Đọc truyện Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà – Chương 9
TỐI HÔM ẤY Thu trằn trọc mãi, chỉ lo Lâm đưa chuyện.
Vừa rồi anh ta không nói với ai chỉ vì có mặt Thu. Nếu vắng Thu, liệu anh ta có
mách với bà Trương không? Nhưng nếu tối nay Lâm thật sự đón Thu ở bờ sông, có
thể Lâm sẽ nói, là vì Lâm không muốn Ba đi với Thu.
Thu quen chuẩn bị tư tưởng cho những tình huống xấu
nhất, vì trong cuộc sống có nhiều chuyện không mong nhưng vẫn xảy ra, luôn luôn
không kịp trở tay. Hôm nay Thu rất đau khổ, nỗi khổ này thật đáng sợ, nó đến
quá sớm, cho nên ngay từ nhỏ Thu biết cách chuẩn bị tư tưởng với những gì xấu
nhất có thể. Lúc này, trường hợp xấu nhất là Lâm đem chuyện nói với người khác,
sau đấy sẽ đến tai tổ cải cách giáo dục, tin đồn về trường. Nếu nhà trường biết
sẽ thế nào? Trong đám bạn học ở trường số Tám đã có nhiều người bị kỷ luật vì
yêu đương, nhưng ít nhiều đều có chứng cứ. Bây giờ chỉ nghe một mình Lâm nói, nhà
trường rất có thể kỷ luật
Nhưng Thu biết thân biết phận, mẹ tuy đã được giải
oan, lại là giáo viên, bố vẫn phải đội mũ “phần tử địa chủ”. Nhưng trong năm
thành phần xấu: địa chủ, phú nông, phản động, phái hữu và kẻ xấu thì địa chủ
đứng hàng đầu, là kẻ thù lớn nhất của giai cấp vô sản. Một con gái địa chủ như
Thu nếu mang tiếng có “tác phong xấu”, liệu nhà trường không kỷ luật nặng hay
sao? Kỷ luật Thu chỉ là chuyện nhỏ, chắc chắn gia đình cũng bị liên lụy.
Thu cảm thấy bố bị quy oan là địa chủ Từ rất sớm bố đã
xa gia đình địa chủ để đi học, những con cái địa chủ nếu không ở nông thôn thu
tô của những hộ cấy ruộng rẽ sẽ không bị quy là địa chủ. Thậm chí Thu thấy bố
còn là một thanh niên tiến bộ, bởi một hai năm trước giải phóng bố đã từ vùng
địch chiếm chạy ra vùng giải phóng, dùng tài năng âm nhạc của mình để phục vụ
nhân dân khu giải phóng, lập đoàn hợp xướng, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản,
tư tưởng Mao, dạy mọi người hát bài Bầu trời vùng
giải phóng đẹp tươi. Không biết tại sao Cách mạng văn hóa vừa bắt đầu bố
đã bị tố, bảo bố chạy ra vùng giải phóng để làm gián điệp cho Quốc Dân đảng,
còn nói bố lúc dạy hát dạy câu “nhân dân vùng giải phóng mừng vui” dạy thành
“nhân dân vùng giải phóng húp cháo”, bôi nhọ bộ mặt khu giải phóng! Cuối cùng
bố Thu phải đội mũ “thành phần địa chủ”, bị đưa về nông thôn. Đội mũ “thành
phần địa chủ” không thể đội mũ khác nữa, đấy là cái mũ nặng nề nhất, nếu không,
bố còn đội thêm nhưng cái mũ khác như “đặc vụ Mỹ – Tưởng”, “phản cách mạng hiện
hành”.
Nghĩ đến đây Thu vô cùng ân hận, thành phần xuất thân
như mình, về mọi mặt phải chú ý hơn mọi người, không thể để sa sẩy, bằng không
coi như chuốc họa vào thân. Lần này không biết tại sao Thu như uống nhầm thuốc,
Ba bảo đi đường núi cũng đi, lại để anh chờ ở phố huyện, sau đấy để anh cầm
tay, bị anh ôm, rồi hôn. Đáng sợ nhất là để Lâm trông thấy anh cõng Thu. Biết
làm thế nào bây giờ? Nỗi lo quá nặng nề, nặng nề đến độ lúc nào cũng nghĩ bằng
cách nào đó để Lâm không nói ra, ngộ nhỡ anh ta nói ra thì phải thế nào? Đối
với Ba, Thu không còn thì giờ để nghĩ đến anh.
