúng mũi của cô. Diêu Ngạn đau đến ứa nước mắt, cô giơ tay cào cấu cổ Tưởng Nã.

Tưởng Nã giữ chặt tay cô, tiếp tục cắn mút. Động tác dần trở lên điêu luyện, anh nhẹ nhàng tập trung vào miệng Diêu Ngạn, liếm láp môi cô.
Tìm được kẽ hở, lưỡi của anh lại tiến vào trong. Diêu Ngạn bần thần khép miệng thì đã muộn. Môi lưỡi của anh tấn công như vũ bão, cô sờn gai ốc, thốt ra tiếng kêu nghèn nghẹn.

Đầu lưỡi anh tiến sâu vào miệng Diêu Ngạn, say mê mút mát mùi của thuốc lá hòa với vị hoa quả ngòn ngọt.

Thế nhưng chỉ có mình anh là chìm vào mê đắm, Diêu Ngạn không hề cảm
thấy vậy. Tim cô đập mạnh chỉ vì tức giận, mắt cô nhòe nước như bắn vô
số mũi tên qua màn lệ thẳng tới trán Tưởng Nã. Anh nhìn sâu vào mắt cô,
quyến luyến ngừng hôn.

Lồng ngực Diêu Ngạn nhấp nhô, cô muốn lấy dưỡng khí để trách mắng
nhưng âm thanh phát ra chỉ là tiếng khàn khàn lọt vào tai anh chỉ giống
như cô đang hờn dỗi. Tưởng Nã véo má Diêu Ngạn, tiếp tục hôn cô. Diêu
Ngạn lắc đầu kháng cự, cố rút cổ tay đang bị anh nắm chặt ra.

Tưởng Nã thì thào sát bên môi cô: “Còn muốn báo cảnh sát nữa không?”.

Diêu Ngạn giận đến đỏ mặt, trừng mắt nhìn anh. Tưởng Nã bóp má cô làm cô phát âm không rõ: “Thả ra!”.

Tưởng Nã mỉm cười, cắn môi cô một cái: “Bây giờ chưa thả được, ngoan ngoãn một chút!”.

Diêu Ngạn vùng mạnh nhưng sợ Tưởng Nã lại làm loạn, cô đành nhìn anh
bằng ánh mắt đề phòng. Trong lúc cô phân tâm, Tưởng Nã đã dễ dàng chế
ngự cô.

“Đừng tốn sức làm chuyện không có kết quả!” Tưởng Nã ôm cô vào lòng.
Thấy cô giận dữ, anh dịu giọng: “Hôm nay, bên tôi sai. Bên tôi sẽ xin
lỗi và bồi thường. Em đang tự gây khó dễ cho bản thân, em hiểu ý của bố
và cô em không? Họ tuyệt đối không chịu báo cảnh sát. Em hỏi họ xem họ
chở bao nhiêu hàng vượt quá trọng tải!”.

Diêu Ngạn ngớ người, cô từ từ trấn tĩnh.

Xe hàng tám tấn nhưng chở hơn mười hai tấn. Lái xe tải ở thị trấn Lý
Sơn xưa nay đều vậy, không phải vì muốn lách luật giao thông, mà là chi
phí vận tải đắt đỏ, không vượt tải thì chỉ có lỗ vốn.

Trong xe Jeep không mở điều hòa, không gian đóng kín ngột ngạt càng
dễ khiến con người cáu kỉnh. Diêu Ngạn chần chừ, trán cô ướt đẫm mồ hôi. Tưởng Nã buông tay cô, anh tiếp tục dàn hòa: “Cô em đang mổ, dượng em
đã đồng ý để bên tôi bồi thường”.

Diêu Ngạn cười nhạt, đưa mắt nhìn ngoài cửa sổ.

Xe chở vượt tải trọng cho phép so với đánh người phá xe chỉ là việc
nhỏ. Nhưng cô đối đầu với Tưởng Nã giống như trứng chọi đá. Nếu không
thể giải quyết bọn Tưởng Nã tận gốc, thiệt hại vẫnà bên cô.

