Bạn đang đọc Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông: Chương 14
LỜI KHAI CỦA CÔNG CHÚA DRAGOMIROFF
Hãy xem anh tài xế Pierre Michel trả lời như thế nào về cái khuy này.
Pierre Michel được gọi lại, anh tạ nhìn ba người với vẽ ngạc nhiên.
Ông Bouc hắng giọng :
– Michel, – ông nói, – cái khuy áo của anh đã được tìm thấy phòng của bà khách người Mỹ. Anh có thể cho chúng tôi biết lý do không?
Michel đưa tay sờ áo và nói :
– Thưa ông, tôi có bị mất cái khuy nào đâu ? Chắc có sự nhầm lẫn.
– Thật ạ.
– Tôi cũng chẳng hiểu gì, thưa ông.
Michel có vẻ ngạc nhiên, nhưng không hề lộ vẻ lo lắng .
– Dựa vào những dữ kiện, – ông Bouc nói, – chúng ta có thể xác định được mà không sợ lầm, rằng cái khuy áo này đã rơi từ áo của kẻ lạ mặt vào phòng bà Hubbard đêm qua.
– Nhưng thưa ông, đâu có ai trong phòng bà ta. Hoàn toàn do trí tưởng tượng thôi.
– Không … Michel. Kẻ giết ông Ratchett đã qua đó và làm rơi cái khuy.
Lúc bấy giờ Michel mới chợt hiểu ra việc cái khuy bị rơi, anh la kêu lên :
– Láo, hòan toàn láo thưa ông ! ông buộc tội à ? tôi vô tội ! Tại sao tôi phải giết ông ta. Một người mà tôi không hề quen biết.
– Anh ở đâu khi bà Hubbard nhấn chuông ?
– Tôi nhắc lại lần nữa là lúc ấy tôi ở toà tàu kia, đang nói chuyện với anh bạn đồng nghiệp.
– Chúng tôi sẽ cho gọi anh ta đến.
– Vâng thưa ông, ông hãy cho gọi anh ta đến đi.
Nhân viên toa tàu thứ hai được mời đến. Anh ta xác nhận lời khai của Michel, và nói rằng lúc đó còn có cả nhân viên của toa tàu Bucarest. Cả ba người nói chuyện về tàu bị kẹt. Họ đang nói chuyện độ 10 phút thì Michel nghe tiếng chuông gọi. Khi anh ta mở cánh cửa ăn thông từ toa này sang toa kia thì cả ba người đều nghe tiếng chuông rất rõ. Michel đã mau chóng trở về .
– Như thế ông đã rõ rằng tôi không phải thủ phạm chưa thưa ông ! – Michel. Nói gần như hét.
– Vậy thì làm thế nào giải thích được trong phòng bà Hubbard lại có cái khuy này?
– Tôi chịu thôi, thưa ông. Đối với tôi đó là một điều bí ẩn. Áo tôi chẳng thiếu cái khuy nào.
Cả hai nhân viên kia đều nói như Michel và nói thêm là họ không hề vào phòng bà Hubbard.
– Anh bình tĩnh lại đi Michel, – ông Bouc nói. – Hãy trả lời thêm một câu hỏi nữa : Khi anh đến phòng bà Hubbard anh có gặp ai ở hành lang không ?
– Thưa không.
– Lạ thật.
– Cũng không lạ lắm đâu, – Poirot nói. – Đây chỉ là vấn đề thời gian, nói đúng ra là phút. Bà Hubbard thức giấc và nhận thấy có kẻ lạ mặt trong phòng. Trong một phút hay ba?, vì quá sợ hãi, bà ta nhắm tịt mắt lại. Người đàn ông lạ mặt chuồn ra hành lang. Bà Hubbard bấm chuông gọi nhân viên. Nhưng anh ta chỉ đến ở tiếng thứ ba hoặc thứ tư thôi. Theo tôi, chừng ấy phút là đủ rồi.
– Để làm gì ? Để là gì cơ chứ ? Chúng ta đừng quên là có hàng đống tuyết bên cạnh tàu.
