Đọc truyện Cây Tỏi Nổi Giận – Chương 12
Trở mặt là khỉ, cắn trả là chó
Vong ân bội nghĩa xưa nay có.
Vương Thái vừa thôi cầm liềm hái
Đã tỏ ra ngang ngược khinh người!
– Tỏi bị ế, Khấu mù hát chửi Phó Chủ Nhiệm Hợp tác xã cung tiêu Vương Thái. Trích bốn câu.
Xe tù khuất xa, bụi vàng cũng tan, con đường lại bóng, một con cóc bị xe cán chết tự bao giờ, mỏng như tờ giấy dán chặt xuống mặt đường, trông như một bức hoạ. Kim Cúc lồm cồm bò sang bên đường, chân run bắn, mồ hôi chảy ròng ròng, đầu trống rỗng. Cô như ngây như dại ngồi trên đống cỏ.
Hai bên đường là đồng ruộng mênh mông, gần là ruộng ngô hoặc cao lương, xa là sóng lúa. Đất trồng tỏi phơi bụng đen sì, đợi gieo ngô hoặc đậu. Trời hạn, nắng gắt, đất khô nẻ. Trời chiều, nắng màu vàng kim trùm lên cảnh vật, cảnh vật cũng màu vàng kim. Trụ sở Uỷ ban xã màu vàng càng rực rỡ: Hoa quì đang nở.
Cô ngồi thẫn thờ hồi lâu, mặt trời lặn, sương dâng lên từ mặt đất, tiếng ca thê lương trên cánh đồng. Về mùa hạ, khi bóng chiều bảng lảng, gió mát hây hây, nông dân lại hát. Họ cởi trần, bụi bám dày trên người, ánh sáng nhoà đi, cơ thể hình như to ra. Con trâu lại càng to. Một con bò đang cày đất trồng tỏi. Nhìn từ xa, đất đen liên tiếp lật lên dưới lưỡi cày như một làn sóng đen.
Kim Cúc sững sờ nhìn cánh đồng. Khi một lão nông đang cày ruộng cất tiếng hát, cô bật khóc.
Mặt trời khuất núi, trời dần tối – Ông vung roi, ngọn roi bay ngoằn ngoèo phía trên đầu con bò – Cô Hai cưỡi lừa đi Dương Quan.
Hát mỗi hai câu rồi lại im bặt. Lát sau, ông già lại hát: Mặt trời khuất núi trời dần tối, cô Hai cưỡi lừa đi Dương Quan.
Hát xong hai câu, lại không hát nữa.
Kim Cúc đứng lên dùng tay đãy phủi bụi đít quần, uể oải đi về nhà.
Bố chết rồi. Mẹ bị bắt rồi.
Bố bị xe của Bí Thư Đảng Uỷ Xã chẹt chết cách đây một tháng.
Mẹ bị công an lôi lên xe bịt bùng, không hiểu phạm tội gì.
Kim Cúc rẽ sang con đê chắn cát. Lúc xuống dốc đê, cái bụng nặng nề của cô xệ về phía trước, cô phải gồng người lên, thận trọng từng bước trên những đám cỏ xanh.
Hết dốc đê là bãi cát mọc toàn thuỳ liễu. Cát mềm, đôi chỗ rắn, chỗ rắn mọc cỏ mao màu vàng chanh. Cô vịn vào thân cây liễu đường kính chỉ bằng chén trà, ngắm cái vỏ lấm tấm những đốm xanh vàng. Một đàn kiến đỏ to con, lũ lượt trèo lên ngọn cây. Cô không biết mình nên nghĩ gì, vì đầu óc cô đang chống chếnh. Sau đó, cô cảm thấy bụng căng, lại cảm thấy cái thai đang tay đấm chân đá lục phủ ngũ tạng của cô. Cô hít vào một hơi rồi nín thở cúi xuống ôm chặt thân cây liễu.
