Có Một Loại Yêu Ai Dám Nói

Chương 8


Đọc truyện Có Một Loại Yêu Ai Dám Nói – Chương 8

“Tiểu Đỗ, này, Tiểu Đỗ!” Tiếng Tiểu Lương truyền tới, cuối cùng cũng khiến cô bừng tỉnh từ một loại trạng thái gần như mộng du,“Đỗ Vi Ngôn! Làm sao cậu chỉ nói có một nửa thế hả?”

Đỗ Vi Ngôn phục hồi lại tinh thần, đã quên chính mình lúc trước nói cái gì đó, cúi đầu ho khan một tiếng, sắc mặt hơi lúng túng:“Ban nãy tớ nói gì thế?”

“Cục Công an!” Tiểu Lương có chút bất mãn nhắc nhở cô từ mấu chốt……“Cậu quên rồi?”

Bỗng nhiên không còn hứng thú tiếp tục nói chuyện phiếm, Đỗ Vi Ngôn vội vội vàng vàng ăn hết phần cơm, từ một đầu bàn ăn, đứng lên:“Thật ra không có gì đâu…… Tớ đi đến phòng thí nghiệm đây.”

Tiếng máy vi tính ù ù vang lên, liên tục sàng lọc và so sánh tài liệu ngôn ngữ.

Đỗ Vi Ngôn trốn ở phía sau những âm thanh có tần suất ổn định như vậy, có một loại cảm giác an tâm. Ngón tay cô nhẹ nhàng gõ vào mặt bàn màu trắng, nhìn đồ thị công việc trên màn hình máy vi tính kéo dài một chút, rồi lại rút ngắn, giống như một trò chơi hoán đổi hình ảnh .

“Tiểu Đỗ, cô có chuyển phát nhanh.”

Đỗ Vi Ngôn buông ống nghe điện thoại xuống, quay người đi đến cửa nhận chuyển phát nhanh.

Vừa mở ra đã thấy, là thư mời đến dự hội nghị nghiên cứu và thảo luận ngữ pháp Hán ngữ do một trường đại học nào đó ở thành phố bên đứng ra tổ chức, thời gian là tháng sau, mời cô đến tham luận tại hội nghị.

Gần hai năm nay, thư mời như thế này, không biết cô đã từng nhận được bao nhiêu. Mỗi lần nhận được, cha Đỗ Vi Ngôn đều trêu đùa cô nói:“Con đấy, chỉ cần dựa vào mấy công trình ngôn ngữ này thôi, cũng đủ cơm ăn cả đời rồi.”


Cô hiểu ý tứ của cha, một mặt đương nhiên là có vài phần tự hào về con gái; Mặt khác, lại nhắc nhở thúc đẩy cô, trong việc nghiên cứu không nên giẫm chân tại chỗ, không tìm tòi phát triển.

Đỗ Như Phỉ, cha của Đỗ Vi Ngôn là một chuyên gia về nhân loại học tiếng tăm lừng lẫy của đại học A, yêu thích nhất là chụp ảnh, mỗi ngày đều vác máy chụp ảnh to to nho nhỏ và giá ba chân bôn ba khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Hai năm trước về hưu, bởi vì ảnh hưởng của đam mê này, ngay cả phương hướng nghiên cũng đã chuyển thành tín ngưỡng dân gian, hơn nữa không chỉ một lần than tiếc:“Chao ôi, nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo dân gian sớm vài năm thì tốt rồi. Việc này rất tốt, việc này rất có ý nghĩa.”

Mẹ cô mất sớm, để thuận tiện cho công việc, bản thân mình ở nội thành, mà cha già lại một mình sống trong một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô thành phố Thiên Doãn, trồng hoa làm cỏ, rời nhà du ngoạn, đã chơi là chơi hết mình. Cô liền khuyên Đỗ Như Phỉ :“Cha, cha có thể hứng thú ham thích chơi đùa, nhưng nhất thiết không được liều mạng như trước.”

Rất nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy Đỗ Vi Ngôn, đều cảm thấy nữ sinh khuôn mặt thoạt nhìn còn có chút trẻ con này, có thể làm việc ở viện nghiên cứu thông tin ngôn ngữ, ít nhiều gì cũng là nhờ quan hệ của cha. Mỗi lúc như vậy, cho dù tính cách Đỗ Vi Ngôn rất hòa nhã, cũng sẽ không nhịn được mà có chút tức giận.

Bởi vì cô có thể hoàn toàn, không đỏ mặt chút nào mà nói, bản thân mình có thể vào căn cứ phương ngôn quốc gia này, chính là bởi vì bài luận văn “Nghiên cứu nguyên bản phương ngôn điền tộc” tự mình làm kia.

Kết cấu của bài luận văn này, được thiết lập dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của Noam Chomsky.

Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh có một quan điểm cực kỳ quan trọng, đó chính là ngôn ngữ của toàn nhân loại đều có điểm chung, nó không chỉ ra cụ thể là ở phần phát âm hay ngữ pháp, mà chỉ ra mỗi một loại ngôn ngữ, đều có một điểm chung nào đó thuộc về tầng sâu nhất.

