Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật

Chương 10: Bức thư thứ 10


Đọc truyện Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật – Chương 10: Bức thư thứ 10

Tôi đã làm quen một… thần… đồng…

Zeynep thân mến,

Tôi chân thành chúc bạn và em Mentin mau chóng phục hồi sức khỏe. Rất vui mừng là mẹ bạn còn nhớ đến tôi.

Bạn đã mô tả thật hay về lễ sinh nhật của Ataman. Đã dự ngày sinh nhật Như thế buồn cuời quá nhỉ ? Bạn biết không, tôi chưa bao giờ làm lễ sinh nhật của mình đâu nhé! Trong gia đình tôi chưa có cái lệ hay ho ấy. Mà tôi cũng ít có dịp đi dự lễ sinh nhật của người khác.

Một lần, vào kỳ nghỉ hè năm ngoái tôi được mẹ cho đến nhà bà con của ba tôi chơi trong ba ngày. ở đó, có một cô bé hàng xóm tổ chức lễ mừng sinh nhật đã mời chúng tôi đến tham dự. Đấy là ngày sinh duy nhất của người khác mà tôi được biết, nhưng cũng có những việc làm tôi phải nhớ và có lẽ chẳng bao giờ quên.

Hôm đó, có một cậu bé ngỗ nghịch, hỗn láo cũng là khách như tôi thôi nhưng đã làm những việc động trời khiến chủ nhà phải một phen khốn đốn. Nó đã nghĩ ra bao nhiêu là trò phá phách làm cho mọi người không thể nào chịu đựng nổi.

Mọi người đang ngồi vui vẻ trong phòng khách, tự nhiên chúng tôi nghe có tiếng kêu cứu.

Cả nhà chạy bổ đi tìm, hóa ra tiếng kêu vọng ra từ trong nhà xí. Có ai đó đang đấm cửa từ bên trong và la ầm ĩ. Một bà bị nhốt đang bực tức phát khóc lên :


– Có người đã khóa cửa từ bên ngoài đấy. Hãy mở cửa cho tôi với.

Chủ nhà vội vã đi tìm chìa khóa nhưng không thấy đâu cả. Có một ông lùn tịt và béo mập cuời khoái chí :

– Tôi có thể đảm bảo với quý vị đây là trò nghịch ngợm của thằng cháu nhà tôi … Nó đâu ấy nhỉ ?

Mọi người đổ xô đi tìm nhưng chẳng thấy cậu con quý tử của ngài béo đâu cả. Còn ông ta thì chẳng tiếc lời khen ngợi cậu con trai :

– Trời ơi, nó thông minh cực kỳ … Cháu nó nhanh như một tia chớp ấy! Suốt ngày nó chẳng ngồi yên một chỗ nào cả. Thằng bé thông minh không tuởng tuợng được. Tôi dám chắc với các vị là cháu nó đã khóa cửa nhốt người đàn bà trong nhà xí. Các vị nhớ cho lời tôi. Không thể là ai khác đâu.

Khốn khổ cho cái bà còn bị giam đang sợ hãi, đập cửa và kêu cứu một cách tuyệt vọng.

Mọi người lo lắng đi tìm chìa khóa hoặc thằng bé hỗn láo. Thế mà ngài béo thì vẫn bình tĩnh làm một bài diễn thưyết dài với quan khách về sự thông minh xuất thần của đứa con quý hóa nhà ông.

– Ôi, các ngài không thể biết được cháu nó thông minh đến mức nào đâu. Chẳng bao giờ nó phải học hành gì hết. Đến ngày thi, chỉ cần giở sách xem qua một luợt là xong, nó đã biết hết cả rồi. Tôi cũng vậy đấy, hồi bé tôi đâu có cần học hành gì đâu. Thằng bé nhà tôi giống cha như đúc. Bạn bè của nó thì phải học từ tinh mơ sáng đến nửa đêm, còn thằng cháu nhà tôi thì cứ là nhởn nhơ, nhàn nhã, ấy thế mà năm nào nó cũng học giỏi, lên lớp đấy. Tôi chả thích có con suốt ngày gặm sách như mọt … Cần phải thông minh kia, mà trí thông minh thì thằng bé nhà tôi có thừa. Cháu nó …


