Cô Gái Đồ Long

Chương 36: So Tài Trong Vườn Hoa


Đọc truyện Cô Gái Đồ Long – Chương 36: So Tài Trong Vườn Hoa

Vô Kỵ thấy Cửu Chân hỏi như vậy, nghĩ thầm:
– Mình rách rới tiều tụy như thế này, nếu nhắc đến tên tuổi của cha mẹ và Thái sư phụ thì chỉ làm nhục cho mấy vị tiền bối thôi.
Nghĩ đoạn y liền đáp:
– Cha mẹ tôi đã mất sớm, thấy ở Trung Nguyên không thể sống được, phiêu lưu đây đó, rồi ra tới đây.
Cửu Chân vừa cười vừa nói tiếp:
– Tôi bắn con khỉ, ai bảo cậu giấu diếm nó vào trong người làm chi? Suýt tí nữa bị đàn chó xé tan xương nát thịt.
Cửu Chân khẽ vỗ vai Vô Kỵ một cái, với giọng đùa cợt, nói tiếp:
– Trước mặt tôi, chú em cứ nhận đi thì hơn, chối làm chi nữa?
Nàng đang nói, bỗng sực nghĩ ra một việc, vội hỏi tiếp:
– Chú đã học qua võ công chưa? Chú đánh một chưởng võ sọ tả tướng quân của tôi, chắc chưởng lực của chú cũng mạnh lắm?
Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:
– Tả tướng quân nào thế?
Cửu Chân mỉm cười, quay đầu kêu gọi:
– Tiền tướng quân.
Nàng vừa dứt lời, đã có một con chó to lớn dữ tợn, nhảy ra nằm phục dưới chân nàng.
Nàng lại gọi tiếp:
– Sa kỵ tướng quân.
Lại có một con chó nữa nhảy ra lúc này Vô Kỵ mới biết những chó của nàng đều được phong làm tướng quân cả. Nào là Chinh Ðông tướng quân, Bình Khấu tướng quân, Oai Viễn tướng quân… Nàng chỉ huy rất giỏi, tựa như một vị đại nguyên soái vậy.
Vô Kỵ thấy nàng bảo mình đánh chết con chó cưng của nàng, trong lòng lấy làm ăn năn vô cùng, liền nói:
– Lúc ấy trong lòng tôi rối loạn, có lẽ ra tay hơi nặng một chút. Hồi nhỏ, tôi có theo cha tôi học hai ba năm quyền đạo, chứ sự thật tôi không biết gì là võ công hết.
Cửu Chân gật đầu, rồi nói với Tiểu Phụng rằng:
– Tiểu Phụng, đưa chú em đi tắm rửa thay y phục nhé!
Tiểu Phụng bịt mồm cười đáp:
– Vâng.
Rồi con thị ty dẫn Vô Kỵ đi ra, Vô Kỵ vẫn còn quyến luyến tiểu thư kia, ra tới sảnh mà còn quay đầu lại nhìn, ngờ đâu lúc ấy Cửu Chân cũng nhìn theo Vô Kỵ chỉ thấy đôi ngươi của nàng lóng lánh và xinh đẹp khôn tả.
Vô Kỵ xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng, quay đầu đi luôn, y không để ý phía trước mặt nên vấp vào bậc cửa tẽ ngã xuống đất, đồng thời y cũng cảm thấy các vết thương đau đớn vô cùng, nhưng y không dám rên rỉ, vội vàng đứng dậy ngay.
Tiểu Phụng khúc khích cười và nói:
– Ai trông thấy tiểu thư chúng tôi, cũng đều mất hồn mất vía, không ngờ cậu nhỏ tuổi như vậy mà đã có bụng dạ bẩn như thế rồi.
Vô Kỵ xấu hổ, liền nhanh chân đi trước.
Ði được một lát Tiểu Phụng ở phía sau vừa cười vừa gọi:
– Cậu định vào thư phòng của bà chủ hay sao? Quay trở lại theo tôi đi lối này cơ.
Vô Kỵ biết mình đã nhầm đường, vội vàng quay trở lại.
Tiểu Phụng liền đưa Vô Kỵ tới một cái phòng nhỏ rồi bảo với Kiều Phúc rằng:
– Tiểu thư bảo đưa y đi tắm rửa và thay cho y một bộ quần áo sạch sẽ.
Một lát sau, Vô Kỵ tắm rửa xong, thấy Kiều Phúc đem bộ quần áo vải xanh tới, kiểu đầy tớ cho Vô Kỵ mặc, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:
– Ta có phải là đầy tớ của các ngươi đâu, sao lại cho ta mặc quần áo thế này.
Y định không mặc, nhưng bộ quần áo cũ đã rách rới, hở hang, nên y lại nghĩ:
– Nếu lát nữa tiểu thư gọi ta vào nói chuyện mà ta mặc quần áo dơ bẩn và hở hang như thế này, chắc thế nào nàng cũng không vui. Sự thực dù ta có làm đầy tớ cho nàng đi nữa, cũng không sao mà.
Nghĩ đoạn, Vô Kỵ liền mặc luôn bộ quần áo đó.
Ngờ đâu, ngày này qua ngày nọ, trong mười mấy ngày liền, Vô Kỵ không thấy tiểu thư gọi tới mặt mà cả mặt Tiểu Phụng cũng không gặp được nốt.
Vô Kỵ suốt ngày ngớ ngẩn, chỉ nghĩ đến bộ mặt, tiếng cười, giọng nói của tiểu thư, y cảm thấy trên đời này không có người nào đáng yêu bằng tiểu thư.
Lại qua hơn một tháng nữa, những vết thương của Vô Kỵ đã lành hẳn, nhưng những vết sẹo trên mặt không sao mất đi được…
Trong những ngày ở trong sơn trang này, cứ một tuần hơi hàn độc trong ngươi Vô Kỵ lại nổi lên một lần, càng ngày càng trầm trọng thêm.
Ngày hôm đó, hơi hàn độc lại nổi lên, Vô Kỵ nằm trên giường, đắp chăn trùm kín mít, rét quá, y chịu không nổi hai hàm răng cứ run cầm cập.
Kiều Phúc vô phòng để bọc áo, quay mình đi ra liền.
Vô Kỵ chịu đựng cho đến nửa đêm mới thấy đỡ rét, liền ngồi dậy, mở bọc áo ra xem. Y thấy một bộ áo lông dê mới may, trong lòng mừng rỡ vô cùng. Nhưng phải nói bộ áo này cũng may kiểu đồng bộc, y đoán chắc nhà họ Chu này đã coi y như một tên tôi tớ trong nhà rồi.
Tánh Vô Kỵ xa nay vẫn ôn hòa, trong lòng không tức giận chút nào, mà chỉ nghĩ:
– Không ngờ ta mới ở đây có một tháng mà Tết đã đến nơi rồi, Hồ tiên sinh bảo ta chỉ sống được sang năm là cùng. Vậy ta chỉ được ăn nốt cái Tết này thôi, chứ sang năm ta không còn ở trên đời này mà đón Tết nữa rồi.
