Chiếc Nhẫn Tình Yêu

Chương 9


Đọc truyện Chiếc Nhẫn Tình Yêu – Chương 9

Ông Walmar von Gotthart lặng lẽ đi xuống phòng khách phía trướcvà ngồi chờ. Ông đã dặn Herr Thomas hãy đi bằng chân không qua khu vườn hơn là đi giày giẩm trên sỏi của lối đi chính. Và ông cũng đã đưa cho Max chìa khóa cửa trước. ông Max đã từ giả lúc mười mộtgiờ, và bây giờlà ba giờ khuya. Trăng tròn sang, rất dễ thấy Max đang chạy se sẻ qua bồn cỏ. Hai người không chào hỏi gì nhau. Max lấy vớ chìu sạch chân vì sợ lấm đất lên nền nhà có thể để lộ dấu vết. Ông Walmar vui long vì thấy Max còn bình tỉnh sáng suốt lắm . Phải bình tỉnhvà nhanh trí thì trốn thoát mới an toàn.

Hai ngườiđi nhanh lên cầu thang, tới trước phòng Kassandra. Ariana đã chờ bên trong, khe khẻ mở cửa,. Ông Walmar lắc đầu như không muốn vào. Lòng ông vẫn đau đớn. Max vào trước. Rồi Walmarmới đẩy cửa rộng hơn bước vào.

Ariana dẫn hai người vào một ngăn nhỏ trong phòng đó. Ngăn này trước kia là phòng đọc sách riêng của Kassandra, có chiếc ghế đệm dài có thễ nằm ngủ trên đó. Ariana đã để sẳn vài tấm chăn ấm cho ông Max đắp.

Ariana đặt một ngón tay lên miệng và nói khe khẻ:

– Con nghỉ là để chú ngủ ỡ đó an toàn hơn, vì lỡ có ai họ nhìn vào phòng thì cũng không thấy chú đâu cả.

Cha nàng gật đầu, Max thì nhìn nàng với đôi mắt biết ơn. Ông Walmar nhìn Max gật đầu, rồi cùng với Ariana khe khẽ đi ra. Hai cha con không nói gì thêm. Ông Walmar hy vọng tối mai là lo xong giấy tờ tiền bạc cho Max. Arianathì nghĩ đến cuộc hành trình cô độc của ông ta mà tội nghiệp. Nàng vẫn nhớ hình ảnh bà Sarah vợ ông Max, nhỏ bé với đôi mắt đen tươi vui. Bà ta có vô số chuyện vui, và mỗi lấn gặp Arianabà đều săn đón tử tế . Thế mà bây giờ ngỡ như đã xa lăng lắc …

Ông Max nằm lặng lẽ trên chiếc ghế đệm, trong căn phòng của bà mệnh phụ mà trước đây ông chỉ gặp có một lần khi diện kiến ông Walmar. Ông vẩn nhớ bà ta có mái tóc màu vàng đậm, và là một phụ nũ đặc sắc . Sau đó ông nghe nói bà ta chết vì bệnh cúm đột phát gì đó. Nhưng bây giờ ông nằm đây, ông nghĩ là chắc chắn có một lý do gì khác về cái chết của bà ta. Ông cảm thấy từ Walmar truyền qua ông mộtý nghĩ kỳ lạ về bàn tay độc ác của bọn Quốc Xã.

Riêng ông Walmar khi về phòng riêng thì đứng tữa cửa sổ nhìn ra mặt hồ dưới ánh trăng, ông nhớ lại hình ảnh Kassandra tươi tắn, xinh đẹp … Người đàn bà ông yêu thương, những kỷ niệm của họ trong căn phòng kia … Mà bây giờ thì trống vắn quên lãng … Ông buồn bả hồi lâu, rồi sau cùng mới đi ngủ.

– Cô đã hỏi ông chủ chưa? – Bà Frau Klemmer hỏi Ariana sau khi ăn sáng xong.