Sau khi lý thuyết này xuất hiện ở phương Tây, đã nhanh chóng phổ biến ra toàn thế giới, có rất nhiều người tranh cãi, nhưng đa phần những người còn lại là đồng ý tán thành. Đặc biệt là những người có tôn giáo tín ngưỡng, cho rằng lý thuyết này mới có thể nghiệm chứng giả thiết trong “Thánh Kinh” , rằng trước kia vào thời kì còn có tháp Babel toàn thế giới sử dụng cùng một loại ngôn ngữ, vì thế mà mừng rỡ như điên. Trên thực tế, nói chung tất cả mọi người đều như thế, đối với những thứ có chút mơ hồ, bao giở cũng đặc biệt ấp ủ thiện cảm và nhiệt tình.

Noam Chomsky sau khi sáng lập giả thuyết này, đã không ngừng khảo nghiệm các loại ngôn ngữ trên thế giới, bổ sung và nghiệm chứng. Nhưng giả thuyết này lại giống như là hang không đáy, cho dù ngành giáo dục đem bao nhiêu loại ngôn ngữ khác nhau bổ sung vào, vẫn khó có thể đưa ra kết luận. Suy cho cùng — không ai có thể nghiệm chứng được tất cả ngôn ngữ vô cùng vô tận trên thế giới này. Sau này, Noam Chomsky chuyển sang mặt trận chính trị, nhiệt tình vận động xã hội phản chiến, mà lý thuyết qúy giá vĩ đại ông lưu lại này, đương nhiên cũng có người tiếp tục chứng minh và bổ sung.

Thời gian này, Đỗ Vi Ngôn đưa ra công trình “Khảo chứng phương ngôn điền tộc”, ngoài tầm quan trọng đối với giới ngôn ngữ học, còn giống một sự kiện như thế này:


Mọi người đều biết 1+1=2, nhưng chỉ có mình Trần Cảnh Nhuận tiếp cận tốt nhất, chứng minh giả thuyết Goldbach và đoạt được viên ngọc trên vương miện toán học.

Đỗ Vi Ngôn ở trong luận văn miêu tả phương ngôn điền tộc, chính là một loại ngôn ngữ gần như thần tích. Cô nói rằng, bất kể là hệ ngôn ngữ nào, hệ ngôn ngữ Ấn Âu, hệ ngôn ngữ Hán Tạng, hệ ngôn ngữ Phi-Á…… Đặc thù và kết cấu của mỗi một loại ngữ hệ, đều có thể tìm được ở trong ngôn ngữ điền tộc.

Giống như bình luận của một tạp chí ngôn ngữ nước ngoài nổi tiếng có uy tín:

“Trời ơi! Phát hiện ra loại ngôn ngữ này, giống như là chúng ta tìm được một hạt mầm ngôn ngữ– sau đó, bất kể một loại ngôn ngữ nào của nhân loại đều từ một tế bào của nó mà tiến hóa lên. Nó giống như là thượng đế của ngôn ngữ.”

Từ trên tạp chí ngôn ngữ học nghiêm ngặt và chặt chẽ như vậy tìm được một bình luận gần như duy tâm, quả là một kỳ tích.

Đương nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất trong học thuật của ngôn ngữ điền tộc là ở chỗ, nó dùng phương thức tiếp cận ngược, chứng minh giả thiết Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của Noam Chomsky.

Trong quá khứ, các học giả đã nỗ lực đem hết ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác, giống như là nhồi cho vịt ăn, nhét vào trong giả thiết này, sửa chữa, chứng minh không ngừng. Mà ngôn ngữ điền tộc, lại ngược với dòng ý nghĩ trên, nó bao hàm tất cả các yếu tố ngôn ngữ mà hiện nay mọi người có thể nghĩ đến. Sự tồn tại của nó, đủ để chứng minh, ngữ pháp tạo sinh, đã không còn là giả thiết nữa, mà đã được chứng minh bằng các lý luận khoa học.

Trong khoảng thời gian nửa năm ngắn ngủi, bài luận văn này được vô số tạp chí nổi tiếng và hệ thống nghiên cứu khoa học trích dẫn. Học giả trẻ tuổi Đỗ Vi Ngôn, giống như là một ngôi sao mới từ từ nổi lên trong giới ngôn ngữ học, mức độ bùng nổ, không thua gì F4 năm đó ngang trời xuất thế.

Giống như khi Đỗ Như Phỉ cùng cô trêu đùa nói :“Thật ra con có thể miệng ăn núi lở.”


Đi nước ngoài phỏng vấn, gặp gỡ nghiên cứu và thảo luận, vào viện nghiên cứu, mọi thứ đều được vạch ra rõ ràng.

Đỗ Vi Ngôn đứng sát bên cửa sổ đọc thư mời, vừa lúc đồng nghiệp đến phòng làm việc thông báo:“Cuối tuần đi công tác, đi Minh Võ.”

Tiểu Lương cười nói:“Minh Võ à? Cuối cùng cũng phải đi.”