Trán đẫm mồ hôi, mắt mọng nước, đứa con trong bụng đấm đá lung tung, như thể nó căm thù cô đến tận xương tuỷ. Cô tủi thân, cô nghe rõ tiếng khóc, tiếng chửi của nó, nhìn rõ hình hài nó, nó là con trai, nằm trong bụng mà mắt mở thao láo…
“Con ơi, con muốn ra phải không?…” Cô đờ đẫn ngồi xuống cát, sờ nắn cái bụng to tướng, căng như mặt trống:
“Con ơi, con chưa đủ ngày đủ tháng… đừng vội ra…” Cô khẩn khoản van nài cái thai trong bụng. Cái thai nổi cáu, tay đấm chân đá, hai mắt trợn trừng, gào lên inh ỏi. Xưa nay chưa hề thấy trẻ con mở mắt khi khóc… “Con ơi, đừng sốt ruột đòi ra!” Móng tay cô bấm thủng vỏ cây liễu. Một dòng nước âm ấm chảy giữa hai chân.. “Con ơi, con không được ra!”
Kim Cúc khóc rất to. Những con vàng anh trong rừng liễu kêu nháo nhác rồi bay biến.
“Anh Mã ơi, anh Mã!… Mau đến cứu em!” Cô khóc, rừng liễu im lặng, chỉ có tiếng khóc của cô.
Cái thai chẳng khách khí gì với cô, nó không có tình, mở hao láo cặp mắt đỏ như máu, gào thét: “Cho con ra!… Cho con ra!…”
Cô vịn thân cây đứng dậy, cắn chặt môi dưới. Mỗi cú đạp của cái thai lại khiến cô gập người lại rên lên một tiếng. Trước mắt cô chập chờn hình dáng nhỏ nhoi đáng sợ của thằng nhỏ. Nó gầy nhom, đen đúa, hai mắt rất to, miệng đầy răng.
“ Con ơi, đừng cắn mẹ… nhả mẹ ra!… Đừng cắn mẹ!…”
Cô gập người xuống, chân lết trên cát, nhích từng bước. Những cành liễu nặng nề rũ xuống, những con sâu bám đầy mặt lá. Đầu và vai cô đụng vào cành liễu, những con sâu bám đầy mặt, tóc và vai cô. Cái dòng nước âm ấm đã chảy vào trong giày. Sâu liễu phát sng1 vào lúc chạng vạng tối, lá liễu ánh lên như bôi mỡ.
“Con ơi, đừng trợn mắt nhìn mẹ như thế!… Đừng con… Mẹ biết, nằm trong bụng mẹ, con chẳng sung sướng gì… Con ăn không no, uống không đủ, con muốn ra…”
Kim Cúc vấp ngã, cái thai khóc, cắn rất đau vào thành dạ con, một cơn đau xé ruột xé gan khiến cô khuỵu xuống, gập người lại mà bò trên cát. Mười ngón tay thọc sâu trong cát mịn như những vuốt sắt, trườn đi
“Con ơi, cắn thủng bụng mẹ rồi!… Thủng rồi!… Mẹ bò bốn chân như chó đây này!…”
Cô bò cả chân lẫn tay, bụng miết trên cát, mồ hôi và nước mắt rõ từng giọt, bốc hơi khi gặp cát. Cô chịu không thấu, kêu thất thanh. Thằng con đen đúa nghịch ngợm như xé xác cô ra. Cô rất sợ bộ mặt dữ dằn của nó. Cô thấy nó ngọ ngậy như một con tằm, ra sức nới rộng không gian, nhưng bao bọc nó là một thứ dai như cao su, chỗ giãn ra chỉ một thoáng co lại như cũ. Thẹn quá hoá giận, nó đấm đá lung tung, lại cắn xé nữa, nó chửi: “Đồ khốn, mẹ là đồ khốn kiếp!”
“Con ơi, trờl ơi, con tôi!… Tha cho me đi con… tha cho mẹ… me lạy con.”
Thằng nhỏ hình như cảm động trước những lờl năn nỉ của mẹ, nó nhả miệng ra, không cắn xé dạ con nữa, chân tay cũng tạm thời không quẫy đạp. Cơn đau dịu đi, Cô úp khuôn mặt đầm đìa nước ắt xuống cát, trong lòng vô cùng cảm kích vì sự độ lượng của thằng con.
Mặt trời đang lặn, ngọn cây tráng môt lớp vàng. Kim Cúc ngẩn lên, mặt cô bám đầy phù sa và cát, cô nhìn thấy khói bếp trong thôn màu sữa.Cô thận trọng ngồi dậy, chỉ sợ lại làm thằng nhỏ tức giận. Nó nằm co, trái tim bé nhỏ nhảy nhót như con chim sẻ.