Trong nhà của các phú hộ, chỉ có ngày Tết là vui vẻ náo nhiệt nhất, từ trên chí dưới, người nào cũng bận rộn, quét vôi sơn cửa giết bò mổ heo tưng bừng và tấp nập khôn tả. Vô Kỵ cũng phải ra tay giúp Kiều Phúc làm các việc vặt, y mong ngày Tết chóng tới, vì y nghĩ:
– Ngày mùng một Tết, người nhà thế nào cũng phải vào trong đại sảnh mừng tuổi ông bà chủ và tiểu thư, ta chỉ mong được gặp nàng một lần nữa, rồi ta bỏ đi liền. Ta sẽ vào trong thâm sơn cùng cốc kiếm chỗ chết cho thực tĩnh mịch, khỏi suốt ngày phải làm bạn với bọn đồng bộc như bọn Kiều Phúc chẳng hạn.
Lâu lâu Vô Kỵ mới nghe tiếng pháo nổ, ngày Nguyên Ðán đã tới y liền theo người quản gia vào trong đại sảnh để mừng tuổi chúc Tết chủ nhân.
Y thấy một đôi vợ chồng tuổi trạc trung niên, mặt mũi thanh tú đang ngồi ở chính giữa sảnh, bảy tám chục gia nhân đều quỳ cả xuống vái lạy. Người nhiều quá ông bà chủ không nhận ra ai là ai cả.
Vô Kỵ chỉ thấy vợ chồng người đó tủm tỉm cười và nói:
– Mọi người đều vất vả suốt năm ai nấy đều biết thủ phận làm lụng thực đáng khen ngợi.
Ông bà chủ nói xong, đã có hai người phụ trách phân phát lỳ xì cho mọi người. Vô Kỵ cũng được thưởng bốn lạng bạc. Nhưng y không thấy mặt tiểu thư, trong lòng thất vọng vô cùng, tay cầm bốn lượng bạc cứ đứng ngẩn người ra như một tượng đá.
Ðang lúc ấy y bỗng nghe có tiếng nói vừa yểu điệu vừa nhu mì ở bên ngoài vọng vào:
– Biểu ca, năm nay anh tới sớm thế?
Vô Kỵ nhận ngay ra tiếng nói ấy là của Cửu Chân, rồi y lại nghe tiếng nói của một người đàn ông lên tiếng:
– Ðến mừng tuổi cậu và mợ, anh đâu dám tới chậm bao giờ.
Vô Kỵ mặt đỏ bừng, trái tim đập mạnh như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, hai tay toát mồ hôi lạnh. Y trông mong đã hai tháng nay rồi, bây giờ mới lại nghe được tiếng nói của Cửu Chân, làm sao y không như con người mất hồn mất vía? Y lại nghe giọng nói của một thiếu nữ khác lên tiếng:

– Sư ca tới sớm thế? Không biết sư ca nhất tâm tới đây chúc Tết cậu mợ, hay là mừng tuổi cô em họ kia?
Nàng ấy vừa nói dứt lời, Vô Kỵ đã trông thấy ba người bước vào. Bọn đầy tớ đều lui xuống nhà dưới, hay ra ngoài cổng hết, riêng có Vô Kỵ như người mất hồn cứ đứng yên nơi đó mà nhìn, tới khi Kiều Phúc kéo áo y một cái, y mới biết tránh sang một bên.
Vô Kỵ thấy Cửu Chân đi bên trái, một thiếu niên lạ mặt đi ở giữa, còn phía bên kia là một thiếu nữ. Cả ba người tuổi sấp sỉ nhau.
Ngày hôm nay Vô Kỵ thấy Cửu Chân mặc cái áo lông màu hồng khiến bộ mặt càng xinh đẹp thêm.
Từ khi nàng vào tới trong sảnh hai mắt của Vô Kỵ cứ chăm chú nhìn thẳng vào mặt nàng, nên y không biết thiếu nữ, và thanh niên kia xấu đẹp ra sao? Hai người ấy mặc áo hồng hây lục? Ðến cả hai người ấy chúc Tết cho ông bà chủ như thế nào, nói những gì ông bà chủ nói lại những gi ra sao, y đều không để ý tới.
Lúc ấy mắt của y chỉ trông thấy một Cửu Chân và tai chỉ nghe lời nói của một mình nàng ta thôi. Sự thực lúc bấy giờ tuổi của y còn trẻ lắm, chưa biết tình yêu là gì cả và y cũng không phải là kẻ hiếu sắc. Nhưng lần này là lần đầu mà y nhận thấy sắc đẹp khả ái đáng ngưỡng mộ có thế thôi.
Người nào cũng thế, không riêng gì Vô Kỵ, mối tình đầu tiên của đời mình bao giờ cũng thiết tha, say đắm hơn, nên y cứ ngẩn ngơ như người mất hết hồn vía, ngắm nhìn bộ mặt xinh đẹp như tiên của của Cửu Chân. Y cảm thấy nhìn thêm giờ phút nào trong lòng cảm thấy khoan khoái giờ phút ấy, chứ sự thực trong lòng y không có một chút tà tâm nào hết.
Lúc ấy tất cả kẻ hầu người hạ đều đi khỏi, chỉ còn lại một mình Vô Kỵ đang đứng trong đại sảnh ngắm nhìn và nghe Cửu Chân nói chuyện với cha mẹ cùng hai nười kia thôi.
Cửu Chân nói:
– Cha mẹ cho phép con với biểu ca và Thanh muội đi vào trong vườn dạo chơi một lát nhé?
Cha mẹ nàng chỉ mỉm cười và gật đầu nhận lời thôi, chứ không nói gì cả.
Ba thanh niên nam nữ đó, sát cánh nhau đi thẳng vào vườn phía sau, không bảo mà nên, Vô Kỵ cũng lưng thửng theo sau. Nhưng y không dám đi gần.
Hôm ấy đúng là ngày mùng một Tết, tất cả người hầu kẻ hạ ở trong sơn trang được tự do chơi đùa, kẻ cờ bạc, người nhậu nhẹt không ai để ý đến ai hết.
Lúc này Vô Kỵ mới trông thấy rõ mặt người thiếu niên kia quả thật anh tuấn và ôn nhã. Chàng ta chỉ mặc một cái áo bào đoạn màu vàng, mà không thấy giá lạnh, đủ thấy nội công của chàng ta cao thâm như thế nào.
Còn thiếu nữ lạ mặt nọi, mặc áo lông điểm màu đen, thân hình mảnh khảnh, ăn nói và cử chỉ rất tao nhã, mặt đẹp không kém gì nàng Cửu Chân.
