Đọc truyện Cô Gái Mang Trái Tim Đá – Chương 71
Tượng số 2 kéo thời gian làm việc của cô đến tận cuối tháng, và chỉ nhờ một ý chí kiên cường đáng sợ mới có thể giúp cô tiếp tục được lâu đến thế. Sau khi xong xuôi, cô bò vào phòng tắm để tắm gội sạch sẽ và rồi (cuối cùng thì cũng) trèo lên giường ngủ liền hai ngày.
Khi cô tỉnh dậy, chỉ còn duy nhất một bức tượng nữa mà thôi. Tôi không chắc là mình nên sợ điều này hay nên sung sướng tột độ nữa; vì lúc nào chẳng thế, Marianne Engel thường làm tôi có cảm giác ấy.
Cô hiện ra từ phòng ngủ vào ngày đầu tiên của tháng Năm và tôi thực sự nhẹ nhõm khi thấy cô đã khá lên nhiều. Tôi trở nên hài lòng gấp đôi dù vẫn còn chút ngờ vực khi thay vì tiến thẳng xuống tầng hầm để bắt đầu làm nốt bức tượng cuối cùng cô lại cùng ăn với tôi. Khi chúng tôi nói chuyện, tất cả từ ngữ đều ở đúng trật tự và sau đó cô còn đi dạo với Bougatsa, con chó cứ lâng lâng khi có lại sự quan tâm mà nó đã mong mỏi từ phía cô chủ. Chúng tôi thay nhau ném một quả bóng tennis cho nó chạy đuổi theo để rồi quay trở về với một mồm đầy nước dãi.
Marianne Engel là người đầu tiên gợi chủ đề ấy ra. “Tôi chỉ còn một bức tượng nữa thôi.”
“Ừ.”
Tôi đặt một chiếc chân nến xuống, một chiếc khác trong số những tác phẩm được cho là của Francesco, và cắm một ngọn nến vào cái miệng sắt đang há ra chực chờ của nó. Tôi nói vài lời sau khi đã châm nến – không phải một bài cầu nguyện, vì tôi chỉ cầu nguyện khi ở Địa ngục – mà như một lời tưởng niệm những gì đã qua. Nếu không phải vì lý do nào khác, thực sự cuộc sống với Marianne Engel đã làm tôi trở nên thích thú với các nghi lễ.
Cô tiếp tục làm việc đến hết tháng, nhưng tốc độ làm việc của cô đã giảm đi đáng kể. Điều này là không thể tránh khỏi. Khi làm xong bức tượng số 4, cô phải nghỉ hai ngày rồi mới tiếp tục làm tượng số 3. Cô không thể tiếp tục lờ đi những rối loạn cơ thể được nữa. Dù cô đã dành thêm thời gian để chuẩn bị, bức tượng số 3 vẫn mất tới năm ngày mới hoàn thành được.
Tượng số 2 kéo thời gian làm việc của cô đến tận cuối tháng, và chỉ nhờ một ý chí kiên cường đáng sợ mới có thể giúp cô tiếp tục được lâu đến thế. Sau khi xong xuôi, cô bò vào phòng tắm để tắm gội sạch sẽ và rồi (cuối cùng thì cũng) trèo lên giường ngủ liền hai ngày.
Khi cô tỉnh dậy, chỉ còn duy nhất một bức tượng nữa mà thôi. Tôi không chắc là mình nên sợ điều này hay nên sung sướng tột độ nữa; vì lúc nào chẳng thế, Marianne Engel thường làm tôi có cảm giác ấy.
Cô hiện ra từ phòng ngủ vào ngày đầu tiên của tháng Năm và tôi thực sự nhẹ nhõm khi thấy cô đã khá lên nhiều. Tôi trở nên hài lòng gấp đôi dù vẫn còn chút ngờ vực khi thay vì tiến thẳng xuống tầng hầm để bắt đầu làm nốt bức tượng cuối cùng cô lại cùng ăn với tôi. Khi chúng tôi nói chuyện, tất cả từ ngữ đều ở đúng trật tự và sau đó cô còn đi dạo với Bougatsa, con chó cứ lâng lâng khi có lại sự quan tâm mà nó đã mong mỏi từ phía cô chủ. Chúng tôi thay nhau ném một quả bóng tennis cho nó chạy đuổi theo để rồi quay trở về với một mồm đầy nước dãi.
Marianne Engel là người đầu tiên gợi chủ đề ấy ra. “Tôi chỉ còn một bức tượng nữa thôi.”
“Ừ.”
“Anh có biết nó là gì không?”
“Lại một con quái vật nữa, tôi đoán thế.”
“Không,” cô nói. “Là anh.”
Trong suốt tháng trước, bức tượng của tôi đã đứng đó, phủ một tấm vải trắng như bức biếm họa một con ma, trong góc xưởng của cô. Lúc đầu tôi hơi thất vọng vì nghĩ cô đã chán chẳng động đến nó, nhưng khi thấy cô càng lúc càng gầy đi thì tôi lại hạnh phúc vì đã không phải ngồi làm mẫu cho cô trong khi cô cứ héo dần héo mòn.