Đỗ Vi Ngôn trong lòng thở ra một hơi, đúng lúc có lý do từ chối lời mời của bên kia. Cô ngồi xuống, viết email, giải thích đơn giản tình hình, sau đó gửi đi.

“Lần này phải chuẩn bị sẵn sàng đi, dám chắc là sẽ trường kì kháng chiến.” Tiểu Lương lời nói chuẩn xác nói,“Chính phủ xem trọng Minh Võ như vậy, nghe nói lần trước chủ trương xây dựng thành phố, tiện thể đưa luôn các giáo sư khoa lịch sử qua đó ở nửa năm.”

“Ô, đúng như vậy à. Minh Võ chính là trạm kế tiếp của Hồng Ngọc đấy. Điểm thí nghiệm Minh Võ, khai phá rất tốt, chính là trạm kế tiếp của điền tộc Hồng Ngọc. Có điều là Hồng Ngọc có liên quan đến các tộc người, càng phải thận trọng hơn. Cho nên, điểm thí nghiệm này, sẽ phải làm tốt một chút.”

Đỗ Vi Ngôn không nghe đám đồng nghiệp sôi nổi ồn ào nói chuyện phiếm nữa, gọi điện thoại cho cha.

Rất lâu sau, Đỗ Như Phỉ mới nhấc máy, Đỗ Vi Ngôn đoán ông không ở trong nhà.

“Cha, cha đã uống thuốc chưa?”

Đỗ Như Phỉ ha hả cười vài tiếng, hình như hơi chột dạ.

Đỗ Vi Ngôn nghe vậy có phần lo lắng:“Sao cha cứ quên uống thuốc thế! Còn như vậy nữa, con thật sự muốn mời một cô giúp việc đến chăm sóc cho cha. Nếu không cha quay về ngay đi……”

“Không quên không quên, ôi! Con gái, cha đang điều chỉnh tiêu điểm mà, lát nữa sẽ nói chuyện với con.” Ông thật sự nghiêm túc muốn đặt điện thoại xuống.


Đỗ Vi Ngôn vội vã nói câu nói cuối:“Cha, cuối tuần con đi Minh Võ công tác, có thể phải đi rất lâu, cha nhớ chú ý đến thân thể.”

“Được rồi! Đi đi.” Đỗ Như Phỉ cười nói,“Đến nơi gọi điện thoại cho cha, chính mình phải cẩn thận đấy.”

****************

Chú thích:

(1) Noam Chomsky: một nhà ngôn ngữ học, nhà triết học, nhà khoa học nhận thức, nhà hoạt động chính trị.Chomsky được cho là người sáng lập ra lý thuyết ngữ pháp tạo sinh( generative grammar), được xem là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với ngành lý thuyết ngôn ngữ trong thế kỉ 20.

(2) Câu chuyện về tháp Babel và ngôn ngữ loài người

Về tiếng nói của con người, có 1 truyền thuyết thú vị về nguồn gốc của nó – truyền thuyết Tháp Babel (Babel là tên gọi Hebrew của Thành phố Babylon – Iraq). Hồi xưa, con người đều có chung 1 tiếng nói và đều cùng ở chung 1 chỗ. Con người, lần đầu tiên muốn xây dựng 1 công trình vĩ đại mà không phải để thờ tụng hay ca ngợi Thượng Đế, mà để vinh danh chính mình, ghi lại tên tuổi với đời sau. Họ mong muốn dựng nên một tòa tháp với đỉnh cao chạm đến tận Thiên đường.

Điều này đã làm Thượng Đế nổi giận, Ngài cho rằng con người đã dám cùng nhau làm 1 việc tày đình như vậy thì không gì có thể ngăn cản họ làm những điều còn táo bạo hơn về sau. Vì vậy, Ngài đã khiến cho con người nói những ngôn ngữ khác biệt, phân chia con người ở rải rác nhiều nơi khác nhau để họ không thể hoàn thành xây dựng tháp Babel được nữa. Tháp Babel, mãi ko thể vươn đến trời cao.

Người ta không nhắc đến tại sao tòa tháp này sụp đổ mà chỉ giải thích tại sao nhiều ngôn ngữ khác nhau ra đời mà thôi. Tuy nhiên cũng có số ít tài liệu cho rằng Thượng đế đã tạo nên 1 cơn gió mạnh kéo đổ tòa tháp này.

Câu chuyện này có nhiều điểm thú vị, nó vừa giải thích nguồn gốc các ngôn ngữ khác nhau; giải thích tại sao con người sống rải rác nhiều nơi khác nhau, vừa nói lên một điểm là làm việc gì cũng phải “Thuận thiên”, và cũng cho thấy một điều nếu mọi người đều nói chung một “tiếng nói/ngôn ngữ” thì có thể làm được những việc lớn lao.

(3) Trần Cảnh Nhuận, nhà toán học Trung Quốc, được vinh danh khi họ của ông được đặt cho tên của một huy chương của Hiệp hội toán học quốc tế, huy chương Trần (huy chương Chern)


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.