Mấy hôm sau đấy, Thu cứ lo ngay ngáy, luôn để ý đến
lời nói vẻ mặt của bà Trương và của Lâm, xem có biểu hiện gì chứng tỏ Lâm đã
mách mẹ. Đối với Lâm, Thu lo ít hơn, Lâm như trái bầu khô, chắc chắn anh ta sẽ
không đến báo cáo với tổ cải cách giáo dục. Nhưng nếu bà Trương biết, chắc chắn
bà ấy sẽ nói cho người khác biết.
Nhưng kết quả là, Thu hoàn toàn hồ đồ. Có lúc biểu
hiện của bà Trương giống như đã biết mọi chuyện, lại có lúc như chưa biết gì.
Tâm trạng Tĩnh Thu biến đổi theo sự phỏng đoán của bản thân, cho rằng bà Trương
đã biết, Thu lo lắng, ăn ngủ không yên; những lúc cảm thấy bà Trương chưa biết,
Thu thầm vui mừng, cười mình nhát gan.
Ba vẫn đi lại với gia đình bà Trương, nhưng địa điểm
làm việc của đội anh dời về cuối thôn, cho nên buổi trưa anh không về. Tối anh
vẫn đến chơi, lần nào đến cũng đem biếu một vài thứ ăn gì đó, có lần anh đem
biếu lạp xưởng, bảo mua được của một nhà trong thôn. Bà Trương nấu chín, thái
thành lát làm thức ăn cho cả nhà, nhưng lúc ăn cơm Thu phát hiện trong bát mình
có một khúc lạp xưởng vùi dưới đáy, Thu cho rằng Ba làm như vậy, vì anh biết
Thu thích ăn lạp xưởng, muốn để Thu ăn nhiều hơn.
Thu lo lắng, không biết phải xử lý khúc lạp xưởng bằng
cách nào. Còn nhớ mẹ có lần kể chuyện, hồi xưa ở nông thôn có một anh chồng rất
yêu vợ, vẫn giấu thịt trong bát cơm của vợ, vì các nàng dâu ở nông thôn không
có địa vị trong gia đình chồng, bất cứ thứ gì cũng phải nhường nhịn, có thứ gì
ngon phải nhường cha mẹ chồng, sau nhường chồng, lại phải nhường em chồng, lại
nhường cả cho con. Đến lượt nàng dâu chỉ còn cơm thừa canh cặn.
Chồng thì không dám tỏ ra thương vợ trước mặt cha mẹ,
muốn gắp cho mỗi người một miếng thịt nhưng không đủ, đành làm cái chuyện giấu
giếm ấy. Mẹ bảo nàng dâu nông thôn ăn thịt phải len lén, đầu tiên ghé bát cơm
lên miệng, sau đấy giống như đào đất, moi miếng thịt dưới đáy bát lên, giả vờ
và cơm, lặng lẽ cắn một miếng, rồi lại vùi miếng thịt xuống “hầm bí mật”. Cơm
trong bát không được ăn hết, phải đi xới bát khác, nếu không sẽ bị lộ miếng
thịt. Nhưng không ăn hết cơm trong bát mà xới cơm tiếp, nếu để cha mẹ chồng
trông thấy sẽ bị mắng.
Nghe mẹ kể, có một nàng dâu đã chết vì được chồng yêu,
vì được chồng vùi vào bát một “quả trứng đá”, tức là cả quả trứng luộc, và luôn
vào miệng, đang định nhai thì nghe thấy tiếng mẹ chồng hỏi, chị này vội nuốt để
trả lời, kết quả trứng mắc ở họng và bị chết nghẹn.
Thu nhìn vào bát của mình, trong lòng vô cùng bối rối,
nếu để bà Trương trông thấy coi như tóm được chứng cứ. Nếu bị phát hiện nàng
dâu sẽ bị chửi mắng, bị gọi là hồ li tinh đã mê hoặc chồng. Lúc này Thu bị phát
hiện còn khốn đốn hơn nàng dâu, chắc chắn chuyện sẽ đến tai tổ cải cách giáo
dục.
Thu nhìn Ba, thấy anh cũng đang nhìn mình, ánh mắt kia
như đang hỏi: “Có nóng không?” Thu cảm thấy như anh đang báo công, nhưng Thu
lại muốn dùng đũa đánh cho anh một cái. Anh vùi khúc lạp xưởng vào bát Thu
giống như chôn một trái bom hẹn giờ, Thu không dám ăn một cách tự nhiên, nhưng
không ăn, lát nữa hết cơm trong bát, lạp xưởng sẽ lộ ra. Thu sợ hãi, ăn mới hết
nửa bát cơm đã đứng dậy đi xới bát khác, nhân lúc mọi người không chú ý, Thu
vứt khúc lạp xưởng vào máng lợn.