– Hỏi gì? – Arianađang nghĩ chuyện riêng, không chú ý.

– Chuyện căn phòng. Phòng của mẹ cô đấy! – Bà Frau thấy cô chủ nhìn mình sao đôi khi kỳ lạ, quên một cách lãng xẹt như thế! Ariana chợt nhớ ra, nói:

– À, à vâng … Chắc không được. Ba tôi không chịu.

– Ông chủ có giận không?

– Không. Nhưng ông nhất định không chịu. Chắc tôi vẫn phải ở nguyên chỗ củ !

– Sao cô không thúc ông chủ để ông suy nghĩ lại có thể ông chịu lắm.

Nhưng Ariana lắc đầu :

– Ba tôi chắc nghĩ kỹ rồi.


Bà Frau nhún vai, rồi đi làm việc khác. Bà thấy cô chủ này nhiều khi kỳ lạ. Bà mẹ cô ta trước đây cũng vậy nữa !

Sáng đó, khi Ariana đi học thì ông Walmar cũng đã đi làm rồi… Nàng định ở nhà, nhưng ông Walmar đã nhấn mạnh là nàng phải đi học như thường lệ. Và để chắc chắn, ông đã đích thân khóa cửa phòng Kassandra.

Hôm đó, Ariana ngồi ở trườngmà tâm trí lơ đảng, không biết ông Max ở nhà ra sao. Tội nghiệp ông ta, chắc phải giam mình trong nhà người lạ như thế thì cảm thấy kỳ quái lắm. Lúc trở về, nàng bình tỉnh vào phòng chải tóc. Nàng xuống phòng cha nàng, rồi lén mở cửa khe khẻ phòng mẹ nàng, với chiếc chìa khóa mượn của bà Frau hai hôm trước. Nàng khe khẻ chào Max :

– Chào chú.

Ông ta mỉm cười, mời nàng ngồi xuống. Nàng hỏi :

– Chú ăn gì chưa ?

Ông ta lắc đầu. Nàng lấy trong tuí aó ra khúc bánh mì kẹp thịt và nói :

– Cháu cũng nghĩ vậy, nên đem cho chú ăn đây. Lát nữa cháu sẽ đem sữa cho chú uống.

Sáng đó nàng có để cho ông ta một bình nước, và dặn là đừng mở vòi, vì đã lâu ngày vòi sét có thể kêu kít kít rất ồn, gia nhân sẽ nghe thấy. Ariana hỏi :

– Chú vẫn yên ỗn chứ ?

– Vâng ! – Ông ta ăn khúc bánh mì thật nhanh.

– Hôm nay cháu ngồi học mà lo cho chú quá.

– Cô đừng lo. Tôi ở đây là yên.

Thật là kỳ lã, chỉ mới mấy tiếng đồng hồ mà ông ta cảm thấy như tách lìa hẳn thế giới bên ngoài. Ông nhớ tiếng ồn của phố xá, xe cộ, nhớ phòng làm việc, điện thoại, cả tiếng giày guốc vang trên đường… Ông cảm thấy ở đây như ở một nơi xa xôi hẻo lánh, như trôi giạt vào một thế giới khác, nhạt nhòa và bị quên lãng… ông nhìn quanh căn phòng và hỏi Ariana:

– Mẹ cô xưa kia như thế nào nhỉ?

– Cháu cũng không rõ. Thực tình cháu không biết rõ về mẹ cháu lắm. Lúc bà chết, cháu mới chín tuỗi, chaú chỉ biết là mẹ cháu đẹp lắm.


– Tôi có gặp bà nhà một lần. Tôi nghĩ bà nhà là một phụ nữ rất tinh tế.

Ariana gật đầu, rồi hỏi:

– Chú đã định đi đâu chưa?

– Cũng có. Tôi nghĩ là ba cô rất có lý. Đến Thụy Sĩ trước. Rồi khi chiến tranh hết, có lẽ tôi qua Mỹ. Cha tôi có người bà con bên đó. Không biết người đó còn sống không. Nhưng khởi điểm là ở đấy.

