Chàng Trai Không Biết Yêu

Chương 1


Bạn đang đọc Chàng Trai Không Biết Yêu – Chương 1


Nhật Hà ! Em còn bao thư không, cho chị xin một cái.
– Hả ! – Dứt mắt khỏi bài tập Anh văn, Nhật Hà nhìn Tịnh Nghi ngơ ngác – Lại xin bao thơ nữa hả Chị viết thư cho ai mà nhiều vậy? Mới một tuần đã ngốn của em hết năm cáo bao thư rồi.
– Ờ… thì… – Chựng lại một giây khó nói, Tịnh Nghi trợn mắt nạt ngang – Viết cho ai thì kệ tao , còn không thì nói?
– Còn…
Cho tay vào cặp táp tìm bì thư, lòng Nhật Hà bỗng dậy lên một nghi ngờ: Lẽ nào… chị Tịnh Nghi có bồ rồi. Mà bồ chị Ở đâu? Xa lắm sao phải gởi thư?
Cả tuần nay , đúng là chị Nghi có cái gì lạ lắm. Chiều nào cũng không chịu ăn cơm, lo trang điểm , thay đồ đẹp rồi biến mất tiêu đến tối mịt mới mò về. Mà… lần nào về cũng mua qua về ình và mẹ. Khi thì mấy chiếc bán phlan, khi thì vài miếng rau câu, khi thì chơi sang lại mua cả xúp bóng cua mang về nữa. Chị Tịnh Nghi làm gì có tiền như vậy được. Chà, nguy rồi ! Phải nói ngay với mẹ chuyện này.
– Có chưa? Mày làm gì mà lâu quá vậy?
Giọng Tịnh Nghi hối hả bên tai. Nhật Hà ngẩng đầu lên , chưa vội đưa ngay phong bì vừa tìm được:
– Chị gởi thư cho ai vậy? Nói em nghe với?
– Không phải chuyện của mày , lo học đi nhóc con.
Giật mạnh phong bì khỏi tay Nhật Hà, Tịnh Nghi tung chân sáo chạy đi ngay đến bên góc nah`, giang sơn nhỏ của riêng mình. Cô ngồi xuống, lôi từ dưới gầm giường ra một chiếc hộp con rồi hí hoáy lo trang điểm.
Bài kiểm tra sáng mai vẫn chưa thuộc chữ nào, nhưng Nhật Hà không thèm quan tâm đến chúng. Hai mươi tuổi, cậy đã đủ trí khôn nhận định. Thái độ của chị chẳng bình thường một chút nào. Nhưng… liệu có nên kể với mẹ không? Lòng Nhật Hà nặng nỗi lọ Mẹ đang bệnh nặng, chẳng giải quyết được gì, chỉ làm mẹ bận tâm thêm.
Không nói với mẹ thì làm sao bây giờ? – Nhật Hà vẽ một vòng trên giấy. Bỏ mặc chị ư? – Mà chị có chuyện gì thế nhỉ?
Lòng đầy ắp mối tơ vò, nhưng thật sự Hà biết mình sẽ không dám vặn hỏi chị đâu vì… chị sẽ chẳng bao giờ nói , chị sẽ trừng mắt, sẽ nạt ngang rồi bỏ đi một nước. Vì cậu sợ… một nỗi sợ hãi pha lẫn niềm kính trọng thương yêu. Bốn năm rồi… từ ngày mẹ bị tai biến mạch máu não phải nằm yên một chỗ, tất cả mọi việc trong nhà , đều do một tay chị quán xuyến chăm lo tươm tất.