– Chỉ còn có một lối thoát cho tên sát nhân của chúng ta : trốn trong phòng vệ sinh hoặc trong một phòng của toa tàu.
– Nhưng thất cả các phòng đều có người.
– Đúng thế.
– Ông muốn nói lç tên sát nhân chỉ việc trở về phòng mình.
– Đúng thế.
– Có thể lắm, – Poirot nói – Trong mười phút Michel vắng mặt, kẻ sát nhân rời phòng, vào phòng Ratchett, giết ông ta, cài cửA, để dây xích an toàn phía trong, đi qua phòng bà Hubbard rồi sau đó trở về phòng mình một cách an toàn trước khi Michel xuất hiện.
– Đối với tôi, sự việc không xảy ra một cách đơn giản như thế. Ông bác sĩ đây sẽ nói cho ông biết những điều ông nghĩ.
Ông Bouc cho ba nhân viên ra ngoài, rồi nói :
– Chúng ta chỉ còn tám hành khách để hỏi nữa thôi Ông Poirot ạ. Năm người ở toa hạng một : Công chúa Dragomiroff, vợ chồng công tước Andrenyi, đại tá Arbuhnot và ông Hardman. Ba hành khách ở toa hạng nhì : Cô Debenham, Antonio Foscarelli và cô hầu phòng, cô Schmidt.
– Ông muốn hỏi ai trước ?
– Ông vẫn đeo đuổi ý định của mình. Không, chúng ta hãy mời công chúa Dragomiroff . Michel, anh hãy làm ơn mời bà ta đến d0a6y giúp chúng tôi.
– Thưa vâng.
– Hãy nói với bà ta nếu phiền thì chúng tôi sẽ đến phòng bà ấy, – ông Bouc nói.
Công chúa Dragomiroff chịu khó đến toa tàu ăn và sau khi khẽ gật đầu chào, bà ngồi xuống trước. Bà Dragomiroff quả thật là xấu, nhưng bà ta có cặp mắt tuyệt vời, sâu thẳm nhưng rất sáng như hai viên kim cương. Cặp mắt chứng tỏ đó là một người đầy nghị lực và một sự thông minh hơn người.
Bằng một giọng ấm và lịch sự, công chúa Dragomiroff ngăn chặn ngay những lời xin lỗi khách sáo của ông Bouc.
– Các ông khỏi phải xin lỗi. Một vụ án đã xảy ra trên tàu, ông phải hỏi cung tất cả hành khách là chuyện bình thường. Về phần tôi, tôi rất vui lòng cho ông biết mọi chi tiết có thể làm sáng tỏ nội vụ.
– Rất mong bà thông cảm, thưa bà.
– Không, tôi chỉ làm tròn trách nhiệm của tôi thôi. Nào, ông muốn biết gì ?
– Trước hết, tên, địa chỉ của bà. Hay bà thích viết trên giấy hơn.
Nói rồi, Poirot đưa tờ giấy và cây bút chì cho công chúa Dragomiroff, nhưng bà từ chối.
– Ông hãy ghi đi, Chẳng khó đâu : Natalia Dragomiroff, số 17 đường Kléber, Paris.
– Bà từ Constantinople đến?
– Phải, tôi đã xuống sứ quán Áo cùng với cô hầu phòng của tôi.
– Bà vui lòng cho tôi biết sơ qua, bà đã làm gì lối qua, sau bữa ăn tối?
– Sẵn sàng, sau khi bảo nhân viên dọn giường trong khi tôi còn ở toa ăn. Sau bữa ăn tôi đã đi nằm và đọc sách đến 11g. Tôi tắt đèn, nhưng cơn tê thấp làm tôi mất ngủ. Khoảng 1g kém 15, tôi cho gọi cô hầu phòng. Cô ta xoa bóp cho tôi, đọc sách đến khi tôi buồn ngủ. Tôi không thể nói rõ lúc nào cô ấy ra khỏi phòng. Có thể lúc đó là 1g30 hay trễ hơn.
– Con tàu lúc ấy đã ngừng lại.
– Phải.
– Bà không nghe thấy gì à ?
– Không.
– Tên cô hầu phòng của bà là gì ?
