Chiến Tranh Và Hòa Bình

Chương 337Quyển 16 -


Đọc truyện Chiến Tranh Và Hòa Bình – Chương 337: Quyển 16 –

Cũng như trong mọi gia đình thực sự là gia đình, ở Lưxye Gorư có nhiều thế giới hoàn toàn khác nhau cùng chung sống, thế giới nào cũng giữ những đặc điểm riêng của nó, nhưng đồng thời lại nhân nhượng cho nhau, do đó mà hợp lại thành một toàn thể hài hoà. Mỗi biến cố xảy ra trong gia đình, đối với tất cả những thế giới này đều quan trọng như nhau, đều vui vẻ hay buồn rầu như nhau.

Nhưng mỗi thế giới đều có những lý do của nó, hoàn toàn độc lập đối với những thế giới khác, để vui mừng hay phiền muộn về một biến cố nào đấy.

Việc Piotr trở về là một biến cố quan trọng đáng mừng và mọi người đều cảm thấy như vậy.

Các gia nhân là những người xét đoán đúng đắn nhầt về chủ họ, bởi vì họ không căn cứ vào những lời nói và những tình cảm chủ họ bộc lộ, mà căn cứ vào những hành động và lối sống của chủ, đều sung sướng khi thấy Piotr về, vì họ biết rằng bá tước Nikolai Ilyts sẽ không đi kiểm soát điền trang ngày một nữa, ông ta sẽ vui vẻ hơn và hiền lành hơn, và cũng vì nhân ngày lễ mọi người sẽ nhận được một món quà hậu hĩ.

Bọn trẻ con và các chị giữ trẻ vui mừng, khi thấy Bezukhov trở về vì chẳng ai khéo biết cách đưa họ vào sinh hoạt cùng của gia đình bằng Piotr. Chỉ có chàng mới biết chơi trên đàn dương cầm cái điệu Scotland, (bài học duy nhất của chàng) có thể đệm theo tất cả các điệu nhảy trên đời, như chàng thường nói, và chắc chắn thế nào chàng cũng đem quà về cho mọi người.

– Cậu Nikolenka, năm nay mười lăm tuổi, một cậu bé thông minh, mà gầy yếu, có bộ tóc quăn màu hung và đôi mắt rất đẹp, vui mừng bởi vì cậu Piotr, như cậu thường gọi, là người được cậu say mê và tôn thờ. Không ai cố tìm cách làm cho Nikolenka yêu mến Piotr một cách đặc biệt, và chỉ thỉnh thoảng cậu mới gặp Piotr. Bá tước phu nhân Maria, người giáo dục cậu, tìm đủ mọi cách để làm cho cậu yêu chồng mình như mình, và Nikolenka cũng yêu chú cậu, nhưng tình yêu của cậu đối với Nikolai thoáng có pha lẫn ý khinh thường kín đáo. Trái lại cậu tôn thờ Piotr. Cậu không muốn trở thành một sĩ quan phiêu kỵ, cũng không muốn được thưởng huân chương Georges như chú Nikolai, cậu muốn trở thành một người học rộng thông minh và tốt bụng như cậu Piotr. Trước mặt Piotr, gương mặt cậu bao giờ cũng sáng ngời, vì vui sướng, cậu đỏ mặt và nghẹn thở mỗi khi Piotr nói với cậu. Cậu không hề bỏ qua một lời nào Piotr nói ra, và sau đó hoặc cùng với Dexal hoặc một mình, cậu hồi tưởng lại từng lời nói một và tìm cách hiểu ý nghĩa những lời ấy. Quãng đời mà Piotr đã trải qua, những nỗi khổ của chàng trước năm 1812 (căn cứ vào những điều nghe được, cậu đã tạo nên một hình ảnh mơ hồ và thi vị về những nỗi khổ này) những hành động mạo hiểm của chàng ở Moskva, thời gian bị cầm tù. Platon Karataiev (cậu có nghe Piotr kể lại), tình yêu của chàng đối với Natasa (cậu bé cũng yêu nàng với một tình yêu đặc biệt) và nhất là tình bạn giữa chàng và công tước Andrey, người cha mà Nikolenka không nhớ được, tất cả những điều đó làm cho Piotr trở thành một vị anh hùng và một bậc thần thánh đối với cậu bé.