Nhưng lúc này Vô Kỵ chỉ nhận thấy có mỗi một mình Cửu Chân là đẹp như tiên, và đẹp nhất thiên hạ mà thôi.
Ba người vừa đi, vừa nói, tiến thẳng vào trong vườn hoa.
Thiếu nữ nọi hỏi Cửu Chân rằng:
– Chị Cửu Chân, chị đã luyện thêm được hai môn Nhất Dương Chỉ công chưa? Chị biểu diễn cho chúng tôi xem để chúng tôi sáng mắt ra có được không?
Cửu Chân đáp:
– Sao cô cứ bắt tôi phải bêu xấu như vậy để làm gì, dù tôi có luyện thêm mười năm nữa, cũng không thể nào giỏi bằng môn Lăng Hoa Hốt Huyệt của nhà họ Võ cô được.
Thiếu niên nọ vừa cười vừa xen vào nói:
– Hai cô nương đừng có khiêm tốn như thế nữa. Ai chả biết hai vị đều khét tiếng là Tuyết lãnh Song Chu, võ công của hai vị đều lợi hại không thể tưởng tượng được.
Cửu Chân đáp:
– Tôi cứ luyện tập lấy một mình, như người mù chống gậy mò đường như thế bằng sao được sư huynh, muội? Lúc nào tập cũng có nhau, tất nhiên võ công của anh với cô em phải tiến bộ nhanh gấp mười tôi.
Hình như thanh niên nọ sợ Cửu Chân nổi giận vội đỡ lời:
– Cô Cửu Chân nói như vậy không đúng, vì cô có hai sự phụ, cậu và mợ cùng dạy cô trong một lúc, chả hơn chúng tôi nhiều hay sao?
Cửu Chân cướp lời nói:
– Em nói đùa cô Thanh đấy thôi, chưa chi anh đã bênh vực cô ta rồi.
Nói xong nàng quay đi, không nói thêm nữa.
Thanh niên nọ vội cười và nói tiếp:
– Biểu muội cũng thân mà sư muội cũng thế, đối với hai cô tôi đều mến ngang nhau.
Cửu Chân bỗng quay đầu lại hỏi:
– Biểu ca, nghe nói sư phụ anh lại thâu thêm một nữ đệ tử nữa phải không?
Thanh niên nọ đáp:
– Phải.
Thiếu nữ nọ hình như định chọc tức nàng ta, vội đỡ lời:
– Chị Chân ơi! Tiểu sư muội của em đẹp lắm, lại khéo ăn nói nữa, ai thấy cô ta cũng phải mến.
Chàng thanh niên nghe nói như vậy, biết nói móc mình, vội xoay sang vấn đề khác, vừa cười vừa hỏi Cửu Chân rằng:
– Biểu muội, đưa anh vào thăm những vị đại tướng quân giữ cửa cho cô, có được không?
Cửu Chân tười cười đáp:
– Ðược lắm.
Thế rồi nàng dẫn hai người đi thẳng vào Hãn Kháng Cư.
Vô Kỵ vẫn ở đàng xa theo sau nhưng y thấy ba người vừa nói vừa đùa, vì xa quá, nên không sao nghe rõ họ nói những gì.
Nhưng chân vẫn tiếp tục đi theo, tiến thẳng về phía chuồng nhốt chó.
Cửu Chân ra dấu cho tên giữ chó, thả lũ chó dữ ra. Ðàn chó nghe lệnh nàng nằm sắp hết.
Thiếu niên nọ cứ khen ngợi luôn mồm.
Cửu Chân thấy biểu ca khen lại càng đắc chí thêm.
Thiếu niên vừa cười vừa nói:
– Biểu muội này, chúng ta lâu lắm không gặp nhau. Tôi hỏi cô vấn đề này, bấy lâu nay cậu mợ đã truyền thụ cho cô những môn võ công gì? Cô hãy biểu diễn cho chúng tôi xem thử, có được không?
Cửu Chân ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
– Mấy hôm trước cha em có dạy em một môn bút pháp, nhưng em chưa thuộc lắm, bấy giờ biểu ca với Thanh muội chỉ điểm hộ em.
Thiếu niên và thiếu nữ đều tán thành và nói:
– Cô đừng khiêm tốn như thế nữa, biểu diễn cho chúng tôi được sáng mắt đi.
Cửu Chân chỉ giơ tay ra hiệu, người đầy tớ nuôi chó vội lấy đôi bút phán quan treo trên vách xuống.
Vô Kỵ thấy trên vách có treo rất nhiều khí giới, nhưng đều là Phán quan bút cả, cái thì dài, cái thì ngắn, nên y mới đoán ngày thường Chu tiểu th thiện xử dụng Phán quan bút.
Cha y, Trương Thúy Sơn, có biệt hiệu là Ngân Câu Thiết Hoạch, một tay xử dụng Phán quan bút khét tiếng trong thiên hạ. Nên lúc giảng võ công cho y thường nói tới Phán quan bút và móc sắt nhiều. Vì thế y cũng thuộc rất nhiều thế võ Phán quan bút, nên nghĩ thầm:
– Ta thấy cha nói, từ xa tới nay, trong võ lâm cha hề có người đàn bà nào xử dụng Phán quan bút cả, nay Chu tiểu thư này dám xử dụng tới môn khí giới đó, chắc võ công của nàng phải cao siêu lắm.
Y đã say mê Cửu Chân, nay thấy nàng xử dụng khí giới như của cha mình, lại càng thêm mến phục. Cửu Chân cầm xong bút vào tay, khẽ giơ bút bên trái lên và nói:

– Thanh muội, cô làm ơn ra đối địch với tôi, vì biểu diễn Phán quan bút này một mình không sao biểu diễn được.
Thiếu nữ nọ cũng biết nàng định tâm bêu xấu mình, nên lắc đầu đáp:
– Võ nghệ của em non nớt lắm, đối địch với chị sao được?
Cửu Chân thúc giục mãi, thiếu nữ kia vẫn không chịu ra đấu.
Thiếu niên nọ thấy vậy, sợ hai người sẽ vì vấn đề nhỏ mọn này mà gây gổ với nhau, nên chàng vội tiến ra, chắp tay chào và nói:
– Biểu muội, để tôi hầu cô đấu chơi vài hiệp, nhưng cô phải nương tay đôi chút mới được, bằng không, yếu huyệt của tôi bị Phán quan bút của nhà họ Chu này điểm trúng,thì Vệ Bích tôi sẽ không được ăn Tết đấy.
Thấy biểu huynh khen ngợi mình một cách khéo léo như vậy, Cửu Chân khoái chí vô cùng, vừa cười vừa giả bộ quát mắng:
– Biểu ca xảo quyệt lắm, thôi hãy coi thế võ của em mà chống đỡ đi.
Nói xong nàng múa bút xông lại tấn công tức thì.
