Bạn đang đọc Cappuccino 2.0: chương 161
Nhìn qua khe hỏng ở vách tường, đó là một căn phòng chật chội. Sát tường là một cái sào tre phơi quần áo vắt qua lỗ hỏng ở hai bên tường. Ở góc phòng là cái bếp ga mini, rổ chén và các thứ soong nồi. Ở góc khác, một cái kệ gác giày chất đầy sách tập. Một cái bàn học thấp tè ở giữa nhà. Món đồ quý giá nhất trong phòng có lẽ là cái tivi màn hình lồi dày cộm đang đặt ở sát tường. Hết.
Đây là phòng trọ và cũng là nhà của thằng Đức. Nó thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi.
Trong đầu bọn tôi mượng tượng thằng Đức phải xuất thân trong một gia đình khá giả và vô cùng gian manh, xảo huyệt chứ không phải một người hoàn toàn ngược lại như trước mắt bọn tôi lúc này.
Sau một lúc yên ắng, tiếng nói lại phát ra từ trong căn phòng:
-Mấy giờ em đi học thêm?
-Dạ, 1h!
-Ừ, ăn cơm nhanh đi, rồi anh chở đi học!
-Thôi, em tự đạp xe tới nhà cô được mà!
-Nguy hiểm lắm, từ đây tới chỗ học thêm toàn xe lớn!
-Em tự đi được mà – Cô em nói– em lớp 6 rồi chứ bộ!
-Phải đó Đức, chiều con còn đi làm thêm nữa, cứ nghỉ cho khỏe đi! Cái Tiên nó tự đi được mà!
Thằng Đức nghe thấy chỉ thở dài một hơi rồi ngồi dậy rút đồ treo trên sào xuống. Hướng nó rút đồ cũng là hướng bọn tôi đang ấn nấp nên cả 3 đưa liền hoảng hồn thụp đầu xuống. Cứ như thế 3 cái đầu chụm vào nhau thỏ thẻ:
-Giờ sao?
-Giờ về chứ sao!
-Hay ra quán nước bàn chuyện tý?
-Ừ, cũng được!
Cả ba men theo lối đi hẹp ở giữa dãy phòng trọ và nối đuôi nhau ra ngoài. Không ai nói với ai câu nào. Có lẽ hai tụi nó thấy tội nghiệp cho hoàn cảnh của thằng Đức, cũng như tôi. Chỉ có 3 cha con lầm lủi sống với nhau trong một căn phòng chật hẹp, thiếu thốn đủ bề.
Chúng tôi rời đi và ghé vào một quán nước cách đó hơn một cây số để chắc rằng bọn tôi sẽ không đụng mặt thằng Đức.Vừa ngồi xuống Toàn phởn đã thở dài:
-Vậy là tụi mình nghĩ oan cho thằng Đức rồi!
-Ờ!
Tôi cũng thở một hơi dài sọc.
-Thế bây giờ mày định làm gìđây?
-Tao cũng không biết nữa!
-Chậc…
Toàn phởn vuốt cằm nó ngã người ra chiếc ghế mũ suy nghĩ một lúc. Bỗng chốc mặt nó lại sáng rỡ lên:
-Ê Phong, mày có thể lợi dụng chuyện này để thoát thân được đấy!
-Sao, mày nói rõ hơn xem!
-Thì Ba với em nó vẫn tưởng nó là một học sinh ngoan ở trường. Chỉ cần mình uy hiếp sẽ kể chuyện nó nhận tiềncủa người khác hãm hại mình thì nó sẽ xoắn ngay!
-Chà, cách này nghe cũng có lý dữ!
Tuy nhiên hai thằng chưa kịp bắt tay nhau cùng thực hiện kế hoạch thì bé Phương ngồi im nãy giờ cũng đã lêntiếng:
-Em phản đối!
-Ơ, sao thế Phương, cách hay mà!
-Toàn hông thấy gia cảnh người ta khổ thế sao còn mang chuyện đó uy hiếp nữa!
-Nhưng mà nếu không làm vậy thằng Phong với bà Ngọc tuần sau bị đứng cột cờ đó!
-Phải đó Phương, không nghĩ tới anh cũng được nhưng phải nghĩ tới Lam Ngọc chứ!
-Hông biết! Họ đủ khổ rồi, em hông muốn họ bị bất cứ chuyện gì nữa đâu!
-Chậc!