Mọi chi phí trong nhà, từ cái ăn, cái mặc, từ thuốc men đến sách vở , học phí của cậu đều đổ lên vai chị. Vất vả, cực nhọc lắm, làm quần quật từ sáng đến chiều, vậy mà chị không nửa lời than thở. Trái lại, chị cười nói suốt ngày, líu lo như chim sáo. Nhiều lúc thấy chị cực nhọc quá , Nhật Hà chỉ muốn nghỉ học phụ chị một tay lo ẹ. Nhưng lần nào cũng vậy, nghe cậu nhắc đến chuyện này là Tịnh Nghi lập tức cau mày nhăn mặt , mắng ột trận:
– Không được nghỉ học đâu nhé, dù chỉ trong ý nghĩ thôi , chị cũng cấm. Gì thì gì… em cũng phải học xong đại học. Chị đã dở dang rồi , bây giờ chỉ còn hy vọng ở mình em.
Nắm tay chị, Nhật Hà rưng rưng nước mắt. Hơn ai hết. Cậu hiểu rõ tâm nguyện lớn nhấ t đời chị Tịnh Nghị Chị rất muốn trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người, bởi tấm lòng chị đầy nhân hậu. Nhưng… hoàn cảnh bó buộc chị phải xa mái trường yêu dấu với hai năm học còn dang dở.
Nhật Hà thì không thích ngành Y lắm, cậu thích trở thành nhà kinh tế hơn. Nhưng thương chị, cậu nguyện lòng sẽ trở thành một bác sĩ thật tà, thật giỏi, nên năm nào cậu cũng được bầu chọn là học sinh xuất sắc.
– Nhưng… chị Ơi… – Cuối cùng không thể cải lời của chị, Nhật Hà đành ôm lấy tay chị b`ui ngùi – Chị là con gái, suốt ngày cứ đẩy xe đi giao hàng như vậy, em thật đau lòng quá. Chị có hai năm học Y , sao không tìm một chân hộ tá bác sĩ cho nhẹ nhàng hơn.
– Làm hộ tá lương chẳng bao nhiêu. Với lại… – Nhún vai, chị cười hì hì – Đi giao hàng vui hơn, tiếp xúc được nhiều người, biết đâu… có ngày chị kiếm được một ông chồng xịn.
Tính chị ngang lắm ,có cãi cũng bằng thừa. Nhật Hà đành phải cười theo chị:

– Nhưng… chị cũng nên quan tâm đến mình một chút. Đội nón, đeo bao tay, đeo khẩu trang vào , đen thùi lùi như ông Táo thế kia , chẳng ma nào dám để ý chị đâu.
– Hổng dám đâu cưng. – Tịnh Nghi trề dài môi – Nhìn kỹ chị chú mày một lần nữa coi. Đen nhưng người ta đen duyên đấy, có khối người muốn đen như vậy không được đó.
Nói xong, chị bỏ chạy ngay đến bên góc nhà, tìm chiếc hộp con.
Xì ! Nói là đen duyên, là đẹp lắm , là khối kẻ mơ, vậy mà… chị lại vội thoa kem lên đầy mặt, dầy một lớp trắng toát như tô tường vậy.
Mỹ phẩm chị xài toàn hàng nội , rẻ tiền và cũ kỹ lắm. Một lần , lén lấy chiếc hộp con của chị ra xem, lòng Nhật Hà quặn thắt khi nhìn cây son của chị bị cụt đầu gần hết , lại không có nắp. Sinh nhật chị năm đó, Nhật Hà đã bán đi chiếc quần jean đẹp nhất – quà tết của chị – để mua tặng chị một cây son thật đẹp.
Và tuy bị chị mắng thật lâu , nhưng Nhật Hà không cảm thấy buồn vì cậu biết chị thích cây son ấy lắm. Mấy ngày liền, chị cứ tô nó lên môi và bảo màu son này đẹp quá, hệt như màu môi tự nhiên.