Căn cứ vào những mẩu chuyện rời rạc về cha cậu và Natasa, nỗi xúc động của Piotr khi nói đến người đã khuất, vẻ trìu mến, trân trọng, sùng kính của Natasa khi nói đến cha mình, cậu bé hồi ấy mới bắt đầu hình dung được tình yêu một cách mơ hồ đã tưởng tượng ra rằng cha cậu trước kia yêu Natasa và khi lâm chung đã phó thác nàng cho bạn. Còn người cha kia mà cậu bé không nhớ rõ, đối với cậu là một vị thần mà người ta không thể nào hình dung ra được và hễ nghĩ đến cha Nikolenka bao giờ cũng thấy lòng se lại và mắt cậu rơm rớm những giọt lệ buồn rầu và ngưỡng mộ. Cho nên cậu bé cũng vui mừng khi thấy Piotr về.

Các tân khách cũng vui mừng khi Piotr về, bởi vì hễ có mặt Piotr là bất cứ nhóm người nào cũng vui vẻ thân thiết với nhau hơn.


Những người lớn trong nhà, không kể đến vợ chàng, đều vui mừng được gặp lại người bạn có khả năng làm cho cuộc sống của họ trở nên nhẹ nhàng và êm thấm hơn.

Các bà già hài lòng về những món quà mà chàng mang về, và nhất là Natasa lại phấn chấn như cũ.

Piotr cảm biết tất cả những cách nhìn khác nhau của những thế giới khác nhau kia đối với mình và sốt sắng đem lại cho mỗi người những điều họ mong đợi.

Piotr, con người lơ đãng nhất, hay quên nhất đời, bây giờ đã mua tất cả những thứ ghi trong bản danh sách mà vợ chàng trao cho, không quên những điều mẹ chàng và vợ chàng dặn dò, kể cả việc mua áo làm quà cho bà Belova và đồ chơi cho các cháu.

Trong thời gian đầu khi mới lấy vợ, chàng lấy làm lạ không hiểu tại sao vợ chàng cứ một mực dặn chàng không được quên tất cả những thứ cần phải mua, và kinh ngạc thấy nàng khổ sở thật sự chỉ vì trong chuyến đi xa đầu tiên chàng đã quên hết. Nhưng về sau chàng đã quen với điều đó. Biết rằng Natasa không dặn chàng mua gì cho nàng mà chỉ dặn mua cho những người khác nếu chàng tình nguyện làm. Bây giờ chàng cảm thấy một niềm thích thú không ngờ của trẻ con trong việc mua qua cho cả nhà, và không bao giờ chàng quên gì hết. Chàng có bị Natasa trách chăng thì cũng chỉ vì chàng mua quá nhiều và quá đắt. Thêm vào những khuyết điểm của nàng (theo ý mọi người) hay những đức tính của nàng (theo ý chàng) là tính cẩu thả và buông lơi, Natasa bây giờ lại đâm ra hà tiện nữa.

Từ khi Piotr bắt đầu sống với một gia đình đòi hỏi phải chi tiêu nhiều chàng phải ngạc nhiên mà nhận thấy rằng mình tiêu chỉ bằng một nửa hồi trước và những công việc của mình vừa đây đang gặp khó khăn (đặc biệt là do những món nợ của người vợ trước) nay đã bắt đầu ổn dần.

Chàng tiêu ít hơn trước vì cuộc sống của chàng bây giờ đã ổn định: lối sống xa hoa tốn kém nhất, tức là lối sống có thể thay đổi từng phút một, bây giờ đã không còn, vả chăng chàng cũng không muốn sống như thế nữa. Chàng cảm thấy lối sống của mình lần này đã được quy định vĩnh viễn cho đến khi chết, chàng không tài nào thay đổi nó, cho nên lối sống của chàng bây giờ rất ít tốn kém.


