Chuỗi Án Mạng A.B.C

Chương 20: Phu nhân Clarke


Đọc truyện Chuỗi Án Mạng A.B.C – Chương 20: Phu nhân Clarke

ombeside như bao trùm trong không khí buồn bã và trầm lắng khi chúng tôi đến thăm lần thứ hai. Một phần có lẽ do thời thiết – hôm đó là một ngày tháng 9 ẩm ướt báo hiệu mùa thu đã đến, và một phần do nửa ngôi nhà bị đóng cửa. Những phòng ở tầng trệt đều đóng cửa và căn phòng nhỏ nơi chúng tôi vào cũng nghe mùi ẩm ướt và ngột ngạt.

Cô y tá bệnh viện dáng vẻ thành thạo đến gặp chúng tôi, cô kéo tay áo xuống.

“Ông Poirot phải không ạ?” cô nói vẻ dạn dĩ. “Tôi là y tá Capstick. Tôi có nhận được thư ông Clarke báo ông sẽ đến”.

Poirot hỏi thăm bệnh tình phu nhân Clarke.

“Không có gì trầm trọng cả, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát”.

“Mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát”, tôi đồ rằng điều đó có nghĩa là bà ấy đã lĩnh án tử hình.

“Đương nhiên không hy vọng bà ấy phục hồi nhiều nhưng một số liệu pháp mới được áp dụng để bà thấy dễ chịu hơn. Bác sĩ Logan khá hài lòng với tình trạng của bà ấy”.

“Nhưng có phải bà ấy sẽ không bao giờ hồi phục đúng không?”

“Ồ, chúng tôi không nghĩ thế”, y tá Capstick có vẻ hơi kinh ngạc vì lời nói thẳng đó.

“Tôi nghĩ cái chết của ông chồng khiến bà ấy sốc ghê lắm phải không?”

“À, ông Poirot ạ, ý tôi là với thể chất và sức khỏe của những người như bà thì chẳng có gì có thể gây bàng hoàng được. Sức khỏe của phu nhân Clarke không được khả quan cho lắm”.

“Cho phép tôi hỏi bà ấy có gắn bó mật thiết với chồng hay chồng bà có gắn bó với bà không?”

“Ồ, có chứ, họ là một đôi rất hạnh phúc, ông rất lo lắng và đau buồn về tình trạng sức khỏe của bà, tội nghiệp ông ấy. Mà như ông biết đấy, bác sĩ với nhau thì rất khó. Họ không thể động viên nhau bằng hy vọng hão huyền được. Tôi e rằng lúc đầu điều đó ám ảnh trí óc ông rất nhiều”.

“Lúc đầu thôi ư? Sau đó thì không thế nữa à?”

“Dần dà rồi người ta cũng quen thôi phải không ạ? Sau đó ngài Carmichael có bộ sưu tập. Sở thích ấy là nguỏn an ủi lớn lao đối với ông. Thỉnh thoảng ông ấy lo việc kinh doanh và rồi ông và cô Grey bận rộn làm lại danh mục hàng và sắp xếp lại phòng trưng bày theo hệ thống mới”.

“Ồ vâng – Cô Grey. Cô ấy nghỉ việc rồi đúng không?”

“Vâng, tôi thấy rất tiếc về việc đó nhưng các quý bà thỉnh thoảng hay suy nghĩ lung tung khi không được khỏe. Và không ai dám cãi lại họ. Tốt hơn hết là nhường họ. Cô Grey xử lý vụ này rất phải lẽ”.

“Phu nhân Clarke lúc nào cũng ghét cô ấy thế à?”

“Không, nói đúng hơn không phải là ghét. Thật ra, tôi nghĩ lúc đầu bà ấy cũng có thích cô Grey. Nhưng tôi không nên tán chuyện với ông thế này. Bệnh nhân của tôi sẽ băn khoăn không biết chúng ta đang làm gì”.

