Đọc truyện Cô Ấy Là Gia Sư Của Con Tôi – Chương 4
Và rồi… Hoài đã cảm thấy sự ko bình thường trên người Trình. Tay chân anh dường như xuất hiện nhiều chỗ sưng tấy lên thì phải. Rõ ràng ko sai được, Hoài buông Trình ra, cô nhìn vào mắt anh. Lúc này cả hai đã quen với bóng tối, cô thấy mặt anh có chỗ xám ngắt lại.
Anh bị sao thế này?
Vừa nói cô vừa đưa tay lên sờ mặt anh, mặt anh cũng bị sưng nữa, tay chân bị sưng… khắp nơi.. trời ơi thì ra anh bị ra nông nỗi này nên mới nằm yên 1 chỗ mà ko ra đón cô. Nước mắt Hoài khẽ rơi xuống, cô trách lầm anh rồi!
Em đừng khóc!
Anh không sao cả!
Nói ra câu ấy để an ủi Hoài, song chính anh lại ko kìm nén đc cảm xúc của mình lúc này. Nước mắt người đàn ông cũng vì thế mà tuôn ra như mưa. Anh khóc, đúng vậy anh đang khóc. Lần thứ 3 trong đời anh khóc, sau lần bố mẹ chết, và bây giờ anh khóc vì bản thân mình. Anh thấy tủi thân ghê gớm. Trước mặt người con gái anh yêu, anh ko thể bảo vệ và che chở cho cô ấy, lúc anh đau đớn ko ai ngó ngàng hỏi thăm. Anh tưởng cô quên anh rồi… nào ngờ ko quản đêm hôm cô tìm đến đây là đủ biết tình yêu cô dành cho anh lớn thế nào.
Anh khóc vì xúc động, khóc vì tủi thân, khóc vì cuối cùng cũng có người quan tâm đến anh lúc anh đau đớn và tuyệt vọng nhất. Cả hai ôm lấy nhau mà khóc. Hoài thương anh lắm, cô ko cần hỏi thì cũng hiểu đc lý do vì sao những ngày qua anh ko xuất hiện. Và vì sao trên người anh lại xuất hiện những vết sưng tấy như vậy. Cô đau lòng, cô tưởng trận đòn hôm đó với cô là quá sức chịu đựng rồi. Nào ngờ đâu, anh còn thảm hơn…
Không nói thành lời, chỉ có tiếng nấc nghẹn trong đêm tối… nhưng cô ko thể ở đây lâu hơn được nữa, vì về muộn ko may bị phát hiện thì cô chỉ còn đường tự mình đào hố mà chui xuống đất. Suy nghĩ mãi, Hoài đề nghị:
Hay chúng mình rời khỏi nơi này đi anh, em không muốn phải sống cảnh này thêm nữa.
Bây giờ làng trên xóm dưới em đã mang tiếng lẳng lơ, xí xớn rồi.
Cả anh, nếu ở lại chưa chắc đã được yên với bố em.
Làm thế có được ko?
Anh thì thế nào cũng dc, anh khổ quen rồi. Nhưng em thì khác, em còn bố mẹ, em đi họ có đồng ý ko?
Làm gì có chuyện chờ họ đồng ý?
Họ tất nhiên sẽ ko đồng ý cho em đi rồi. Chỉ còn cách chúng mình bỏ trốn khỏi đây thôi anh ạ.
Nhưng… anh ko có tiền, anh ko có gì cả. Em theo anh chỉ sợ em ko chịu nổi..
Anh sợ anh ko chăm sóc đc cho em.
Suỵt!!
Nghe Trình nói câu đó, Hoài đưa tay lên che miệng anh lại, ko cho anh nói thêm nữa.
Em ko sợ nghèo, em ko sợ khổ.
Em cũng đâu có giàu có gì hơn anh, chỉ cần chúng mình đc bên nhau, khổ mấy em cũng chịu đc. Miễn là anh đồng ý mang em đi cùng.