– Hildegarde Schmidt.
– Cô ta đã ở với bà bao lâu rồi ?
– 15 năm.
– Cô ta là người thật thà chứ ?
– Hoàn toàn thật thà. Gia đình cô ta ở Đức cùng vói ông chồng quá cố của tôi.
– Hình như bà đã qua Mỹ, thưa bà.
Sự thay đổi đêé tài làm công chúa Dragomiroff nhíu mày.
– Phải nhiều lần.
– Trong khi bà qua đó, bà có quen với gia đình Armstrong không ? Một gia đình đã bị nạn.
– Ông đang nói đến những người bạn thân của tôi. Bà Dragomiroff nói giọng run lên vì xúc động.
– Như thế bà quen đại tá Armatrong ?
– Ông ta thì ít, nhưng vợ ông ta, Sonia Armstrong là con gái đỡ đầu của tôi. Tôi là bạn thân của mẹ cô ta, nữ diễn viên Linda Arden, một kịch sĩ nổi tiếng. Không ai có thể sánh được với bà ta trong vai Macheth (1)
– Bà ta chết rồi à ?
– Chưa, bà ta vẫn còn sống, nhưng hoàn toàn cô đơn. Vì sức khỏe nên suốt ngày bà phải nằm ở ghế dài.
– Hình như bà ấy có một đứa con gái khác ?
– Phải, trẻ hơn bà Armstrong.
– Cô ta còn sống?
– Dĩ nhiên.
– Cô ta ở đâu?
Công chúa Dragomiroff chăm chú nhìn Poirot.
– Tại sao ông lại hỏi tôi về những điều này. Nó có lien hệ gì đến câu chuyện của chúng ta, đến vụ án trên tàu này?
– Thưa bà có chứ … người đàn ông bị giết tối qua là tên bắt cóc và tên giết con của bà Armstrong.
– Ối!
Đôi lông mày của bà Dragomiroff chau mày lại, bà ta nhỏm dậy.
– Theo tôi, vụ án này quả là ý muốn của thượng đế! Ông hãy thứ lỗi cho sự thành thật của tôi.
– Tôi thong cảm với bç. Nhưng chúng ta hãy trở lại với vần đề của chu&ng ta. Bà chưa trả lời tôi; cô con gái thứ hai của bà Linda Arden, em gái bà Armstrong hiện ở đâu?
– Tôi không hề biết. Tôi hoàn toàn không lien hệ với giới trẻ. Hình như cô ấy đã lấy một người Anh và sang lập nghiệp ở Anh quốc. Tôi không nhớ cả tên cô ta nữa.
Nhừng một lúc; bà Dragomiroff tiếp:
– Các ông có còn cần hỏi thêm gì nữa không?
– Còn một câu nữa thưa bà … một câu hỏi hoàn toàn cá nhân: áo choàng ngoài của bà màu gì?
Một thoáng ngạc nhiên, bà Dragomiroff trả lời:
– Chắc ông phải có lý do để hỏi câu đó. Áo choàng của tôi bằng satanh, xanh da trời.
– Như thế là xong. Xin cảm ơn bà đã vui long trả lời những câu hỏi của chúng tôi.
Công chúa khoát bàn tay đeo đầy nhẫn, đứng lên. Ba người đàn bà cùng đứng lên.
Trước khi rời khỏi phòng, công chúa Dragomiroff quay lại nói với Poirot/
– Xin lỗi ông, ông cho phép tôi được biết quý danh? Nhìn mặt ông quen quen.
– Hercule Poirot, thưa bà.
Ngừng một lúc bà nói :
– Hercule Poirot. Tôi nhớ ra rồi. Đúng là bàn tay định mệnh.
Nói xong, công chúa Dragomiroff ra khỏi phòng.
– Ông nghĩ sao ? – ông Bouc hỏi.
Vẻ mặt đăm chiêu, Poirot trả lời :
– Tôi tự hỏi, bàn tay định mệnh mà bà ta nói mang ý nghĩa gì ?
Chú thích:
[1] Tên một vở kịch nổi tiếng của Shakespeare