Tưởng Nã thấy cô đã dao động, anh lặng lẽ thở phào.

Diêu Ngạn lùi người đưa tay toan mở cửa. Tưởng Nã giữ chặt tay cô,
anh nhướng mày hỏi: “Định chạy trốn?”. Anh dồn Diêu Ngạn sát vào cửa xe, vừa cười vừa nói: “Được thôi. Hôm nay, tôi tạm thời thả em”, tay anh
hơi nới lỏng nhưng vẫn áp sát người cô, khiến hơi thở nặng nề vấn vít
vào nhau. Tưởng Nã cụp mắt, miệng anh cong lên.

Chân núi vắng vẻ, vào những ngày nóng nực, không có mấy người đến
đây. Diêu Ngạn lặng thinh đề phòng Tưởng Nã, cô xoay nhanh người mở cửa. Chạm được chân xuống đất, cô vội vàng chạy đi.

Tưởng Nã dựa ghế nhìn cô mất hút ở chỗ rẽ, anh nheo mắt, xoa môi cảm nhận dư vị đọng lại.

Nhìn thấy Diêu Ngạn trở về, ông Diêu lập tức gọi: “Diêu Diêu!”. Tuy thanh âm của ông thều thào nhưng đã có sinh lực hơn ban nãy.

Diêu Ngạn tiến nhanh lại, không thấy Lý Cường và dượng, cô khẽ nói: “Bố muốn báo cảnh sát không?”.

Ông Diêu lắc đầu: “Đừng báo cảnh sát”.

Tưởng Nã gánh hết tất cả chi phí điều trị, lại hứa sẽ bồi thường một
chiếc xe tài khác. Ông Diêu nói: “Hơn mười vạn tệ đó con. Cô con bằng
lòng rồi. Xe tải bên mình chạy nhiều năm, không hư chỗ này cũng hỏng chỗ khác. Cô con cũng định đổi xe từ lâu”.

Diêu Ngạn rầu rầu, im lặng. Ông Diêu bỗng nhìn ra cửa, nói với vẻ e dè: “Anh Nã…”.

Lông mày của Diêu Ngạn cau chặt, cô túm ga trải giường màu trắng, không quay đầu nhìn.

Tưởng Nã nhìn gáy cô trân trân, anh cười tiến lên: “Muốn ăn gì? Tôi kêu người đi mua”.

Ông Diêu nào dám làm phiền anh, ông thấp thỏm từ chối, kêu Diêu Ngạn
gọi điện về nhà báo bình an. Diêu Ngạn sờ túi áo, mới phát giác trống
không. Tưởng Nã đưa điện thoại di động ra, Diêu Ngạn giật mạnh lấy.

Bà Diêu hớt hải chạy tới bệnh viện, nhìn ông Diêu bình an vô sự, bà
mới thở phào nhẹ nhõm. Bà sai Diêu Ngạn xoa bóp cánh tay mỏi nhừ rồi rỉ
tai ông Diêu hỏi: “Ông chạy xe mà đánh ông thành thế này ư. Đừng lái xe
nữa, chúng ta đừng lái xe nữa!”.

Ông Diêu vỗ về bà: “Không phải tôi bình an rồi sao, họ đánh nhầm, bà đừng lo lắng”.

Sau khi bóp tay cho bà Diêu, cô cầm cặp lồng đặt lên bàn, đõ ông Diêu ngồi dậy, đưa đũa cho ông, cùng ông trấn an bà Diêu.

Tưởng Nã đi lại vài vòng trong phòng làm việc của Trần Lập. Anh uống
mấy hớp nước, thở dài nói: “Làm bác sĩ thật nhàn quá nhỉ, cả ngày ngồi
điều hòa”.

