Đọc truyện Cánh Cửa – Chương 6: Thần tượng và người hâm mộ
Một cô gái xấu xí gõ cửa nhà tôi những ba lần, cười tủm tỉm chào bán sản phẩm mới gì đó.
Tôi phát cáu và cảnh cáo:
– Cô mà còn đến nữa là tôi không khách sáo nữa đâu!
Vài phút sau lại có tiếng ai gõ cửa.
Qua mắt thần, tôi trông thấy một cô gái xinh đẹp mĩ miều, bèn mở cửa chào hỏi lịch sự:
– Xin chào, cô tìm ai?
– Vẫn là em nè! – Cô gái trả lời, vừa nói vừa lột lớp da mặt xuống, lộ ra khuôn mặt xấu xí ban nãy – Em muốn giới thiệu với anh loại mặt nạ mới
nhất…
Trong xã hội hiện đại, con người ta càng ngày càng đi ngủ
muộn. Ban ngày đã dành hết cho công sở, ban đêm mới sống cho riêng mình.
Nhiều đài truyền hình vẫn duy trì lối phát sóng cũ, hễ đến nửa đêm chỉ chiếu
lấy lệ mấy bộ phim dài tập nhạt như nước ốc cùng mấy tràng quảng cáo trị liệu tạp nham cho hết đêm.
Nắm rõ được đặc điểm ấy, vào nửa năm
trước, công ty điện ảnh Kim Tượng mà Phục Thực làm việc đã sản xuất ra
chương trình truyền hình dành riêng cho đêm khuya đầu tiên trong nước,
trong đó sẽ có một gã nhà văn kể lại những câu chuyện kinh dị do chính
tay mình sáng tác.
Gã nhà văn này cũng có chút tiếng tăm trong
vùng, vì những lý do mà ai cũng biết, tôi tạm giấu tên thật đi và gọi gã là “gã nhà văn”. Nói cách khác, “gã nhà văn” trong cuốn sách này không
phải là một chức danh, mà là tên người.
Ti lệ người xem chương trình đêm khuya ấy cứ tăng vùn vụt kể từ ngày phát sóng, hiệu quả rất tốt.
Gã nhà văn năm nay ba mươi tám tuổi, mới li dị vợ từ một năm trước. Đứa
con ba tuổi rưỡi đi theo mẹ. Sau khi tan cuộc hôn nhân, người vợ cũ cùng đứa con thơ quay về miền đông bắc.
Nhắc mới nhớ, gã cũng được
coi là “nhà văn diễn thuyết” đầu tiên trong nước. Trong chương trình, gã vừa mô tả, vừa diễn thuyết chính tác phẩm kinh dị do mình viết. Gã
không chỉ khéo sáng tác mà còn rất ham mê biểu diễn. Ngoài ra, với khuôn mặt gầy gò, lông mày dày đậm, mũi dong dỏng cao và ánh mắt tinh nhanh,
gã trở nên cực kỳ ăn hình.
Nhà đầu tư cho chương trình này chính là Mễ Gia.
Mễ Gia năm nay bốn mươi sáu tuổi, người gốc Thượng Hải, tuy đã cố gắng
chăm chút kỹ lưỡng nhưng cô vẫn không sao che giấu được những nếp thời
gian đang hằn trên gương mặt. Đôi chân Mễ Gia vừa ngắn vừa thô, bụng
dưới sệ xuống, đôi mông cong vênh, trông cô chẳng khác nào một tảng gỗ
mới đựợc người thợ điệu khắc chạm dùi qua loa, hãy còn rất nhiều phần
thịt thựa thô kệch đang cần được xén bỏ thẳng tay.
Số tiền diễn
thuyết cô trả cho gã nhà văn chẳng thấm vào đâu, nhưng vì danh tiếng, gã vẫn vui lòng hợp tác. Thi thoảng nếu Mễ Gia có nhu cầu, gã sẵn sàng lên giường cùng cô. Khi hai người làm tình, trông gã lại càng giống một kẻ
dưới đang kính hầu bề trên.
