Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông

Chương 23


Bạn đang đọc Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông: Chương 23

HÀNH LÝ CỦA NHỮNG HÀNH KHÁCH
Sau khi đã khen cho có lệ, Poirot ra khỏi phòng cũng với hai ông bạn,
– Vậy là chúng ta lại chẳng tiến triển được chút nào – Ông Boue nói. Bây giờ chúng ta xét cái gì trước nào?
– Theo tôi thì cứ theo thứ tự dọc hành làng… Hãy bắt đần bằng phòng 16… Phòng ông Hardman.
Hardman đang hút xì gà. Anh ta vui vẻ tiếp chuyện:
– Mời các ông vào, phòng hơi chật.
Ông Boue giải thích mục đích của cuộc viếng thăm. Hardman tỏ vẻ tán thành.
– Tốt lắm. Tôi cũng tự hỏi tại sao các ông không làm việc này sớm hơn. Chìa khóa tôi đây. Và nếu các ông muốn xét túi tôi, xin các ông đừng ngại. Để tôi xách vali xuống nhà.
– Anh hãy để cho người phục vụ toa lo, Michel?
Hành lý của Hardman được xét rất nhanh. Ngoài rất nhiều chai rượu ra, chẳng có gì đáng nói.
Hardman nheo mắt;
– Thuế vụ rất ít khi xét hành lý ít biên giới nên tôi ít bị phiền phức.
– Nhưng ở biên giới Pháp?
– Trước khi đến Pháp, tôi đã đổ phần còn lại những chai rượu này sang một chai khác có ghi nhãn: thuốc mọc tóc.
– Ông không thuộc hội bài trừ rượu. – ông Boue mỉm cười nói.
– Tôi không thể nói là luật bài trừ rượu đã cấm tôi uống rượu. Các anh có biết những quán rượu lậu ở Mỹ không?
– Không.. Tôi muốn có dịp sang Mỹ. – Poirot nói.
Hardman quay về phía cửa sổ và nhìn ra ngoài.
– Ngồi mãi như thế này chán thật. Làm gì để giết thời gian bây giờ, tôi muốn tìm một công việc gì đó.
– Đúng là đầu óc Mỹ.
Người phục vụ xếp lại hành lý của Hardman. Họ sang phòng bên. Ngồi trong một góc phòng, đại tá Arbuthnot vừa hút ống điếu vừa đọc sách.
Poirot trình bày với ông ta mục đích của cuộc viếng thăm, đại tá Arbuthnot không hề gây một khó khăn nào. Ông ta có hai túi xách du lịch làm bằng da, quần áo của Arbuthnot được xếp ngay ngắn, cẩn thận.
– Hành lý còn lại của tôi đã được gởi tàu thủy. – Đại tá Arbuthnot giải thích.
Cuộc khám xét hành lý chỉ kéo dài 3 phút. Trước khi ra khỏi phòng, Poirot trông thấy một gói đựng nạo ống điếu.
– Ông luôn luôn dùng nhãn hiệu này à?
– Vâng.
– Những thứ này y hệt như cái mà Poirot đã nhặt được trong phòng Ratchett.
Khi họ ra khỏi phòng, Poirot nói:
– Tôi không thể nghĩ rằng ông ta là sát nhân!
Phòng tiếp theo là phòng công chúa Dragomiroff.
Ngay khi gõ cửa, bà Dragomiroff trả lời bằng giọng ấm áp và truyền cảm của bà.
– Xin mời vào!
Ông Boue giải thích cho bà Dragomiroff rõ:
– Mời các ông cứ tự nhiên, cô hầu gái của tôi giữ chìa khóa. Cô ta sẽ giúp các ông.
– Bà có thường giao chia khóa cho có ta không thưa bà? – Poirot hỏi.
– Có, thưa ông.
– Như vậy nếu nhân viên thuế vụ đòi xét hành lý của bà giữa đêm thì sao?
Công chúa Dragomiroff khẽ nhún vai và trả lời:
– Chuyện đó khó có thể xảy ra. Nhưng nếu xảy ra thì người phục vụ tàu hỏa sẽ đi lấy chìa khóa của tôi ở phòng cô hầu.