Trần Lập đóng cửa, anh ta vừa nói vừa cười: “Không phải anh còn nhàn
hơn em sao? Thích đập xe là đập xe, đánh người là đánh người”. Anh ta
đến bên máy lọc rót nưóc, “Em tìm chuyên gia thực hiện ca mổ này. Cánh
tay lành lại sẽ ổn thôi nhưng phải dưỡng thương vài tháng. Anh nên nhìn
kỹ rồi mới ra tay, đừng coi trời bằng vung”.

Tưởng Nã ngồi xuống ghế, gác chân lên bàn làm việc, cũng không biết anh có nghe thấy hay không.

Buổi tối, Tưởng Nã trở về công ty vận chuyển hàng hóa. Anh ném đống
giấy lộn vào đám đàn em, tiện tay vơ luôn cả đống đồ phế thải gần đó ném xuống, trong lúc anh định vớ lấy gậy sắt, Hứa Châu Vi ngăn anh: “Anh
Nã, đừng ra tay, răn đe mấy câu được rồi”.


Tưởng Nã đẩy anh ta, tay nhấc gậy sắt, nở nụ cưởi ráo hoảnh: “Mấy chú bây giờ rất oai. Dám đánh người thật, hạ gậy xuống sảng khoái lắm phải
không? Đế anh thử xem!”. Anh quất mạnh gậy.

Người đó vô thức hét to, túa mồ hôi lạnh lùi ra sau. Gậy sắt sượt qua anh ta, anh ta vội vàng xin tha. Mấy người còn lại luân phiên nhận sai, cam đoan không dám tái phạm, Hứa Châu Vi không ngừng đỡ lời, Tưởng Nã
mới nguôi ngoai cơn giận.

Mọi người giải tán, ai về làm việc nấy. Hứa Châu Vi để bia và lạc lên bàn, thấy Tưởng Nã đi tắm, anh ta lẩm bẩm: “Đến cả người cũng không cho đánh, thật là ngứa tay”.

Vài người ở trong phòng mở máy tính tìm phim xem. Họ vừa uống bia,
vừa lớn tiếng cười đùa. Thoáng chốc máy tính truyền ra âm thanh nam nữ
giao hoan, họ dừng tán dóc, chăm chú nhìn màn hình.

Tưởng Nã đang tắm cũng nghe thấy âm thanh bên ngoài. Anh nhìn bộ phận đàn ông thức tỉnh, phì cười: “May là chưa hỏng”. Nghĩ đến dáng vẻ quật
cường của Diêu Ngạn, hơi thở của anh bỗng loạn nhịp.

Hôm sau, Diêu Yên Cẩn mới biết ông Diêu nằm viện. Cô vào bệnh viện
khóc lóc tâm tức, trách mắng những người đánh bố và cô họ. Liếc thấy Lý
Cường đi lướt qua phòng bên cạnh, bà Diêu vội kéo Diêu Yên Cẩn, kêu cô
ngừng nói.

Hết giờ làm, Diêu Ngạn đến đón ông bà nội, dẫn ông bà nội đến bệnh
viện, vốn định bắt taxi nhưng ông bà nội đánh vào tay cô, cản lại không
cho, nói: “Phí tiền!”.

Diêu Ngạn cũng thôi, đành đi bộ giữa thời tiết oi bức. Tới bệnh viện, người nào người nấy mồ hôi mướt mải. Ông bà nội khóc lóc oán trách, đau lòng ôm cô họ Diêu Ngạn, rồi sang phòng kế bên thăm ông Diêu, nắm tay
ông nói “số khổ”. Ánh mắt ông bà nội còn đổ dồn về phía Diêu Yên Cẩn
ngồi trong góc phòng. Diêu Ngạn lập tức sải bước, che khuất tầm nhìn của ông bà nội.

Thẩm Quan phái người chỉnh lý đống đồ uống. Công nhân tăng ca làm
việc. Họ thay tem nhãn hỏng hóc, sàng lọc đồ uống bị gỉ miệng, báo cáo
thùng hàng bị hư hỏng hơn phân nửa, cần sắp xếp lại, nhất thời mọi người đều vô cùng bận rộn. Thẩm Quan nén cơn giận, vờ như không có việc gì mở tiệc mời Tưởng Nã. Anh ta vừa rót rượu vừa cảm ơn: “Lần này thật lòng
cảm ơn Tưởng tổng”, nhưng không hề nhắc tới chuyện vận chuyển hàng hóa
đợt sau.