Chị Tịnh Nghi đẹp lắm. Nhật Hà không cần thiên vị, khen lấy lòng của chị đâu. Chị có một nét đẹp rất khác người. Hoang sơ đầy ấn tượng, bướng bỉnh và gai góc nhưng cũng không kém phần kiêu kỳ , gợi cảm. Son phấn không làm chị đẹp lên thêm được chút nào, nhưng chị không biết vậy , tối ngày cu8 chăm chú lo xài mỹ phẩm. Mẹ bảo tại tính chị như vậy , không bỏ được đâu. Thì ra… hồi thôi nôi, chị bắt cục xôi và cây lược. Hèn gì , bây giờ chị ham ăn và xí xọn quá trời.
Tịnh Nghi trang điểm xong , đang tươi tỉnh đẩy chiếc xe đạp ra. Chị diện dẹp như tiên vậy. Chiếc đầm jean hàng siđda mua không quá mười ngàn, vậy mà mặc vào người chị lại trông snag quá, hệt như hàng hiệu mua trong shop vậy.
– Ở nah` coi chừng mẹ. Một lát chị về sẽ mua quà cho.
Ta đến cổng, Tịnh Nghi còn quay đầu dặn. Nhật Hà dạ to một tiếng phục tùng, trong lúc mắt sáng long lanh nhìn ranh mãnh. Đừng hòng, đêm nay cậu nhất định phải khám phá xem chị đi đâu mới được.
Tịnh Nghi ra khỏi nhà chưa được hai phút , Nhật Hà vội bám theo bằng chiếc xe cuộc cà tàng của chị mua cho năm ngoái. Chị kia raồi ! May mà mặc đầm không tiện chạy nhanh, chứ nếu không thì… việc theo dõi chẳng dễ dàng thuận lợi vậy đâu , bởi chị lên xe là vọt , là phóng còn nhanh hơn con trai nữa.
Qua mấy khúc quẹo, Tịnh Nghi bỗng dừng chân trước một nhà hàng sang trọng. Chị làm tiếp viên ở đây ư? Tim Nhật Hà đập mạnh. Đến gần hơn chút nữa, cậu bỗng thở phào ra một hơi dài nhẹ nhõm. Ồ ! Không phải vậy , chị Tịnh Nghi đi ăm đám cưới thôi.
Thì ra, chị xin phong bì để đựng tiền mừng cho cô dâu chú rể. Mình… đúng là quá lo xa.
Không còn nghi ngờ gì , Nhật Hà vui vẻ quay đầu xe, đạp vội về nhà. Nhưng… được một đoạn ngắn, lòng cậu lại dậy lên nỗi nghi ngờ khác. Bạn chị Nghi sao giàu có sang trọng quá… và tại sao họ lại rủ nhau cùng lấy vợ, lấy chồng cùng một thời điểm như vậy nhỉ? Một tuần dự liền sáu cái đám cưới cùn g một lúc… cũng đáng ngờ lắm chứ?
Một tuần dự sáu cái đám cưới, tại sao ư? Nhật Hà không tài nào biết được đâu.
Tịnh Nghi khẽ mỉm cười, ột con tôm vào miệng nhai rau ráu. Cũng như cô dâu chú rể và toàn bộ thực khách đến dự kia , không thể nào ngờ nổi , cô chính là vị khách chẳng được mời.
Thật đấy , xin đừng vội tròn đôi mắt lên quá ngạc nhiên như vậy. Chuyện không có gì ầm ĩ. Tất cả được bắt đầu từ đầu tuần trước. Thọat tiên là lời xúi bẩy của bà bếp trưởng, khi cô vô tình buột miệng:
– Bác làm món tôm rang me này trông hấp dẫn quá. Cả đời cháu, mẹ cháu và em cháu không biết bao giờ mới được nếm thử các món ngon đến dường này.
– Có gì khó đâu… – Vẫn đều tay trên chiếc bếp ch ay đùng đùng, bà bếp trưởng nói tỉnh bơ – Chỉ cần cháu thay một bộ đồ cho lịch sự. Chiều chiều , đến đây giả làm người đi đám cưới là tha hồ được ăn rồi.
