Đọc truyện Chung Cực Giáo Sư – Chương 33: Tôi cũng có người chống lưng đấy nhé!
Ở một tiệm trà tươi mát.
Phương Viêm tự ngâm trà, rót đầy chén trà cho Hoàng Văn Cường rồi cười nói:
– Ở đây sơ dài quá, chờ sau này có dịp tôi nhất định sẽ pha một ly trà ngon để đãi khách quý.
– Tôi có phải khách quý gì đâu?
Hoàng Văn Cường vừa cười nói vừa nhấp một ngụm trà, đoạn ông nói:
– Phải nói trà thầy giáo Phương pha đúng là khác hẳn. Khi nãy trông thấy cách thầy pha trà có vẻ thuần thục nhỉ,.. thầy cũng thích trà đạo sao?
– Cũng không hẳn là trà đạo. Do tôi bị ảnh hưởng bởi người lớn trong nhà thôi, thường ngày thích uống trà với bọn họ. Uống nhiều, thấy nhiều cũng hiểu được chút chút.
Phương Viêm nhìn sang Hoàng Hạo Nhiên đang im lặng làm nhân vật quần chúng bên cạnh rồi hỏi:
– Hạo Nhiên em thích uống trà chứ?
– Thích ạ.
Hoàng Hạo Nhiên đáp:
– Nhưng các bạn trong lớp đều thích uống nước ngọt hơn.
– Biết đâu chừng sau này bọn họ cũng sẽ thích uống trà thì sao.
Phương Viêm vừa cười vừa nói.
– Thầy có cách à?
Hoàng Văn Cường hỏi. Ông là phóng viên, mỗi một câu hỏi đều ẩn chứa hàm ý rất nhạy cảm.
Advertisement / Quảng cáo
– Tôi tính để bọn họ hiểu thêm vài thứ về trà đạo ấy mà.
Phương Viêm cười ha hả.
– Trà đạo là tinh túy của Hoa Hạ, pha trà uống trà có thể giúp người ta tĩnh tâm, tu thân dưỡng tính, nâng tố chất lẫn trình độ văn hóa của bản thân lên. Nếu thứ tốt thế này mất đi thì hơi đáng tiếc. Một người truyền thừa không được, một nhà cũng không truyền thừa được, nhưng nếu cả nước cùng truyền thừa thì lo gì trà đạo Hoa HẠ không thể phát triển kia chứ?
– Nhưng kỹ xảo trà đạo lại không nằm trong phạm vi kiến thức của sách giáo khoa. Nếu cậu dạy mấy thứ này… bộ cậu không sợ trường học lại đuổi cậu hay sao?
Hoàng Văn Cường hỏi với vẻ nghi ngờ.
Phương Viêm không đáp lại câu hỏi của ông mà quay sang hỏi Hoàng Hạo Nhiên:
– Hoàng Hạo Nhiên, em cảm thấy học sinh sẽ thích lớp học trà đạo không?
– Có ạ.
Hai mắt Hoàng Hạo Nhiên sáng lên.
– Nhất định sẽ có rất nhiều bạn học thích nó.
– Em thấy bản thân các em được lợi không?
Phương Viêm hỏi tiếp.
– Có ạ.
Hoàng Hạo Nhiên đáp.
– Bọn em cũng thích học thêm vài kiến thức bên ngoài, bọn em cũng muốn học thứ mình thích. Nhưng bài vở quá nhiểu cho nên không có thời gian cho nên chẳng làm được gì cả. Thật ra các bạn khác rất thích những điều này. Tại sao bên lớp học múa, học võ lại có nhiều thành viên như vậy? Chẳng phải chứng minh mọi người đều thích mấy thứ này sao?
Phương Viêm cực kỳ hài lòng trước câu trả lời của Hoàng Hạo Nhiên, đoạn hắn quay sang nói với Hoàng Văn Cường.
– Vì không thi nên giáo viên sẽ không dạy… Làm thế thật sự vì muốn tốt cho học sinh sao?