Tường Nã nhướng mày, cười đáp lại: ‘Thẩm tổng khách sáo quá!”. Anh
nâng ly uống một hơi cạn sạch. Hai người ai cũng mang trong lòng suy
tính riêng.

Trụ cột trong nhà nằm viện. Diêu Ngạn và bà Diêu phải thay phiên nhau chăm sóc. Vết thương của cô họ rất nặng, ngày nào cũng phải truyền dịch uống thuốc, bác sĩ dặn dò nằm viện tĩnh dưỡng. Bà Diêu vừa phải chăm
sóc người bệnh vừa phải ứng phó với ông bà nội của Diêu Ngạn. Cuối cùng, bà cũng ngã bệnh. Bà rời khu bệnh nhân nội trú đến phòng chờ truyền
nước. Lúc này chỉ còn mình Diêu Ngạn vất vả chống đỡ.

Lần thứ hai Tưởng Nã rảnh rỗi đến bệnh viện, anh tình cờ gặp Diêu
Ngạn đang túm đám tóc lòa xòa lên buộc lại gọn gàng, rồi chạy tới chạy
lui.

Diêu Ngạn không để ý tới Tưởng Nã, xách cặp lồng bưóc ngang qua mặt
anh. Tưởng Nã lập tức nắm cánh tay Diêu Ngạn, lúc này cô mới loạng
choạng dừng bước.

“Đi đâu?” Tường Nã nhìn cặp lồng trong tay cô.

Diêu Ngạn nhíu mày, không muốn nói chuyện với Tưởng Nã, “Không đi đâu hết!”. Cô giật tay nhưng Tưởng Nã không buông, cô nóng vội nói: “Mẹ tôi đang truyền nước ở kia, tôi đưa cơm cho mẹ”.

Tưởng Nã gật đầu, anh buông tay cô nói: “Đi đi”.

Diêu Ngạn ngồi bên chuẩn bị cơm cho bà Diêu, gọi y tá nước cho bà.
Sau đó cô trở về phòng bệnh. Mới vừa đặt chân vào phòng, cô bỗng ngẩn
người. Ông Diêu nhận hoa quả từ tay người khác, ngoắc tay với Diêu Ngạn, ông nói: “Họ mời hai hộ lý”.

Hộ lý làm việc nhanh nhẹn chuyên nghiệp, ban đêm còn có thể canh
chừng bên giường bệnh. Diêu Ngạn mới đến phòng chờ một chút, trở về đã
thấy trong phòng thay đổi khác hẳn. Loáng cái được nhàn rỗi, cô cảm thấy không quen.

Diêu Ngạn cầm cặp lồng đi vào nhà vệ sinh. Tưởng Nã tựa vào thành cửa sổ hút thuốc. Quan sát Diêu Ngạn phớt lờ mình qua làn khói thuốc mờ mờ, anh cảm thấy bực dọc trong lòng.

Diêu Ngạn rửa sạch cặp lồng, rửa mặt, lau khô nước đang định ra khỏi
nhà vệ sinh. Nhưng mới ngẩng đầu, cô giật nẩy người, kêu lên thụt lùi về sau.

Tưởng Nã đến gần cô, vóc dáng anh cao lớn che lấp ánh nắng rọi vào từ cửa sổ bên cạnh, đồng thời nhốt Diêu Ngạn vào trong chiếc bóng của
mình. Đôi mắt anh lạnh lẽo dừng trên gương mặt Diêu Ngạn: “Sợ cái gì?”.

Diêu Ngạn cố gắng điều hòa nhịp tim, cảnh giác lui ra sau một bước.
Cô kiên định trả lời: “Không có”. Sau đó, cô lách người sang phải muốn
đi, Tưởng Nã lập tức chắn ngang.