Thấy song bút của nàng nhanh như điện chớp, Vệ Bích vẫn không tránh né gì hết, hình như chàng đã đoán biết nàng không dám giết hại mình.
Ngờ đâu thế bút của Cửu Chân rất ác độc, cứ nhằm đúng các yếu huyệt mà tấn công.
Chỉ thoáng cái song bút của nàng đã sắp tấn công trúng vào yếu huyệt của Vệ Bích rồi.
Nguy hiểm đến tính mạng tới nơi, Vệ Bích vẫn ung dung cười và hỏi:
– Có thật cô em định giết chết biểu ca này không?
Mọi người chỉ thấy ánh sáng xanh thấp thoáng và nghe kêu keng mấy tiếng thì ra Vệ Bích đã rút trường kiếm ra, gạt song bút của Cửu Chân sang bên liền.
Thấy chàng lanh lẹ như vậy, Cửu Chân cũng phải lớn tiếng khen ngợi:
– Thủ pháp của biểu huynh cao siêu lắm.
Nàng vừa nói vừa múa song bút, trông như hai luồng khói trắng, bao vây lấy Vệ Bích, Vô Kỵ thấy vậy, cũng phải khen phục thầm. Y sực nghĩ đến lời nói của cha y xưa kia:
– Phán quan bút là lợi khí dùng để điểm huyệt, sở dĩ võ khí mà lại gọi là bút là vì trong cái võ lại có cái văn, nên thế võ của môn khí giới hay chú trọng nhất là ung dung, tao nhã, nếu người không biết xử dụng cứ đánh bừa đánh bãi, giở toàn lực ra thi thố thì võ công của người đó không sao đi tới mức cao siêu được.
Lúc này Vô Kỵ thấy đường bút của Cửu Chân rất hoạt và rất đẹp, liền nghĩ thầm:
– Môn bút pháp này của nàng cũng tựa nh môn bút pháp ỷ thiên đồ long công của cha ta, đều thoát thai ở thủ pháp mà ra cả.
Chàng lại ngắm nhìn kiếm pháp của Vệ Bích thấy kiếm pháp của chàng này tinh vi lắm, vì y không biết xử dụng kiếm nên không thể biết rõ cái hay của kiếm pháp được.
Hai người đấu được một lúc, Vệ Bích đã có vẻ nao núng dần, và Cửu Chân càng đánh càng hăng hái và càng thắng thế.
Bỗng Vệ Bích kêu ối chà một tiếng và vội nhảy lùi ra phía sau ba bước, Cửu Chân không chịu ngưng tay, lại còn nhảy tới định điểm vào hai yếu huyệt ở ngực và bụng của chàng kia. Vệ Bích vội giơ kiếm lên, thè lưỡi, nói:
– Tôi xin đầu hàng, tiểu thư tha thứ cho.
Nói xong, chàng ta hơi khuỵu hai chân, làm như quỳ lại vậy.
Cửu Chân khoái chí vô cùng, vừa cười vừa nói:
– Cảm ơn anh đã nương tay cho.
Nàng vừa nói vừa quay người ném luôn đôi bút vào thẳng vách bên phía đó một cái, chỉ nghe kêu coong, coong hai tiếng, hai cây bút đã cắm ngập tận đuôi.
Không ngờ tay nàng mảnh khảnh như vậy mà sức lực lại mạnh như thế.
Vô Kỵ đứng phía sau nàng, bỗng buột miệng lớn tiếng khen ngợi:
– Giỏi quá!
Y theo sau Cửu Chân tới chuồng chó này đã lâu, nhưng không ai để ý tới y hết. Lúc này y thấy lỡ nói như vậy, ân hận vô cùng.
Mọi người đều quay đầu lại nhìn.
Thoạt tiên Cửu Chân tưởng y chỉ là một tiểu đồng khác, nên không thèm để ý tới, và sự thực nàng đã quên bẳng câu chuyện Vô Kỵ bị chó cắn hồi hai tháng trước rồi.
Nàng chỉ quay lại nói với Vệ Bích rằng:
– Biểu ca, mấy thế bút pháp của em có nhiều chỗ còn trống và dại lắm, mong anh chỉ điểm cho để em biết mà sửa lại.
Vệ Bích vừa cười vừa đáp:
– Nếu tôi biết chỉ điểm cô thì tôi chả đến nỗi bị bại trận như thế? Biểu muội, môn võ công của cô lợi hại và trông đẹp mắt lắm. Chẳng hay gọi là thế bút gì nhỉ?
Cửu Chân hay tay chống nạnh không trả lời mà còn hỏi lại:
– Anh thử đoán xem, tên nó là gì?
Vệ Bích gãi đầu, gãi tai một hồi rồi đáp:
– Cậu có tiếng là người giỏi bút pháp, môn bút pháp nầy hình như thoát thai trong sách vỡ nào ra phải không?
– Phải. Vậy anh có biết dựa theo thủ pháp của nhà nào không?
– Thôi, cô đừng có khảo văn như thế nữa. Tôi ngu xuẩn như thế này biết sao được mà cô cứ bảo tôi đoán?
Vô Kỵ đứng cạnh đó thấy Cửu Chân chuyện trò với Vệ Bích vui vẻ như vậy trong lòng bỗng cảm thấy bực tức một cách khôn tả. Lúc này y chỉ muốn làm thế nào đánh bại được thanh niên kia mới hả dạ thôi. Lúc ấy trong ngực thấy nóng hổi, liền buột miệng nói ra:
– Căn cứ vào cuốn chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ.
Thì ra Cửu Chân là dòng dõi của Chu Tử Liễu, thiếu nữ họ Võ kia tên là Võ Thanh Anh dòng dõi Võ Tam Thông, cả hai đều thuộc dòng Thư hương cùng Võ Tu Văn nhất cả. Võ Tam Thông với Chu Tử Liễu đều là đệ tử và triều thần của Nhất Ðăng đại sư, võ công cũng xuất xứ của một môn phái nhưng hơn trăm năm sau truyền mấy đời con cháu, võ công của hai nhà thay đổi và biến hoá rất nhiều. Ví dụ Võ Ðôn Nho và Võ Tu Văn đều vái đại hiệp Quách Tĩnh làm sư phu tuy cùng học môn Nhất Dương Chỉ thần công, nhưng võ công của họ lại gần giống như phái Thần Cái Hồng Thất Công, Vệ Bích là anh con cô cậu với Cửu Chân vái cha nàng Thanh Anh là sư phụ. Chàng là người anh tuấn, tính nết lại ôn nhu hòa thuận, nên Cửu Chân với Thanh Anh đều ngấm nghé yêu chàng.