– Bà tin cô ta hoàn toàn à?
– Tôi xin nhắc lại với ông là tôi chỉ mướn những người tôi hoàn toàn tin cẩn.
– Thường thì nên thuê một người bình dị và thành thật hơn là một người đẹp cầu kỳ… Ví vụ những cô gái ở Paris.
Cặp mắt đen của bà Dragomiroff nhìn Poirot chằm chặp.
– Ông định ám chỉ gì vậy, ông Poirot?
– Không, không có gì thưa bà.
– Có, có chứ, sao lại không? ông nghĩ là tôi nên thuê một cô hầu người Pháp xinh đẹp.
– Điều đó có vẻ hợp lý hơn phải không bà?
– Hildegarde hoàn toàn trung thành với tôi, và sự trung thành thì không mua được, thưa ông. Bà Dragomiroff gằn từng tiếng một.
– Cô hầu phòng người Đức mang chùm chìa khóa lại. Công chúa Dragomiroff bảo cô ta mở khóa vali bằng tiếng Đức.
– Sau đó bà ra khỏi phòng ngắm tuyết. Trong khi ông Boue khám hành lý, Poirot bước đến gần bà.
– Sao ông Poirot, ông không vào xem hành lý của tôi à?
– Ồ, thưa bà đó chỉ là một thủ tục thôi.
– Có thật thế không?
– Thật chứ, ít ra cũng đối với bà,
– Tôi đã quen biết Sonia Armtrong và tôi rất quý mến bà ấy. Bộ ông tưởng là tôi sẽ sợ bẩn tay khi giết Cassetti à? có thể ông có lý.
Im lặng một lúc, bà tiếp:
– Ông có biết tôi muốn đối xử với tên khốn kiếp ấy như thế nào không? Tôi sẽ gọi tất cả gia nhân của tôi lại và ra lệnh cho họ đánh hắn ta cho đến chết. Sự việc đã xảy ra như thế ở nước tôi, khi tôi còn trẻ.
Poirot im lặng nghe, không nói một lời nào. Bỗng nhiên công chúa Dragomiroff quay lại nhìn Poirot và hỏi:
– Ông không nói gì cả sao? ông Poirot? ông đang suy nghĩ gì vậy?
Poirot nhìn thẳng vào mặt bà và nói:
– Thưa bà, tôi nghĩ rằng sức mạnh của bà tập trung vào ý chí của bà hơn là đôi tay.
Bà Dragomiroff cúi xuống nhìn cánh tay gầy với bàn tay vàng như những móng vuốt của chim.
– Phải… Tôi không có sức mạnh. Không hiểu tôi có nên mừng không?
Bỗng dưng, bà quay ngoắt trở lại phòng. Cô hầu đang dọn lại hành lý.
Công chúa Dragomiroff cắt ngang những lời xin lỗi của ông Boue.
– Ông không cần phải xin lỗi. Một vụ án mạng đã xảy ra, việc kiểm soát là bình thường thôi.
Bà chào ba người đàn ông và đóng cửa lại, cửa hai phòng tiếp theo đều đóng.
– Khổ quá! Ông bà Andrenyi đi du lịch bằng thông hành ngoại giao và hành lý của họ được miễn mọi sự kiểm soát của thuế vụ.
– Nhưng đây là một vụ án mạng, – Poirot nói.
– Tôi biết rồi, nhưng chúng ta phải tránh mọi phiền phức.
– Ông đừng lo ngại, vợ chồng quận công Andrenyi sẽ tỏ ra rất thông cảm như công chúa Dragomiroff thôi.
– Công chúa thuộc vào giai cấp quý tộc. Cặp vợ chồng này cũng thế. Nhưng quận công Andrenyi có vẻ khó tính hơn. Ông có để ý thái độ của ông ta khi ông cứ nhất định hỏi vợ ông ta? Lần này chắc ông ấy sẽ mời chúng ta ra khỏi phòng. Hay là chúng ta đừng khám xét hành lý của họ? Dù sao thì chắc họ cũng không dính líu đến vụ án đâu! Tại sao chúng ta lại rước lấy phiền phức vào mình.
– Tôi không đồng ý với ông. – Poirot nói. – tôi chắc là quận công Andrenyi sẽ không phản đối đâu. –
– Hãy cứ thử xem.