Khi Kim Cúc về tới trước cửa nhà Cao Mã, mặt trời đã ở duới tầm ngọn liễu. Trên con đường lớn trong thôn, vang lên tiếng roi giục trâu bò bom bốp, lời ca được thấm bằng nước
mắt cất lên, nhuốm hồng ca bầu trời.
Mẹ xuống suối vàng sớm
Bỏ lại chị em cơ khổ lênh đênh!
Con mắt mẹ như ngựa không cương
Mười bốn tuổi bỏ nhà làm đĩ.
Xưa nay chê nghèo không chê điếm
Chị không nên dựng tượng tạc bia
Để xẩy ra vụ án mạng kia!
Vạch cây rẽ lá bước ra khỏi ruộng đay. Là lúc mặt trời đã cao ba con sào. Sương tan. đất trời sạch bong. Phía bên kia con đường đất là mấy nghìn mẫu ớt của nông dân huvện Thương Mã. Những quả ớt chín như những đốm lửa. Đỏ cả một vùng.
Ra khỏi cánh đồng đay. Kim Cúc ngượng chín người như cởi truồng trước mặt đám đông. Cô quay lại ruộng đay. Cao Mã đuổi theo. Giục: “Đi chứ quay lại làm gì?”
Cô nói: “Anh Mã, giữa ban ngày ban mặt em không dám đi”.
– Đây thuộc huyện Thương Mã. Chẳng ai quen biết chúng mình – Cao Mã hơi sốt ruột nói.
– Em sợ, lỡ gặp người quen thì làm thế nào?
– Không có chuyện ấy đâu – Cao Mã nói -Màcó gặp thì đã sao. Chúng mình danh chính ngôn thuận mà! Chúng mình không danh chính ngôn thuận. Anh Mã, anh biến em thành người nào thế này? – Kim Cúc ngồi phệt xuống đấ, khóc.
– Thôi, bà cô tổ – Cao Mã không biết xoay sở -ra sao – Đúng là đàn bà, sợ lên sợ xuống. Mỗi phút lại thay đổi ý kiến.
– Em đau chân, bước không nổi.
– Lại lười rồi!
– Em buồn ngủ…
– Cao Mã gãi đầu gãi tai – Chúng mình không thể ở trong cánh đồng đay suốt đời!”
– Em dứt khoát không đi vào ban ngày.
– Vậy đêm nay đi – Cao Mã kéo Kim Cúc, nói – Vào sâu trong kia, ở đây nguy hiểm lắm!
– Em…
– Anh biết em bước không nổi – Cao Mã ngoi xổm trước mặt Kim Cúc – để anh cõng!
Anh đưa cái đãy cho Kim Cúc, quài tay rasau đỡ lấy khoeo chân của cô rồi xốc cô lên tấm lưng to bè của anh. Anh thở phì phò,cổ vươn dài. Co âthương anh, bèn lấy đầu gối thúc vào mông anh: “Anh đặt em xuốn, em đi được!”
Cao Mã không nói gì. anh dịch tay lên phía trê, bóp nhẹ bên mông cô. Một cảm giác lâng lâng như toàn bộ cơ quan nội tạng nở ho, ập đến. Cô rên lên, đấm yêu vào gáy anh. Cao Mã bị vướng chân, cả hai ngã sóng soài đè lên những cây đay.
Những cây đay lắc lư tỏ ra không yên lòng. Lúc đầu là mười mấy cây, sau đó trời nổi gió, hàng triệu cây đay đồng loạt lắc lư, âm thanh dào dạt nhưng vô cùng dịu dàng do thân lá đay cọ sát vào nhau, át cả những âm thanh khác.
Tinh mơ hôm sau, Kim Cúc và Cao Mã ướt đam sương đêm và lấm lem bụi đất, bước vào bến xe đuờng dài huyện Thương Mã.
Đây là một công trình kiến trúc to lớn, bề ngoài rất mĩ quan, đèn màu ngoài cổng chưa tắt, soi tỏ tấm biển chữ to sơn đỏ va bức tường bê tông quét vôi màu xanh nhạt. Hàng quán ban đêm bày dọc hai bên đường dẫn đến cổng lớn, hình thành một hành lang. Nguoi ban hàng có nam có nữ, tất cả đèu ngáy ngủ, nét mặt mệt mỏi. Cô trông thấy một cô bán hàng rong trạc hai mươi tuổi đang che miệng ngáp vặt, mỗi lần ngáp, nước mắt lại ứa ra. Dưới ánh sáng của chiếc đèn khí, cặp mắt đẫm nước của cô y hệt hai con nòng nọc.