Cô y tá đưa chúng tôi lên cầu thang dẫn đến một căn phòng ở tầng hai. Căn phòng này hồi trước là phòng ngủ và bây giờ được bày trí làm phòng khách trông rất vui mắt.

Phu nhân Clarke ngồi lọt thỏm trong một cái ghế bành lớn cạnh cửa sổ. Bà ốm yếu, khuôn mặt có vẻ phờ phạc và xám xịt vì phải chịu nhiều đau đớn. Bà nhìn xa xăm và mơ hồ và tôi để ý hai đồng tử trong mắt bà thu nhỏ lại.

Y tá Capstick giới thiệu, giọng cô cao vút vui vẻ: “Ông Poirot mà bà muốn gặp đây ạ”.

Phu nhân Clarke nói vẻ lơ đãng: “Ồ, vâng, ông Poirot”.

Bà chìa tay ra.

“Đây là đại úy Hastings bạn của tôi, thưa phu nhân Clarke”.

“Rất hân hạnh được gặp hai ông. Hai ông đến được thật tốt quá”.

Chúng tôi ngồi xuống chỗ bà vừa chỉ. Im lặng bao trùm. Phu nhân Clarke như đang trôi vào mộng mị.

Ngay sau đó bà gượng tỉnh dậy.

“Ông đến vì chuyện của Car phải không? Về cái chết của Car. Ô, vâng”.


Bà thở dài nhưng vẫn giữ vẻ xa xăm, rồi bà lắc đầu. “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ lại xảy ra ngược đời thế. Tôi chắc chắn mình sẽ đi trước ông ấy vậy mà…” Bà suy nghĩ một vài phút. “Car rất mạnh khỏe – quá cường tráng so với tuổi của ông. Ông không bao giờ bị ốm. Ông gần 60 mà trông vẫn như là 50… Vâng, còn rất mạnh khỏe…”

Bà trở lại trạng thái mộng mị. Poirot đã quá quen với tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến cho người uống thuốc rơi vào chiều sâu bất tận của thời gian nên ông chẳng nói gì.

Phu nhân Clarke đột nhiên nói:

“Vâng, ông đến được thì tốt quá. Tôi đã nói với Franklin. Chú ấy bảo sẽ không quên mời ông đến. Tôi mong Franklin sẽ không làm gì ngu ngốc… chú ấy rất dễ bị lừa dù đã đi khắp nơi và rất trải đời. Đàn ông là thế… Họ vẫn là những cậu bé… Đặc biệt là Franklin”.

“Tính anh ta rất bốc đồng”, Poirot nói.

“Vâng, vâng… Và rất hào hiệp. Đàn ông ngốc thế đấy. Thậm chí Car cũng thế…” Giọng bà yếu dần.

Bà lắc đầu vẻ mất kiên nhẫn.

“Mọi thứ đều mơ hồ hết cả… Cơ thể con người thật là phiền phức ông Poirot à, đặc biệt khi nó bị điều khiển. Người ta không còn biết gì nữa – thậm chí không biết còn đau hay không – chẳng có gì đáng phải bận tâm cả”.

“Tôi hiểu, thưa phu nhân. Đó là một trong những bi kịch cuộc đời”.

“Tôi cảm thấy ngu ngốc quá. Tôi thậm chí không nhớ mình định nói gì với ông nữa”.

“Có phải bà định nói về cái chết của chồng bà?”

“Cái chết của Car? Ờ, có lẽ thế… Kẻ điên tàng đáng thương, ý tôi nói cái tên giết người ấy. Đều là do sự náo nhiệt và quay cuồng của thời thế cả thôi – người ta không chịu nổi. Tôi luôn thấy tội nghiệp cho những người điên – đầu óc họ hẳn là cảm thấy kỳ quặc lắm. Và rồi, bị giam cầm thì thật đáng sợ. Nhưng người ta có thể làm gì khác chứ? Nếu họ giết người…” Bà lắc đầu và thấy hơi đau. “Ông chưa bắt được hắn sao?” bà hỏi.