– Giả đi đám cưới? – Mắt Tịnh Nghi ngơ ngác – Nhưng… cháu làm gì… có tiền bỏ bao thơ… mừng cô dâu chú rể… Bác cũng biết lương cháu đâu có bao nhiêu.
– Ai bảo mày đi tiền, con ngốc…
Múc những con tôm vàng ươm ra dĩa , bà bếp trưởng quay lại nhìn Tịnh Nghi trìu mến. Trước cô đã có nhiều người đến đây giao han`g, nhưng bà chưa thấy mến ai bằng cô cả. Cô bé thật thà… tốt bụng, lại chẳng biết tham lam. Mấy lần bà cố ý tính lộn tiền, cô vẫn đem trả lại và không tham một đồng. Vui vẻ hoà đồng chẳng hề khó nhọc, dù mưa dù nắng, bao giờ cô cũng giao hàng đúng hạn, không trễ một ngày.

– Không đi tiền ư?
Tịnh Nghi vẫn chưa hiểu. Bà gật đầu giải thích:
– Không. Mày chỉ cần một cái bao thư trắng, bỏ vào thùng cho hợp lệ thôi. Khách hàng mấy trăm người , không ai phát hiện ra đâu , hoặc nghĩ mày đi thế người thân thôi. Mà dù có thắc mắc, người ta cũng lịch sự không dám đến hỏi mày đâu.
– Nhưng… – Tịnh Nghi cắn cắn ngón tay – Như vậy là ăn lường gạt. Một món ăn hơn trăm ngàn, cháu đi ăn không , lỗ người ta tội nghiệp.
– Cái con thật thà chưa. – Không chỉ bà bếp trưởng, mà khu bếp cùng dậy tiếng cười – Mày không đi , người ta cũng bỏ thôi.
Đ am cưới bây giờ ế lắm , hiếm khi người ta đi đủ , hôm nào mà không bị dư mấy ban` liền. Mày chỉ đi ăn của phần khách vắng mặt thôi. Đừng áy náy, mày không ăn người ta cũng bỏ cho heo nó ăn thôi.
– Bỏ cho heo ăn? Trời ơi! Sao uổng vậy?
Tịnh Nghi kêu trời tiếc rẻ… Rồi tối hôm đó, theo lời bà bếp trưởng , cô đến dự đám cưới bằng cái phong bì không. Lần đầu nên cô run lắm, mắt cứ len lén ngó trước ngó sau , sợ bị người ta phát hiện ra. Nhưng thật là may mắn, không ai phát hiện ra sự dối trá này. Đích thân cô dâu đưa cô đến bàn ăn, còn thân mật hỏi han này nọ.
Ngồi ăn mà lương tâm Tịnh Nghi ray rứt quá, cô biết mình sai, mình đang làm một việc bôi nhọ nhân cách của mình, nhưng lại không sao cưỡng được cái miệng đang hau háu đòi ăn. Bác bếp trưởng nêm nếm vừa ăn quá , trong đời Tịnh Nghi chưa bao giờ được ăn những món ngon như thế. Bà bếp trưởng nói không sai. Đêm đó, thực khách vắng những bốn bà, cô dâu chú rể buồn thiu , phải đi nài nỉ đám tiêp vie6n và các anh nhạc công ăn hộ, điều đó phần nào làm lương tâm Tịnh Nghi nhẹ nhàng hơn.
Thọat tiên, Tịnh Nghi chỉ định đi một lần, ăn thử cho biết rồi thôi không đi nữa. Nhưng ngày ngày đến giao hàng cho bà bếp trưởng , nhìn những món ăn vàng ươm, bắt mắt, cùng mùi vị thơm ngon xộc vào mũi, cô lại không cưỡng lại được tính thích ăn ngon của mình, rồi lại nghĩ đến mẹ, đến em ở nhà chưa từng được nếm những m`ui vị ấy bao giờ, cô lại trở vào nhà hàng làm một thực khách không mời.