Nửa năm
trước, khi chương trình nửa đêm mới lên sóng, công ty Điện ảnh Kim Tượng từng tổ chức một buổi gặp mặt tại trường đại học Tây Kinh. Hôm ấy vào
đúng ngày 16 tháng 9, ngày sức khỏe não bộ Trung Quốc.
Gã nhà văn đứng trên bục kể lại chuyện đời phấn đấu của mình:
“Quê hương tôi nằm trên dãy núi Đại Hưng An tận cùng cực bắc đất nước. Đó là một ngôi làng nhỏ bé náu mình giữa những gợn sóng núi miên man.
Mùa đông, băng tuyết cô đơn phủ lên khắp ngôi làng một màu trắng bàng bạc.
Mùa hạ, rừng rậm xanh mướt khiến nơi ấy tách biệt hẳn với thế giới xung quanh.
Thủa ấu thơ, tôi là một đứa trẻ rất ít nói. Hết cấp một, tôi không đi học
nữa, cả ngày chỉ ngả mình trên mái căn nhà gỗ mukeden mà khắc khoải
trông về nơi xa, lòng vơi đầy đăm chiêu. Bầu trời quê hương tôi xanh
ngắt đến độ có thể khiến người ta nhỏ lệ.
Nhà tôi nuôi một con
chó mực, nó chưa bao giờ kêu hay sủa tiếng nào, lúc nào cũng chỉ nằm dài trong sân lặng lẽ nhìn về phía xa xăm… Hồi đó, tôi nghĩ bụng con chó
này sao mà giống mình, về sau chắc chắn nó sẽ là một con chó kiệt xuất.
Sau này, tôi lấy cây bút còm làm gậy chống, vượt qua chặng đường đầy mồ hôi, nhòa lệ và đẫm máu để bước ra khỏi núi rừng.
Tôi một mình một ngựa vượt nghìn dặm đi từ phương bắc xuống phương nam,
bước từ biển xanh lên đồng cỏ, lại từ thôn làng ra thành thị. Đối với
tôi, mọi chốn đi về đều là trạm nghỉ, mọi nơi trạm nghỉ đều là chốn về.
Ngày đầu tiên của thế kỷ 21, tôi định cư ở Tây Kinh.
Thượng Đế ban phúc cho những con người không cam chịu sống đời tầm thường.”
Tiếng vỗ tay của sinh viên vang lên rền rã.
Non nửa hội trường hình chữ T đã kín chỗ, trong số đó sinh viên nữ chiếm
đại đa số, tất cả đều háo hức ngồi dồn lên trên. Duy chỉ có một nữ sinh
ngồi tách biệt một mình ở vị trí xa nhất.
Cô mặc chiếc áo phông
đỏ, ngồi từ đằng xa chiêm ngưỡng vẻ say sưa của gã nhà văn khi đang diễn thuyết, thần thái cô toát lên vẻ tĩnh lặng đến lạ kỳ.
Đến phần
giao lưu, các sinh viên mồm năm miệng mười đặt ra đủ các câu hỏi trên
đời, gã nhà văn đều lần lượt trả lời hết. Cuối cùng cô gái áo phông đỏ
cũng giơ tay. Gã nhà văn liền nói:
– Cô bạn ngồi dưới kia có câu hỏi gì chăng?
Cô gái đứng dậy, đón lấy micro từ tay người dẫn chương trình và nhỏ, nhẹ cất giọng:
– Thưa thầy, em là một sinh viên đến từ miền quê Bắc Giang Tô, hiện đang
học năm thứ hai. Tây Kinh luôn là giấc mơ của em. Nhưng sau một năm đặt
chân tới đây, những gì em cảm nhận được chỉ là sự tàn nhẫn và lạnh lẽo
đến ngạt thở của chốn đô thành. Là một người cũng xuất thân từ vùng quê, thầy có cảm nhận gì khi đang tồn tại giữa thành phố?
Gã nhà văn suy ngẫm thoáng chốc rồi trả lời:
– Tôi không ngừng phấn đấu suốt chục năm qua và đã thành công khi rời bỏ
thôn quê đến với thành phố. Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, tôi đã tự biến mình thành một lưỡi dao rừng rực sát khí chĩa thẳng vào bất cứ ai toan
chặn đường. Nhưng sau khi đến đây, tôi phát hiện ra rằng chính thành phố lại là chiếc vỏ dao.