Diêu Ngạn như đụng trúng thứ dơ bẩn, cô hất tay anh, kinh hoàng hét
ầm lên, tức tốc cất bước bỏ chạy. Tưởng Nã liền tóm cánh tay của Diêu
Ngạn, ép cô vào góc tường. Có người đi ngang quay đầu qua nhìn, Tưởng Nã chau mày nhìn lại, đập tan ánh mắt soi mói của người đó. Anh dồn Diêu
Ngạn ra sau, gắt lên: “Tôi chưa làm gì em! Chạy cái gì mà chạy!”.

Giữa ban ngày ban mặt, lẽ ra cô không nên sợ anh. Có điều Tưởng Nã ở
quá gần, khiến cô nhớ tới chuyện kinh khủng xảy ra chiều tối hôm ấy. Sau sự việc đó, cô không cách nào xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Cô không thể xóa đi nỗi sợ hãi của bản thân. Diêu Ngạn lo sợ Tưởng Nã muốn làm gì đó với cô, cô sốt ruột mở miệng: “Tôi đang vội”.

Tưởng Nã buông tiếng cười khẩy: “Vội? Hẹn hò?”.

Hơi thở nóng hổi của anh phả tới, Diêu Ngạn nhíu mày ngửa người ra sau: “Vội về nhà”.

Tưởng Nã lướt mắt xuống cặp lồng: “Sau này kêu hộ lý rửa, tôi trả
tiền không phải mời họ đến ngồi chơi rung đùi”. Anh hỏi Diêu Ngạn: “Em
ăn chưa?”.

Diêu Ngạn hốt hoảng đáp qua loa: “Ăn rồi”.

“Ừ” Tưởng Nã nghiêng người đi vào nhà vệ sinh nam.

Diêu Ngạn thở phào, cô cau có nhìn chằm chằm về phía cửa nhà vệ sinh
nam, rồi vội chạy về phòng bệnh. Đến khi trời tối đen, cô mới bước đến
phòng chờ, về nhà cùng bà Diêu.

Một mình Diêu Yên Cẩn mang túi vải đến công viên dọn hàng bán. Diêu
Ngạn về nhà không thấy chị bèn lấy di động gọi tìm. Diêu Yên Cẩn ở đầu
dây bên kia nói lớn: “Chị sắp về rồi, hôm nay buôn bán không tốt”.

Bà Diêu nghe Diêu Yên Cẩn nói chuyện trong điện thoại, bà cất giọng
vui mừng: “Chị con hiểu chuyện thật rồi! Không ngờ nó lại biết đi dọn
hàng”.

Diêu Ngạn cũng hân hoan: “Tốt quá, chị đã có thể đỡ đần”.

Hai mẹ con ngồi đợi trong phòng khách cả buổi, Diêu Yên Cẩn mới đầm
đìa mồ hôi trở về. Diêu Ngạn đẩy chị vào nhà vệ sinh tắm rửa. Cô đi đếm
tượng và số tiền kiếm được. Tính toán một hồi, cô ủ rũ nói: “Thiếu năm
mươi tệ”.

Bà Diêu hơi tiếc tiền nhưng cũng xoa dịu cô: “Không sao, cũng còn
chút xíu tiền lãi. Đừng nói chị con biết. Làm vậy không hay, còn đả kích nó”.

Diêu Ngạn dĩ nhiên hiểu. Diêu Yên Cẩn chủ động dọn hàng, dù ngày nào cũng hao hụt đôi chút, cô hoàn toàn không nỡ trách cứ chị.

Hàng hóa ở tòa nhà phía đông trì hoãn mấy ngày mới tới được chỗ hẹn.
Đơn hàng tiếp theo cũng cùng lúc kéo tới. Mọi người cùng ngồi trong
phòng nghiên cứu thảo luận: “Hai ngày trước, tôi chạy qua tòa nhà phía
đông nghe công nhân bên đó nói lô hàng vừa rồi đụng phải côn đồ, hàng
hóa bị đập tan nát, phải trở về làm lại”.

