Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông

Chương 17


Bạn đang đọc Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông: Chương 17

LỜI KHAI CỦA ÔNG HARDMAN
Người cuối cùng trong toa hạng nhất là ông Hardman. Ông ta là người Mỹ quần áo sặc sỡ đã ngồi cùng bàn với người đàn ông người Ý và anh hầu phòng của Ratchett.
Hardman mặc một bộ quần áo carô, một áo sơmi hồng. Miệng ông ta nhai một cái gì đó khi bước vào phòng. Gương mặt thô kệch của Hardman có một cái gì dễ mến.
– Chào các ông. Các ông cần gì ?
– Ông có nghe nói đến vụ án trên tàu không ông… à ông Hardman ?
– Chắc chắn là có rồi.
Bằng một cái chặt lưỡi tài tình, Hardman đẩy ngay viên kẹo cao su sang một bên.
– Bổn phận chúng tôi là hỏi tất cả hành khách trên tàu.
– Được rồi, đó là cách duy nhất tìm ra thủ phạm.
Poirot nhìn cái thông hành lật ra trước mặt và đọc: Cyrus Bethman Hardman, công dân Mỹ, 41 tuổi, đại diện hãng bán ru-ban đánh máy.
– Phải, tôi đấy.
– Ông từ Stamboul đến Paris à ?
– Phải.
– Mục đích của cuộc du lịch này ?
– Công việc.
– Ông có thường đi du lịch ở toa hạng nhất không, ông Hardman ?
– Có, Công ty của chúng tôi trả mọi phí tổn. Vừa nói Hardman vừa nheo mắt.
– Nào, chúng ta vào đề nhé. Ông biết gì về việc xảy ra tối hôm qua ?
– Không biết gì cả.
– Uổng quá ! ông có thể cho chúng tôi biết ông đã làm gì tối qua sau bữa ăn không ?

Lần đầu tiên Hardman suy nghĩ trước khi trả lời:
– Xin lỗi ông. Ông cho tôi biết ông là ai đã ?
Poirot giới thiệu:
– Đây là ông Bouc, một trong những giám đốc của Công ty tàu nằm, bác sĩ Constantine, người đã xem xét xác nạn nhân.
– Còn ông ?
– Hercule Poirot. Tôi được Công ty Đường sắt mời điều tra vụ án.
– Tôi đã được nghe nói về ông. Ngưng một lúc Hardman tiếp:
– Tốt hơn là nên nói thật với ông.
– Tôi cũng khuyên ông như vậy, – Poirot nói.
– Nếu ít ra tôi biết được một điều gì tôi sẵn sàng nói cho ông. Khổ nỗi tôi chẳng biết gì cả.
– Xin mời ông đi vào đề cho.
Lại một cái chặt lưỡi khác. Viên kẹo cao su được đổi bên. Hardman thò tay vào túi và bỗng nhiên ông ta thay đổi hoàn toàn. Hardman thoát ra khỏi vai hề khi nãy. Ông ta nói bằng giọng mũi một cách dõng dạc:
– Thông hành vừa rồi giả. Đây là danh tánh thật của tôi.
Poirot nhìn tấm thiệp Hardman vừa ném xuống bàn. Ông Bouc nhìn qua vai Poirot để đọc.
Ông Cyrus B. Hardman.
Văn phòng thám tử tư Mac Neil New York
Poirot biết văn phòng này. Một trong những văn phòng thám tử nổi tiếng của Hoa kỳ.
– Ông Hardman, bây giờ đã đến lúc ông phải nói sự thật cho chúng tôi.
– Sự việc như thế này. Tôi đã theo dõi một cặp lưu manh. Chúng không liên quan gì đến vụ này đâu. Tôi đã bắt được chúng ở Stamboul và điện về cho xếp của tôi. Ông ta gọi tôi về. Tôi đang sửa soạn về New York thì nhận được bức thư này.
Hardman đưa cái thư cho ông Poirot.