Piotr gương mặt tươi cười vui vẻ đang sắp xếp những vật đã mua được:

– Xem này, có đẹp không! – Chàng vừa nói vừa dăng một tấm vải ra như một anh bán hàng. Natasa ngồi ttước mặt chàng, tay giữ đứa con gái đầu lòng ngôi trên gối, đôi mắt sáng ngời hết nhìn chồng lại nhìn vật chàng đang phô ra cho nàng xem.

– Đây là quà cho bà Belva có phải không? Tuyệt! – Nàng đưa tay mân mê tấm vải. – Cái này chắc phải đến một rúp một thước.

Piotr nói giá vải.

– Mua đắt đấy – Natasa nói – Thôi được, bọn trẻ con chắc bằng lòng lắm và cả mẹ nữa, kể ra anh không nên mua cho em cái này: mới phải, – nàng nói, nhưng không sao nén nổi một nụ cười klti ngắm một chiếc lược vàng giát ngọc trai hồi bấy giờ mới bắt đầu thành một vật thời thượng.

– Đó là vì cô Adel cứ nài ép anh. Cô ta bảo cứ mua đi mua đi.

– Nhưng em sẽ cài lúc nào? – Natasa cài chiếc lược vào bím tóc – Thôi để đến khi nào em dẫn Masenka vào môi trường giao tế, lúc bấy giờ có lẽ người ta sẽ cài kiểu lược này. Thôi, ta đi nào.


Thế rồi họ mang các quà biếu trước hết vào phòng trẻ con rồi vào phòng lão bá tước phu nhân.

Phu nhân đang ngồi chơi bài với Belova như mọi ngày thì Piotr và Natasa, tay cắp mấy gói quà, bước vào phòng khách.

Lão bá tước phu nhân đã ngoài sáu mươi tuổi, tóc đã bạc phơ, phu nhân đội một chiếc mũ chụp kết hình tổ ong trùm kín hai bên mặt. Mặt phu nhân nhăn nheo, môi trên thụt vào và cặp mắt lờ đờ.

Từ khi con trai bà và chồng nối chân nhau qua đời trong một khoảng thời ngắn như vậy, bá tước phu nhân cảm thấy mình bỗng dưng bị rơi lại trên thế gian này, sống không chút mục đích, không chút ý nghĩa. Phu nhân cũng vẫn ăn, uống, ngủ, thức, nhưng không phải là sống. Cuộc sống không còn đem lại cho phu nhân một ấn tượng gì nữa. Phu nhân không đòi hỏi gì ở cuộc sống ngoài sự yên tĩnh, mà sự yên tĩnh này thì chỉ có thể tìm thấy trong cõi chết.

Nhưng chừng nào cái chết chưa đến, thì phu nhân vẫn còn phải sống, tức còn phải sử dụng những sức sống của mình. Ở phu nhân có thể thấy biểu hiện ở mức cao nhất cái hiện tượng mà người ta thường nhận thấy ở những đứa trẻ rất bé và những người rất già.

Trong cuộc sống của phu nhân không thấy có một mục đích nào bên ngoài, mà chỉ thấy một điều rõ rệt là nhu cầu vận dụng những xu hướng và những năng lực tự nhiên của mình. Phu nhân cần ăn, ngủ, nghĩ, khóc, nói, làm việc, giận dỗi v.v. chỉ vì phu nhân có dạ dày, bộ óc, bắp thịt, giây thần kinh và gan. Phu nhân làm tất cả những điều đó mà không cần một cái gì ở ngoại giới kích thích, không phải như những người đang thời cường tráng, tức là những người không thấy ở phía sau cái mục đích họ đang đeo đuổi còn có mục đích khác mà họ không để ý, là thoả mãn cái nhu cầu tiêu dùng những sinh lực của họ. Phu nhân nói chỉ vì, về mặt sinh lý, phu nhân phải để cho phổi và lưỡi của mình hoạt động. Phu nhân khóc như một đứa trẻ chỉ vì phu nhân cần xì mũi v.v… cần cái gì đối với những người cường tráng là mục đích thì đối với phu nhân rõ ràng là một duyên cớ.