“Thưa chưa”.

“Chắc hôm đó hắn có lảng vảng ở đây”.

“Có rất nhiều người lạ, thưa phu nhân Clarke. Lúc đó là mùa nghỉ lễ mà”.

“Ừ, tôi quên mất… nhưng họ đi xuống mấy bãi biển chứ không lên gần nhà tôi đâu”.

“Không có người lạ đến nhà bà hôm đó mà”.

“Ai nói thế?” phu nhân Clarke hỏi, giọng bà đột nhiên mạnh bạo hẳn.

Poirot hơi ngạc nhiên.

“Người giúp việc”, ông đáp. “Cô Grey”.

Phu nhân Clarke nói rõ từng lời: “Cô gái đó nói dối!”

Tôi ngồi trên ghế mà giật mình. Poirot liếc tôi.

Phu nhân Clarke nói tiếp vẻ luống cuống.

“Tôi không thích cô ta. Tôi chưa bao giờ thích cả. Car rất yêu quý cô ta. Lúc nào ông ấy cũng ca cái điệp khúc cô ta là trẻ mồ côi và đơn độc một mình trên cõi đời này. Trẻ mồ côi thì có sao chứ? Đôi lúc thế lại tốt hơn. Thế còn đỡ hơn là có ông bố chẳng ra gì còn bà mẹ thì nát rượu – lúc đó mất công cô ta lại phàn nàn. Rồi ông còn khen cô ta can đảm và làm việc tốt. Tôi biết là cô ta làm tốt! Còn chuyện can đảm thì tôi không biết ông lôi đâu ra cái ý nghĩ đó!”

Y tá Capstick nói chen vào: “Đừng có xúc động thế, phu nhân ơi. Chúng tôi không được để bà mệt đâu”.

“Sau đó tôi bắt cô ta phải thu dọn hành lý! Franklin hỗn láo dám bảo cô ta sẽ là nguồn an ủi cho tôi. Làm gì có chuyện an ủi tôi chứ! Tôi không phải gặp mặt cô ta sớm ngày nào hay ngày đó – tôi nói thế đấy! Franklin ngốc lắm! Tôi không muốn chú ấy dính líu gì đến cô ta đâu. Chú ấy vẫn là một cậu con nít! Chưa hiểu đời! Tôi nói: ‘Chị sẽ cho cô ta ba tháng lương nếu em muốn nhưng cô ta phải cút ra khỏi nhà ngay. Chị không muốn cô ta ở trong nhà một phút giây nào nữa’. Cái hay của việc bị đau là đàn ông không dám cãi lại mình. Chú ấy làm theo lời tôi và cô ta phải ra đi. Tôi đoán, cô ta ra đi như một kẻ tử vì đạo với dáng vẻ ngọt ngào và can đảm đó!”

“Bà ơi, xin đừng xúc động quá thế. Không tốt cho bà đâu”.

Phu nhận Clarke xua y tá Capstick đi.

“Cô cũng khờ như mấy người kia thôi”.


“Ôi, phu nhân Clarke, bà không nên nói thế. Tôi nghĩ cô Grey là một cô gái tốt – trông cô ấy lãng mạn như một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết ấy”.

“Tôi hết kiên nhẫn với các người rồi đó”, phu nhân Clarke trả lời yếu ớt.

“Ờ, thì giờ cô ta đi rồi mà bà ơi. Đi xa lắm rồi”.

Phu nhân Clarke lắc đầu vẻ hơi mất kiên nhẫn nhưng chẳng nói gì thêm.

Poirot hỏi:

“Sao bà bảo cô Grey là kẻ nói dối?”

“Bởi vì cô ta nói dối thật mà. Cô ta bảo là không có người lạ nào đến nhà đúng không?”

“Vâng”.