Thưa ông.
Tôi được biết ông là nhân viên của phòng Neil. Ông hãy vui lòng đến phòng tôi vào lúc 4 giờ trưa nay.
Ở dưới ký tên Ratchett và mang dấu của khách sạn Tokatlian.
– Sau đó ?
– Tôi đã đến chỗ hẹn. Ông Ratchett đã kể sự việc và đưa 2 bức thư cho tôi:
– Ông ta có nghĩ là cuộc sống ông ta bị đe dọa không?
– Ông ta không nói. Nhưng thật ra Ratchett hoảng sợ. Ông ta nhờ tôi đi cùng tàu với ông đến Paris, để bảo đảm an toàn ình. Vậy mà, các ông thấy đó, mặc dù tôi đã canh phòng, ông ta vẫn bị giết. Tôi thật ân hận. Đối với tôi, đây là một câu chuyện không may.
– Ông Ratchett có nói cho ông biết phải bảo vệ ông ta như thế nào không ?
– Chắc rồi ! ông đã sửa soạn rất chu đáo. Nhưng không may, tôi không thể ở phòng cạnh Ratchett. Chỉ còn phòng 16 mà tôi phải khó khăn lắm mới lấy được vé. Tôi nghĩ là nhân viên đã cố tình giữ chỗ lại. Nhưng thôi, khi xem xét tôi nhận thấy là dù sao đi nữa phòng 16 cũng là một vị trí thuận lợi. Ở phía trước toa kút sét Stamboul chỉ có toa ăn và ở phía đó thì cửa hành lang được khóa lại suốt đêm. Chỉ còn hành lang ăn thông sang những toa khác thôi… trong điều kiện đó thì kẻ sát nhân phải đi ngang qua phòng của tôi.
– Ông không biết hình dáng của kẻ sát nhân chứ ?
– Ông Ratchett đã tả hắn cho tôi.
– Sao ?
Cả ba người đàn ông đều chồm về phía Hardman.
– Đó là, Hardman nói, một người đàn ông nhỏ, tóc nâu với một giọng nói nhẹ gần như giọng đàn bà. Vả lại Ratchett cũng không nghĩ là mình sẽ bị tấn công đêm đầu tiên, mà vào đêm thứ hai hoặc thứ ba kia.
– Ông ta biết à? – Ông Bouc nói.
– Ông ta biết nhiều hơn những gì ông ta tâm sự với anh thư ký, Poirot nói. Ratchett có cho anh biết tại sao người ta hăm dọa ông ấy không ?
– Không, Ratchett tỏ vẻ e dè về điều đó. Khi tôi hỏi, ông ta chỉ nói rằng kẻ thù muốn giết ông ấy?
– Một người đàn ông bé, tóc nâu với một giọng đàn bà… – Poirot lập lại vẻ tư lự.