“Lê đây.. lê đây… Ai mua lê nào!”… Chị bán hàng mời mọc. “Nho đây… nho đây! Ai mua nho nào!… “Anh bán hàng rao. “Táo đây, táo đây! Táo mật đây!” Đủ cac loại hàng rong. Họ rao không biết mỏi, các trái cây đã có mui ủng.Giấy loại vung vãi, mùi thối rửa của võ cây và mùi phân người.
Kim Cúc cảm thấy có điều gì đó ẩn sau cặp mắt của những người bán hàng rong ngoài miệng mời chào, nhưng trong bụng chắc là đang cươì mình. Ho đều biết mình là ai, hai ngày nay mình làm những gì? Cánh nữ chắc chắn nhận ra bụi đất và lá đay nhầu nát bám trên lưng mình. Còn lão súc sinh kia nhìn như lột mình ra, chắc nghì mình là loại người ấy. Kim Cúc ngượng đến mức run lẫy bẫy, không cất nổi chân, môi cứng đờ, đầu cúi gam túm chặt gấu áo Cao Mã.
Một lần nữa cô lại hối hận, cảm thấy cùng đường. Cô sợ cho tương lai của cô.
Cô theo Cao Mã bước lên tam cấp. Nền nhà lát bằng đá rửa. Cô thở ra mot hồi khoan khoái vì không thấy những người bán hàng rong nói gì, họ đang ngủ gật. Cô nghĩ có lẽ mình quá lo, ho khôg phát hiện điều gì ở mình. Lúc này, một bà già đầu bù tóc rối mặt mũi nhem nhuốc từ trong cổng bứơc ra, sỗ sàng giương cặp mắt u tối nhìn như đóng đinh vào cô. Kim Cúc lại run lên trước ánh mắt của bà già, nhưng chỉ thấy bà ta bước xuống tam cấp và đivề hướng Bắc, tụt quần đái vào chân tường.
Tay nắm cửa dính đầy dầu mỡ, khôg biết có bao nhiêu người đã nắm vào đấy.Cô nhìn bàn tay hộ pháp của Cao Mã cũng nắm vào đấy, không hiểu sao cô bỗng run lên. Cáh cửa kẹt mỡ, một làn hơi nóng ùa ra phà vào mặt khiến cô suýt ngã.
Cô vẫn theo Cao Mã bước vào gian chính của bến xe. Một người có vẻ như nhân vên phục vụ, vừa đi vừa ngáp. Cao Mã kéo Kim Cúc chắn đường người kia. Ngườl ấy là nữ, bụng bự, có mấy nốt ruồi đen to bằng hạt đậu trên mặt.
“Đồng chí… xe khách đi chợ Lan mấy giờ chạy?”
Chị ấn bụng một cái, nhìn Cao Mã và Kim Cúc từ đầu đếùn chân, nói: “Tôi cũng không biết nữa, anh thử đến chô bán vé hỏi xem.” Chị rất đẹp, giọng ấm dịu, lại còn chỉ chỗ cho anh:”Nơi bán vé đằng kia!”
Cao Mã gật đầu, ba lần nói câu “Cám ơn”
Người mua vé không đông chỉ môt lát đa đến cửa sổ, một lát đã mua được vé.
Trong khi Cao Mã mua vé, Kim Cúc vẫn túm chặt gấu áo anh. Cô còn hắt hơi một cái.
Phòng đơi rộng bằng hai mẫu đất. Đứng chỗ cửa phòng Kim Cúc đâm hỏang, hình nhu mọi người đều nhìn cô. Cô cúi nhìn quần áo lấm lem và đôi giày đầy bụi, tiếc vì quá vội, không kịp đem theo quần áo để thay.
Cao Mã dắt cô vào trong phòng.Trên nền đá rửa đầy vỏ da hấu, giấy gói bánh kẹo, vỏ trái cây, có cả đờm rãi và nước. Không khí ngột ngạt, một tổng hợp các mùi rắm, mồ hôi và những mùi không gọi được tên, thoa(t tiên thấy khó chịu, sau cũng quen. Kim Cúc nhận ra mùi đàn bà trong cái mớ ỗn độn đủ các mùi đó, vậy là cô hết e dè.