“Thế ư. Qua khung cửa sổ này, tôi tận mắt thấy cô ta nói chuyện với một người đàn ông hoàn toàn xa lạ ở bậc cửa”.

“Lúc ấy là lúc nào thế?”

“Vào buổi sáng, ngày mà Car chết, khoảng 11 giờ trưa”.

“Người đàn ông đó trông thế nào?”

“Chỉ là một người bình thường. Chẳng có gì đặc biệt”.

“Là một quý ông hay là một người buôn bán?”

“Không phải là người buôn bán. Chỉ là một kẻ xoàng xĩnh thôi. Tôi không nhớ rõ lắm”.

Đột nhiên mặt bà ta co giật vì đau đớn.

“Mời các ông đi cho. Tôi hơi mệt rồi. Y tá ơi”.

Chúng tôi vâng lời và ra về.

“Thật là một câu chuyện kỳ lạ”, tôi nói với Poirot khi chúng tôi trên đường trở lại Luân Đôn. “Về cô Grey với người đàn ông lạ mặt”.

“Ông thấy không, Hastings? Tôi đã nói rồi: chúng ta sẽ tìm ra được điều gì đó”.

“Tại sao cô gái nói dối rằng chẳng gặp ai cả?”

“Tôi nghĩ ra gần cả chục lý do khác nhau và một trong những lý do đó cực kỳ đơn giản”.

“Có phải vì sợ bị mất mặt không?” tôi hỏi.

“Có lẽ phải viện đến tài khéo léo của ông thôi. Nhưng chắc chúng ta không cần lo lắng đâu. Cách đơn giản nhất là trực tiếp hỏi cô ấy”.

“Nhỡ đâu cô ta lại nói dối thì sao”.

“Thế thì càng thú vị và cần phải suy ngẫm chứ sao”.

“Một cô gái như thế mà lại đồng lõa với một tên điên thì kỳ quá”.


“Chính xác, thế nên tôi không nghĩ vậy”.

Tôi suy nghĩ nhiều hơn.

“Đúng là hồng nhan bạc phận”, cuối cùng tôi thở dài nói.

“Làm gì có. Dẹp bỏ ý nghĩ đó ra khỏi đầu ông đi”.

“Nhưng đúng mà”, tôi khăng khăng, “ai cũng chống lại cô ấy vì cô ấy đẹp”.

“Ông nói ngu ngốc gì thế, ông bạn. Ai ở Combeside chống lại cô ta nào? Ngài Carmichael? Franklin? Y tá Capstick?”

“Phu nhân Clarke lăn xả vào cô ấy thế còn gì”.

“Bạn của tôi ơi, ông lúc nào cũng đầy lòng thương hại những cô gái trẻ đẹp. Tôi thì thấy thương cho những người phụ nữ già đau yếu. Có thể phu nhân Clarke là người nhìn thấy rõ mọi chuyện còn chồng bà, Franklin Clarke và y tá Capstick đều mù cả nút, cả ông nữa, đại úy Hastings”.

“Ông đố kỵ cô gái đó, Poirot à”.

Trước sự ngạc nhiên của tôi mắt ông đột nhiên sáng long lanh.

“Có lẽ tôi cũng muốn cưỡi lên con bạch mã lãng mạn của ông, Hasting à. Ông lúc nào cũng là một hiệp sĩ thực thụ sẵn sàng đến cứu mỹ nhân gặp nạn, bien ecamabcndu [1]”.

__—-

“Ông kỳ cục quá đi, Poirot”, tôi nói, không nhịn được cười.