Mọi người vất vả đi tìm thằng bé “thông minh”đặc biệt ấy. Ông béo tay chấp sau đít, không chút nguợng ngùng, còn ra vẻ khuyên đám đông :

– Này, các vị thử tìm ở gầm giuờng xem. Cháu nó hay trốn xuống đó lắm! Nó thích lẩn vào các xó xỉnh sau mỗi khi ngịch ngợm …

Chủ nhà nghe theo lời khuyên, cúi xuống tìm dưới gầm giuờng thì bỗng có một vật gì đó rơi trúng lung ông ta. Đó là chiếc chìa khóa nhà xí. Có tiếng cuời khanh khách và cậu bé “thông minh đặc biệt” nhảy ào từ trên nóc tủ xuống giuờng. Thế là ba nó được phen khoái chí :

– Tôi đã bảo mà, các vị thấy chưa? Đúng là nó nhé ! Cháu nó lại thông minh đến mức thay đổi cả chỗ nấp mọi khi để đánh lừa ba nó. Thằng bé chả chịu ngồi yên chỗ nào …

Ngay hôm đó, tất cả mọi người đều vất vả, chủ nhà bị một phen nghiêng ngửa, nhà ông đồ đạc lộn phèo, rối tung vì thằng bé “thông minh cực kỳ” của ông béo …

Một việc khác làm tôi khó quên trong dịp nghỉ hè đó là tôi đã vinh dự được làm quen với một thần đồng, nói một cách chính xác hơn là một cậu bé “muốn trở thành thần đồng”.

Có hôm đến chơi nhà người chị họ, tôi đã được giới thiệu để làm quen với một đứa bé cùng tuổi. Đó là một cậu bé gầy gò, đeo kính trắng và có vẻ trầm tu. Chúng tôi bắt tay nhau xong, theo lẽ thường rất tự nhiên thôi, tôi hỏi tên nó là gì, nó chẳng trả lời gì cả.

Tuởng rằng nó bị điếc, tôi hỏi to hơn. Sau khi suy nghĩ khá lâu như đang giải một bài toán khó, nó mới nói tên cho tôi biết. Tôi hỏi tiếp nó học lớp mấy, nó vẫn phải nghĩ ngợi một lát rồi mới trả lời. Hình như nó chẳng bao giờ tự nói câu gì cả, hơn nữa sau mỗi câu hỏi của người khác đặt ra cho nó, nó đều như đắm mình trong suy tu, lung lắm rồi mới trả lời.


Ngạc nhiên quá, tôi hỏi người chị họ :

– Cậu bé này bị bệnh thần kinh hả chị ?

Chị tôi cuời ngất bảo tôi :

– Đâu có, ngược lại ấy chứ ! Ba nó bảo đó là một thần đồng của đất nước đấy em ạ !

Một cô hàng xóm là bạn của chị tôi đến chơi, cho biết thêm :

– Người ta nói cậu bé này sẽ trở thành thiên tài đấy!

– Sao lại có chuyện Như thế được. Một người phải cần đến hai phút suy nghĩ mới trả lời anh ta tên là gì mà lại có thể trở thành thiên tài được u ?

– Ấy đấy, chính vì là thần đồng, sắp trở thành thiên tài nên phải làm như vậy đấy, em ạ. Ba nó đã dạy nó : “Ngay cả khi người ta hỏi con là gì, con cũng đừng trả lời vội : Phải tập trung trí tuệ, suy nghĩ thật sâu sắc đi rồi hãy trả lời …” – Chị tôi giải thích cho tôi.