Lúc quay lại bàn ăn, Thu không dám nhìn ai, chỉ cúi
đầu ăn, gắp thức ăn hay chưa cũng không biết, ăn gì cũng không hay, chỉ nghĩ ăn
cho xong bữa. Nhưng hình như Ba không hề hay biết, rất đàng hoàng gắp lạp xưởng
để vào bát Thu. Thu bực mình, dùng đũa đánh anh, nói:
– Anh làm gì thế? Đâu phải em không có tay?
Anh ngượng, nhìn Thu không nói gì.
Không hiểu tại sao, từ lần cùng anh đi đường, hai
người nói chuyện với nhau không còn như trước, nhất là trước mặt mọi người, hai
người như giận dỗi, tưởng rằng như thế là để nói với mọi người giữa chúng tôi
không có chuyện gì. Nhưng anh hoàn toàn ngược lại, trước đây anh nói chuyện với
Thu như người lớn nói chuyện với trẻ con, đùa Thu, khuyên giải giúp đỡ Thu.
Nhưng bây giờ hình như anh nhút nhát hơn, như đang nắm bắt tâm tư Thu, muốn để Thu
thích mình. Thu trách anh một câu, anh tỏ ra đáng thương nhìn Thu, không dám
như trước kia, làm ra vẻ bất chấp phải trái tranh luận với Thu. Anh càng tỏ ra
đáng thương, Thu càng bực mình, vì cái v đáng thương của anh làm người khác
biết chuyện.
Từ sau hôm trở về, Ba vẫn như trước, thấy Thu viết
lách trong buồng anh vào giúp cô viết. Thu nói khẽ nhưng rất nghiêm:
– Anh vào làm gì? Ra đi, đừng để người khác trông
thấy.
Anh không cố chấp và khó bảo như trước, Thu bảo anh
ra, anh lặng lẽ ra đứng cửa một lúc, rồi ngoan ngoãn bỏ đi. Thu nghe anh nói
chuyện với bà Trương ở ngoài kia. Có lúc Thu muốn ra sau nhà, cô đi qua nhà
ngoài, anh lặng lẽ nhìn Thu, không nói gì với Thu nhưng lại quên trả lời người
khác.
Thu nghe thấy chị Mẫn, con dâu bà Trương nói:
– Chú Ba, chú bảo có đúng vậy không?
Nhưng anh chỉ “ờ” một tiếng rồi bối rối:
– Chị bảo gì cơ?
Chị Mẫn cười:
– Gần đây tâm trạng chú để đâu đâu, nói với chú mấy
lần mà vẫn không biết người ta nói gì, giống như cậu học sinh nghịch ngợm, lên
lớp không chịu nghe giảng.
Câu nói khiến Thu suýt nhảy lên, cảm giác như bà chị
này gì cũng biết nhưng không nói ra, chừng như để hai người tự lộ thêm một
bước, chờ có đủ chứng cứ mới cho một mẻ lưới vét sạch. Thu muốn cảnh cáo anh,
nhưng không có dịp>
Về sau, lại mấy lần nữa xảy ra chuyện vùi lạp xưởng,
vùi trứng vào bát cơm, lần nào cũng khiến Thu bối rối. Thu quyết định phải nói
với anh, nếu anh còn làm như thế, mọi người sẽ biết. Tất nhiên anh không sợ, vì
anh đi làm, làm bạn với nhau là chuyện xưa nay, nhưng Thu vẫn còn là một học
sinh, anh làm như vậy chẳng hóa ra làm hại Thu?
Đúng dịp anh Cả Trường Sâm ở Nghiêm Gia Hà về, dẫn anh
bạn tên là Tiền cùng về chơi, bảo đây là người lái xe, tối hôm qua xe đâm chết
một con hươu rừng, mấy người lái xe mang con hươu về mổ thịt chia nhau. Sâm
cũng đem một ít thịt về. Sâm nhờ Thu đi gọi Ba, bảo đồng hồ của Tiền hỏng, nhờ
Ba về sửa giúp, Tiền đến cũng vì việc ấy.
Thu nhận thánh chỉ, rất đàng hoàng đi tìm Ba. Dọc
đường, ngay cả Thu cũng thấy buồn cười, có hay không có thánh chỉ liệu người ta
có biết? Có thánh chỉ, người khác cũng sẽ cho rằng Thu mượn cớ đi gặp Ba. Con
người cũng thật kỳ lạ, chính là Sâm bảo Thu đi gọi Ba về, Thu đi rất thản
nhiên, không sợ ai hiểu nhầm, mà cũng không biết sợ ai hiểu nhầm.