Không để cho ông Boue có thì giờ phản đối, Poirot gõ cửa phòng 13.
– Xin mời vào!
Ngồi gần cửa, quận công Andrenyi đang đọc báo. Bà Andrenyi ngồi thu mình phía trước mặt, đầu kê vào cái gối, hình như bà vừa tỉnh giấc.
– Xin lỗi quận công về sự đường đột của chúng tôi, – Poirot nói. – chúng tôi phải kiễm soát hành lý của mọi hành khách… Ông Boue đã cho tôi biết, vì thông hành của ông bà là thông hành ngoại giao nên ông bà có thể từ chối mọi sự khám xét.

Quận công Andrenyi suy nghĩ một lúc và nói:
– Tôi xin cảm ơn ông. Tuy nhiên, tôi không hề muốn lợi dụng đặc ân đó và tôi muốn tất cả hành lý của chúng tôi được khám xét như mọi hành khách khác.
Quận công Andrenyi quay sang vợ và nói:
– Elena, anh nghĩ chắc em cũng không phản đối.
– Xin các ông cứ làm phận sự. – Bà quận công trả lời không chút đắn đo.
Ông Boue sang phòng bên để khám xét, trong khi Poirot cố khóa lấp sự bối rối của mình bằng những nhận xét như:
– Thưa bà, danh thiếp dán trên vali này vẫn còn ướt.
Poirot chỉ cho bà Andrenyi một vali con bằng da xanh, trên đó gắn hai chữ đầu của tên ông bà Andrenyi
– Bà Andrenyi không hề trả lời. Tất cả những công việc này, có vẻ làm cho bà ghê tởm.
Đứng im trong một góc, bà Andrenyi nhìn tuyết rơi ngoài trời.
Poirot mở một tủ nhỏ kê trên chậu rửa mặt và liếc nhìn những thứ trong đó: một miếng bọt biển để tắm, một hộp kem thoa mặt, phấn và một lọ có ghi: Trional (một loại thuốc ngủ).
– Sau khi cảm ơn và xin lỗi, ông Boue và Poirot ra khỏi phòng.
Phòng kế tiếp là phòng bà Hubbard, rồi đến phòng Ratchett, cuối cùng là phòng Poirot. Sau đó là đến toa ăn hạng nhì.
Phòng đầu tiên của toa hạng nhì của Mary Debenham và Guta Ohlson. Mary đang cắm cúi đọc sách trong khi Guta ngủ gục trên giường. Khi họ bước vào phòng, Guta giật mình thức giấc. Poirot lại giải thích một lần nữa. Guta Ohlson có vẻ bối rối. Trái lại Mary Debenham hoàn toàn bình tĩnh,
– Nếu cô cho phép, Poirot nói với Guta, chúng tôi xin xem hành lý của cô trước. Sau đó cô làm ơn sang
– Với bà Hubbard, bà ấy đã đổi sang toa hạng nhì rồi … Bà Hubbard quá xúc động nên chúng tôi đã phải chuyển phòng cho bà ấy. Tôi đã ang cà phê đến cho bà ấy, nhưng sự hiện diện của cô bên cạnh bà ấy vẫn tốt hơn.
Cô Ohlson chạy ngay sang với bà Hubbard. Vả lại vali của cô không có, nên cô cũng không cần ngồi lại chờ khám xét xong.
Đồ đạc của cô Ohlson cũng ít nên việc kiểm soát cũng nhanh. Lẽ dĩ nhiên, cô Ohlson không mảy may để ý đến việc mất cọng giây thép trong hộp đựng mũ của mình.
Cô Debenham đặt quyển sách xuống và nhìn Poirot có vẻ dò xét. Khi ông yêu cầu Mary trao chìa khóa cho ông và khi Poirot mở vali thì Mary nói:
– Ông poirot, tại sao ông lại cố tình để cô Ohlson ra khỏi phòng.
– Để cô ta đến săn sóc bà Hubbard.
– Đó chỉ là một cái cớ…
– Tôi không hiểu cô muốn nói gì?
– Có, ông hiểu rất rõ.
Mary Debenham mĩm cười và tiếp:
– Ông muốn gặp tôi một mình phải không?