Chẳng hạn, mỗi buổi sáng phu nhân cảm thấy phải nổi giận, đặc biệt nếu tối qua phu nhân ăn một món ăn béo, thì phu nhân chọn ngay một duyên cớ dễ tìm nhất, đó là bệnh điếc của bà Belova.

Phu nhân đang ngồi mãi ở cuối phòng bắt đầu nói khẽ với bà ta một điều gì.


– Hôm nay hình như trời ẩm hơn mọi hôm bà à? – phu nhân nói thì thầm. Thế rồi khi bà Belova đáp: “Phải, họ đã đến” thì phu nhân càu nhàu, giọng cáu kỉnh.

– Điếc ơi là điếc ngốc ơi là ngốc!

Một duyên cớ khác là thuốc lá bột để hít. Phu nhân thấy nó khi thì quá khô, khi thì quá ẩm, khi thì nghiền không nhỏ. Sau những cơn giận dữ này, mặt phu nhân ngả sang màu vàng, và những cô gái hầu phòng của phu nhân căn cứ vào những dấu hiệu chắc chắn có thể biết rõ khi nào bà Belova sẽ lại điếu, thuốc lá sẽ lại ẩm, và khi nào mặt phu nhân lại sẽ vàng. Cũng như phu nhân cần phải tiết bớt mật, đôi khi phu nhân cần phải vận động những năng lực tư duy còn lại của mình vì muốn thố thi trò chơi xếp bài là một duyên cớ. Khi phu nhân cần khóc thì duyên cớ lại là kỷ niệm của cố bá tước. Khi phu nhân cần lo lắng thì duyên cớ là Nikolai và sức khoẻ của chàng. Khi phu nhân cần nói những điều cay độc thì duyên cớ là bá tước phu nhân Maria, khi thì phu nhân cần vận dụng các khí quan phát âm – điều đó thường xảy ra nhất vào lúc bảy giờ sau khi nghỉ ngơi cho tiêu cơm trong gian phòng tối mờ mờ – thì duyên cớ là kể lại mãi những chuyện đã cũ rích, với những thính giả không thay đổi.

Mọi người trong nhà đều hiểu tình trạng này của lão bá tước phu nhân, tuy không bao giờ họ nói ra, và ai nấy đều tìm đủ mọi cách làm phu nhân thoả mãn. Chỉ đôi khi những nụ cười cửa miệng buồn bã và những cái nhìn mà Nikolai, Piotr, Natasa và bá tước phu nhân Maria trao đổi với nhau cho thấy họ đã cùng hiểu tình trạng của phu nhân.

Nhưng những cái nhìn ấy còn nói lên một điều khác nữa: Nó nói rằng phu nhân đã làm xong nhiệm vụ của mình ở trên đời, rằng phu nhân trước kia không phải bao giờ cũng như người ra thấy phu nhân hiện nay, rằng tất cả chúng ta sẽ như phu nhân và chúng ta phải vui vẻ tự kiềm chế mình, tự thắng mình để làm vừa lòng con người mà xưa kia mình yêu, xưa kia cũng đầy sức sống như mình bây giờ, nhưng nay chỉ còn là một sinh vật thảm hại. Memento mori(1) – những cái nhìn ấy như muốn nói thế.

Ở trong nhà chỉ có những kẻ hoàn toàn độc ác, ngu xuẩn, và lũ trẻ con, mới không hiểu điều đó và xa lánh phu nhân.

Chú thích:

(1) Hãy nhớ cái chết (tiếng La tinh)


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.