Bạn đang đọc Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác: Chương 33
Ông già Hiệp Ẩn thở dài, nhìn ra sân, gió ban mai thổi qua nhè nhẹ, tiếng gà gáy dồn dập xa xa hoà trong tiếng lào xào cũa những bạn hàng xuôi về nhóm chợ, trời đã hừng hừng sáng…
Quay lại mọi người đang hiện diện trong nhà, ông già Hiệp Ẩn nói chậm rải từng tiếng một :
– Ông bà chủ nhà quả là nhân đức, như vậy ngay từ bây giờ, mọi chuyện của ông bà với người kia coi như chấm dứt, chuyện gì xảy ra sau nầy ông bà sẽ không có một trách nhiệm gì, vì đó chỉ là nhân quả…
Thầy Hai Lý rụt rè hỏi :
– Thưa Tổ sư, vừa rồi có một người bạn ghe của chiếc ghe Miền Tây đi giao hàng cho khách ở Cần Thơ, không biết có việc gì không?
Mọi người chợt nhớ đến Sáu Mẹo nên đều nhìn ông già Hiệp Ẩn. Lành nãy giờ đứng lặng thinh, với những việc xãy ra mấy ngày nay trên mình Định, tâm hồn lương thiện của anh trong nhứt thời không khỏi bàng hoàng khi Hạnh kề tai vắn tắt kể anh nghe đầu đuôi câu chuyện, bỗng chạy ra quỳ xuống trước ông già Hiệp Ẩn :
– Kính xin Tổ sư hãy tội nghiệp cứu dùm anh Sáu Mẹo…
Mọi người trố mắt nhìn, tuy biết thường ngày Lành và Sáu Mẹo là bạn rượu thân thiết, nhưng sự việc chưa biết như thế nào thì sao Lành lại nói “cứu” chứ… Ông già Hiệp Ẩn nhìn Lành gật gù :
– Hèn gì… Rồi ông chồm tới đưa tay vào ngực áo Lành gở chiếc túi vải hình tam giác của Định mà Lành vẫn còn đeo bên trong. Nắm chiếc túi trong tay, Ông già Hiệp Ẩn hết nhìn Định rồi nhìn Lành :
– Thằng nhóc, mầy cũng có con mắt tinh tường quá chứ, giao mạng mầy cho nó… hèn gì, hèn gì… nè, của mầy trả ầy nè…
Hiệp Ẩn mở bàn tay đưa ra trước mặt Định, mà lúc nầy đang đứng gần bên cô Ba Hạnh… Định mừng rở chạy đến trong lúc mọi người tròn xoe mắt kinh ngạc. Chiếc túi vải nầy mấy hôm trước đã bị đốt biến thành màu đen, nhưng bây giờ dưới đèn đã ánh màu đỏ thẳm… Đeo lại chiếc túi vải vào cổ, Định lắp bắp, chấp tay cúi sát đầu :
– Con cám ơn Tổ sư… cám ơn Tổ sư gia…
Ông già Hiệp Ẩn nhìn Lành :
– Tao thấy người mầy xin tao cứu đó, thiệt là dử nhiều lành ít rồi, nhưng còn nước còn tát… đứng dậy, rót 1 chun rượu đem lại đây…
Cầm chun rượu do Lành hai tay kính cẩn mang lại, ông già Hiệp Ẩn bước đến cửa hắt mạnh ra trước sân, xong quay lại nói với ông bà Bảy Thọ :
– Ông bà chủ nhà cứ ở nhà đi, khoảng chừng tàn cây nhang sẽ có người đến báo tin về cái anh bạn ghe gì đó, tui hy vọng là mình không quá trể…
Hiệp Ẩn nói tiếp luôn khi ngoài sân trời đã hừng đông :
– Cũng đã đến giờ rồi… Mọi người hiểu ngay là ông già Hiệp Ẩn muốn nói gì nên đều có ý muốn đi theo ông ra ụ ghe…
Nhưng Hiệp Ẩn lắc đầu :
– Không cần đi nhiều người như vậy đâu…
Ông ngừng lại nhìn Định :
– Cả mầy nữa, thằng nhóc, lần nầy khỏi đi với tao, vì lở có chuyện tao thiệt khó ăn nói với con bé đó… ông buông lững lời, trong lúc Hạnh xấu hổ cúi gầm mặt xuống, với một niềm vui đang rộn rã trong lòng…
Hiệp Ẩn quay sang thầy Hai Lý :
– Thầy có hứng thú không?, thầy và thằng nhỏ nầy đi với tui đủ rồi… ông nói và chỉ tay về Lành…
Định ngập ngừng :
– Tổ sư gia… con, con…
Ông Bảy Thọ biết Định muốn đi theo và ông cũng vậy :
– Thưa Tổ sư, tui thiệt muốn đi theo coi như thế nào…
Ông già Hiệp Ẩn trầm giọng :
– Tui nghĩ, những chuyện tới đây, ông chủ nhà không thấy thì tốt hơn để không có một ám ảnh nào về sau… và cũng đừng nghĩ sẽ mang ơn tui, vì chuyện tui làm chỉ là hợp với tự nhiên thôi… Mọi việc trên đời đều có 2 mặt tốt xấu, thì Bùa Lỗ Ban cũng không ngoại lệ…
Và ông lại thở dài :
– Nên quan trọng nhất là cái TÂM của người xữ dụng nó… rồi nhìn thầy Hai Lý, ông tiếp luôn :
– Thôi mình đi đi kẻo trể… và quay sang Lành :
– Ê nhỏ, mầy nhớ hỏi chủ nhà mang theo cho tao 1 cái chảo, 1 lít dầu phọng, 1 ông lò và một ít củi… tao và thầy Hai ra đó trước nha…
Trời cũng đã hừng đông, chợ Xoài Hột thật đông đúc người mua kẻ bán, xe ngựa, xe lôi tấp nập ngược xuôi chất hàng lên để kịp đưa ra lộ trong chuyển lên xe hàng đưa về Saigon, nên cũng không ai để ý đến ông già Hiệp Ẩn cũng như thầy Hai Lý đang trên đường đi về ụ ghe. Bước chậm lại để thầy Hai Lý tiến lên đi ngang mình, ông già Hiệp Ẩn cười cười :
– Thầy Hai cũng biết bùa Lỗ Ban?
– Dạ không đâu thưa Tổ Sư, chỉ là ngày xưa lúc học thuốc, thầy tui có dạy cho biết những cách thức thông thường để tạm thời cứu mạng cho người bị hại… và Thầy Hai cũng cười :
– Và đây là lần thứ nhứt, tui mới áp dụng đó…
– Người ếm bùa chiếc ghe kia, tâm địa thật không hiền, vẫn biết bị bắt buộc phải làm, nhưng cũng không cần phải tận tuyệt như vậy…
– Thưa Tổ Sư, tại sao lại là bắt buộc phải làm chuyện ác đức như vậy chứ?
– Vì hắn học bùa mà muốn mau thành để xữ dụng, nên khi dùng phải trả giá tức phải ếm người ta,