Một đồng nghiệp khác kinh ngạc: “Thật không? Báo cảnh sát chưa?”.

Người kia nhún vai: “Ai biết, không nghe nhắc tới”. Chị ta uống một
ngụm trà, nhìn Diêu Ngạn: “Này, điện thoại di động của em đổ chuông nãy
giờ. Em không nghe à?”.

Diêu Ngạn nhìn hai chữ lóe sáng trên màn hình, cô nhíu mày ậm ừ. Cô
duỗi ngón tay nhấn tắt điện thoại, không hiểu cô có số di động của Tưởng Nã từ lúc nào?

Ở một chỗ khác vào lúc này, Tưởng Nã thấy màn hình điện thoại tối
xuống, anh tức tối ném di động sang một góc, cáu kỉnh cào tóc. Nhìn cây
bút đen cạnh máy vi tính, anh thừ ra vài giây rồi xốc lại tinh thần.

Hứa Châu Vi mở cửa bước vào, anh ta cáu kỉnh: “Rõ là làm từ thiện!
Chiếc xe đó sửa chữa mấy ngày là xong chúng ta cần gì đổi xe mới cho họ. Đã làm từ thiện lại còn công cốc, không được gì hết!”.

Tưởng Nã liếc anh ta: “Lỗ có bao nhiêu đâu, chú ít nói lại đi!”. Anh hỏi: “Sao? Thẩm Quan vẫn tìm đám đó chuyển hàng?”.

“Chuẩn!” Hứa Châu Vi đứng cạnh máy điều hòa hứng gió, “Vẫn đám lần
trước. Nhưng anh Nã, có đáng để chúng ta tiêu tốn công sức vậy không?
Tổng cộng chỉ có mấy chiếc xe. Tuy chạy đường dài nhưng em thấy kiếm
không được bao nhiêu. Anh nói em biết đi! Em nghĩ không ra, thật sự nghĩ không ra. Tại sao không có mối làm ăn của anh ta thì không được?”.

Tưởng Nã di di con chuột vi tính, chẳng buồn trả lời anh ta. Hứa Châu Vi khó hiểu nhìn anh. Bắt gặp sắc mặt Tưởng Nã không tốt, anh ta càu
nhàu đi ra ngoài.

Hoàng hôn buông xuống, bà Diêu dẫn Diêu Yên Cẩn đi dọn hàng, còn Diêu Ngạn đưa cơm vào bệnh viện. Côn trùng bay lờn vờn suốt đường cô đến
bệnh viện. Cây

cối xanh mướt rủ xuống, cả mặt trời cũng lẩn vào mây, để lại chút sắc đỏ phơn phớt trải dài trên nền trời đang sẩm tối.

Ông Diêu múc hết cơm ra ngoài, rồi giục Diêu Ngạn mau về nhà: “Bố thấy trời sắp mưa, con nói mẹ con dọn hàng về đi”.

Diêu Ngạn gật đầu nghe lời. Cô gọi điện bảo bà Diêu về nhà, dọn dẹp
một chút, cô định đi rửa cặp lồng. Hộ lý liền giành lấy, cô ta cười nói
với Diêu Ngạn: “Để em làm. Chị nghỉ ngơi đi ạ”.

Diêu Ngạn ngại ngần: “Không cần, để tự tôi làm”.

Hộ lý cầm cặp lồng trách cô: “Trời ơi, hôm qua sếp Tưởng mắng em một
trận. Mấy chuyện kiểu này để em làm, sếp Tưởng trả lương cao, em không
muốn bị đuổi!”.

Diêu Ngạn đứng bất động, cảm giác quái gở trong lòng cô càng lúc càng mãnh liệt. Hộ lý rửa sạch cặp lồng, cô ta trả lại Diêu Ngạn. Diêu Ngạn
nhận lấy, nói cảm ơn. Trông thấy sắc trời bên ngoài cửa sổ u ám, cô dặn
dò ông Diêu rồi đi về.