Cao Mã dắt cô đi tìm chỗ ngồi. Phòng đợi có ba dãy ghế dài không còn phân biệt đựơc màu gì.Tất cả đều đã có người nằm trên đó, cunõg có người ngồi nhưng là giữa hai người nằm. Cuối cùng tìm được một ghế bên cạnh khung tin tức. Mặt ghế ướt mèm, hình như trẻ con vừa đái lên. Kim Cúc không định ngồi nhưng Cao Mã lấy tay gạt nước, bảo: “Ngồi xuống, xảy nhà ra thất nghiệp, ngồi xuống đi em!”.
Cao Mã ngồi xuống trước. Kim Cúc nhíu mày ngồi theo, hai chân tê dại. Lát sau cô cảm thấy ngồi vẫn hơn.
Ngồi ghế tưạ,sau lưng có chỗ dựa, ngừơi thấp xuống, cô cảm thấy dễ chịu. Cao Mã bảo cô nên chợp mắt một tí, còn nửa giờ nửa xe mới chạy. Cô nghe lời nhắm mắt lại nhưng không hề buồn ngủ. Ngồi trên ghế phòng chờ mà cô tưởng như còn trên cánh đồng đay, xung quanh là từng từng lớp lớp những cây đay, trên đầu là lá đay thưa thớt và bầu trời lạnh lẽo, không ngủ được, cô đành mở mắt.
Khung in tức sơn màu xanh xỉn, bốn miếng kính vỡ ba, hai tờ báo đã ố vàng lủng lẳng trong khung. Một ông khách đứng tuổi đi tới thò tay xé một mẩu báo. Ông ta ngó nghiêng, có vẻ sợ. Lát sau,khói thuốc khét lẹt bay tới,
Kim Cúc mớl hiểu ông ta xé báo cuộn thuốc hút.
Kim Cúc cứ nhìn đoi glày ở chân, bùn đất đã khô, nứt thành vết. Cô lấy móng tay cạo bùn trên glày. Cao Mã nhích lại gần khẽ hỏ:”Cúc, em đói không?”
Cô lắc đầu.
Cao Mã nói: “Anh đi mua chút gì ăn.”
Kim Cúc nól: “Đừng mua, sau này còn nhlều việc phải chi”
Cao Mã nói:”Người là thép, cơm là gang, chỉ cần có sức khoẻ thì lo gì không kiếm được tiền, em giữ chỗ nhe.ù”
Kim Cúc để cái đay xuống bên cạnh chỗ ngồi,trong lòng lại bâng khuâng mơ hồ cảm thấy Cao Mã sẽ không trở lại. Cô blết đó là nghĩ bậy, Cao Mã không phải loại ngườl tệ bạc, không bao giờ bỏ rơi cô. Ấn tượng ban đầu về Cao Mã, hình ảnh anh đeo tai nghé đứng giữa ruộng lúa mạch lại trở về trong đầu. Hình ảnh đó, mới như đang trước mặt, cũ như hàng trăm năm.
Cô mở cái đãy lấy cát sét ra để nghe nhưng sợ người ta cười, lại cất vào.
Ở ghế đối diện có một phụ nữ đẹp như tượng. Tóc mun thả chấm vai, da mặt trắng như tuyết, lông mày mảnh như sợi chỉ, cong như trăng lưỡi liềm, lông mi dài lạ lùng, môi đỏ như quả anh đào, bóng loáng, mặc chiếc quần màu đỏ cờ, hai đầu v* nhô cao. Kim Cúc ngượng thay cho bà kia, vì cô nghe nói phụ nữ thành phố độn vú giả. Cô nghĩ tới hai bầu vú nặng chịch của cô, mong nó đừng quá to để đỡ xấu thì nó cứ to tướng: ngoài thành phố mong nó to lên thì nó lại chẳng to, thật trái khoáy! Các bạn gái thường bảo, không cho đàn ông sờ vú, chỗ đó chạm tay đàn ông thì chẳng khác bột mì gặp bột nở, chỉ vài hôm là phình ra. Cô tin lời các bạn, vì bản thân cô đã được nếm mùi, nó lớn nhanh khủng khiếp!