“À, ờ, người ta không thể thảm thương mãi được. Càng lúc tôi càng quan tâm đến sự phát triển con người trong những bi kịch như thế này. Có ba thảm kịch về cuộc sống gia đình. Đầu tiên là ở Andover – tất cả cuộc đời ngang trái của bà Ascher, sự chống chọi của bà, rồi việc bà hỗ trợ cho ông chồng và việc bà yêu thương cô cháu gái hết mực. Chừng đó thôi cũng đủ để viết thành tiểu thuyết rồi. Sau đó là vụ Bexhill – ông bô bà mẹ hạnh phúc và dễ mến có hai cô con gái khác nhau một trời một vực – một đứa thì ngốc nghếch nhưng mềm mại và xinh đẹp còn Megan thì mạnh mẽ, cương quyết, thông minh và khao khát cháy bỏng tim ra sự thật. Và một nhân vật khác – anh chàng Scotland lúc nào cũng tỏ ra tự chủ nhưng có máu ghen và yêu cô gái xấu số tha thiết. Cuối cùng là gia đình ở Churston – người vợ sắp chết còn ông chồng mê sưu tầm thì ngày càng cuý mến và cảm thông cho cô gái trẻ đẹp đang giúp đỡvà cũng đồng cảm với ông, rồi thì đứa em trai cường tráng, quyến rũ, thú vị và có sức hút lãng tử mà anh chàng tích lũy được từ những chuyến ngao du dài ngày”.

“Ông thấy đấy, Hastings, nếu bình thường thì ba thảm kịch đó không hề có điểm chung đâu. Mỗi vụ sẽ tiến triển theo cách riêng mà không ảnh hường tới nhau. Hastings ơi, sự hoán đổi và kết hợp của cuộc sống thật kỳ lạ, tôi chưa bao giờ thôi thích thú”.

“Tới Paddington rồi”, đó là câu trả lời duy nhất mà tôi đáp lại.

Tôi có cảm giác đã đến lúc người ta phải chấp nhận thực tế phũ phàng.

Về đến Whitehaven Mansions, chúng tôi được báo có một quý ông đang đợi Poirot.

Tôi tưởng là Franklin hoặc Japp nhưng tôi kinh ngạc phát hiện ra không phải ai khác mà chính là Donald Fraser.

Anh ta trông rất bối rối và sự vụng về trong cách ăn nói của anh ta càng lộ rõ hơn bao giờ hết.

Poirot không ép anh ta nói ra anh đến để làm gì, thay vì vậy ông mời anh ăn bánh mì kẹp và uống rượu.

Khi đồ ăn thức uống đã dọn lên, Poirot một mình độc thoại, kể lại chuyện chúng tối ở đâu và kể rất tử tế và tình cảm về người phụ nữ bệnh tật đó.

Chúng tôi ăn gần hết bánh kẹp và nhâm nhi rượu thì ông mới bắt đầu chuyển cuộc nói chuyện theo hướng thân mật hơn.

“Anh Fraser mới đi từ Bexhill đến đây à?”

“Vâng”.

“Có gặt hái được gì từ Milly Higley không?”

“Milly Higley? Milly Higley ư?” Fraser lặp đi lặp lại cái tên đó vẻ ngạc nhiên, “Ồ, cô gái đó à! Chưa, tôi chưa làm gì cả. Chỉ là…”

Anh ta im bặt. Hai bàn tay anh đan vào nhau vẻ căng thẳng.

Rồi anh ta bật ra: “Tôi không biết tại sao tôi đến gặp ông nữa”.

Poirot đáp: “Tôi biết”.

“Không thể nào. Sao ông biết được?”

“Anh đến gặp tôi vì có điều gì đó anh cần tâm sự với người khác. Anh đến đúng rồi. Tôi chính là người thích hợp đây. Nói đi!”

Cái giọng điệu chắc nịch của Poirot có hiệu nghiệm. Fraser nhìn ông với vẻ vâng lời pha chút hàm ơn lạ lùng. “Ông nghĩ vậy sao?”

“Đương nhiên là thế rồi”.


“Ông Poirot này, ông có biết gì về những giấc mơ không?” Tôi không ngờ anh ta lại hỏi thế. Tuy nhiên, Poứot không có vẻ gì ngạc nhiên.

“Có chứ”, ông đáp. “Anh đã mơ à…?”