– Nhưng hiện tại, tất cả các trường học chỉ xét về điểm số mà thôi. Nếu như cậu làm chậm trễ việc học của học sinh thì…
– Ai nói học sinh học trà đạo không đạt điểm cao hả?
Phương Viêm phản bác lại.
– Một học kỳ gồm vài tháng, sách ngữ văn có bao nhiêu trang kia chứ? Nếu tập trung học hành thì một tháng là đủ rồi.
– Tại sao học sinh học lâu như thế vẫn không học giỏi? Vì ghét học.
Phương Viêm nói ra đáp án.
– Cả ngày phải nhớ ai sống năm nào, chết năm bao nhiêu, bài văn này thể hiện quan điểm gì của tác giả. Người ta chết lâu thế rồi, làm sao biết được quan điểm là gì kia chứ? Có ai biết nhà thơ sáng tác thơ dựa vào tâm trạng không? Biết đâu chừng bọn họ chế ra trong lúc đi wc bị táo bón thì sao. Thế mà cố tình cho ra một cách đọc hiểu đúng, rồi nói đây là đáp án chính sác. Mấy thứ đó của chính tác giả sao? Của chính nhà thơ sao? Nếu không phải thì dựa vào đâu cho đấy là cách đọc hiểu chính xác? Tại sao học sinh không thể tự mình tìm hiểu? Học sinh vừa tìm hiểu thì cho rằng đấy là sai ư?
– Nếu như mỗi học sinh đều có cách giải thích khác nhau, vậy làm sao biết đạt hay không đạt kia chứ?
– Tại sao cứ nhất định phải dựa vào tư tưởng được thống nhất mới có thể chấm đạt?
Phương Viêm nói với vẻ bất đắc dĩ.
– Văn học là nghệ thuật, mà nghệ thuật khó mà kết luận được. Chúng ta lấy số thứ tự ra xếp hạng một, hai, ba, bốn, năm sáu cho các em học sinh. Người thứ nhất thân với nhà thơ nhất, người thứ hai hiểu nhà thơ nhất nhưng chúng ta chẳng dạy ra được bất kỳ nhà thơ nào cả.
– Nghe cũng đúng.
Hoàng Văn Cường cười nói:
– Cậu có ngại không nếu tôi chỉnh sửa lại mấy câu này rồi đăng lên “báo thành phố Hoa Hạ”? Bài đăng lần trước được nhóm phụ huynh hưởng ứng nhiệt liệt, nếu chúng ta lại đăng thêm bài nữa thì có thể chủ để sẽ hot hơn.
– Được, nhưng đừng thêm tên tôi vào.
Phương Viêm nói.
– Sao thế?
– Vì…
Sao Phương Viêm có thể nói bản thân không muốn nổi tiếng vì lo lắng con nhỏ Diệp Ôn Nhu bạo lực kia bỗng dưng tìm tới đập hắn đây?
– Tính tôi tẻ nhạt, thích im lặng, không thích bị ảnh hưởng bởi đám danh lợi tục tằng đấy.
– Thầy giáo tốt như cậu đây đúng là không còn mấy người.
Hoàng Văn Cường cảm thán.
– Chẳng trách Hoàng Hạo Nhiên nói cậu khác hẳn các giáo viên khác.
– Nếu như tôi có bốn mươi em học sinh, vậy thì tôi hỵ vọng có thể dạy ra bốn mươi thiên tài ở các lĩnh vực khác nhau, chứ không phải là nhân tài kiểu mẫu.
Phương Viêm nói tiếp:
– Đây chính là chỗ khác biệt giữa tôi và các giáo viên khác.
– Thầy Phương đức độ thật.
– Đăng báo có tiền nhuận bút chứ nhỉ?
– Có.
– Vậy tiền nhuận bút của tôi sẽ đưa cho em Hoàng Hạo Nhiên mua sách.
Advertisement / Quảng cáo
– Không không, tiền nhuận bút là của cậu, tôi sẽ bảo Hoàng Hạo Nhiên đem qua cho cậu.
