Bạn đang đọc Buổi Yêu Em – Chương 16
Bà Tư Lan yên lặng đứng một mình trong vườn tràn đầy khói. Nhìn khói hương nghi ngút toa? lên cây, bà thì thầm những lời từ bao nhiêu năm không hề nghĩ tới với giọng điệu hết sức thành khẩn:
– Chị Ba Ánh ! Thế là cuối cùng tôi cũng bước chân và ngôi nhà to nhất nhì xứ này với danh ngôn mợ Hai Trịnh. Nhưng điều đó đã không chứng minh được tôi thắng chị, dù bao lâu nay tôi tìm mọi cách đê? đạt được như vậy Đưa tay sửa lại nhánh huệ cắm trong bình, bà lại nói tiếp:
– Hàng chục năm nay, trong lòng anh Trịnh chị luôn tồn tại. Chị mới thật là người ảnh yêu quý. Còn tôi chỉ là một lầm lỗi mà anh ấy không thể dứt bỏ Giọng bà chợt run rẩy:
– Đã có được những gì từng ham muốn, lẽ ra tôi phải dừng lại. Nhưng sự ghên tuông, ghanh tỵ, làm tâm trí tôi cứ bị thôi thúc bởi hận thù. Tôi đã có lỗi, mong chị đừng chấp nhất Đang lầm bầm khấn vái bà Lan bỗng giật mình vì gió. Gió ở đâu ào ào tới làm thẻ nhang trầm cắm trong lư hương đỏ rực lên, những chiếc lá khô còn sót lại trên cành xàc xào rơi xuống như tiếng chân ai vừa lướt qua Rùng mình liên tục mấy cái, bà Lan nghiêng người xá lia xá lịa trước miếu, rồi hấp tấp bỏ vào nhà Tới phòng khách bà ngồi phịch xuống trường kỹ thơ? hổn hển. Việc làm vừa rồi cua? bà là một cố gắng phi thường của một người vốn ương ngạnh, cố chấp, không biết sợ ai Mấy đêm liền nằm ngủ không được đã làm bà mệt mỏi, xuống tinh thần vì phải suy nghĩ quá nhiều về những chuyện đã qua. Bà sút người đến mức dì Tám phải kêu lên vì ngạc nhiên. Rồi cũng chính dì khuyên nên cúng vái Không phải mê tính gì đâu. Mơ. từng có lỗi với mợ Ba Ánh, và cả bà Chín. Về đây ơ? cũng không yên, mợ phải tạ lỗi rồi sẽ thấy nhẹ người. Người chết bao giờ cũng bao dung. Họ tha thứ hết hà Tha thứ hay không bà Lan chưa biết, nhưng rõ ràng lòng bà thanh thản hơn khi đã nói được những điều lâu nay vì cao ngạo bà không nghĩ tới Đang ngồi ôm đầu gối, bà chợt giật mình khi nghe tiếng động. Mở mắt lên nhìn, bà bất ngờ khi thấy ông Trịnh Từ ngày giận dỗi bỏ bà ơ? đây về Sài Gòn đến nay ông mới chịu xuống. Vốn nhiều tự ái nên bà cũng không về trển thăm chồng con. Mặc dù cánh tay gẫy chưa lành, bà vẫn lao vào công việc để tìm quên….
Bà đã chỉnh đốn chi thu, đôn đốc, sửa sang lại toàn bô. đất đai ở đây và bên cồn. Khối lượng việc bà làm được nhiều gấp đôi gấp ba lần so với lúc trước kia của ông Chín Trực, Thế nhưng tâm hồn bà vẫn nặng trĩu, bực dọc. Bà tức tối vì ông Trịnh vẫn còn giận, trong khi công việc bà đốn cây xoài không chút ác ý Chú Út Tường cũng nói rằng:
– “Không có cây xoài, miếu của dì Ba trông đỡ âm u, hoang phế hơn. Dì Tư làm thế mà hay, suýt nữa cháu đã trách lầm”. Rốt cuộc “người dưng” còn hiểu bà hơn chồng. Chính nhờ “hiểu bà” nên Tường mới được phép gọi “dì Tư” nghe vừa ngọt vừa thân tình thay cho tiếng “bà Lan” lạnh lùng xa cách Hôm nay ông Trịnh đã hiểu bà rồi sao mà về đây vậy ?
Cố dằn nổi tủi thân xuống. Bà Lan hỏi:
– Anh vừa lên tới à ?