Trình cảm nhận dc sự quyết đoán của người yêu, lời cô nói như tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho anh, anh nói:
Vậy chờ anh thêm mấy ngày nữa đc không, vết thương lành hơn chút nữa anh đi đứng sẽ tốt hơn.
Và đi ra ngoài người ta cũng bớt dị nghị, đc ko em? Chỉ sợ đi cùng anh, họ nhìn bộ dạng anh thế này họ cười em chết!
Hoài cảm động, lúc này rồi anh ấy vẫn còn nghĩ đến sĩ diện cho cô, cô đồng ý. Thế là cả hai giao kèo, tối thứ 7 tuần sau, hẹn nhau ở căn chòi, hai người sẽ dắt nhau rời khỏi làng. Yên trí như vậy, Hòai từ biệt anh và đi về nhà mình, đêm khuya thanh vắng, may mắn là cô ngủ dưới bếp nên bố mẹ ko ai biết gì.
Qua thêm 1 tuần nữa, Trình đỡ đau hơn nhiều, vết bầm tím cũng bớt sưng hơn tuy nhiên nhìn vẫn rất rõ. Anh tranh thủ đi thuyền đánh cá đổi gạo và thức ăn. Vì trong thời gian bị đánh bầm dập, ngày qua ngày chỉ húp cháo loãng, thanh niên sức vóc như anh quả thật ko thể chịu đựng thêm được nữa. Và phần nữa anh cũng muốn kiếm thêm chút tiền, rồi đây dắt nhau đi khỏi làng còn cần lộ phí và ăn uống. Anh ko muốn Hoài phải đói khát dọc đường. Nghĩ vậy anh chăm đi thuyền lắm, cá bắt đc anh đem đổi lấy gạo và tiền. Thức ăn cũng chẳng dám mua, cá vụn cá thừa người ta chê ko mua thì anh đem về ăn đỡ qua ngày.
Hoài cũng ko khác anh là mấy, tuy nhiên cô khác Trình. Vì cô sống với bố mẹ, làm phụ giúp với mẹ thêu thùa, có đồng nào mẹ cô quản hết. Hoài ko có tiền trong người, nghĩ đến việc sắp đi xa, cô chuẩn bị mấy bộ quần áo lành lặn để đem theo, xác định lần này ra đi chắc ko quay về nữa, nhưng cô quyết tâm lắm. Bởi có ở lại thì người làng cũng coi khinh, chồng con khó lấy.. thà rằng giải thoát cho mình còn tốt hơn sống cảnh tù hãm thế này.
Đêm thứ 7, đúng hẹn, chờ bố mẹ ngủ hết, Hoài mang theo túi vải, bên trong đựng mấy bộ quần áo đã chuẩn bị từ trước và chục trứng gà luộc sẵn. Mấy hôm nay gà đẻ trong vườn, Hoài nhặt đc, tối nay nhân lúc nấu cơm, Hoài lén bỏ lên bếp luộc chín rồi giấu đi, phòng đi đường đói thì có cái mà cầm hơi.
Đến căn chòi của Trình, anh đã đứng sẵn ở đấy với tay nải trên vai, gặp lại nhau cả hai đều mừng rỡ. Vì chỉ sợ đối phương nuốt lời, anh ôm chầm lấy cô, nhưng rồi sợ trời sáng gặp người quen nên ko ai bảo ai, cả hai nhanh chóng dắt nhau đi trong đêm vắng. Đường xa có bạn đi trăm bước cũng ko thấy mỏi, trong đầu còn nghĩ ra viễn cảnh tương hạnh phúc nữa.