Tôi với Toàn phởn lại ngã người ra ghế tặc lưỡi xót xa kế hoạch đã bị bé Phương gạt phắng đi khi còn trong trứng nước. Nhưng đó chỉ là chủ kiến của Ngọc Phương, tôi hoàn toàn có thể không nghe theo lời của em để tự ý thực hiện kế hoạch của Toàn phởn. Dù gì tôi cũng không bị ràn buộc với con bé quá nhiều như thằng quỹ kia.
Nhưng Ngọc Phương nói cũng đúng. Cả nhà thằng Đức đã sống trong cảnh khó khăn lắm rồi, nay lại hay tin thằng Đức như thế chẳng khác nào ta chất một đống gạch lên chiếc xe cúc kít cũ kĩ. Nó sẽ xiêu vẹo và đổ sập bất cứ lúc nào.
Càng nghĩ tôi lại càng thấy bé Phương nói rất có lí. Tôi quay sang em dò hỏi:
-Thế em định tính sao, bé Phương?
-Um…thì…tạm thời gát chuyện uy hiếp qua một bên đi! Dù gì hôm nay cũng mới là thứ 4 mà! Ngày mai tụi mình đi giúp gia đình họ nha!
-Hả? Giúp gia đình thắng Đức á?
Cả tôi và Toàn phởn đều không thể tin vào những gì mình nghe thấy lúc này. Nương tay không uy hiếp gia đình nó đã đành, giờ lại còn đi giúp cả 3 cha con nhà đó nữa. Đúng thật là con bé không ở trong hoàn cảnh của tôi nên chẳng thể biết được tôi đang lo sốt vó đến nhường nào. Bây giờ lỡ hứa với bé Phương rồi tôi chẳng thể làm gì hơn được nữa, đành xui xị hỏi con bé tiếp:
-Thế em định giúp bằng cách nào đây?
-Ngay mai mình qua phòng trọ bạn Đức thăm đi!
-Sặc, em có biết anh đang chiến tranh với nó không mà qua phòng nó!
-Ừm thì…em thấy tội cho họ thôi mà…!
Nhìn vẻ mặt phụng phịu của bé Phương cả tôi và Toàn phởn chẳng thể nào đành lòng được, bèn xuống nước dỗ dành em:
-Thôi được rồi, giờ về nghĩ đi, để anh tìm cách đã!
-Um…nhớ là không được làm hại họ đó nha!
-Ừ, rồi mà!
Người xưa quả nói không sai,chuyện đại sự có con gái vào là hỏng hết ngay. Cách duy nhất để triệt hạ thằng Đức coi như đã mất. Bây giờ lại phải nghĩ cách giúp gia đình nó theo lệnh của bé Phương nữa. Chưa nghĩ xong cách này, lại phải nghĩ cách khác. Đầu tôi cứ rối nùi cả lên.
Vấn đề bây giờ là bọn tôi học chung buổi sáng với thằng Đức. Chắc chắn khi về sẽ về cùng lúc với nó nên sẽ không có dịp để qua phòng trọ của nó được. Vậy nếu muốn qua phòng nó mà không sợ bị đụng mặt chỉ còn cách tạo ra dịp.
Tất nhiên thì tôi không tự tạo ra dịp để tiếp cận tới phòng trọ nó được. Thay vào đó, tôi sẽ nhờ đến một người có thể tạo ra dịp một cách danh chính môn thuận. Đó chính là Lam Ngọc.
Vâng, nàng là đội trưởng đội cờ đỏ, chỉ cần miệng nàng nói một tiếng, chẳng đứa nào dám cãi lệnh. Nếu nhờ nàng tổ chức một buổi họp đội cờ đỏ hoặc đại loại thế chẳng hạn, chắc chắn sẽ chẳng có đứa nào dám cãi lệnh.
Nghĩ như thế nên sáng hôm sau,tôi tức tốc chạy đến lớp để bàn chuyện với Lam Ngọc. Đúng y như dự đoán nàng đã đến lớp từ lúc nào cũng đang đọc sách nhưng nét mặt nàng buồn đi hẳn. Điều đó khiến trong long tôi tự dưng có cảm giác áy náy vô cùng.
Trái với ý định ban đầu là chạy hùng hục đến chỗ nàng, tôi bước chầm chậm cốt chỉ để nàng không nghe thấy mặc dù cái cả chục đứa trong lớp vẫn thấy tôi rõ mồn một. Chỉ khi tôi ngồi xuống cạnh bên, Lam Ngọc mới giật mình đưa mắt về phía tôi:
-Phong vào từ lúc nào đấy?
-Ừ…ừm, chỉ mới vào thôi!