– Cô chỉ khéo nghi ngờ thôi.
– Thôi, ông đừng giả vờ nữa!
– Thưa cô, một ngạn ngữ Pháp nói:
– “Ai nhận lỗi là tự buộc tội mình”.
– Ông định nói thế phải, không? Chỉ cần tinh ý một chút là tôi có thể đoán ông nghĩ tôi biết một điều gì đó về vụ án… Vụ giết một kẻ mà tôi không hề quen biết.
– Cô chỉ nghĩ bậy thôi.
– Không, tôi biết tôi nói gì. Và theo tôi thì thay vì mất thì giữ như thế, ông nên đi thẳng vào đề đi!
– Ồ, nếu vậy cô muốn người ta thành thực với cô thì tôi xin theo ý cô vậy. Cô có thể giải thích ý nghĩa của một vài câu mà tôi đã có dịp nghe được trong cuộc hành trình này không? ở ga Konva, tôi đang đi đi lại lại ở sân ga thì nghe thấy tiếng cô và đại tá, cô nói: “Bây giờ chưa được, sau này đã, khi mọi việc đã xong xuôi và chìm vào dĩ vãng”. Những câu này có ý nghĩa gì?
Mary Debenham trả lời một cách bình tĩnh.
– Chắc ông tưởng tôi nói đến một… Vụ giết người à?

– Tôi hỏi cô mà!
Mary Debenham thở dài và tỏ vẻ suy nghĩ:
– Xin lỗi ông, cuối cùng cô nói, nhưng tôi không thể nói rõ ý nghĩa của câu nói này được. Tôi cam đoan với ông rằng đây là lần đầu tiên tôi trông thấy ông Ratchett trên tàu.
– Vậy là cô từ chối không giải thích cho tôi?
– Nếu ông nghĩ thế, thì vâng, thưa ông tôi từ chối!
– Những lời này đề cập đến một nhiệm vụ mà tôi phải làm.
– Nhiệm vụ đó đến bây giờ đã được thi hành?
– Sao?
– Nhiệm vụ này đã được thi hành chưa?
– Cái gì làm cho ông nghĩ thế?
– Thưa cô, cho phép tôi nhắc cô một việc nhỏ. Tước khi đến Stamboul, con tàu đã bị chậm lại một chút và cô bình thường rất bình tĩnh, đã tỏ ra nao núng.
– Tôi không muốn hụt tàu.
– Đó là lời giải thích của cô. Nhưng tôi đã nói khi nãy, chuyến tàu tốc hành phương đông ngày nào cũng khởi hành từ Stamboul. Và cho dù cô có thể có trễ thì cũng chỉ 24 giờ thôi.
Cô Debenham lộ vẻ sốt ruột:
– Hình như ông không hề biết là những người bạn đang đợi tôi ở Luân Đôn và một ngày chậm trễ đảo lộn mọi dự tính và gây nhiều phiền phức.
– A, cô lo ngại vì có bạn đợi ở Luân Đôn! Cô không muốn làm họ thất vọng.
– Lẽ dĩ nhiên.
– Lạ thật!
– Có gì mà lạ?
– Con tàu bây giờ cũng đang chậm trễ, chậm trễ kinh khủng… Và, khổ tâm hơn nữa là không thể nào báo cho bạn cô biết. Vậy mà, cô lại chấp nhận sự chậm trễ này với một sự bình tĩnh đáng khen.
– Mary Debenham đỏ mặt, cô cắn môi:
– Cô không trả lời à?
– Tôi đâu biết là ông đang chờ câu trả lời?
– Cô hãy giải thích cho tôi sự thay đổi trong thái độ của cô.
– Ông có thấy là ông thích xẻ những việc nhỏ ra to không ông Poirot?
– Có thể đây là sự méo mó nghề nghiệp của bọn thám tử chúng tôi.
Mary Debenham vẫn giữ im lặng, Poirot tiếp:
– Cô có biết đại tá Arbuthnot không?
Poirot thoáng có ý nghĩ là sự thay đổi đề tài trong câu chuyện không làm phật lòng Mary.
– Tôi đã gặp ông ta lần đầu tiên trên chuyến tàu này.