Cửu Chân với Thanh Anh, cả hai tuổi ngang nhau, sắc cũng đẹp như nhau, võ học của hai ngời cũng không hơn kém gì nhau mấy. Hai ba năm trước đây đã được các người trong võ lâm ở dãy Côn Luân này ban cho hai nàng cái biệt hiệu Tuyết Lãnh Song Chu. Vệ Bích đã so sánh thầm nhưng thấy hai nàng đều đẹp như tiên cả, không nỡ cự tuyệt lòng yêu của nàng nào hết, nên ba người cứ gần nhau, tuy bề mặt thì rất khách khứa, nhưng hễ có dịp là hai nàng dùng lời lẽ châm biếm nhau liền và không nàng nào chịu nhường nhịn nàng nào hết, riêng Thanh Anh thì kín đáo hơn. Nàng là bạn đồng học với chàng Vệ Bích, ngày đêm được gần gũi chàng nên nàng được nhiều dịp may hơn Cửu Chân.
Ba người đột nhiên nghe tên tiểu đồng thốt ra câu chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ đều ngạc nhiên vô cùng.
Sự thật, Vệ Bích với Thanh Anh võ nghệ đều song toàn, sao lại không biết võ công của Cửu Chân thoát thai ở hai chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ, nhưng không chịu nói ra mà thôi.
Lúc ấy Vô Kỵ tuổi mới mười bốn mười lăm, tướng mạo cũng không có gì đặc biệt hơn người bỗng nhiên lại nói ra được câu chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ như vậy.
Thoạt tiên ba người đều cảm thấy kỳ lạ vô cùng, nhưng Vệ Bích và Thanh Anh chỉ hơi ngẩn người ra giây phút đã hiểu ngay và nghĩ thầm:
– Chắc tiểu đồng này xưa nay vẫn hầu hạ lão gia với tiểu thư luyện võ, trong lúc truyền thụ võ công cho Cửu Chân, cha nàng thể nào chả nói cái tên ấy cho nàng nghe nên tiểu đồng này mới biết được như vậy.
Còn Cửu Chân thì biết khi cha mình truyền võ công cho mình rất bí mật quyết không có người thứ ba nghe thấy được, nàng liền nghĩ:
– Chẳng lẽ thằng nhỏ này ngấm ngầm nghe lóm xem trộm và đã học được võ công của bổn môn rồi chăng? Việc này ta phải điều tra cho ra mới được.

Nghĩ đoạn liền quát hỏi:
– Nhỏ kia, tên mi là chi? Tại sao mi biết môn võ công đó là dựa theo chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ?
Vô Kỵ nghe tiểu thư hỏi tên họ mình như vậy, mủi lòng vô cùng, nghĩ thầm:
– Ta đã nói cho cô biết rồi, sao cô không ghi nhớ trong lòng chút nào.
Nghĩ đoạn y bèn trả lời:
– Tên tiểu nhân là Trương Vô Kỵ, vừa rồi tiểu nhân buột mồm nói đó thôi. Chẳng biết có trúng hay không?
Cửu Chân kêu ủa một tiếng rồi hỏi:
– Thế ra cậu là thằng nhỏ bị các tướng quân của ta cắn trọng thương phải không?
Nàng nghĩ đến việc Vô Kỵ dùng chưởng đánh vỡ sọ con chó tả tướng quân, biết y là người có võ công nên mới hoài nghi liền nghĩ thầm:
– Chẳng lẽ y là người mà kẻ thù của cha ta phái tới đây nằm vùng để dọ thám hay sao,bằng không, cái tên của môn võ công độc đáo của cha ta, y là một đứa trẻ nhỏ như thế làm sao mà biết được.
Nghĩ đoạn nàng liền nói:
– Ta nghĩ ra rồi, ta nghĩ ra rồi.
Nàng định dò hỏi thêm, liền thoáng thấy Vệ Bích với Thanh Anh sát cánh ngồi bên nhau và đang thì thầm to nhỏ không biết đang nói những gì. Lòng ghen nổi lên, nàng không hỏi Vô Kỵ nữa mà lại lên tiếng hỏi:
– Biểu muội, vừa rồi chị với biểu ca đã biểu diễn xoàng xĩnh võ công ra rồi, bây giờ biểu muội biểu diễn một pho võ công để chúng tôi được thưởng thức chứ?
Thanh Anh với Vệ Bích đang chuyện trò thân mật, không biết họ cố ý hay vô tình cứ trò chuyện mãi không đếm xỉa tới nàng Cửu Chân.
Cửu Chân thấy họ không thèm trả lời mình, cả giận liền cười nhạt nói:
– Ðường bút pháp của tôi tuy tầm thường, nhưng tôi chắc võ công của nhà họ Võ chưa chắc đã chống đỡ nổi.
Thanh Anh ngẩng đầu lên, cũng khinh khỉnh đáp:
– Sư ca biết chị là người hiếu thắng nên mới nhường nhịn cho chị như vậy. Thế mà chị còn tỏ vẻ đắc chí như thế.
Cửu Chân hậm hực hỏi:
– Ai khiến anh ấy nhường tôi? Cô thử hỏi anh ấy xem, anh ấy có thể chống được thế Song Khuyết Quy Nguyệt không?
Thanh Anh đáp:
– Chị tưởng chúng tôi đều là những kẻ ngu ngốc cả hay sao? Sao không nhận ra thế võ của chị xuất xứ ở bài văn Ðại Giang Ðông Khứ của Tô Ðông Ba. Nếu sư huynh tôi quả thật không biết rõ thế võ đó thì tại sao chờ chị xử dụng tới bí quyết chữ Nguyệt trong câu văn “Nhất Tốn hoàn Trù Giang Nguyệt” mới buông tay chịu thua?
Cửu Chân nghe nói ngẩn người ra nghĩ thầm:
– Phải đấy, mình vừa xử dụng tới bí quyết chữ Nguyệt thì biểu ca nhận thua liền. Thì ra sư huynh muội nàng đã sớm biết rõ rồi, như vậy có khác gì họ đã coi mình là một con ngu ngốc mà đùa giỡn hay sao? Rồi chắc lúc vắng mặt mình thế nào họ chaÜng bịa đặt những câu chuyện nói xấu mình Nghĩ tới đó nàng xấu hổ quá hoá giận, liền lớn tiếng nói:
– Dù có biết, biểu ca chưa chắc đã gỡ được miếng võ đó của tôi, mà dù biểu ca có thật tâm nhường tôi đi chăng nữa thì Thanh muội chưa chắc đã bằng được biểu ca, cứ khẩu thuyết như vậy mà vô bằng. Ðấy! Cô thử xem đến thằng nhỏ nhà tôi nó cũng biết rõ miếng võ đó, biết nói mà không biết là thì có gì là lạ đâu.
Thanh Anh đứng dậy, sầm nét mặt lại nói:
– Biểu ca, chúng ta đi về nhà đi. Người ta ví chúng ta như là một tên tiểu đồng đầy tớ, chúng ta hà tất ở đây để bị sỉ nhục làm chi?