Ông Trịnh chậm chạp gật đầu, giọng có vẻ dịu dàng:
– Tay em đỡ nhiều chưa ? Nghe con Ly nói dạo này em mất ngu? thường xuyên Bà Lan chớp mắt:
– Chi? hơi khó ngu? chút thôi, chớ đâu đến nỗi thường xuyên, con nhỏ chỉ giỏi đặt điều Ông Trịnh chăm chú nhìn vợ:
– Nhưng trông em tiều tụy xanh xao lắm Tránh ánh mắt của chồng, bà nói như than:
– Tại công việc nhiều quá….đã vậy chả ai là người thông cảm sớt chia Ông Trịnh thẳng thắng:
– Em trách anh phải không ?
Bà Lan làm thinh, bà nghe tiếng ông Trịnh thở dài rồi ông nói:
– Suốt thời gian qua anh hơi ích kỷ khi bỏ em một mình trước đây. Nhưng thật lòng anh không thể làm khác vì anh rất giận. Em làm anh thất vọng chưa từng có khi ngang nhiên đốn cây xoài ấy đi mà không hỏi anh hay ba một tiếng. Nếu tai nạn không xảy ra, ai biết việc làm tiếp theo của em là gì sau khi đã rào đất rút cầu Im lặng một chút, ông Trịnh trầm tư:
– Anh từng nói anh yêu thương em nhiều hơn ba Ánh, vậy mà em vẫn ghên tuông, ganh tỵ. Nghĩ lại đi, giờ đây ngoài nấm mộ xanh cỏ và cái miếu bám rêu xanh kia, cô ấy được gì ? Trong khi em có con cái đề huề, nhà cửa sênh sang, đất đai tươi tốt Bà Tư Lan nấc lên:
– Xin anh đừng quy tội nữa. Em đã nhận ra hết điều này rồi. Chính vì thế mà em ăn không ngon, ngủ không yên suốt thời gian qua. Sáng nay em vừa đốt nhang xin lỗi chị ấy. Tai nạn xảy ra cho em cảm giác chết đi sống lại. Sinh mạng con người quý biết bao, thế nhưng chị Ánh chọn cái chết đê? chứng to? tình yêu, lòng chung thủy của chị đối với anh. So ra em không bằng một gốc chị ấy. Em không xứng với anh….
Ông Trịnh vỗ nhẹ vai vợ:
– Đừng khóc nữa. Anh biết em hối hận nhiều, nên mới xuống đây chứ ! Mỗi lần Lưu Ly đi về anh đều hỏi thăm, em sống ra sao, buồn, cui, sầu khổ, thế nào anh nắm rõ. Anh rất mừng khi em nghĩ lại tự động, phá rào, bắt cầu, quét vôi miếu, và điều quan trọng nhất là….
Thấy ông ngập ngừng bà nôn nóng hỏi :
– Là chuyện gì ?
Ông Trịnh cười:
– Là chuyện không cấm con Ly chuyện trò với Tường nữa Bà Lan gượng gạo:
– Tại trước kia nghe Sáu Tiến đơm đặt nên em mới cấm cũng may Út Tường không giống Hai Nhân. Nó biết lo làm ăn và làm ăn khá giỏi. Ba cũng rất thích Út Tường Ông Trịnh hỏi:
– Còn em thì sao ?
Bà Lan có vẻ suy nghĩ:
– Dáng vẻ bề ngoài thì được rồi, nhưng nó là đứa không được ăn học, lại bỏ nhà từ nhỏ, sợ nhiều điểm thua con Ly Ông Trịnh lắc đầu nói một mạch:
– Vậy là em lầm rồi ! Anh biết Tường từ lúc nó chưa biết đi. Nó cực kỳ thông minh, học một hiểu mười, tánh tình rất hiếu động và vui nhộn. Thời gian sống ẩn mình dưới lớp điêm làm Tường khựng lại nó trở nên lầm lì, hận đời nhưng vẫn là đứa nhạy bén, khôn ngoan. Đến lúc cảm thấy bị nhà để lăn vào đời mà vẫn sống được nó đã đi. Nhờ Năm Kha giúp mấy chỉ vàng, Tường lên Sài Gòn làm công ột chỗ chuyên sửa máy tàu, máy đuôi tôm….Từ phụ nó lên làm thợ chánh, khi có chút tiền nó đi học thêm ban đêm, tham khảo sách vở và mở tiệm riêng. Có vốn nó quay về đưa Năm Kha lập bè nuôi cá. Thấy nghề này có ăn hơn nó sang lại tiệm trở về đây lập làng bè nuôi cá với kỷ thuật mới, và đã thành công. Hiện giờ nó đang nghiên cứu việc sinh sản cá giống nhân tạo ở đây, để khỏi phải mua từ Camphuchia nữa. Út Tường không phải đứa thất học như em tưởng đâu !