Dưới tầng nườm nượp người đến người đi. Chỗ đậu xe gần như đã kín. Tưởng Nã kêu tài xế xuống xe: “Chú tan ca đi”.

Tài xế nói giọng do dự: “Lẽ nào anh lái xe về?”.

Tưởng Nã nở nụ cười, nói với anh ta: “Không sao. Tôi nghĩ hôm nay trời mưa, cảnh sát giao thông không làm việc đâu”.

Tài xế chỉ mong được vể nhà sớm. Anh ta cũng vờ khách sáo, xuống xe đi về.

Tưởng Nã ngồi trong xe thấy Diêu Ngạn xuất hiện ngoài cửa bệnh viện,
anh nhấn ga lướt đến chỗ cô. Diêu Ngạn sợ hết hồn, cô cuống quýt lui
lại, trố mắt nhìn chiếc xe Jeep lao đến chỗ mình.

Tưởng Nã nhoài ra ngoài cửa sổ nói: “Lên xe!”.

Diêu Ngạn cắn răng mắng thầm trong bụng, cô cất giọng nhàn nhạt: “Chuyện gì?”.

“Không có gì, chỉ muốn xem điện thoại di động của em có bị hỏng hay
không, làm sao gọi mãi không được, tôi mang đi sửa giúp em!” Tưởng Nã
vừa bóp còi inh tai vừa giục cô: “Mau lên xe!”.

Diêu Ngạn mỉm cười, cô nói: “Điện thoại di động của tôi hỏng chút
xíu, nhiều khi không nhận được cuộc gọi, không cần làm phiền đến anh.”
Dứt lời, cô lập tức nghiêng người tiến về trước.

Tưởng Nã chạy xe lên trước một mét, cản cô lại. Anh nhíu mày, tiếp tục thúc giục: “Bảo em lên thì lên đi!”.

Diêu Ngạn không muốn nói nhiều với anh, cô vòng sang một bên, bước nhanh về phía trước.

Tưởng Nã chửi khẽ một câu. Anh mở cửa nhảy xuống xe đuổi theo, túm
cánh tay cô kéo đến ghế lái phụ. Diêu Ngạn hoảng hốt: “Anh làm gì thế?
Tôi không lên xe!”.

Tưởng Nã xốc nách cô lôi lên, tỏ thái độ không hài lòng: “Còn nhỏ mà
ương ngạnh ghê. Đừng ép tôi mạnh tay!”. Đẩy Diêu Ngạn vào xe thành công, anh cấp tốc khóa cửa.

Diêu Ngạn hoảng loạn đẩy cửa, sau đó lại trườn người đến cửa bên kia. Tưởng Nã ngồi vào xe, nhấn người cô về chỗ cũ, “Ngoan ngoãn ngồi
xuống!”.

Diêu Ngạn phẫn nộ: “Anh muốn cái gì? Tôi muốn xuống xe!”.

Anh khởi động xe, “Sửa điện thoại di động cho em!”. Tiếng động cơ vang lên, xe vụt đi.

Diêu Ngạn kéo tay anh kêu dừng, anh lạc tay lái, xe lao về phía người đi đường, Diêu Ngạn hét lên, vội vàng thả tay. Tưởng Nã nhanh chóng
đánh tay lái, vòng xe trở về giữa đường. Người đi đường sợ hết hồn, với
theo xe mắng chửi xối xả. Tưởng Nã chạy xa dần, liếc nhìn Diêu Ngạn trợn mắt há miệng ngồi bên cạnh, anh cười cười: “Muốn chết cũng đừng lôi
người vô tội vào em ngoan ngoãn ngồi im đi!”.

Diêu Ngạn gục đầu, cô cuộn tay thành đấm kìm nén nỗi sợ và cơn giận
của mình. Sấm sét nổ đì đùng, tia chớp rạch ngang nền trời, mây đen tụ
lại che kín bầu trời. Cơn mưa giữa hè ngột ngạt cuối cùng cũng trút
xuống.