-Bây giờ là đến phần giúp vui cuả thực khách dan`h cho cô dâu chú rể. Xin mời quý vị bước lên sân khấu hát tặng mừng cho cô dâu chú rể được bền duyên cầm sắc.
Lời người dẫn chương trình chợt vang lên, cắt ngang dòng suy tưởng của Tịnh Nghị Ngẩng đầu lên, cô nhẹ mỉm một nụ cười. Nơi này , ngoài cô ra, không ai biết việc mời thực khách lên giúp vui là một mánh lới giảm chi phí của nhà hàng. Họ cứ tưởng mình đang được mời giúp vui, mà không hay việc mình lên hát đã tiết kiệm giùm nhà hàng một số tiền khá lớn để trả cho ca sĩ. Họ chỉ ời hai ba ca sĩ đến giúp vui tượng trưng thôi. Thời gian còn lại , họ cố mời bạn bè cô dâu chú rể lên giúp vui cho chương trình thêm phần màu sa c. Hôm nào không có ai lên hát , thì người hướng dẫn chương trình nhanh nhạy sẽ cho ban nhạc hoà tấu những bản nhạc vui tươi để khỏa lấp.
– Không ai lên ư?
Giọng người MC vang lên , vẻ thất vọng. Đợi thêm vài phút , Tịnh Nghi mới đứng lên:
– Có… Tôi xin hát tặng cô dâu chú rể bài “Giống như… tôi “. Xin chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc.
Lại bài này ! Lại cô gái này ! Đám nhạc công đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác. Họ đã nhận ra Tịnh Nghi là vị khách quen thuộc của nhà hàng. Lần nào đến đâu , cô cũng mặc chiếc đầm này và… tệ hại nhất là… luôn hát cái bài không hợp với không khí cưới hỏi một chút nào cả. Nhưng… chẳng dám làm “thượng đế ” buồn lòng , ban nhạc đành trỗi lên khúc dạo đầu trong nhiều tiếng vỗ tay ủng hộ tinh thần của thực khách.
Không hay bằng ca sĩ, nhưng Tịnh Nghi hát cũng chẳng đến nỗi tồi. Chất giọng trầm ấm , dễ nghe được ban nhạc cao tay nghề nhiệt tình đệm cho sẽ dễ dàng chinh phục lòng khán giả , nếu nội dung bài hát đừng quá buồn, đừng phản lại ý nghĩa của buổi lễ thành hôn như vậy.
“Vừa nghe rằng chàng có người yêu Một người yêu mới, một người thay thế tôi Và nghe hai người đang hạnh phúc Cặp kè sát bên nhau…
Giống như tôi lúc đầu… “
Trời ơi! Mặt chú rể tái xanh , mặt cô dâu tím ngắt, cả thực khách cũng ngây người ra nín lặng. Cô gái này… liệu có phải là người yêu cũ của chú rể không? Sao lại than thân trách phận giữa ngày vui của người ta như vậy?

Không hay bài hát của mình đã làm chấn động đến mọi người, Tịnh Nghi cứ vô tư hát.
Chỉ mỗi bài này là cô thuộc đầy đủ , trọn vẹn nhấ t. Số là… cạnh nhà cô có một gã thất tình , tối ngày sáng đêm gã cứ mở hoài bài này, cô nghe riết đâm thuộc lòng lúc nào không biết.
Hát xong bài hát , Tịnh Nghi tươi tỉnh trở về bàn. Ít ra thì cô cũng không đến lăn lận đám cưới. Bài hát vừa rồi cũng đáng gía một bữa ăn lắm chứ !