Bà Lan ngạc nhiên:
– Sao anh biết rõ về nó vậy ?
Ông Trịnh cười sảng khoái:
– Thì nghe nó kể Bà nhíu mày hỏi dồn dập:
– Hồi nào ? Ơ? đâu ?
Ông Trịnh trả lời nhát gừng:
– Mới tuần rồi. Ơ? nhà mình Bà Lan kêu lên:
– Con Ly dẫn nó về nhà rồi à ?
Ông Trịnh chắc lưỡi:
– Điều đó không tốt hay sao ?
Giọng bà Lan giận dỗi:
– Vậy mà trước mặt em, nó làm như không liên hệ gì với thằng Tường hết, con ranh dám qua mặt cả mẹ Ông Trịnh rờ cằm:
– Cũng tại em thôi ! Nó lớn rồi, tại sao lại bắt chuyện gì cũng phải thành thật khai báo. Nó phải có bí mật riêng. Yêu thương là bí mật của mỗi người, nó có quyền giấu, thậm chí nói dối nếu bị tra hỏi dữ quá !
Bà Lan nghiêm mặt:
– Em có tra hỏi gì đâu ? Từ xưa tới nay nó không qua mặt em bao giờ. Lần trước thằng Tường sang thăm và ngỏ ý muốn gặp Lưu Ly, em sai con Đào vào gọi nhưng nó dứt khoát không ra. Hừ ! Thì ra hai đứa đóng kịch. Màn kịch này dứt khoát do Út Tường đạo diễn để em không để ý theo dõi. Thật tức chết được ! Cái thằng điên ấy sẽ biết tay em Ông Trịnh nói:
– Chưa chi đã đỗ thừa và hăm doa.. Chúng không sơ. đâu Bà Lan cau có:
– Còn anh, chưa chi đã bênh vực. Anh bắt cầu cho chúng leo đi. Hừ, con Ly mới hai mươi tuổi, bày đặt yêu đương sớm cho cha mẹ lo….Thật lòng tôi vẫn không muốn nó quên với Út Tường vì thằng này già đời qúa Giọng ông lơ lửng:
– Đàn ông già đời thì tốt. Ai như thằng Đoàn, tối ngày chỉ bám vào gia đình, lúc nào cũng ỉ lại, không biết lo xa gần gì hết Nghe nhắc tới quý tử, bà Lan phản ứng ngay:
– Tự nhiên lại so sánh thằng Đoàn với nó. Con mình tốt phước nên mới sung sướng, cực khổ như Út Tường cũng do cái số nó lận đận Ông Trịnh vụt hỏi:
– Chắc em không nỡ làm số nó khổ hơn nữa chứ Bà Lan thở dài:
– Chi? mong nó thật lòng với Lưu Ly. Con mình còn khờ lắm, nếu Út Tường chỉ đùa cho vui, em e con nhỏ không chịu đựng nổi….
Ông Trịnh trầm giọng:
– Em khỏi phải lo chuyện đó. Nếu Út Tường không thật lòng, nó đâu đến nỗi năn nỉ anh thuyết phục em cho phép nó quên với Lưu Ly. Út Tường đã qua thời bồng bột rồi. Nó thương con bé thật mà Bà Lan ngần ngừ:
– Nhưng Lưu Ly vẫn còn trẻ quá !
Rồi dần dần nó sẽ người lớn ra. Lúc em bằng nó bây giờ, thằng Đoàn đã hai tuổi còn gì Bà Lan mím môi:
– Em khác con Ly rất xa. Nếu Út Tường không là cháu chị Ánh, chưa chắc anh đồng ý chúng quên nhau Ông Trịnh thản nhiên thừa nhận:
– Anh đâu chối điều đó. Đã có một khoảng thời gian rất dài người lớn hai bên căm ghét, hận thù nhau. Tụi nho? không có tội tình chi hết, tại sao không để chúng làm nhịp cầu nối lại tình cảm có từ đời ông bà mà cha mẹ chúng đã làm mất đi. Anh ủng hô. bọn trẻ vì nghĩ tới em Bà Lan có vẻ suy nghĩ, lâu lắm ông Trịnh mới nghe giọng bà yếu ớt:
– Nếu nhờ bọn tre? mọi việc sẽ tốt đẹp hơn thì đâu ai có quyền ngăn cản chúng Ông Trịnh mỉm cười:
– Anh biết thế nào em cũng nói thế. Nếu không em đâu phải là bà Tư Lan.