Đột nhiên Poirot nhìn thẳng vào mặt Hardman và hỏi:
– Lẽ dĩ nhiên anh đã nhận diện và ra người đàn ông chứ ?
– Người đàn ông nào ?
– Ratchett ấy. Anh nhận ra ông ta chứ ?
– Ông nói sao ?
– Ratchett là Cassetti, kẻ đã giết đứa bé Armstrong.
Hardman huýt sáo.
– Có chuyện đó nữa hay sao ? Thú thật tôi không nhận ra hắn. Lúc đó tôi đang ở miền Tây nước Mỹ. Có lẽ đã trông thấy hình Cassetti trên báo chí. Nhưng rất khó mà nhận ra trên một vài tấm hình đăng trên báo. Tên khốn kiếp người Ý này chắc phải có nhiều kẻ thù lắm.
– Anh có nhớ đến số người có dính líu đến vụ Armstrong. Một nhân vật nào khớp với nhân vật Ratchett. Đã tả chỗ anh không ? Bé, tóc nâu, nói giọng đàn bà.
Hardman suy nghĩ một lúc:
– Gần như tất cả gia đình Armstrong đã chết. Cô hầu trông đứa bé cũng đã nhảy qua cửa sổ tự tử.
– Nhưng ta không nên chỉ nghĩ đến Armstrong. Cassetti đã là chuyên viên bắt cóc trẻ con trước đó rồi !
– Có thể. Nhưng chúng tôi có những lý do để tin là cái chết của Ratchett dính líu đến vụ Armstrong.
Hardman đưa mắt nhìn Poirot dò hỏi, nhưng Poirot im lặng.
Hardman gật đầu nói:
– Tôi chẳng thấy ai ăn khớp với nhân vật Ratchett tả, trong vụ Armstrong. Vả lại tôi đã nói với ông là lúc đó tôi ở xa New York, và cũng không hoàn toàn biết rõ chi tiết nội vụ.
– Thôi được, anh hãy tiếp tục đi.
– Tôi chẳng còn gì nhiều để nói. Ban ngày thì tôi ngủ để ban đêm canh chừng. Đêm qua, tất cả đều ổn. Tôi đã canh hành lang bằng cánh cửa phòng mở hé. Chẳng có ai qua lại cả.
– Anh có chắc không ?
– Hoàn toàn chắc chắn. Chẳng có ai vào bằng cửa lên xuống ga và bằng cửa tàu Athènes. Tôi có thể bảo đảm điều đó.
– Từ cánh cửa phòng, anh có thể trông thấy nhân viên phục vụ không ?
– Thấy chứ, cái ghế của anh ta ngang tầm với của phòng tôi mà.
– Anh ta có rời chỗ sau khi tàu ngừng ở Vincovci không ?

– Anh ta đã trả lời ột hay hai người khách gọi, sau khi tàu ngừng lại. Sau đó anh ta lại đi ngang qua phòng tôi. Để sang toa bên cạnh. Anh ta đã ở đó khỏang 15 phút. Một tiếng chuông lại réo lên nên anh ta phải chạy về. Tôi đã ra khỏi phòng xem chuyện gì. Chả là cái bà già người Mỹ gọi anh ta đến và léo nhéo cái gì đó. Anh nhân viên lại qua một toa khác và mang một chai nước suối đến ột hành khách. Sau đó anh trở về chỗ ngồi của mình và một lúc sau đi về phía cuối toa để làm giường ột hành khách nào đó. Từ lúc đó trở đi hình như anh ta không còn phải đi lại gì nữa.
– Anh ta có ngủ không ?
– Tôi không thể biết được.
Poirot cầm lấy tấm thẻ của Hardman vứt trên bàn.
– Anh làm ơn ký vào thẻ đây.
Hardman làm ngay.
– Ai có thể làm chứng về danh tánh của anh không?
– Trên tàu này ấy à? Không. Trừ phi nếu anh chàng Mac Queen nhận ra tôi. Tôi vẫn thường gặp Mac Queen trong văn phòng bố anh ta ở New York. Nhưng không hiểu anh ấy có để ý đến đám thám tử không. Suy cho cùng, phải chờ khi tàu chạy để đánh điện về New York hỏi thôi. Nhưng ông cứ yên tâm. Tôi không lừa các ông đâu.
– Xin chào. Ông Poirot tôi rất hân hạnh được biết ông.
Poirot mời Hardman một điếu thuốc và nói:
– Hay là ông thích hút ống điếu hơn ?
– Không, tôi không hút ống điếu.
Hardman cầm lấy một điếu thuốc và bước ra ngoài.
Cả ba người đàn ông nhìn nhau.
– Ông có tin là hắn ta nói thật không?
Bác sĩ Constantine hỏi.
– Tin, tôi biết loại người này. Vả lại cũng dễ kiểm tra lại danh tánh của hắn thôi.
– Dù gì đi nữa, ông Bouc nói, thì Hardman cũng đã cho ta một chi tiết quan trọng đấy chứ.
– Dĩ nhiên.
– Một người đàn ông bé nhỏ, tóc nâu, giọng đàn bà, ông Bouc nói.
– Than ôi! Chẳng ai trên tàu giống như vậy cả. Poirot nói.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.