– Theo cô, ông ta có biết Ratchett không?
Mary Debenham lắc đầu:
– Tôi chắc là ông ta không biết!
– Vậy mà, chúng tôi đã tìm thấy một cái nạo ống điếu trong phòng của nạn nhân và trong những hành khách, chỉ có đại tá Arbuthnot là hút ống điếu.
Poirot chăm chú nhìn Mary. Nhưng cô không lộ vẻ ngạc nhiên hay xúc động mà chỉ nói:
– Vô lý! Đại tá Arbuthnot không thể là sát nhân, suýt nữa thì Poirot cũng nói là ông đồng ý với Mary về việc này.
– Tôi xin nhắc lại là cô mới vừa biết đại tá Arbuthnot đây thôi.
Mary Debenham khẽ nhún vai.
– Phải, nhưng tôi biết ông ta là người như thế nào rồi.
Bỗng nhiên, Poirot hạ thấp giọng và hỏi:
– Vậy là cô vẫn từ chối không chịu giải thích câu “khi mọi việc đã xong xuôi”?
Mary Debenham nói bằng một giọng lạnh lùng:
– Tôi không còn gì để nói nữa.
– Tùy cô. Tôi sẽ tự tìm ra câu trả lời. – Nói xong Poirot gật đầu chào. Bước ra khỏi phòng ông không quên đóng cửa.
– Như thế có nên không ông bạn, – ông Boue hỏi. – ông đã làm cô ta nghi ngờ và như vậy là cả Arbuthnot nữa,

– Muốn bắt thỏ, ông phải cho chồn vào hang. Và nếu con thỏ có trong hang nó sẽ chạy trốn, đó là chiến thuật của tôi.
Họ vào phòng Hildegarde Schmidt. Cô hầu mời họ vào với vẻ kính cẩn nhưng không hề lộ vẻ xúc động.
Poirot liếc nhìn đồ đạc trong cái vali nhỏ ở trên băng ghế. Sau đó ông ra lệnh cho nhân viên đem vali to trên giá đựng hành lý xuống.
– Cô làm ơn ượn chìa khóa.
– Nó không khóa, thưa ông.
Poirot mở nắp vali lên.
– Ông có còn nhớ tôi đã đoán điều gì không? – Poirot nói với ông Boue. – ông hay nhìn xem, phía trên quần áo là bộ đồng phục của nhân viên toa tàu nằm được gấp một cách cẩu thả.
– Trời đất! – Cô hầu phòng thốt lên: – cái này đâu phải của tôi. Không phải tôi đã cất nó vào đây đâu. Tôi không hề mở cái vali này từ khi rời khỏi Stamboul! Tôi xin thề! Xin các ông hãy tin tôi!
Cô ta nhìn ba người với vẻ hốt hoảng.
Poirot dịu dàng cầm lấy tay Hildegarde Schmidt và trấn an:
– Chúng tôi tin cô. Cô đừng lo ngại – Cũng chắc chắn như việc cô là một đầu bếp giỏi. Chắc chắn cô không phải là người đã xếp bộ đồng phục vào chiếc vali này. Cô làm bếp giỏi lắm phải không?
Bị bất ngờ, cô hầu trả lời:
– Vâng, nhưng chủ của tôi luôn luôn khen tôi. Tôi…
Bỗng nhiên cô im bặt, miệng há ra.
– Tốt lắm, – Poirot nói, – cô hãy bình tĩnh. Tôi sẽ giải thích cho cô việc gì đã xảy ra. Kẻ lạ mặt, kẻ mà cô đã gặp ở hành lang mặc đồng phục của nhân viên tàu nằm. Nó bước ra khỏi phòng nạn nhân và muốn không bị để ý, hắn phải làm gì? Vứt bỏ ngay bộ đồng phục vì bây giờ đã trở nên nguy hiểm đối với hắn.
Poirot nhìn ông Boue và bác sĩ Constantine nói tiếp:
– Nhưng bên ngoài toàn tuyết và tuyết, làm xáo trộn mọi dự tính của hắn. Hắn phải cất áo quần chỗ nào đây? Khi đi ngang qua một cánh cửa mở, bên trong lại không có người… Có thể đó là phòng người đàn bà mà hắn đã gặp ở hành lang. Hắn lẻn vào cởi bộ đồng phục và nhét vội vàng trong vali để trên giá hành lý.