– Chú không về lại Đức à? – Ariana có vẻ ngạc nhiên khi thấy Max lắc đầu. Nàng hỏi:

– Không bao giờ chú về lại à?

– Không bao giờ! – Ông thở dài, và tiếp – tôi không muốn thấy lại nơi này.

Ariana lấy làm lạ tại sao Max có thể tách mình mãi mãi ra khỏi những gì ông từng yêu mến trong đời. Hay ông ta cũng như cha nàng không muốn mở lại cánh cửa chôn giấu bao kỷ niệm đớn đau? Có những nơi chốn mà người ta không thể nhìn lại vì không chịu đựng nổi đau đớn.

Max hỏi Ariana:

– Cô và cha cô sau chiến tranh sẽ đến Mỹ chơi chứ?

– Chuyện đó có lẽ xa vời chú nhỉ!

– Tôi hy vọng không xa vời lắm đâu! – rồi ông cầm tay nàng một lúc lâu. Nàng cúi hôn lên trán ông. Sau đó nàng trở ra.

Buổi tối đó ông Walmar vaò thăm Max. Ông đã xoay đượcmột thông hành dưới tên Ernst Josef Frei, và giấy tờ du lịch đầy đủ.

Max nhìn giấy tờ mộtcách thích thú và nói:

– Cả một kỳ công, bây giờ sao nữa?


– Một bản đồ, và một ít tiền. Ông đáp tàu hỏa đến gần biên giới. Sau đó thì tùy ông lo liệu … – Nói xong ông Walmar đưa cho Max mộtphong bì đầy tiền, có thể đủ cho Max dùng thoải mái dăm ba tuần lễ. Ông nói:

– Tôi không dám lấy ra nhiều hơn, chúng sẽ đặt câu hỏi lôi thôi.

Max nhìn ông Walmar đầy vẻ thán phục và nói:

– Ông Walmar, thật là không có gì mà ông không nghĩ tới!

– Chuyện này tôi cũng làm lần đầu. Hy vọng đây cũng là kinh nghiệm.

– Ông định đi thật à? Sao phaỉ đi?

– Nhiều lý do lắm. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra? Đến mức nào thì chúng làm loạn? Tôi còn phải nghỉ đến cháu Gerhard nữa. Mùa thu này nó được mười sáu tuổi. Nếu chiến tranh không dứt sớm thì cháu cỏ thể bị động viên. Lúc đó là chúng tôi phải ra đi thôi.

Max lặng lẽ gật đầu. Ông ta hiểu. Nếu ông ta còn mộtđứa con trai thì ông ta cũng làm vậy thôi, đễ tránh bọn Quốc Xã.

Nhưng Walmar không chỉ lo cho Gerhard, mà còn lo cho Ariana nữa. Thành phố đầy bọn lính tráng, sĩ quan, ông lo ngại hết sức. Mà Ariana thì lại xinh đẹp, quyến rũ. Nếu một tên sĩ quan cao cấp nào đói lấy con ông thì ông tính sao? Càng ngày ông càng lo ngại. Nhất là Ariana lại đi làm công tác từ thiện ở nhà thương Martin Luther, ông rất lo. Ông trầm ngâm nghĩ ngợi, Max nói:

– Ông Walmar, tôi biết nói sao đễ cám ơn ông?

– Cứ an tâm, xây dựng cuộc sống mới, chừng đó là đủ cám ơn.

– Tôi có thể tin về cho ông biết chỗ tôi ở không?

– Không, phải bí mật. Chỉ gửi địa chỉ. Đừng gửi tên tuổi gì cả. Tôi sẽ hiểu ra thôi. Tàu sẽ khởi hành khuya nay.