Gần đến lán của đội thăm dò Thu đã nghe thấy tiếngaccordéon, vẫn là Vũ
khúc Ponska quen thuộc. Thu đứng lại, nhớ ngày đầu đến Tây Thôn
Bình cũng trong buổi chiều gần tối như thế này, cũng ở nơi này, lần đầu tiên
Thu nghe thấy tiếng đàn của anh. Hôm ấy Thu chỉ muốn gặp người chơi đàn, nói
với anh vài câu. Về sau, Thu mong được gặp mặt, mấy hôm anh không đến, Thu buồn
như người mất hồn.
Nhưng từ lần đi với anh, tâm hồn Thu như thay đổi hẳn,
chỉ sợ người khác biết. Thu nghĩ, tư tưởng tư sản của mình thật nghiêm trọng,
hơn nữa còn giả dối, vì không phải mình không muốn đến với anh, mà chỉ sợ người
khác biết. Nếu hôm ấy không bị Lâm trong thấy biết đâu ngày nào mình cũng mong muốn
gặp anh, biết đâu mình đã trượt sâu vào vũng bùn giai cấp tư sản, đúng là Lâm
đã cứu mình.
Thu đứng ngẩn ngơ, suy nghĩ vẩn vơ, phải quyết tâm mấy
lần mới đến gõ cửa phòng Ba. Anh mở cửa, thấy Thu, rất ngạc nhiên, buột miệng:
– Tại sao lại là em?
– Anh Cả bảo em ra gọi anh về ăn cơm.
– Tại sao em lại dám đến chỗ anh?
Anh lấy ghế cho Thu ngồi, lại lấy nước cho Thu.
– Anh ăn cơm rồi, nói xem nào, anh Sâm mang gì về, có
bảo anh về ăn thêm không?
Thu vẫn đứng:
– Anh ấy bảo anh về, có người đến nhờ sửa đồng hồ. Anh
Sâm đem thịt hươu về, mời anh về ăn cơm.
Một người độ tuổi trung niên ở cùng, nói đùa với Ba:
– Tân này, thịt hươu không thể tùy tiện, cái thứ ấy
nóng lắm, ăn vào không có chỗ giải nhiệt, như vậy còn quá tội. Tớ khuyên cậu
đừng đi.
Thu sợ Ba nghe lời anh kia không đi, vội vàng hỏi:
– Không sao, thịt hươu nhiệt, bảo bà Trương nấu một ít
canh đỗ xanh ăn giải nhiệt.
Không ngờ mấy anh chàng ở cùng cười phá lên, có người
nói:
– Thôi thôi, bây giờ mới biết ăn đỗ xanh giải nhiệt,
ha ha…
Ba lúng túng:
– Các cậu đừng đùa vớ vẩn. – Anh nói với Thu: – Chúng
ta đi thôi.
Ra đến bên ngoài, anh xin lỗi Thu, nói:
– Bọn họ quanh năm đi đây đi đó, không sống với gia
đình, nói năng tùy tiện, thích đùa, đừng chấp.
Thu không biết anh xin lỗi vì cái gì, mấy người kia
nói thịt hươu nóng, đâu cần anh phải xin lỗi? Ăn những thứ nóng, bao giờ Thu ăn
nhiều ớt cũng cảm thấy người bốc lửa, miệng dộp lên, có lúc đau cả răng, cho
nên Thu không dám ăn nhiều. Hơn nữa thích đùa có liên quan gì đến gia đình? Thu
cảm thấy mấy người nói có vẻ bí ẩn, câu trước không liền với câu sau, nhưng Thu
không muốn nghĩ nhiều, chỉ muốn nhắc nhở anh bữa ăn đừng vùi thức ăn vào bát
Thu.
Hai người đi theo lối cũ, phần lớn đi trên bờ ruộng.
Ba để Thu đi trước, Thu không chịu. Anh cười:
– Thế nào, sợ anh đi sau tấn công à? – Thấy Thu không
trả lời, anh cũng không nói tiếp.
Đi được một đoạn, anh hỏi:
– Em… giận anh
– Em có giận gì anh đâu.