Vệ Bích vừa cười vừa đáp:
– Sư muội hà tất giận dữ làm gì? Biểu muội nói đùa chúng ta đấy thôi. Còn thằng nhỏ chân lấm tay bùn này là cái thá gì, trong nhà cô ấy có không biết bao nhiêu mà kể thì chú ý tới nó làm chi?
Vô Kỵ nghe Vệ Bích khinh thị mình như vậy, không sao chịu nhịn được, tức giận vô cùng.
Y lại nghe Cửu Chân nói:
– Ðược lắm, các người khinh thị thằng nhỏ chân lắm tay bùn này của tôi phải không? Cô Thanh Anh, cô đấu với y ba hiệp chưa chắc cô đã thắng nổi y.
Thanh Anh đáp:
– Hừ! Khi nào tôi thèm ra tay đấu với những hạng người này. Chị Cửu Chân, chị đừng có khi em như thế nhé!
Vô Kỵ lớn tiếng xen lời nói:
– Võ cô nương, tôi cũng là người có cha mẹ sinh ra. Ai mà chẳng là người cơ chứ, đã chắc đâu cô là hạng người cao quý hơn tôi.
Thanh Anh không thèm nhìn Vô Kỵ chỉ nói với Vệ Bích rằng:
– Sư ca, chịu để em bị thằng nhỏ kia nó cãi lại như thế hay sao, sao sư ca không giúp em chút nào.
Vệ Bích thấy nàng sắp khóc, đã mềm lòng. Vẫn biết trong lòng y đối với hai nàng này đều coi trọng như nhau, nhưng y biết võ công của sư phụ y cao siêu khôn lường, y mới học ược đôi ba thành thôi, muốn học võ công giỏi thêm thì thế nào cũng phải lấy lòng sư muội này nên y nói với Cửu Chân rằng:
– Biểu muội, có phải võ công của thằng nhỏ này khá cao siêu không để cho tôi đấu thử nó xem sao nhé!
Cửu Chân biết Vệ Bích định tâm giúp sư muội liền nghĩ thầm:
– Thằng nhỏ họ Trương này không biết lai lịch nó ra sao, chi bằng để biểu ca thử nó ta sẽ biết lai lịch của nó ngay.
Nghĩ đoạn nàng liền đáp:
– Ðược lắm, để y lĩnh giáo võ công tuyệt học của nhà họ Võ xem sao? Sự thật em cũng không biết nó là đệ tử của môn phái nào.
Vệ Bích ngạc nhiên hỏi:
– Thế ra thằng nhỏ này không phải học võ công nhà cô hay sao?
Cửu Chân nhìn Vô Kỵ và nói:
– Ngươi trả lời biểu thiếu gia, ngươi là môn hạ của ai và thuộc môn phái nào đi.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
– Các người khinh thị ta như vậy khi nào ta lại nói rõ môn phái và cha mẹ ta để làm nhục thái sư phụ và cha mẹ đã khuất núi của ta đi. Huống hồ ta đã chính thức luyện võ công của phái Võ Ðang bao giờ đâu.
Nghĩ đoạn y liền đáp:
– Tôi mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, lưu lạc giang hồ không có học qua võ công gì hết,chỉ có nghĩa phụ của tôi chỉ điểm qua loa thôi. Nhưng mắt nghĩa phụ tôi đã mù, không trông thấy tôi luyện võ công có đúng hay không.
Cửu Chân lại hỏi:
– Nghĩa phụ của ngươi tên là gì, thuộc môn phái nào?
Vô Kỵ lắc đầu đáp:
– Tôi không thể nói ra được.
Vệ Bích cả cười xen lời nói:
– Với tầm mắt của ba người chúng ta, dù sao cũng nhận xét ra được y thuộc môn phái nào ngay.
Nói xong y từ từ đi tới trước mặt Vô Kỵ rồi vừa cười vừa hỏi:
– Nhỏ kia, ngươi hãy tiếp ta ba hiệp thử xem.
Nói xong, y quay lại đưa mắt ra hiệu cho Thanh Anh. ý của y định nói cho nàng hay rằng:
– Sư muội chớ có giận dữ, để tôi đánh cho thằng nhỏ này một trận cho sư muội khỏi tức.
Nhưng y có biết đâu người đã sa vào trong lới tình thì lúc nào cũng để ý đến lời ăn lẽ nói và hành động của người yêu, nên lúc y đưa mắt ra hiệu cho sư muội. Cửu Chân đều để y hết. Cửu Chân thấy Vô Kỵ ra đấu liền vẫy tay bảo y lại và rỉ tai khẽ dặn bảo:
– Võ công của biểu ca tôi cao cờng lắm, vừa rồi cậu đã trông thấy rồi. Cậu đừng có mong thắng nổi anh ấy, quý hồ cậu chống đỡ được ba hiệp như vậy cũng là gỡ sĩ diện cho tôi rồi.
Nói xong, nàng khẽ vỗ vai Vô Kỵ một cái tỏ vẻ cổ võ.
Vô Kỵ cũng biết mình không phải là địch thủ của Vệ Bích, nếu ra đấu với đối thủ thì chỉ có mang lấy cái nhục và để cho bọn người kia giỡn đùa giải trí thôi. Nhưng đứng trước mặt Cửu Chân, y đã cảm thấy tinh thần mê man hỗn loạn, sau lại thấy nàng rỉ tai nói, hơi thơm xông lên mũi, y không còn chủ kiến gì, trong lòng liền nghĩ thầm:
– Tiểu thư đã bảo ta gỡ sĩ diện cho nàng, như vậy ta không nên để nàng thất vọng. Rồi y cứ như là người mất hồn, lửng thửng đi ra tới trước mặt Vệ Bích tựa như một phỗng đá vậy.
Vệ Bích liền cười và nói:

– Tiểu tử hãy tiếp thế võ của ta.
Nói xong y tát luôn Vô Kỵ hai cái kêu “bộp, bộp” hai tiếng. Vô Kỵ định giơ tay lên chống đỡ nhưng đối phương đánh nhanh quá, mặt y đã bị đánh hai cái, hai má sưng vù và đều có vết ngón tay đỏ hồng. Vệ Bích biết Vô Kỵ không phải là người được truyền thụ võ công của nhà họ Chu nên không sợ mất sĩ diện của cậu mình và của Cửu Chân nên mới ra mạnh như thế. Tuy vậy, hai chưởng của y vẫn chưa xử dụng tới nội lực, bằng không Vô Kỵ đã bị đánh rụng cả răng và chết giấc tức thì liền.
Cửu Chân lớn tiếng gọi:
– Vô Kỵ đánh lại đi!
Vô Kỵ nghe tiếng tiểu thư gọi, tinh thần lại phấn chấn liền múa quyền đánh luôn. Vệ Bích né mình tránh khỏi và khen ngợi rằng:
– Tiểu tử này cũng có một hai miếng võ đấy.