-Ừ, vậy lấy bài ra học đi!
Tôi chờ đợi nàng sẽ nói gì thêm nhưng thực chất kể từ lúc bảo tôi lấy bài ra học, nàng để hướng mắt về phía cuốn sách để đọc tiếp để mặc tôi ngẫn tò te trước biểu hiện của nàng.
Chắc có lẽ nàng đang giận tôi, nhưng cũng có lẽ nàng đang buồn về chuyện bị thằng Đức ghi tên vào sổ. Đường đường là đội trưởng đội cờ đỏ mà, làm sao chịu được cú sốc đó chứ. Chắc nàng cũng ghét thằng Đức lắm, vậy thì sao mà tôi có thể bàn về chuyện của nó với nàng được.
Nhưng suy đi nghĩ lại, chẳng còn đường nào để tôi đi tiếp được. Bị dồn vào chân tường, tôi quyết định làm nhữnggì mình cần phải làm:
-À này Ngọc ơi!
-Sao thế Phong?
Nàng gấp cuốn lại để ngón tay mình vào làm dấu.
-Ừ Phong có chuyện này muốn bàn với Ngọc.
-Vậy Phong nói đi, Ngọc đang nghe nè!
Ậm ừ được một lúc tôi cũng kể cho nàng hết sự việc bao gồm cả chuyện hoàn cảnh của thằng Đức. Nàng nghe xong hành động đầu tiên là thở dài, sau cái thở dài đó nàng đưa tay lên chống cằm suy nghĩ để mặc cho nhưng vệt mắt đùa lăn tăn trên hai bầu má. Cuối cùng nàng cũng trả lời:
-Thôi được rồi, Ngọc sẽ tổ chức họp đội cờ đỏ để cầm chân Đức lại, được chứ?
-Ừ, cảm ơn Ngọc nha!
-Ùm…
Nàng vẫn thở dài với khuôn mặt buồn bã đó. Tôi bất giác đặt tay lên vai nàng như cách ta an ủi một người nào đó:
-Đừng buồn nữa, Ngọc sẽ không sao đâu!
Dù thế, tôi vẫn thấy ánh mắt nàng còn nhìn vẫn vương những vệt nắng đang hong khô những chiếc lá bàng ngoài sân.
Được sự trợ giúp của Lam Ngọc,bọn tôi đã nhất trí sẽ đến phòng trọ của thằng Đức sau giờ tan học trong khi thằng Đức vẫn còn ở lại để họp cùng nàng và những đứa cờ đỏ khác.
Người vui nhất lúc này có lẽ là bé Phương, suốt đoạn đường em cứ tíu tít lên chẳng khác nào một đứa trẻ con được chở đi chơi. Nếu Ngọc Lan là một cô gái hồn nhiên theo kiểu cởi mở và bạo dạn thì bé Phương lại là một cô gái ngây ngô trên cả mức quy định. Nhưng tôi không phủ nhận rằng nhờ có bé Phương mà chuyện của tôi đã bước sang một bước ngoặc khác. Ấy là lúc sau này, còn bây giờ thì tôi vẫn hầm hầm đạp xe tới nhà của thằng Đức với tâm trạng không tốt một chút tẹo nào.
Theo con đường đã nhớ như in trong đầu khi theo dõi thằng Đức hôm qua. Một lúc lâu sau, dãy phòng trọ cũ kĩ đã hiện ra trước mắt bọn tôi. Có lẽ do còn mưa đột ngột vào chiều hôm qua nên bây giờ con đường đất dẫn vào cổng phòng trọ trở nên lầy lội vô cùng. Nước ngập đến gần nửa bánh xe khiến tôi phải gồng người đạp muốn rụng cả chân nếu không muốn phải phóng xuống xe dẫn bộ như vài người dân đi đường xung quanh.
Chỉ có Toàn phởn lúc này là thoải mải nhất khi bộ líp đề 6 dĩa của nó đã phát huy phát dụng đáng kể. Và thế là nó đạp gồng lên tôi cười giễu cợt:
-Ê, đạp gì mà cực khổ thế mày?
-Đệt cụ, không đẩy họ còn xỏ xiên bố à?
-Tự lực đi ku, tao còn chở bé Phương nữa, gặp mày ở chỗ giữ xe nghen!
Nói rồi nó phóng đi trước sự bất lực của tôi lúc này. Phải cố gắng lắm, tôi mới đạp gồng qua khúc đường ngập lụt đó được. Dắt xe vào bãi nơi có thằng Toàn với bé Phương đang đợi sẵn mà tôi cứ thở hồng hộc:
-Mày hay lắm Toàn!