Ăn xong một bụng no , Tịnh Nghi chưa vội về ngaỵ Bắt chướt một số thực khách, cô bước đến bên tháp Champagne bưng một ly lên uống thử. Cay quá! Vội nhăn mặt phun ngay lớp rượu ra , mắt Tịnh Nghi trông thấy vỏ một chai rượu rất đẹp bỏ lăn lóc dưới chân. Chà ! Ngộ quá… Tịnh Nghi xoay nhẹ chiếc vỏ chai, thầm nghĩ: ” Cái này đem về trang trí trên bàn chắc là trông hay lắm. Lượm một cái đem về vậy “/ Nghĩ xong , Tịnh Nghi tự nhiên mở bóp cho cái vỏ chai rượu vào. Chưa kịp gài khóa, bất chợt cô giật nảy người khi nghe một giọng đàn ông ồm ồm vang lớn sau lưng:
– Cô kia ! Dám cả gan ăn cắp đồ của nhà hàng à?
– Không có… – Tịnh Nghi quay đầu lại chối nhanh – Tôi chỉ nhặt cái vỏ chai rượu thôi. Nếu ông không cho thì tôi trả lại vậy.
Nói xong , cô mở bóp lấy cái vỏ chai ra trả. Nhưng gã tiếp viên chẳng bằng lòng:
– Tôi nghi ngờ ngoài cái vỏ chai ra, cô còn ăn cắp rất nhiều đồ quý giá của nhà hàng nữa. Nếu không muốn bị mọi người chú ý cô hãy mau theo tôi lên phòng giám đốc.
Những đôi mắt hiếu kỳ bắt đầu hướng về phía Tịnh Nghị Sợ mọi người tập trung lại sẽ phát hiện ra chuyện mình ăn lận đám cưới, cô vội gật đầu:
– Gặp giám đốc thì gặp chứ gì. Bộ anh tưởng tôi sợ lắm à?
Nói xong, hất mớ tóc bồng xõa trên vai, tay vẫn cầm cái vỏ chai rượu ngoại, Tịnh Nghi nghinh ngang bước theo chân gã tiếp viên.
– Xin mời… Đdến phòng giám đốc , gã tiếp viên bỗng chìa tay – Gíam đốc của chúng tôi đang chờ cô trong ấy.
Nói rồi , gã bước đi ngaỵ Tịnh Nghi gọi giật gã tiếp viên lại:
– Khoan đã ! Anh tên gì? Tôi còn phải biết để phản ảnh lên giám đốc thái độ xúc phạm khách hàng của anh nữa chứ.
– Tôi tên Hùng.
Gã tiếp viên chẳng có vẻ gì sợ hãi. Tịnh Nghi như vẫn chưa tin, cô nhìn kỹ một lần nữa bào bảng tên trên áo hắn , rồi mới đẩy cửa ph`ong giám đốc bước vào.
– Ai thế? Vào phòng sao không gõ cửa? Không biết phép lịch sự là gì à?
Một gã thanh niên trẻ rất đẹp trai ngồi sau chiếc bàn bằng gỗ đỏ nghe tiếng động, cau có ngẫng đầu lên.
– Xin lỗi… tôi quên mất… – Biết mình hơi khiếm nhã, Tịnh Nghi cúi đầu lễ phép – Xin lỗi, ông có phải là giám đốc ở đây không?
Không có câu trả lời, chỉ có đôi mắt trừng trừng nhìn về phía Tịnh Nghi không chớp. Gã làm gì thế nhỉ? Tịnh Nghi nghe chột dạ. Bản năng con gái khiến cô co hai tay lên che ngực, lùi vội về sau một bước đề ph`ong.
Như không buồn quan tâm đến thái độ của cô , gã rời khỏi ghết , chậm rãi bước quanh người cô dò xé t.
Gã điên rồi, Tịnh Nghi nghe sợ hãi. Không kịp suy nghĩ , cô vội quay lưng bỏ chạy ngaỵ Nhưng… một bàn tay cứng như gọng kềm đã nhanh chóng chụp mạnh bàn tay cô, kéo lại.
Đdứng im đó ! Ăn cắp rồi muốn bỏ chạy à? Không dễ đâu.
Giọng gã không to, nhưng đầy uy lực khiến Tn nghe sống lưng mình ớn lạnh. Nhẹ rút tay mình lại, cô cất giọng run run:
– Tôi không ăn cắp.