Đi mãi, đi mãi, trời gần sáng thì cả hai cũng đi khỏi quê hương, bước sang địa phận khác. Từ đây là được tự do rồi. Quá mệt vì đi bộ, hai người ngồi dựa vào gốc cây ven đường, bỏ trứng gà ra ăn tạm và uống nước lọc nghỉ chân. Trình thức đêm quen rồi nên ko thấy gì, Vì anh hay đi thả lưới ban đêm, cộng thêm sức vóc đàn ông khỏe mạnh. Nhưng Hoài thì khác, cô đi bộ nhiều nên mệt, cộng thêm cả đêm thức trắng, giờ này ngồi đây hai chân mệt rã rời, mắt thì nhíu lại. Trình sợ cô mệt nên bảo Hoài ngả lưng vào anh, chợp mắt 1 lát rồi hãy đi tiếp.
Cứ thế cứ thế, ngày đi, đêm nghỉ, ăn uống qua loa, khi thì cái bánh mì, lúc lại củ khoai củ sắn dọc đường. Cuối cùng cũng đến 1 ô chợ lớn, Hoài và Trình bàn bạc sẽ dừng chân tại đây. Chắc chắn sẽ tìm đc công việc để kiếm sống. Quả ko sai. Chợ huyện nằm kế bên 1 con sông lớn, hàng ngày thuyền bè đi lại nhiều đổ hàng. Với sức vóc khỏe mạnh như Trình, anh xin làm bốc vác họ nhận ngay, hàng ngày được nuôi ăn, tối ngủ ngay bến thuyền, lại còn có thêm tiền nữa.
Hoài thì vào các gian hàng bán đồ ăn ở chợ, cô xin phụ rửa bát thuê. sau Mỗi bữa ăn, khách ăn còn thừa cô chỉ xin ăn lại chỗ thức ăn thừa ấy cũng thấy no bụng, hết ngày lại có thêm tiền công. Tối ra bến thuyền cạnh chợ ngủ với Trình. Cuộc sống cứ thế trôi qua, ấy vậy mà cả hai đều thấy bình yên và hạnh phúc lắm. Riêng Trình, anh thương cho Hoài lắm, ko lo nổi cho Hoài 1 mái ấm hoàn chỉnh, căn nhà để dừng chân mỗi khi đêm về. Để cô phải sống cảnh này anh luôn thấy áy náy trong lòng.
Và những ngày sau đó, anh tham việc hơn, những giờ nghỉ trưa anh ko nghỉ nữa, ngoài phụ việc ở bến thuyền, anh tranh thủ giúp người ta bốc hàng vào chợ, vận chuyển hàng hoá. Làm liên tục ko ngừng, tiền kiếm đc nhiều hơn và anh tìm 1 phòng trọ nho nhỏ, gọi là có chỗ để ngủ, tắm gội cho qua ngày. Đêm đến hai đứa đc ôm nhau ngủ yên giấc mà ko phải thấp thỏm như trước nữa… cuộc sống bình dị cứ thế trôi đi…
Cho đến 1 ngày Hoài có thai. Cái thai đến thật bất ngờ, cả anh và cô đều vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này, vật chất thiếu thốn, miếng cơm manh áo còn chật vật từng ngày. Có con, vừa vui song lại tăng thêm 1 mối lo âu lớn. Trình thì vui mừng lắm, anh ko còn cha mẹ, giờ Hoài có thai, nghĩa là máu mủ ruột thịt của anh đã xuất hiện. Anh tự nhủ sẽ chăm sóc cho mẹ con Hoài thật tốt.
Nhưng Hoài lại ko nghĩ vậy. Có con, cô đương nhiên là hạnh phúc rồi. Nhưng từ đây, thêm người có nghĩa là thêm miếng ăn, sẽ tốn thêm tiền. Ko những thế cô sẽ không lao động được nhiều, khả năng kiếm tiền sẽ giảm bớt đi, cuộc sống vốn đã khốn khó… bây giờ lại càng chật vật hơn trước. Cô lúc trước khổ quen rồi, sống thế nào cũng được. Nhưng mà đứa bé có tội gì đâu, cô thương con vì chẳng thể bồi bổ đủ chất nuôi dưỡng con trong bụng ngoài những đĩa cơm thừa, tô bún còn sót lại. Cô nghĩ, sao cái số mình nó cùng cực quá…