Cần gạt nưóc không ngừng di động mà kính xe vẫn một mảng mù mịt. Mưa
tầm tã trút xuống, hạt mưa nện lên mặt đất đều đều. Ổ gà ổ voi trên
đường ngập nước, lá cây bị gió thổi rụng trôi theo dòng nước chảy xiết.
Tưởng Nã tấp xe vào bên đường, anh cau mày nhìn màn mưa bên ngoài, bực
bội vì cần gạt nước làm việc chậm chạp.

Bà Diêu gọi điện thoại đến. Diêu Ngạn cười nói với bà: “Con đang trú
mưa. Lát nữa ngớt mưa con về”. Ngắt máy xong, cô lại với tay định mở
cửa.

Tưởng Nã trông hơi ngượng ngập, anh nói: “Cần gạt nưóc tệ quá. Tôi
nhìn đường không rõ, chúng ta ngồi đây một chút”. Anh kéo tay đang bám
trên cửa của Diêu Ngạn, anh cười, bảo với cô: “Em đừng tốn sức nữa. Coi
như em mở được cửa này, em nghĩ em có thể chạy thoát được tôi?”.

Diêu Ngạn giật tay lại, cô áp người vào cửa xe, tránh xa Tưởng Nã: “Anh muốn làm gì?”.

Tưởng Nã một tay vịn vô lăng, một tay chống trên ghế, nhìn Diêu Ngạn chăm chú: “Em không biết?”.

Diêu Ngạn ngớ người. Tuy trực giác đã mách bảo nhưng cô cảm thấy
không tin nổi. Càng nghĩ cô càng ghét, cô không muốn dính dáng đến Tưởng Nã. Cô vờ như không hiểu, đánh trống lảng: “Mưa thế này nhất thời không thể tạnh được. Mẹ tôi đang chờ ờ nhà”.

“Em có mang ô không?” Tường Nã đánh giá chiếc túi nhỏ xíu của cô, anh nhìn cô một cái: “Tôi không muốn sét đánh trúng em. Em ngoan ngoãn ngồi đây”.

Anh móc di động ra gọi điện: “Chú đến Hối Phúc Lâu mua ít đồ ăn cho
anh. Anh ở đường lớn trước bệnh viện”. Một lúc sau khi Tưởng Nã dập máy, có người lái xe chạy đến.

Lý Cường mở ô tới cạnh xe, đưa thức ăn mua ngoài quán qua cửa sổ: “Anh Nã, đồ ăn!”.

Tưởng Nã nhận lấy rồi phất tay đuổi anh ta. Diêu Ngạn nôn nóng gọi
lớn: “Khoan đã!”. Cô nhìn Tưởng Nã: “Xe đó không phải là đang chạy tốt
à?”.

Tưởng Nã nhướng mày, anh nửa như cười nửa như không nhìn cô: “Nhưng
xe đó không phải của tôi. Nó là bảo bối của Lý Cường, cậu ta không nỡ để tôi lái”.

Diêu Ngạn thở không ra hơi, cô tức tối gào to: “Anh còn muốn tôi ngồi đây tới khi nào!”.

Tưởng Nã mở túi đồ ăn, đưa hộp cơm và đũa cho cô: “Tôi chưa ăn tối. Em ăn với tôi, bớt mưa tôi đưa em về”.

Tiếng “ào ào” của cơn mưa bao trùm tứ phía, lóp vỏ xe Jeep có thể che chắn hai người khỏi cơn mưa tầm tã bên ngoài nhưng không ngăn được cơn
giận bừng bừng của Diêu Ngạn.

Tưởng Nã vờ như không biết Diêu Ngạn đang giận, tiếng nhai nuốt thức
ăn của anh vang khắp xe. Anh vừa ăn ngấu nghiến vừa nói lúng búng: “Em
đừng giả vờ”, anh nuốt ực một cái, nghiêng đầu nhìn Diêu Ngạn: “Hôn cũng hôn rồi, còn không biết tôi có hứng thú với em?”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.