Tôi chỉ phải nghĩ một chút trước khi tình nguyện tiếp tục ngồi làm mẫu cho cô. Dù vẫn mong cô sẽ từ bỏ hết ý định tạc bức tượng cuối cùng, thì ít nhất tôi cũng có thể để mắt tới cô khi cô làm việc. Việc này cũng có cái lợi, nếu những lần ngồi mẫu trước đây của tôi có biểu đạt gì, cô sẽ tiến hành tạc tượng với một tốc độ thoải mái hơn rất nhiều. Tôi không phải một con quái vật hoảng sợ gào thét đòi thoát ra khỏi trận tuyết lở của thời gian và đá bụi; tôi sẽ cho cô thời gian rộng rãi hết mức, chẳng bao giờ thúc giục cả.
Tính tò mò đã giục tôi hỏi Marianne Engel xem liệu khi chúng tôi bắt đầu tạc bức tượng đó vài tháng trước, cô có biết đó sẽ là tác phẩm cuối cùng của mình không. Rồi, cô trả lời, cô đã biết thế rồi. Thế là tôi lại hỏi thêm, sao cô lại mất công tạc nó vào lúc ấy, trong khi biết rằng mình sẽ phải tạm để nó sang một bên?
“Đó là một phần trong việc chuẩn bị cho anh,” cô trả lời. “Tiền trảm hậu tấu, tôi nghĩ anh khó có thể từ chối. Có vẻ là tôi đã đúng.”
Chúng tôi bắt đầu vào chính ngày hôm đó. Trần trụi đứng trước mặt cô luôn làm tôi có cảm giác kỳ cục, nhưng giờ tôi đã cảm thấy ít xấu hổ hơn khi hiện tại cô, cũng như tôi, đã không còn hoàn hảo về mặt thể chất nữa. Trong khi sự gầy gò ốm yếu của cô còn lâu mới kinh khủng bằng những vết thương của tôi, nó ít nhất cũng mang chúng tôi lại gần nhau hơn trong nỗi bất hạnh của mình.
Công việc tạc tượng tôi kéo dài trong khoảng mười ngày, già nửa thời gian đó được đổ vào việc chăm chút những chi tiết nhỏ nhất. Thỉnh thoảng Marianne Engel đi tới bên chỗ tôi ngồi để lướt ngón tay lên người tôi, như thể đang cố nhớ vị trí vết bỏng của tôi để có thể khắc lên bức tượng càng chính xác càng tốt. Cách cô chú ý đến từng đường nét mờ ảo nhất khiến tôi không kìm được vài câu nhận xét; cô đáp rằng việc bức tượng được hoàn thành không chút sai lệch, không chút thiếu sót là cực kỳ quan trọng.
Mọi việc diễn ra cũng gần như tôi mong đợi. Cô không cuồng nhiệt làm việc như các đợt tạc tượng khác, thông thường chỉ làm dưới một giờ mỗi lần dù rằng tôi giờ đã có thể ngồi bao lâu cũng được khi bộ quần áo tạo áp suất đã được tháo ra. Cô dường như đang tận hưởng việc thực hiện bức tượng này, tác phẩm cuối cùng của mình. Cô hút ít hơn, và nắp đậy trên những bình cà phê luôn trong tình trạng kín mít. Cô tựa sát vào tảng đá trong khi tạc, thì thầm vào nó với một giọng nhỏ đến nỗi tôi không thể nghe thấy. Tôi rướn người ra phía trước, căng tai nghe những gì cô đang nói nhưng chẳng bao giờ thành công; thính giác của tôi bị tổn thương quá nặng trong vụ tai nạn khiến tôi chẳng xoay xỏa được gì. Tôi cố tìm hiểu bằng một câu nhận xét bâng quơ, “Tôi nghĩ là tảng đá nói chuyện với cô đấy, chứ không phải ngược lại đâu.”
Marianne Engel ngước lên nhìn tôi. “Anh thật biết đùa.”
Và mọi việc cứ thế diễn ra, cho tới khi cô lùi lại vài bước sau khi đã giáng nhát đục cuối cùng xuống. Trong một khoảng thời gian dường như kéo dài vô tận, cô chăm chú xem xét phiên bản đá của tôi trước khi nhận định là không có gì khác biệt giữa tượng và người thật nữa. Thỏa mãn, cô nói, “Tôi muốn khắc chữ một mình.”
Cô làm việc cho tới tận khuya và, mặc dù sự tò mò của tôi gần như đã vượt quá khả năng kiềm chế, tôi vẫn tôn trọng yêu cầu được riêng tư của cô. Khi chữ cái cuối cùng được khắc xong, Marianne Engel liền đi lên cầu thang. Rất tự nhiên, tôi hỏi mình có thể đọc những chữ ấy không.
“Rồi sau sẽ có rất nhiều thời gian để làm việc đó,” cô trả lời. “Ngay bây giờ, chúng ta sẽ đi ra biển để ăn mừng.”
Tôi thích ý tưởng đó. Bãi biển luôn làm cô thoải mái và đó là một cách hay để tổ chức ăn mừng sự kiện này. Thế là cô dồn tôi vào xe và chẳng bao lâu sau chúng tôi đã thấy mình ở giữa những khúc gỗ đang trôi dạt vào bờ.
Những con sóng đánh dập dìu vào bãi cát và cơ thể cô ép sát vào tôi mới tuyệt vời làm sao. Bougatsa sung sướng nhảy múa xung quanh, đá cát lên khắp mọi chỗ. Dưới bãi biển, bọn thanh niên uống bia và cố gây ấn tượng với lũ con gái bằng cách làm trò như những thằng dở hơi.
“Thế,” tôi nói. “Làm gì bây giờ?”
“Phần cuối cùng câu chuyện của chúng ta. Nếu anh đã quên thì đó là đoạn anh bị bọn condotta thiêu cháy ấy.”