Anh nói lảng:
– Không giận thì tốt, có thể anh cả nghĩ, chỉ sợ em
trách anh hôm trên núi… Anh quay lại nhìn Thu, đi chậm lại:
– Hôm ấy anh có phần kích động, nhưng em đừng nghĩ xấu
về anh…
Thu vội nói:
– Em không muốn nói đến chuyện ấy. Anh cũng nên quên
chuyện ấy đi, chỉ cần sau này anh không tái diễn. Em chỉ sợ anh Lâm hiểu nhầm,
nếu nói ra ngoài…
– Anh ấy không nói đâu, em yên tâm, anh nói với anh ấy
rồi
– Anh nói gì với anh ấy để anh ấy không nói với người
khác? Anh ấy nghe lời anh thế cơ à?
Hình như Ba rất bối rối, một lúc sau mới nói:
– Anh biết em rất lo, nhưng anh ấy cũng chỉ thấy anh
cõng em, thế thì có gì, đoạn sông này thường xuyên có con trai cõng con gái,
nghe nói trước kia không có đò ngang, chỉ có người cõng qua sông, đều là nam,
chủ yếu cõng nữ, người già, trẻ con, nếu hôm ấy là anh Lâm thì anh ấy cũng sẽ
cõng em. Chuyện ấy không là gì, em đừng lo.
– Lâm có đoán ra cũng chả sao, cậu ấy thật thà, sẽ
không nói ra đâu, nói gì cũng cẩn thận. Anh biết, em rất lo, anh định nói
chuyện với em, bảo em đừng lo, nhưng em cứ tránh anh. Em yên tâm, Lâm có nói
ra, chỉ cần hai ta nói không có chuyện đó, người khác cũng sẽ không tin cậu ta
đâu.
– Chẳng hóa ra chúng ta nói dối à?
Anh an ủi:
– Nói dối chuyện này cũng chẳng hại đến ai, không có
tội lỗi gì. Cho dù người khác có tin lời Lâm, anh cũng sẽ nói với người ta
không phải là em, mà là anh theo đuổi em, chặn đường đòi cõng.
Từ “theo đuổi” khiến Thu giật mình, chưa bao giờ Thu
trực tiếp nghe ai nói đến từ này, nhiều lắm chỉ nghe nói ai đó có tình cảm nồng
hậu của giai cấp vô sản với ai đó. Thu đọc được trong cuốn sách anh cho mượn từ
“theo đuổi” nghe cũng không thuận tai, vậy mà anh đem ra dùng, nghe rợn cả tóc
gáy.
Anh khẩn thiết:
– Em đừng vì chuyện ấy mà quá lo lắng được không? Em
nhìn em xem, má hôm nay tóp hẳn đi, mắt trũng sâu.
Thu chợt xúc động, ngẩn ngơ nhìn anh, trong bóng tối
Thu cảm thấy anh cũng gầy đi. Thu sững sờ nhìn, suýt nữa bước hụt xuống ruộng.
Anh vội đưa tay ra đ>
– Ở đây không có ai, để anh dắt.
Thu nhìn quanh, đúng là không có ai, nhưng Thu không
biết sẽ có ai đó chui ra từ đâu đó, Thu cũng không biết có ai đó ở đâu đó trông
thấy Thu mà Thu không thấy. Thu không chịu đưa tay cho anh:
– Thôi, người khác trông thấy phiền lắm.
– Em sợ người khác trong thấy hay là…không thích anh
dắt tay em?
– Có gì khác nhau đâu? – Thu có phần không khách khí.
– Với lại, từ nay về sau anh đừng để thức ăn dưới bát cơm của em nữa, bà Trương
trông thấy, khác nào đã cung cấp chứng cứ cho người khác?
Anh không hiểu:
– Để gì dưới bát cơm của em? Anh không để.
– Anh đừng có giả vờ, anh không để thì ai? Những lúc
em không có ở đấy, dưới bát của em có lạp xưởng, trứng gà, làm như em là nàng
dâu sợ hết hồn hết vía, lần nào em cũng phải lén vứt vào máng lợn.
Anh đứng lại, nhìn Thu, nói rất nghiêm túc:
– Không phải anh, có thể là Lâm. Em bảo những lần anh
đến nhà bà Trương, có thể vào những lúc anh mang thức ăn đến mới có thứ để vùi
vào bát cơm của em, nhưng không phải là anh, anh biết làm như thế em rất khó xử
cho nên anh mua nhiều một chút, để em ăn cùng với cả nhà.
Thu rất ngạc nhiên:
– Không phải anh? Vậy thì ai? Lẽ nào anh Lâm? – Thu
nghĩ đến Lâm, tỏ ra thanh thản. – Nếu là anh ấy thì không sao.
Vẻ mặt Ba hình như rất khó coi:
– Tại sao em không sợ người khác nói em với cậu ấy?