– Rồi sau đó? – Ông Boue hỏi.
– Đó là điều chúng ta phải đoán, – Poirot nói, Poirot giở bộ đồng phục: thiếu một cái khuy, cái thứ ba. Poirot thò tay vào túi và kéo ra một chùm. Chìa khóa giống chìa khóa của các nhân viên hỏa xa để mở các phòng.
– Đây là cách mà sát nhân đã mở được các cửa. – ông Boue nói. – Những câu hỏi mà ông đã hỏi bà Hubbard đều vô ích… Với chùm chìa khóa này, hắn có thể vào phòng Ratchett một cách dễ dàng, dĩ nhiên là với dây xích an toàn không được móc lại. Nếu hắn khá lanh lợi để có một bộ đồng phục thì việc có một chùm chìa khóa cũng dễ thôi.
– Phải rồi.
– Đáng lý chúng ta phải nghĩ đến. Ông nhớ lại xem Michel đã nói với chúng ta là khi anh ta đến phòng bà Hubbard vì nghe tiếng chuông, cánh cửa trông ra hành lang đã được gài chốt chưa?
– Thưa ông khóa rồi. – Anh phục vụ toa nói.
– Đó là nguyên do tại sao tôi nghĩ là bà tà đã nằm mơ.
– Bí mật đã bắt đầu được sáng tỏ, – ông Boue nói. – Kẻ sát nhân có ý định đóng cửa thông qua nhưng có lẽ hắn đã nghe tiếng động nên đã không làm được việc đó.
– Bây giờ chúng ta chỉ còn tìm cái áo choàng đó thôi, – Poirot nói.
– Hành khách của hai phòng cuối cùng là đàn ông.
– Chúng ta cũng sẽ xét,
Hector Mác Queen rất vui lòng để cho khám hành lý.
– Tôi không mong gì hơn, – Mác Queen cười chua chát – Tôi rất bực mình bị xem như là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Nếu mà các ông tìm được một tờ di chúc trong đó Ratchett để lại gia tài cho tôi, thì chắc số phận tôi đã được quyết định.
– Ông Boue lườm mắt nhìn Mác Queen.
– Tôi đùa thôi. Hắn ta chẳng để cho tôi xu nào đâu. Chỉ vì tôi biết ba thứ tiếng Pháp, Đức và tiếng Ý nên hắn ta cần tôi thôi.
– Mac Queen có vẽ bối rối hơn bình thường, mặc dù anh ta đã cố gắng tự nhiên.
– Không một đồng xu ten! – Poirot nói.
– Mác Queen thở ra khoan khoái và vui vẻ nói:
– Như thế là tôi an tâm! ông vừa làm tôi nhẹ nhõm cả người.
Trong phòng cuối cùng, việc kiểm tra hành lý của anh người Ý Koscarch và người hầu không đem lại điều gì mới lạ.
Cả ba người nhìn nhau thất vọng.
– Chúng ta làm gì bây giờ? – ông Bouc hỏi
– Chúng ta hãy trở lại toa ăn, – Poirot đề nghị. – chúng ta đã hỏi những hành khách, xem xét hành lý của họ.. Bây giờ là lúc chúng ta phải vận dụng chất xám đây.
Poirot thò tay vào túi rút hộp đựng thuốc ra, nhưng không còn điếu nào.
– Tôi sẽ gặp các ông sau, – Poirot nói. – Để tôi đi lấy thuốc đã. Vụ này rắc rối thật. Ai là người đã mặc cái áo choàng đó nhỉ? Hiện giờ nó ở đâu? Kẻ sát nhân đã lanh trí làm rối tung lên. Xin lỗi, tôi về phòng lấy thuốc đã. – nói rồi, Poirot đi nhanh về phòng. Ông lấy vali xuống và mở ra. Chợt Poirot khựng lại. Bên trên quần áo, cái áo choàng bằng soa đỏ có thêu những con rồng được xếp lại ngay ngắn.
– A, – Poirot lầm bầm. – Người ta muốn thách thức mình. Hay lắm!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.