– Phóng viên Hoàng kha1chs áo quá.
– Thầy Phương cũng đừng khách sáo làm gì.
Buổi chiều có hai tiết ngữ viên cho nên Phương Viêm không về sớm.
Hắn ngồi đọc sách trong văn phòng, lúc này Trần Đại Hải cầm ly trà đi tới.
– Thầy Trần đến rồi.
– Sao tổ trưởng Trần lại có thời gian rảnh đến kiểm tra tổ ngữ văn bọn tôi thế?
– Ông Trần tới đây uống trà nào, chỗ tôi có sơn trà đem từ dưới quê lên đấy. Thơm lắm đúng không?
Trần Đại Hải là tổ trưởng tổ toán học năm nhất lại là chủ nhiệm lớp 9. Ông ta khá thân thiết với các chủ nhiệm, phó hiệu trưởng trong trường cho nên có thể xem là một đối tượng nịnh nọt khá tốt.
Trần Đại Hải cười ha hả, chào hỏi với các giáo viên khác, sau đó đi tới trước mặt Phương Viêm rồi nói:
– Thầy Phương, đây là giấy xin nghỉ phép của ba em Trịnh Quốc Đống, Trần Đào và Lý Dương. Ba đứa thấy mệt mệt nên tìm tôi xin nghỉ, tôi đã cho bọn nhọ về nhà nghỉ ngơi rồi.
Từ sau chuyện Chu Phương rơi xuống nước tới nay, ba người Trịnh Quốc Đống, Trần Đào và Lý Dương cứ thích chạy tới trước mặt Phương Viêm châm chọc, khiêu khích các kiểu, suýt chút này gây gổ với nhóm học sinh bảo vệ cho hắn.
Bây giờ ba đứa nó đã biết Phương Viêm không rời khỏi trường từ người nhà, mà quay trở lại làm giáo viên ngữ văn của họ. Sao họ có thể dày mặt tới học được chứ?
Tìm người thay mặt xin nghỉ thì không được, trước đây bọn họ từng làm thế, Phương Viêm đã ghi thằng ở mặt sau tờ giấy: không chấp thuận. Bản thân bọn họ càng không muốn muối mặt tìm Phương Viêm xin nghỉ.
Vì thế bọn họ nghĩ tới Trần Đại Hải, chẳng phải ông ta là chủ nhiệm lớp họ hay sao? Cứ xin thẳng chủ nhiệm là được rồi?
Phương Viêm hiểu rất rõ suy nghĩ của bọn họ, hắn cầm lấy đơn xin nghỉ phép rồi ân cần hỏi thăm:
– Ba em ấy bệnh ra sao rồi?
– Cũng không sao cả.
Trần Đại Hải cười nói, trong bụng lại thầm nghĩ “để tôi xem Phương Viêm cậu có thể kiêu ngạo được bao lâu. Đắc tội với người khác thì thôi đi, ngay cả con trai của chủ tịch Trịnh cũng ghét cậu, cậu làm gì có quả ngon trong trường này kia chứ?
– Bọn họ có nhập viện không? Tôi tới bệnh viện thăm ba em ấy.
Phương Viêm hỏi.
– Không có.
Trong lòng Trần Đại Hại rất khó chịu. Người nói gì thế hả? Người ta không bị sao nhập viện làm quái gì?
– Tôi thấy bọn họ xin nghỉ hai tiết không đủ đâu nhỉ?
Phương Viêm lại nhìn sang thời khóa biểu trên bàn rồi nói tiếp:
– Hai tiết đầu sáng mai cũng là tiết ngữ văn của tôi, nguyên buổi chiều hôm kia cũng là tiết của tôi. Có phải ba em ấy muốn một lần xin nghỉ sạch hết mấy tiết đó hay không?
– Thầy Phương…
Trần Đại Hải sầm mặt xuống/
– Học sinh xin nghỉ vì tình hình sức khỏe bản thân, sao anh lại khuyến khích bọn họ xin nghỉ nhiều như thế hả?