Ông Walmar lấy một chiếc chìa khoá xe đưa cho Max và nói:

– Ở nhà để xe phía sau, ông lấy chiếc xe Ford màu xanh đậm. Xe cũ của Kassandra ngày xưa. Sáng nay tôi đã thử lại, còn tốt. Ông lái tới nhà ga, rồi cứ bỏ đó. Sáng mai tôi báo là bị trộm. Lúc đó thì ông đã đi xa rồi. Tối nay ta ngũ sớm, như vậy chẳng có vấn đề gì. Hy vọng lúc ông đi, khoảng mười một giờ rưởi thì mọi người trong nhà đây đã ngũ. Chỉ còn một việc nữa…

Walmar đứng lên, bước qua phòng ngủ của Kassandra, lấy hai bức họa trên tường xuống. Một bức của Renoir, một bức của Corot. ống lấy chiếc dao con trong túi ra, cẩn thận cắt rời hai bức họa ra khỏi khung, cuộn lại, cột và đưa cho Max, nói:

– Ông lấy hai bức họa này. Muốn làm gì thì làm. Bán, đổi, ăn chúng đi tuỳ ý. Hai bức họa rất đáng giá. Đủ cho ông khởi sự cuộc đời mới đấy!

– Không được ông Walmar ạ! Số tiền tôi còn lại trong ngân hàng ở đây không đủ trả cho hai bức họa này đâu.


– Ông phải nhận, treo ở đây chẳng ích lợi gì nữa cả. Ông cần phải đem theo… vả lại tôi không đủ can đảm xem lại … Ông lấy đi. Tặng ông với tư cách là bạn.

Vừa lúc đó Ariana bước vào. Nàng thấy ông Max khóc, và lại thấy khung tranh đã trống, nàng hiểu được ngay và hỏi:

– Chú đi bây giờ sao chú Max?

– Vài giờ nữa. Ba cô vừa mới… thật tôi không biết nói thế nào ông Walmar ạ!

– Thôi, chúc may mắn! – Hai người bạn bắt tay nhau thật chặt. Max cố ghìm nước mắt. Walmar bước ra ngoài. Ariana nán lại mấy phúc và hôn ông Max.

Bữa ăn tối bình thường, nhưng thiếu Gerhard. Cậu ta chơi ném những cục ruột bành mì vo tròn vào lưng ông gia nhân Berthold nên bị cha mắng:

– Nếu con cứ chơi như thế, sẽ bắt con ăn tối với bà vú Fraulien Hedwig đấy!

Cậu ta nhăn răng cười, quay qua ném vào lưng cô chị. Ông Walmar mắng nữa. Cậu ta mới chịu ngồi im.

Sau bữa ăn ông Walmar rút lui vào phòng. Ariana định lên thăm Max, nhưng nàng sợ. Cha nàng đã nhấn mạnh là không được làm gì cho các gia nhân chú ý.

Đến mười giờ rưỡi nàng tắt đèn như cha đã dặn. Rồi nằm yên chờ đợi và cầu nguyện. Lúc mười một giờ kém hai mươi, nàng rón rén xuống chỗ phòng của mẹ nàng.

Nàng nhẹ nhàng lén vào, và thấy ông Max đang chờ đợi. Ông ta hôn nàng thắm thiết rồi nói:

– Bây giờ tôi phải đi Ariana, cô cẩn thận. Hẹn ngày gặp lại nhau.

– Cầu Chúa phù hộ cho chú.

Ông ta gật đầu. Ông xách chiếc cặp co đựng hai bức tranh quý giá. Ông mỉm cười:

– Chúng ta sẽ gặp nhau khi bình yên, có lẽ ỡ New York.

Nàng cười nho nhỏ:

– Chú điên rồi !

– Chú rất thưong yêu Ariana! – Ariana đã đến với ông như một người bạn lúc cần.

Max rón rén bước ra. Ariana khóa cửa lại. Ông se sẽ xuống cầu thang. Ariana thì vào phòng nàng. Một lúc sau nàng nghe tiếng xe ra cỗng. Nàng đứng ở cửa sỗ nhìn ra lâu thật lâu, tự hỏi không biết có bao giờ gặp lại Max chăng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.