Bổn Cung Là Hoàng Hậu

Chương 16: Đi Du Ngoạn3


Bạn đang đọc Bổn Cung Là Hoàng Hậu – Chương 16: Đi Du Ngoạn3


Ngày hôm sau,cô và hoàng thượng quyết định đến chỗ từ thiện được ở trung tâm thường được trong cung cung cấp lương thực nhiều nhất để giúp đỡ dân nghèo.
Bên ngoài chỗ từ thiện nhìn khá kiên cố và nhìn không quá cũ kĩ nhưng Yên Vi không thể ngờ rằng chỗ từ thiện này đã có thâm niên hơn 40 năm.
Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá,quả thật là chính xác.
Hai người đi vào bên trong lấy danh nghĩa là người quyên góp 10 kí gạo.
Bước vào bên trong,đập vào mắt Yên Vi là những người khốn khổ với bộ đồ rách nát nhưng trên khuôn mặt lại mang nét cười rất tươi.
Yên Vi lại gần một bà lão,giọng nhẹ nhàng chu đáo:
“Thưa bà,bà thấy chỗ từ thiện này như thế nào ạ?”
“Ừm,ta thấy chỗ này rất tốt,mỗi tuần ta đều tới đây lĩnh gạo mang về.Người làm việc ở đây cũng rất thân thiện,cởi mở…”
Trò chuuện với bà lão xong,Yên Vi lại đi xung quanh hỏi thêm một vài người nữa.Thấy các câu trả lời đều na ná nhau,cô mới yên tâm.
Cô quay lại chỗ hoàng thượng đang đứng,ghé vào tai người thủ thỉ:

“Xem ra ở chỗ từ thiện đây làm ăn chân chính, không đến nỗi tệ như tần thiếp nghĩ.”
“Ừm.”
Sau khi tuần tra chỗ từ thiện xong,hoàng thượng lại có nhã hứng đi chùa thêm lần nữa.
Yên Vi giận dỗi.
“Nàng không thích đi chùa sao?”Với vẻ ngoài nhìn như khuất phục nhưng ánh mắt lại đang lên án,hoàng thượng lên tiếng.
“Không phải,chỉ là ngày hôm qua vừa mới đi cho nên tần thiếp cảm thấy hơi chán.”
“Mỗi ngôi chùa đều có một đặc điểm riêng biệt cho nên chúng ta phải đi hết.Hơn nữa,ngôi chùa này còn có bán những món đồ thủ công,chúng ta đến đó vừa hay mua cho các phi tần trong cung.”
Rốt cuộc là vẫn phải đi.
Lần này là một ngôi chùa nhỏ hơn và mang nét cổ kính hơn.Nhìn những khúc gỗ,họa tiết thì cho thấy rằng ngôi chùa này cũ kĩ hơn ngôi chùa hôm qua nhiều.
Bỏ qua đoạn thời gian cầu Phật.
Hiện tại,Yên Vi và Hàn Thu đang ở chỗ đồ thủ công mĩ nghệ tại phía đằng sau của ngôi chùa.
Phía đằng xa xa là những ngọn núi xanh hùng vĩ với con thác to lớn.Tiếng nước chảy xuống ầm ầm.

Còn gần hơn là hoàng thượng cùng với Lý công công,hoàng thượng ngồi trên bàn trà,nhàn nhã ngồi đó,thưởng thức phong cảnh hữu tình này.
Gian hàng thủ công mĩ nghệ của chùa cũng không gọi là quá phong phú,nhưng mỗi cái lại có một ý nghĩa riêng biệt của nói.
Chẳng hạn như cây trâm cài có thân được làm từ đá cẩm thạch này,ý nghĩa của nó về sức khỏe là giúp ta điều hòa khí huyết,an thần, giải tỏa căng thẳng.

Giúp mang lại cảm giác thư thái, thoải mái, tươi vui hơn trong cuộc sống hằng ngày.Còn về ý nghĩa tâm linh là sự kết tinh của tinh hoa đất trời.


Đeo vòng tay cẩm thạch không những mang lại vận khí tốt đẹp.

Mà còn có thể thu hút tài lộc, may mắn, vượng khí dồi dào.

Nghe sư chùa nói,Yên Vi quyết định tặng cây trâm cài này cho Yến phi,Yên Vi thực sự rất thích nàng ấy.
Sau khi chọn đồ xong,Yên Vi mua chọn hai hộp dưỡng da được làm từ cao lãnh có tác dụng làm mềm tay tặng cho Hàn Thu và Lệ Chi.
Yên Vi thấy,tay của Hàn Thu và Lệ Chi vì thường xuyên làm việc mà có những vết chai,thân là chủ tử,không thể để cho nô tì của mình chịu thiệt được.
“Đây là phần của ngươi,còn đây là phần của Lệ Chi.”
“Nô tì xin cảm tạ hoàng hậu.”
“Mau đứng dậy.”
Qua một lúc chọn đồ cho các phi tần,trời cũng đã chuyển tối.

Hôm nay trời đặc biệt mát mẻ,đi trên đường, những hương cốm nồng nàn cùng với gió bay trên đường,tạo nên một cảm giác khác lạ.
Yên Vi và hoàng thượng lại chu du đến một địa điểm khác,lần này là một khu phố cổ.
Ở đây có rất nhiều món ăn ven đường cực kì thơm ngon,mùi hương cứ liên tục bay vào mũi của Yên Vi.
Đến khi chịu không được nữa,Yên Vi nói với hoàng thượng:
“Hoàng thượng,tần thiếp muốn ăn bánh đậu xanh này.”
Hoàng thượng nhìn theo hướng tay của Yên Vi chỉ,là một loại bánh đậu xanh,bên ngoài được làm từ bột nếp,bên trong có hai vị là vị đậu xanh và vị mật ong.
“Không được,những món ăn ven đường này không sạch sẽ.”
Ánh mắt lên án lần thứ hai trong ngày.
…——–END——–….


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.