Tiếng vỗ tay của sinh viên lại một lần nữa vang lên như sấm.
Buổi gặp mặt kết thúc, những người trẻ nô nức cầm đĩa “Chương trình truyền
hình Nửa Đêm” vây quanh gã nhà văn xin chữ ký. Cô sinh viên bắc Giang Tô cũng nằm trong số đó. Khi tới lượt mình, cô nói bằng một giọng nhẹ
nhàng nghe thật êm tai:
– Thưa thầy, thầy có thể cho em xin số điện thoại được không?
Gã nhà văn ngẩng đầu lên nhìn. Nước da cô trắng nõn mang đầy hơi thở của
đất phương Nam. Đôi mắt phượng cùng cặp môi nho nhỏ không khiến cô được
gọi là “đẹp” nhưng bù lại trông rất duyên và nhu mì…
Sau khi ký tên, gã nhà văn để lại số điện thoại: 13701363390.
Rời khỏi trường đại học Tây Kinh, gã lái chiếc Santana màu xám về nhà. Đó
là xe của công ty cấp cho. Chuông điện thoại chợt vang lên kèm theo một
tin nhắn: “Thưa thầy, em là Cố Phán Phán, người vừa xin số thầy lúc nãy. Rất mong có thêm cơ hội học hỏi từ thầy. Không cần trả lời, xin lỗi vì
đã làm phiền.”
Gã ngẫm nghĩ trong chốc lát rồi viết: “Đây là lời
nói của một người đàn ông: Tôi đã quen biết rất nhiều cô gái nhưng từng
chưa gặp ai đến từ Giang Tô. Vì thế tôi rất vui khi quen em.”
Mười mấy phút sau, cô gái đáp lại bằng giọng tinh nghịch: “Đây là lời nói
của một cô gái. Em đã quen biết rất nhiều người đàn ông nhưng chưa từng
gặp ại là nhà văn. Vì thế em rất vui khi quen thầy ”.
Hai người đã quen biết nhau như thế.
Lần đầu khi gã nhà văn tiến vào cơ thể Cố Phán Phán, những giọt nước mắt
của cô dạt dào tuôn ra hệt như chính cô lúc ấy. Cô nói trong nước mắt:
“Đây là lần đầu của em, em nguyện dâng cho anh…”
Từ ấy về sau, những cuộc gặp gỡ âm thầm giữa họ mỗi lúc một nồng cháy.
Và cũng từ đó, gã nhà văn ngày một xa cách với Mễ Gia.
Cố Phán Phán và Mễ Gia là hai con người của hai thời đại khác nhau.
Cố Phán Phán là mẫu con gái hớp hồn đàn ông. Giọng nói miền Nam của cô du
dương, êm ái, ngọt lịm tai như kẹo bông trắng tuyết, chẳng thể nào làm
tổn thương ai. Mễ Gia thì tương phản một trời một vực. Cô giống như bao
người đàn bà cùng tuổi, như bao kẻ tiền nghìn bạc vạn khác… lắm lời, cay nghiệt và tự cao tự đại.
Cứ nghĩ đến Mễ Gia, gã nhà văn lại càng điên cuồng sa vào lưới yêu cùng người tình trẻ. Hễ sánh với Phán Phán,
gã nhà văn lại thêm càng thêm ghét bỏ người đàn bà quá thì kia. Nếu ví
Mễ Gia như một mỏm núi khô khốc, mỗi cuộc mây mưa không khác gì một phen leo núi, một trận lao động thể lực thì Cố Phán Phán tựa như một dòng
nước dạt dào, nơi gã nhà văn có thể thỏa mình tắm mát, thưởng thức, bơi
lội và tận hưởng…
Mỗi lần gửi tin nhắn cho Cố Phán Phán, gã đều
phải đợi hơn mười phút vì cô luôn trả lời rất chậm. Lần nọ khi đang bên
nhau, gã hỏi cô tại sao lại vậy. Cô ngượng ngùng xòa cười và cúi đầu,
mãi lâu sau mới đáp: “Em sợ mình nói gì không đúng làm anh mất vui”.