Nói xong y len nhảy sang phía sau Vô Kỵ liền.
Vô Kỵ vội quay người lại, nhưng Vệ Bích nhanh tay túm lấy sau gáy y và nhắc bổng y lên cao vừa cười vừa nói:
– Cho mi té xuống như chó ăn phân vậy.
Nói xong y vứt Vô Kỵ xuống đất một cái thật mạnh.
Vô Kỵ theo Tạ Tốn và cha học võ công mấy năm nhưng vì thời gian quá ngắn, hai là vì lúc ấy y hãy còn ít tuổi, ba vì Tạ Tốn chỉ dạy y nhớ kỹ những thế võ và khẩu thuyết thối chứ không để y thực tập đối địch nên vừa gặp Vệ Bích, một đệ tử của danh môn, võ nghệ cao siêu, tất nhiên y phải cuống quýt không biết giở thế võ nào ra chống đỡ cho phải. Lúc này y bị ném không biết nên dùng tay hay dùng chân chống xuống đất cho khỏi té. Nhưng tới khi y vừa quyết định thì trán và mũi của y đã va mạnh xuống đất, máu tươi chảy ròng ra rồi Thanh Anh vỗ tay khen ngợi và khúc khích cười nói:
– Chị Cửu Chân, võ công của nhà họ Võ chúng em có được không?
Cửu Chân vừa xấu hổ vừa tức giận, nàng biết nếu bảo võ công của nhà họ Võ không ra gì thì sợ mất lòng Vệ Bích. Nếu bảo võ công của họ cao siêu thì bực mình với Thanh Anh nên nàng cứ sầm nét mặt lại không nói năng gì hết.
Vô Kỵ vừa bò dậy có vẽ sợ hãi liếc nhìn Cửu Chân thấy nàng rầu rĩ liền nghĩ thầm:
– Dù có hy sinh đến tính mạng đi chăng nữa, ta cũng phải cố lấy lại sĩ diện cho tiểu thư mới thôi.
Nghĩ đoạn y lại nghe Vệ Bích vừa cười vừa nói:
– Biểu muội, thằng nhãi kia đến mấy miếng võ tầm thường cũng không biết thì còn nói cái gì môn phái nữa.
Vô Kỵ đột nhiên xông lên đá luôn một cái vào bụng đối thủ, Vệ Bích vừa cười vừa kêu la:
– Oái chà!
Người chàng ngửa về phía sau tránh né, đồng thời giơ tay ra bắt cái chân của Vô Kỵ chưa kịp thâu hồi và thuận tay vứt luôn ra bên ngoài.
Chàng mới dùng có ba thành sức lực thôi, Vô Kỵ đã bị văng đi nhanh như mũi tên đam thẳng vào vách tường liền.
Cũng may trong lúc nguy cấp y vội dùng sức xoay người nhảy lên nên lưng y mới va vào vách trước.
Tuy tránh khỏi vỡ đầu vỡ mặt nhưng y cũng cảm thấy đau như bị búa giáng và những xương hầu như bị nứt vỡ vậy, thế là y tựa như một đống bùn nằm gục xuông dưới chân tường một cách mềm nhũn không sao đứng dậy được nữa.
Tuy bị đau hầu như chết giấc, Vô Kỵ vẫn lo ngại Cửu Chân nên trong lúc mơ mơ màng màng y còn nghe nàng nói:
– Thôi, chúng ta đi vào trong vườn hoa chơi đi!
Giọng nói của nàng có vẻ tức giận vô cùng.
Không hiểu sức lực ở đâu tới, Vô Kỵ bỗng nhảy phắt lên tung mình về phía trước múa chưởng đanh luôn Vệ Bích một cái. Chưởng ấy của y là một thế trong Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Môn chưởng pháp này có oai lực mạnh nhất trong các môn chưởng pháp của thiên hạ. Năm xưa Hồng Thất Công và Quách Tỉnh đã đánh bại quần hùng cũng nhờ pho chưởng này, đủ thấy pho chưởng ấy lợi hại biết bao, chỉ tiếc rằng Tạ Tốn chưa học được hết pho chưởng pháp đó nên chỉ day được cho Vô Kỵ có một chút xíu thôi.
Lúc này Vô Kỵ đánh chưởng đó ra oai lực của y chưa được một thành của nguyên chưởng pháp. Tuy vậy khi chưởng y đánh ra vẫn có tiếng gió kêu vù vù.
Vệ Bích vội múa chưởng lên chống đỡ kêu “bộp” một tiếng, thân hình của chàng cũng phải lảo đảo mấy cái và lui về phía sau một bước.
Thanh Anh thấy vậy cũng phải thất thanh kêu ủa một tiếng và ngạc nhiên vô cùng.
Thì ra ông tổ của nàng là Võ Tu Văn tuy có vái Quách Tỉnh làm sư phụ thực nhưng vì tư chất rất kém nên chưa học hết đợc pho chưởng pháp Giáng Long Thập Bát Chưởng này, truyền đến cha nàng lại càng kém thế hơn nữa, tuy biết thế chưởng trong Giáng Long Thập Bát Chưởng này thật, nhưng không hiểu sao không có một chút oai lực nào cả.
Thanh Anh vẫn thường thấy cha mình luyện pho chưởng pháp này ở trong mật thất, luyện vài thế lại nghĩ ngợi một hồi.
Mười mấy năm trời ngày nào cũng luyện và nghĩ ngợi như vậy mà rốt cuộc vẫn không thu lượm được kết quả gì hết. Từ Tu Văn đến Thanh Anh, hơn một trăm năm nay nhà họ Võ truyền năm đời rồi, người đời nào cũng cố công nghiên cứu mà rốt cuộc cũng vẫn không đi đến đâu.
Ðiều này không phải con cháu nhà họ Võ ngu ngốc đần độn mà do sự chưa hiểu thấu tinh yếu của pho chưởng đó chứ không liên can gì đến thông minh trí tuệ hết, chưa biết chừng người càng thông minh bao nhiêu lại càng không sao luyện được. Cũng như Quách Tỉnh với vợ là hoàng Dung, hoàng Dung thông minh hơn Quách Tỉnh nhiều mà không sao học biết được pho chưởng pháp này, sau đó Quách Tỉnh dạy cho các đồ đệ, đồ tôn nhưng không một người nào có thể học hiểu pho chưởng pháp này cả. Vì vậy Giáng Long Thập Bát Chưởng mới thât truyền dần như thế.
Vô Kỵ không biết lại lịch của pho chưởng đó, cứ giơ song chưởng lên chống đỡ, liền thấy cánh tay tê tái, ngực bị đè khó thở, máu trong người đảo lộn vội nhảy tréo sang bên múa quyền đánh mạnh vào phía sau lưng Vô Kỵ một cái.
Vô Kỵ lại đưa chưởng về phía sau cũng xử dụng một thế trong Giáng Long Thập Bát Chưởng mà hất tay của đối thủ đi.