“Vâng. Tôi đoán ông sẽ nói tôi mơ về vụ đó là chuyện tự nhiên thôi. Nhưng không phải một giấc mơ bình thường”.

“Không ư?”

“Không?”

“Tôi đã mơ như vậy ba đêm liên tiếp… Tối nghĩ chắc tôi điên lên mất…”

“Anh kể đi”.

Mặt anh ta có vẻ sinh động hẳn lên. Mắt anh lồi ra. Thật ra, anh ta trông giống người điên.

“Giấc mơ lặp đi đi lặp lại. Tôi đang ở trên bãi biển. Đang đi tìm Betty. Cô ấy đi lạc, chỉ đi lạc thôi, ông ạ. Tôi phải tìm cô ấy. Tôi phải đưa cho cô ấy chiếc thắt lưng của cô. Tôi cầm nó trong tay. Và rồi…”

“Rồi sao nữa?”

“Giấc mơ thay đổi… Tôi không tìm kiếm nữa. Cô ấy đã ở trước mặt tôi, cô đang ngồi trên bãi biển. Cô không thấy tôi bước đến – Thế rồi – ôi, tôi không thể…”

“Cứ kể tiếp đi”.

Giọng Poirot chắc nịch như ra lệnh.

“Tôi đến phía sau lưng cô… cô ấy không biết tôi bước đến… tôi quàng dây thắt lưng quanh cổ cô ấy và kéo… ôi… tôi kéo…”

Giọng nói đau đớn của anh ta thật là đáng sợ… Tôi bấu chặt hai thành ghế… Câu chuyện nghe sinh động quá.

“Cô ấy nghẹt thở… cô ấy chết rồi… Tôi đã siết cổ cô ấy – và rồi đầu cô ấy ngã ra đằng sau và tôi thấy khuôn mặt cô… nhưng đó là khuôn mặt của Megan chứ không phải của Betty!”

Fraser dựa ra sau, toàn thân tái nhựt và run rẩy. Poirot rót thêm một ly rượu đưa cho anh ta.

“Điều đó có nghĩa là gì vậy, ông Poirot? Tại sao tôi lại mơ như thế mỗi đêm…?”

“Uống hết ly rượu đi”, Poirot bảo.

Chàng trai làm theo rồi anh ta hỏi với giọng bình tĩnh hơn: “Điều đó nghĩa là gì thế? Tôi – tôi không giết cô ấy đúng không?”

Tôi không biết Poirot đã trả lời gì vì đúng lúc đó tôi nghe tiếng gõ cửa của người đưa thư nên lập tức ròi khỏi phòng.

Thứ mà tôi lấy ra từ thùng thư xóa hết mọi quan tâm của tôi vào câu chuyện kỳ lạ của Donald Fraser.

Tôi quay lại phòng khách ngay lập tức.

“Poirot ơi”, tôi la lớn. “Nó đến rồi. Bức thư thứ tư”.

Ông ấy đứng dậy, chộp bao thư từ tay tôi, lấy dao rọc giấy và mớ thư ra. Ông trải nó lên bàn.

Cả ba chúng tôi cùng đọc.

Vẫn chưa có kết quả gì sao? Thật là xấu hổ! Xấu hổ quá! Ông và cánh cảnh sát đang làm gì thế? Chà, chà, không vui sao? Rồi lần tới chúng ta sẽ đi đâu để lấy mật đây?

Tội nghiệp ông Poirot. Tôi thấy thương cho ông quá. Nẽu lúc đầu ông không đạt được gì thì phải cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn chứ. Chúng ta còn một chặng đường dài đấy.

Hạt Tipperary à? Không, còn xa lắm. Tận chữ T lận. Vụ tiếp theo sẽ diễn ra ở Doncaster vào ngày 11 tháng 9.

Hẹn gặp lại ông.

A B C

Chú thích:

[1] Tất nhiên rồi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.