-Hề hề, đùa chút thôi mừa! Giờ tranh thủ vào thăm đi, kẻo không kịp!
Nhìn lại đồng hồ đã gần đến trưa, bọn tôi vội vã đi vào dãy trọ để tranh thủ thời gian quý giá mà Lam Ngọc tạo ra cho chúng tôi. Nhưng bước gần đến căn phòng cuối dãy, những đôi chân bỗng đứng khững lại. Những đôi mắt bắt đầu nhìn nhau lấm lét. Những cãi miệng bắt đầu đùng đẩy:
-Mày vào trước đi Toàn!
-Thôi mày vào trước đi, tao đâu có quen biết gì đâu!
-Chắc tao có!
-Vậy thôi bé Phương vào đi,con gái mà!
-Thôi, em ngại lắm!
-Sặc, chính em đề xướng vụ này mà!
Xui thay, tiếng nói chuyện của bọn tôi có lẽ đã làm kinh động đến ba thằng Đức và em nó. Ngây lập ức liền có tiếng nói từ trong phòng vọng ra:
-Ai đấy, Đức về hả con?
-Để con ra xem thử!
Bấn quá làm liều, thằng Toàn và bé Phương liền đẩy tôi ra làm rào chắn. Cùng lúc đó con bé em của thằng Đức cũng lú đầu ra khỏi cửa xem xét. Tôi ngó thấy cặp mắt hột nhãn của nó nhìn tôi chăm chăm như tội phạm. Biết mình không thể im lặng mãi, tôi rụt rịt lên tiếng:
-À, em là em của anh Đức phải không?
-Dạ…phải, mấy anh là ai vậy?
Con bé rụt rè đứng nép sau cửa thêm một chút.
-À, anh là bạn của anh Đức hôm nay tới chơi!
-Ơ, anh Đức đi học chưa về!
-Hông sao! Anh của nó có nói là bọn anh cứ đến thăm, tại trên lớp còn việc bạn nên không về sớm được!
Nghe vậy, vẻ rụt rè của con bé cũng được giảm bớt phần nào. Nó mở cửa rộng hơn rồi bảo bọn tôi:
-Mấy anh đợi chút nha!
Rồi nó chạy mất hút vào trong không biết làm gì. Bọn tôi đã có ý định nhìn vào lổ hỏng ở tường như hôm trước để xem có chuyện gì nhưng đã bác bỏ ý định đó ngay vào vừa kịp suy nghĩ ra, tiếng một người đàn ông ồn ồn đã cất lên:
-Vào đi mấy đứa!
Thấy cả người như được mở cờ,bọn tôi lũ lượt bước vào trong căn phòng nơi thằng Đức đã sống hàng ngày. Bây giờ được nhìn kĩ, tôi cẩm thấy cũng không đến nổi tệ lắm, ít ra căn phòng cũng sáng và mát mẻ do những cái lỗ hỏng trên tường góp phần.
Đó là những cãi lỗ hỏng trên cao, còn những cái lõ hỏng thấp hơn đầu người được lấp kín bằng những tờ giấy khen của con bé, những bức tranh vẽ về gia đình với 4 người, ở một số lỗ hỏng tôi còn thấy cả những tờ giấy khen học sinh giỏi của thằng Đức nữa. Bây giờ tôi mới công nhận nó là một đứa học sinh nghèo học giỏi chính cống.
-Tụi con là bạn cùng lớp của Đức hả?
Ba của nó đột nhiên hỏi làm cả đám giật mình gật đầu răm rắp.
-À dạ…đúng rồi!
-Thằng Đức trên lớp học có tốt không?
-Dạ…tốt lắm chú, hề hề!
Toàn phởn bắt đầu bốc phét với cái mặt phởn chẳng nhầm với ai được. Bình thường thì tôi đã cốc đầu nó mấy cái rồi, nhưng bây giờ việc nói dối ở đây là không thể tránh khỏi nếu không muốn bị ba của thằng Đức phát hiện. Trong khi đó ở phía bé Phương với đứa em của thằng Đức có vẻ yên bình hơn khi hai chị em cùng vui đùa với nhau ở góc kia phòng.Nhưng chỉ mới chốc sau, ba của con bé đã nhắc:
-Tiên, ngày mốt con phải kiểm tra 1 tiết đó, tranh thủ học bài đi!
-Nhưng ba, con muốn chơi với chị Phương xíu!