Cô hàng xóm và chị họ tôi thì thào kể bao nhiêu là chuyện về nhân vật đặc biệt “sắp trở thành thiên tài” ấy. Ba nó nói, đúng ra ông phải là thiên tài rồi, nhưng đã lỡ, nên ông quyết tâm là cha của một thiên tài khác. Ông bỏ công nghiên cứu kỹ hết cuộc đời và sự nghiệp của các thiên tài trên trái đất từ Trước tới nay. Ông quyết định sẽ tạo ra cho nhân loại một thiên tài mới. Một trong những kết luận rút ra được sau các nghiên cứu là cha của đa số các thiên tài đều rất lớn tuổi mới sinh ra họ. Vì thế, ông ấy lập gia đình khá muộn, mãi sau tuổi bốn muơi …


– Làm sao các chị biết được tất cả những chuyện đó. Cậu bé dở câm dở điếc này kể cho các chị nghe à ? – Tôi thắc mắc, vội hỏi ngay mấy chị đang thao thao bất tuyệt.

– Ồ, sao em lại hỏi thế ? Cả khu này thưộc làu câu chuyện đó. Ai mà chả biết. Mọi người đang kháo nhau chuyện một thiên tài sắp xuất hiện trong khu cơ mà. Như vậy, đến ngoài bốn muơi tuổi, ông ta mới cuới vợ nhưng đợi mãi chẳng có con. Muốn bằng bất cứ giá nào cũng phải được làm cha của một thiên tài, ông ấy lo nghĩ đến già sọm đi trông thấy.

Cuối cùng vợ ông cũng có bầu, mang lại cho ông niềm hi vọng. Con người khốn khổ ấy ngày đêm cầu nguyện trời đất cho ông ta một đứa con gầy còm. Vì sao thế ? Đơn giản thôi, ông ta bảo đa số các thiên tài đều xuất thân từ những đứa trẻ gầy còm ốm yếu. Cầu nguyện chưa đủ, ông ta còn bắt vợ kiêng khem đủ thứ bổ béo để khỏi làm cái thai khỏe mạnh, mập mạp. Khi bà vợ ông sanh, đứa trẻ còm nhom đến mức các bác sĩ đã dự đoán là nó không thể nào sống nổi. Nhưng cứ như có phép lạ, đứa trẻ đã sống và lớn lên. Ông bố quyết định con ông phải trở thành một nhà thơ lớn, thậm chí một nhà thơ kỳ tài, vĩ đại của toàn thế giới cơ. Đọc sách thấy một nhà thơ nổi tiếng thôi bú rất sớm, ông ta cũng bắt đứa con tội nghiệp rời vú bú mẹ lúc nó mới được gần một tháng. Đến khi đứa bé lên một tuổi bị ngã từ trên nôi xuống, què chân, ông ta đã vui mừng khôn xiết. Bởi vì ông ta biết có một nhà thơ lớn khập khiễng vì bị què từ nhỏ. Sau đó người cha kỳ quặc lại tìm mọi cách cho con lớn chậm, không phát triển chiều cao. Ông ta lý luận rằng các thiên tài hầu hết đều nhỏ con, thấp bé …

Sau khi nghe hết chuyện tôi mới hiểu vì sao cậu bé phải cố suy nghĩ lâu để trả lời người ta về tên của nó. Thật ra, theo tôi thì cậu ta đâu có suy nghĩ gì mà chỉ làm ra vẻ suy nghĩ mà thôi …

Tôi rất buồn vì được tin cô bạn Hicmét đáng thương không đi học nữa. Khổ thân cô bé, chắc gia đình nó đã xảy ra chuyện gì đó rồi !

Hôm qua ở trường tôi, người ta đã tiêm chủng bệnh dịch tả cho tất cả học sinh. Hôm nay chúng tôi được ở nhà. Ngay bây giờ tôi sẽ ra buu điện bỏ thư cho bạn. Sau đó tôi sẽ về học bài, làm bài tập. Thầy giáo cho chúng tôi bao nhiêu là bài tập toán. Cánh tay trái hôm qua tiêm chủng bắt đầu cảm thấy đau rồi. Tôi tạm ngừng bút nhé !

Chúc bạn vui vẻ, Zeynep ạ.

Chào thân mến,

Acmét


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.