– Không ăn cắp, thế cái gì trên tay cô đó?
Gã quắc mắt lên hướng về phía vỏ chại rượu trên tay Tịnh Nghị Cô nói nhẹ như cơn gío thoảng:
– Là cái vỏ chai rượu, tôi vừa nhặt được.
– Nhặt được à? – Một nửa nụ cười nhếch qua môi không đủ làm gương mặt gã bớt lạnh lùng – Ở nơi nào vậy?
– Ở trong nhà hàng… dưới chân tháp ly – Tịnh Nghi đáp thật thà.
– Lấy đồ trong nhà người ta mà bảo là nhặt được, cô ăn nói nghinh ngang quá rồi đấy.
Đôi mày nhẹ chau, gã nói như đang giận dữ. Tịnh Nghi vội đặt trả cái vỏ chai lên bàn:
– Tôi không phải nghinh ngang, mà lầm tưởng cái vỏ chai này vô giá trị, trước sau gì các ông cũng bỏ đi nên mới nhặt về chơi. Nếu như nó vô cùng quý giá đối với ông thì… đây, tôi trả lại ông. Xin chào.
Nói xong, cô quay nhanh người dợm bước. Gã lại hét đuổi theo:
Đdứng lại ! Tôi nghi ngờ… ngoài vỏ chai rượu ra, cô còn đánh cắp rất nhiều thứ giá trị của nhà hàng nữa.
Hả ! Đến nước này thì quá lắm rồi. Tịnh Nghi không nhịn nỗi nữa. Giận run vì tự ái bị tổn thương, cô trợn mắt trừng trừng nhìn gã:
– Thôi đủ rồi nghe. Đừng được đằng chân lấn đằng đầu như vậy. Tôi không dễ để người ta tự tiện bôi nhọ danh dự của mình đâu. Bằng chứng nào cho ông nói tôi đã ăn cắp đồ của nhà hàng?
– Theo phương pháp suy luận thôi. – Nhún vai , gương mặt gã vẫn thản nhiên – Cô đã một lần tham, làm sao trách người ta khỏi nghi ngờ. Để chứng minh mình trong sạch, cô có dám đổ hết đồ trong bóp ra trước mặt cho tôi khám không?
– Sao lại không. Nhưng… – Tịnh Nghi hất mặt lên – Nếu không có , ông lấy gì để đền bù danh dự cho tôi chứ?
– Bao nhiêu đây, được chưa? – Một xấp tiền chợt xuất hiện trên tay gã.
Cảm thấy bị sĩ nhục nặng nề , Tịnh Nghi tức giận bước lên giằng lấy xấp tiền , ném mạnh vào mặt gã.
Đanh dự của tôi không thể mua được bằng tiền đâu.
– Thế… – Nhìn những tờ tiềnbay lả tả , gã ngớ người ra ngơ ngác – Thế danh dự của cô được tình bằng gì?
– Bằng chính danh dự của ông. – Tịnh Nghi nghiêm giọng – Nếu không tìm ra bằng chứng buộc tôi. tôi ăn cắp, ông phải quỳ xuống đích thân xin lỗi tôi trước mặt anh Hùng tiếp viên.
– Tại sao phải là tên Hùng chứ?
Gã có vẻ không hiểu. Tịnh Nghi khẽ hạ giọng:
– Vì lúc nãy, anh ta đã đưa tôi đến đây.
Đdược – Sờ nhẹ cọng râu dài mọc dưới cằm gã gật đầu – Cô mau đổ bóp ra đi. Tôi không tin là cô chẳng tham gì của nhà hàng.
– Vậy thì… Ông mau mở to mắt ra nhìn cho kỹ nhé !
Nói xong, Tịnh Nghi đổu ụp ngay cái bóp xuống mặt bà của gã. Một đống hổ lốn văng tung toé bày đầy ra trước đôi mắt mở to kinh hoàng của gã.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.