Vệ Bích thấy chưởng của Vô Kỵ thần diệu vô cùng, vội nhảy về phía sau tránh né, nhưng đầu vai của chàng đã bị ba ngón tay của Vô Kỵ quét phải.
Tuy chàng không thấy đau đớn gì cả nhưng Cửu Chân với Thanh Anh đã trông thấy rõ Vệ Bích quả thật đã thua thế võ ấy rồi.
Trước người đẹp, chịu sao nổi sự thất bại ấy, thoạt tiên Vệ Bích thấy Vô Kỵ tuổi còn nhỏ và lại là tôi tớ, dù có thắng nổi thằng nhỏ cũng không vẻ vang gì nên chàng chỉ muốn giỡn đùa y một chút để cho Thanh Anh cười một trận thôi. Vì thế chàng chỉ giở có hai ba thành sức lực ra mà đánh Vô Kỵ, ngờ đâu, lúc này thua liền hai thế, quát lớn một tiếng:
– Tiểu quỷ, mi không sợ chết hay sao?
Quát xong, chàng múa quyền đánh thẳng vào ngực Vô Kỵ một cái, thế quyền này của chàng bên trong bao hàm ba luồng sức lực.
Nếu kẻ địch dùng toàn lực chống đỡ, chỉ chống đỡ được luồng thứ nhất thôi, tất nhiên không thể nào ngờ được có luồng sức thứ hai dồn dập lấn áp tới, mà dù kẻ địch có chống đỡ được luồng thứ hai thì cũng không sao chống đỡ được luồng sức thứ ba, nếu người nào võ học kém cỏi bị quyền pháp này đánh dù không chết cũng bị thương nặng.
Thế quyền ấy chàng ta đã xử dụng toàn lực ra nhưng dù sao chàng cũng không phải là kẻ hung ác, chàng chỉ mong gỡ lại sĩ diện chứ không muốn đánh chết tên tiểu đồng của nhà biểu muội, cho nên chàng chỉ xử dụng tới luồng sức thứ hai thôi chứ không cho luồng sức thứ ba ra.
Vô Kỵ thấy quyền pháp của đối phương lợi hại, y vội xử dụng thế thứ ba của Giáng Long Thập Bát Chưởng ra chống đỡ.
Vệ Bích thấy Vô Kỵ giơ chưởng ra nghênh đón, thế chưởng của y quái dị vô cùng, và thấy luồng chưởng lực thứ nhất của mình tựa như đã vứt vào trong bể lớn, vô hình vô ích ngay. Chàng kinh hãi vô cùng chưa kịp nghĩ ngợi gì thì luồng sức thứ hai của mình đã bị đánh bắn trở lại rồi và chỉ nghe kêu “cách” một cái, xương cánh tay trái của chàng đã bị gãy.
Cũng may vì lòng nhân từ, chàng không xử dụng nốt luồng sức thứ hai, bằng không sức phản chấn càng mạnh hơn thế nữa và chàng còn bị thương nặng hơn thế này.
Cửu Chân với Thanh Anh thấy vậy đều kinh hãi la lớn và chạy lại xem Vệ Bích bị thương ra sao, thì thấy Vệ Bích gượng cười nói:
– Không sao, chỉ vì nhất thời tôi sơ ý đó thôi.
Cửu Chân và Thanh Anh thấy người yêu bị thương càng đau lòng vô cùng.
Cả hai không hẹn mà nên, giơ chưởng lên đánh Vô Kỵ cùng một lúc.
Lúc ấy, Vô Kỵ thấy mình dùng chưởng đánh gãy tay Vệ Bích đã sợ hãi đến ngẩn người ra, tuy cũng thấy song chưởng của hai nàng đánh tới nhưng y không hề né chút nào nên y bị một chưởng đánh vào ngực và một chưởng trúng vai nên y liền thổ huyết ra ngay.
Y vừa phẫn uất vì bị hai người đả thương, phần vì vết thương trong người, liền nghĩ thầm:
– Ta vì cô nương mà chiến đấu một cách chí mạng như vậy, cũng vì gỡ lại sĩ diện cho cô nương, ta cố hết sức để chiến thắng mà bây giờ cô nương lại đánh ta.
Vệ Bích thấy hai nàng đánh Vô Kỵ thổ huyết ra liền la lớn:
– Hai vị hãy khoan tay.
Hai nàng đều nghe lời ngừng tay lại ngay, chàng giơ chưởng trái lên, mặt lầm lì, đánh luôn Vô Kỵ một chưởng.
Vô Kỵ vội tránh né, Cửu Chân liền lên tiếng gọi:
– Biểu ca bị thương như vậy hà tất phải chấp trách một thằng nhỏ như thế làm chi, tất cả mọi lẽ là do em lầm lỗi hết, xin anh đừng ra tay đánh nó nữa.
Ngày thường nàng là người rất kiêu ngạo không bao giờ cúi đầu nhận lỗi với ai hết, ngày hôm nay nàng đã chịu nhận lỗi như thế thực là hiếm có lắm nếu nàng không trông thấy người yêu bị đánh gãy tay nàng cũng không chịu lép vế như vậy.
Ngờ đâu, Vệ Bích nghe nàng nhận lời như vậy càng tức giận thêm, cười nhạt và nói:
– Biểu muội, tiểu đồng của biểu muội bản lãnh cao cường thật, em có lầm lỗi gì đâu, chỉ vì anh không chịu phục nên mới bị đánh như thế đấy thôi.
Nói xong, chàng dùng cánh tay trái đẩy Cửu Chân sang bên và múa quyền đánh Vô Kỵ tiếp.
Vô Kỵ muốn lùi về phía sau tránh né, ngờ đâu Thanh Anh đã dùng song chưởng đỡ khiến y không có đường lui vì vậy quyền của Vệ Bích mới đánh trúng mũi của Vô Kỵ khiến máu mũi chảy ra ròng ròng.
Thì ra Thanh Anh là người đa mưu hơn Cửu Chân nhiều, nàng ngầm ngầm trợ giúp Vệ Bích mà không hề lộ hành tích trợ giúp đó cho Vệ Bích lấy lại được sĩ diện thì trong lòng cũng cám ơn nàng.
Võ công của Vô Kỵ vốn dĩ kém Vệ Bích xa lại thêm có hai nàng trợ giúp ra mặt nên chỉ trong thoáng cái Vô Kỵ đã bị ba người chân đá tay đấm trúng luôn bảy tám miếng, lại thổ luôn mấy lần huyết nữa.
Nhưng y là người rất có cốt khí, dưới sự phẫn uất vẫn cứ cố nghiến răng mím môi chịu đựng, tuy một địch ba nhưng đến giai đoạn chí tử này, y bèn đem hết võ công của Tạ Tốn và quyền pháp của Võ Ðang do cha y dạy mà đối phó.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.