-Ngoan đi con, ngày mốt kiểm tra rồi, không điểm cao anh hai buồn đó!
Dù vẫn còn luyến tiếc lắm nhưng con bé vẫn phụng phịu quay về chiếc bàn học rút tập sách ra học bài theo lời của ba mình. Cả ba chúng tôi giờ này đều im phăng phắt. Cảm tưởng như chúng tôi tới nhà là một điều gì đó rất trở ngại và phiền phức cho gia đình thắng Đức.
Tuy nhiên ba của nó đã gạt ý nghĩ ấy khỏi đầu bọn tôi bằng cái thở dài đầy khắc khổ của một người đàn ông:
-Chú xin lỗi, nhưng mà ngày mốt con chú gần kiểm tra rồi, nó học dở môn anh văn lắm, ôn mãi chẳng hiểu được!
Ngay lúc đó trong đầu tôi bỗng nãy ra một sáng kiến tuyệt diệu. Tôi liền quay sang ông ngay:
-Dạ chú, hay để con dạy kèm bé Tiên môn anh văn nha!
Đúng vậy, sở trường của tôi là môn anh văn. Đây là lúc thể hiện sở trường của tôi thì tại sao lại không nắm bắt được. Ấy thế:
-Con có thể dạy môn anh văn à?
-Dạ phải, con học môn anh văn cũng không tệ nên con nghĩ có thể dạy kèm em Tiên ạ!
-Ừm, cũng được, chú chỉ sợ con phiền thôi!
-Dạ hông đâu chú, con sẵn lòng mà!
-Vậy thì tốt quá, vậy chừng nào bắt đầu hả con?
-Dạ…trưa mai đi chú, tầm 1h30.
-Vậy cũng được, nhưng con thích dạy ở đâu?
Nghe đến đây tôi mới vỡ lẽ ra mình đã đi hơi lố. Vì nếu muốn dạy con bé tôi phải tới nhà, nhưng nếu tới nhà thì sẽ đụng mặt thằng Đức. Lam Ngọc thì không thể ngày nào cũng tổ chức họp cờ đỏ được. Thế mới chết ấy chứ. Ngặc nỗi tôi đã lỡ hứa với ba của thằng Đức rồi, chẳng thể rút lời lại được. Cho nên tôi có đôi phần ậm ừ:
-Dạ…à…con…
-Sao thế?
-Dạ…dạy ở nhà con được không ạ…!
-Nhà con à, nhà con ở đâu?
-Dạ à, ở quận 7, cũng không xa lắm!
-Ừm, để bác suy nghĩ đã, tại xa quá bác sợ con bé nó cực!
-À, chuyện đó thì khỏi phải lo! Để con chở bé Tiên cho!
-Thật chứ?
-Dạ thật mà chú!
-Thế thì hay quá, cám ơn con nhé!
Vừa lúc đó tôi nhận được một tin nhắn của Lam Ngọc. Nàng thông báo cho tôi biết thằng Đức đang về nhà cách đây không lâu. Vậy là đã đến lúc bọn tôi phải trở về để tránh đụng mặt thằng Đức. Cũng như lúc đến, bây giờ cả 3 đứa bắt đầu đùng đẩy nhau xem ai sẽ là người nói chuyện này với ông chú. Và cũng như lúc đến, tôi lại là người bị hai đứa kia ép bức.
Tôi quay sang chầm chậm nói với chú:
-À, đến lúc bọn con phải về rồi ạ!
-Sao thế, thằng Đức nó chưa về mà con!
-Dạ,tại…tụi con không muốn bạn Đức biết chuyện tụi con đến đây và dạy cho bé Tiên ạ.Nếu biết bạn ấy không cho tụi con giúp đâu!
Ông chú vừa nghe cũng gật gù như hiểu được tâm ý đứa con của mình:
-Ừ,cũng đúng! Thắng Đức nó tự lập lắm! Thôi tụi con về đi, chú sắp xếp được mà!
-Dạ,vậy tui con về nghen chú, ngày mai cứ cho bé Tiến đi bộ ra đầu đường con sẽ đứng đợi ạ!
-Ừ,rồi, tạm biệt tụi con nghen!
Tạm biệt ông chú (tôi xin được gọi là chú Lễ) cả 3 bọn tôi ra về trong một tâm trạng thật khó tả. Có lẽ vì thương chú Lễ, thương bé Tiên và thương cho cả thằng Đức nữa.
Đúng là đời còn nhiều khía cạnh khác nhau quá.
Đọc tiếp Cappuccino 2.0 – chương 162