Gã nhà văn ôm siết người tình trẻ trong tay và hôn cô thật nồng nàn.
Hồi còn chưa li hôn, mỗi lần vợ gã gắt gỏng nhắn tin, gã đều phải đắn đo
chán chê mới dám trả lời, lòng hoang mang sợ nhỡ nói điều sai sót thì
chỉ có hết đường về. Về sau, vợ gã bật quách chức năng định vị trong
điện thoại gã lên. Nhờ vậy, phạm vi nói dối của gã đáng từ năm trăm
triệu ki-lô-mét vuông chợt co lại còn năm mét vuông vỏn vẹn…
Gia
đình Cố Phán Phán rất nghèo nhưng gã chẳng hề giúp đỡ cô một chút nào về mặt vặt chất. Nói trắng ra, gã cũng làm gì có tiền. Hồi còn chưa li
hôn, gã cũng từng mở một công ty văn hóa rồi nợ nhà xuất bản một món
tiền đến tận bây giờ vẫn còn chưa trả. Sau đấy, luật sư bên kia gửi thư
tới đánh tiếng định đưa gã ra tòa. Gã bàn bạc cùng vợ làm một cuộc li
hôn giả rồi chia hết toàn bộ tài sản cho cô ta. Đời đâu ai đoán được chữ ngờ, cuối cùng nó lại thành li hôn thật. Chỉ trong một đêm, gã mất
trắng tất cả. Về sau gã mới nhận ra vốn dĩ vợ hắn đã lên kế hoạch từ lâu lắm rồi.
Thế nên khi cặp kè với Cố Phán Phán, gã cùng lắm chỉ
đưa cô đi ăn kem Haagen-Dazs hoặc chăng mua mấy thứ đồ lặt vặt mà các cô gái hay thích…
Cố Phán Phán cũng chẳng đòi hỏi gì. Tự khi nào không hay, cô dường như đã sa vào bình mật ngọt.
Có lần khi đang nằm trên giường, gã nhà văn đố cô một câu cực hóc búa. Câu đố ấy của một người bạn mới từ Mỹ về, anh ta nói với gã: “Sau này nếu
có đố ai thì đừng bao giờ vội tiết lộ đáp án, người ta phải mời mình một bữa mới được. Nhờ câu này mà tôi cũng kiếm được mấy chục bữa rồi đấy
chứ không ít”.
Câu đố như sau:
“Hai người đàn ông A và B
và hai người phụ nữ C và D muốn vui vẻ với nhau. A muốn quan hệ lần lượt với C và D, B cũng muốn vậy. Cả bốn người đều mắc bệnh nên không ai
được phép gần gũi với ai. Nhưng bốn người chỉ có hai chiếc bao cao su.
Vậy phải làm thế nào để cuộc vui vẫn diễn ra?”
Cố Phán Phán suy ngẫm hồi lâu rồi đỏ mặt hỏi:
– Có thể dùng… cách khác mà không cần quan hệ không?
Gã nhà văn nói:
– Không được, đây có phải đố mẹo đâu.
Cố Phán Phán lại tiếp tục đi tìm câu trả lời. Đột nhiên một lúc sau cô reo lên:
– Có cách rồi!
Gã nhà văn hỏi lại với vẻ không mấy tin tưởng:
– Cách gì nào?
Cố Phán Phán đáp:
– Theo em nghĩ, A đeo hai chiếc bao cùng một lúc rồi bắt đầu với C.
– Ừm! – Gã nhà văn đáp.
– Làm xong thì tháo bao bên ngoài ra, tiến hành tiếp với D bằng cái bên trong. Làm xong lại tháo cái bên trong ra.
– Ừm! – Gã nhà văn đáp.
– B đeo chiếc bao mà A tháo ra đầu tiên và bắt đầu với C. – Cô tiếp tục nói.
– Ừm! – Gã nhà văn đáp.
– B lồng chiếc bao thứ hai của A lên chiếc bao mình đang dùng và tiếp tục với D, đúng không nào?