Phương Viêm cười nói:
– Tôi sợ mai bọn họ lại đau bụng ngay tiết ngữ văn của tôi, ngày kia thì nói đến kỳ cho nên mới nhắc bọn họ như thế. Vậy chẳng phải tốt hơn sao? Tiện cho ba em kia cũng tiện cho tôi mà.
– Trông thầy Phương có thành kiến với ba em học sinh này nhỉ?
Trần Đại Hải bắt đầu chụp mũ đổ tội cho Phương Viêm.
– Không hề, hoàn toàn không có.
Phương Viêm phất tay.
– Tuy rằng thầy Trần từng núp sau lưng hãm hại tôi, nhưng tôi sẽ không vì Trần Đào là con thầy mà phân biệt đối xử đâu. Tuy bản chất đứa bé này xấu nhưng vẫn là con nít, vẫn còn cơ hội sửa đổi. Thân là giáo viên phải có lòng tin với học sinh của mình chứ nhỉ.
– Phương Viêm anh nói thế là sao hả? Bản tính ai xấu xa hả? Ai lén hãm hại anh hả?
– Trần Đào xấu tính, thầy Trần lén hại tôi.
Phương Viêm cười khổ.
– Tất cả mọi người đều là đồng nghiệp với nhau mà, sao lại ép người ta nói thẳng ra như thế? Làm sao sau này sao làm việc chung được nữa?
– Anh…anh. Đi gặp hiệu tưởng với tôi ngay.
Trần Đại Hại tức muốn điên lên, ông ta kéo tay Phương Viêm toan dẫn hắn đi gặp lãnh đạo nhà trường.
– Thầy Trần đừng xúc động như thế.
Phương Viêm an ủi.
– Người biết chuyện này càng ít càng tốt, thầy cứ ầm ĩ như vậy. Tới lúc đó ai cũng biết hết, chẳng tốt cho thầy và Trần Đào đâu. Trần Đào là con nít, vẫn còn cứu chữa được.
Trần Đào là trẻ con cho nên vẫn còn cứu được, còn thầy Trần đây thì hết thuốc chữa rồi.
Các giáo viên khác cũng lại gần, khuyên nhủ.
Advertisement / Quảng cáo
– Đúng thế, thầy Trần đừng kích động. Có gì từ từ nói.
– Phương Viêm cậu thật quá đáng, Sao lại nói chuyện như thế với tổ trưởng Trần hả? Thầy ấy lén lút hại cậu thế nào? Có giỏi thì nói mọi người nghe xem nào?
– Thanh niên trẻ tuổi làm việc không đến nơi đến chốn, chẳng biết trường học mời đứa nhóc về làm gì nữa.
– Tôi nói này.
Phương Viêm liếc các giáo viên trong tổ ngữ văn mà nói:
– Tôi không cản mấy người nịnh nọt ai kia, nhưng đừng kéo tôi vào. Tôi cũng có người chống lưng đấy nhé. Các người biết hiệu trưởng Lục không? Tôi là người của cô ấy đấy.
– …
– Xem đi, mấy người đều bắt nạt kẻ yếu, sợ hãi kẻ mạnh. Tôi vừa nói tôi có người chống lưng thì mấy người sợ tới mức câm như hến luôn.
Phương Viêm nói thẳng.
– ..
Các giáo viên cảm thấy hôm đó chẳng còn cách nào qua nổi, cũng chẳng thể ngồi ngây người trong văn phòng này rồi.
– Phương Viêm.
Trần Đại Hải tức tới run người, chỉ vào Phương Viêm mà quát:
– Tôi nhất định sẽ đuổi cổ cậu ra khỏi trường này.
– Lúc con ông nói câu này khí thế hơn ông nhiều.
Phương Viêm nói, hắn chẳng thèm để bụng tới mấy câu uy hiếp yếu ớt này đâu.
– …