Một câu đố hóc búa liên quan tới sex, bao gã đàn ông đều ấm ớ đáp không ra, vậy mà một người con gái trong sáng như cô lại là người trả lời đúng!
Gã nhà văn tròn mắt kinh ngạc.
Gã nhà văn sống đằng sau tòa nhà
Hội nhà văn trên con phố Cát Lợi phía nam thành phố. Một hôm, Cố Phán
Phán đến nhà gã, hai người cùng làm món cá ăn với nhau.
Lúc hai
người ở dưới bếp, gã nhà văn lại kể cho cô nghe một câu chuyện. Là một
tay viết lách chuyên nghiệp, gã luôn đi bới lông tìm vết mọi câu chuyện
trên đời. Nhưng riêng với câu chuyện này mặt mày gã cứ bừng lên rạng
ngời vẻ vô cùng tâm đắc mỗi khi kể:
“Có một người đàn ông đến thuê phòng ở khách sạn. Tối hôm đó, chuông điện thoại reo lên:
– Xin chào! Quý khách có cần mát xa không?
Người đàn ông hỏi:
– Lily có ở đó không?
Đầu dây bên kia nói:
– Ôi trời, hóa ra khách quen! Em Lily đến ngay bây giờ đây.
Bước vào phòng, Lily thấy ông khách này trông rất lạ mặt. Nhưng có hề gì.
Sau khi làm giá, cuộc mua bán bắt đầu diễn ra. Xong chuyện, người đàn
ông lấy ra từ trong túi hai nghìn đồng và ném cho Lily:
– Cho cô em đấy!
Lily nói:
– Nhiều quá, anh giai ạ!
Người đàn ông đáp:
– Tính anh vốn hào hiệp! Cô em mà còn khách sáo là anh giận đấy!
Lily ra về với khuôn mặt tràn trề cảm kích.
Hôm sau, cô lại đến. Lần này, người đàn ông lại lấy ra hai nghìn đồng và ném cho cô:
– Cho cô em đấy!
Lily bất chợt hồ nghi, phải chăng mình đang nằm mộng:
– Sao lần nào anh cũng cho em nhiều thế?
Người đàn ông đáp:
– Tính anh vốn hào hiệp! Cô em mà còn khách sáo là anh giận đấy!
Lily lại ra về với khuôn mặt tràn trề cảm kích.
Hôm sau, cô lại đến. Lần này, người đàn ông vẫn lấy ra hai nghìn đồng và ném cho cô:
– Cho cô em đấy!
Lily thần người nhìn người đàn ông và không dám nhận:
– Anh ơi…
Người đàn ông đáp:
– Tính anh vốn hào hiệp! Cô em mà còn khách sáo là anh giận đấy!
Lily đành nhận tiền trong tâm trạng thấp thỏm nghi hoặc. Lúc tán gẫu, người đàn ông bất chợt hỏi:
– Em là người thôn Hướng Dương phải không?
Lily giật mình đáp:
– Đúng rồi!
Người đàn ông lại hỏi:
– Tên ở nhà của em là “nhỏ hai” đúng không?
Lily lại càng kinh ngạc:
– Đúng rồi, đúng rồi! Sao anh biết?
Người đàn ông đáp:
– Anh là đồng hương với em. Lần này lên thành phố mẹ em nhờ anh đưa cho em sáu nghìn đồng.”
Dứt chuyện, gã nhà văn không nhịn được cơn cười đang chực trào ra tận
miệng. Gã cười một thôi một hồi mới ngưng lại quay sang nhìn Cố Phán
Phán:
– Em… không thấy buồn cười sao?
Vẻ mặt cô lạnh tanh. Dầu trong chảo đã réo lên lèo xèo. Cô nhấc từ dưới nước lên một con cá
tươi rói, không mổ bụng, không cạo vẩy mà cứ thế ném thẳng vào chảo dầu
rồi úp bụp vung xuống.
Con cá lặn ngụp trong chảo dầu, va vào vung lụp bụp.
Cô ghì chặt tay trên vung và khẽ nói:
– Gã đàn ông đó đáng bị ném vào chảo dầu.