Bạn đang đọc Bò Lên Giường Em Gái – Chương 1: TUỔI THƠ DỮ DỘI
**
Em nằm cuộn mình, run rẩy trên giường, tiếng khóc nức nở hoà vào bóngđêm như chôn vùi dưới cơn mưa. Ngoài ô cửa sổ loang loáng ánh đèn, câyhoè sau nhà bị gió thổi, cành lá um tùm dồn dập đập lên lớp kính mỏng.
Tôi không phải thằng điên! Tôi rất tỉnh táo! Tôi biết mình làm gì!
Nợ máu phải trả bằng máu, tôi không có sai!
“Rầm!” Cánh cửa bị đạp tung, tôi quay đầu chứng kiến khuôn mặt kinh hãicủa người đàn ông kia, ông ta là bố tôi, cũng là kẻ thù suốt đời này của tôi.
Đêm nay, mới chỉ đang bắt đầu.
**
Trước khi mọi người ném đá, chửi tôi là thằng bệnh hoạn,… Hãy để cho t kể về câu truyện của mình.
————
Chương 1: TUỔI THƠ DỮ DỘI
Con người mới sinh ra về bản chất hầu hết ai cũnggiống ai, trên quá quá trình trưởng thành nếu mắc phải sai lầm sẽ dẫnđến hậu quả nhân cách bị biến dạng. Mà xui xẻo thay tôi lại nằm trong số đó.
Những năm tháng tuổi thơ của tôi gắn liền với đống đồ chơi và hộp màuvẽ, không gian đi lại chỉ gói gọn trong bốn bức tường chật hẹp. Bố mẹ đi làm suốt, ở nhà người hay quan tâm tới tôi nhất có lẽ là vú Vân. Nếubây giờ bắt tôi phải mường tượng xem hình dáng bà thế nào, chắc đợi đếntết Tây vẫn không nhớ nổi. Không phải tôi bị mù hay là một thằng mắcbệnh tự kỷ, mà từ khi có tri thức tôi đã sớm tập thói quen chơi mộtmình, ăn một mình, ngủ một mình,… tóm lại ngoài bản thân ra thì tôikhông sức đâu mà bận tâm đến người khác.
Thế nên ngày đầu tiên đến trường tôi không tránh khỏi bỡ ngỡ và khủnghoảng. Ngỡ ngàng vì số người ở trường nhiều hơn tất cả những người màtôi từng gặp trong đời, sợ hãi vì tôi chợt phát hiện ra một điều… ai aicũng cần có một người bạn.
Tôi không có bạn lại càng chẳng giỏi giao tiếp, vậy nên tôi chỉ biếtlặng lẽ ngồi ở một góc phòng, bỏ sách vở ra đặt ngay ngắn trên bàn.
Vào giờ học đầu tiên đứa nào đứa lấy vẫn còn rụt rè, nhưng dần già chúng ngồi xích gần nhau, chia thành hai phe con trai- con gái, tụ tập nóichuyện phiếm.
Ngày ngày cắp sách đến trường rồi kéo cặp về nhà. Suốt buổi học thì chỉbiết nhìn bảng đen phấn trắng, lấy học hành làm thú vui duy nhất. Có lẽvì thế nên điểm tổng kết năm học lớp một của tôi thuộc loại xuất sắc.Hôm đó trời xanh mây trắng, tôi vì vội vã chạy tắt trên cánh đồng ngôbạt ngàn, đáy lòng lần đầu dâng lên một nỗi chờ mong, có khi nào cha mẹtôi sẽ rất tự hào như phụ huynh các bạn không?
“Học sinh giỏi à? Đứng thứ mấy lớp” Bố tôi gắp thức ăn bỏ vào miệng, thuận tiện hỏi một câu.
“Dạ, thứ ba.”
“THỨ BA?”
Cây đũa bị đập mạnh xuống bàn, tôi giật mình, theo bản năng dính sát vào ghế ngồi nhìn chăm chăm vẻ giận dữ của ông ấy.
“Tao tưởng mày giỏi lắm cơ, đứng thứ ba không thấy xấu hổ sao mà còn khoe. Ngồi đấy nữa, cút xéo ngay cho khuất mắt tao!”
Người ta nói hy vòng càng nhiều thất vọng càng lớn quả không sai, bịngười mà mình hằng kính trọng tạt ột gáo nước lạnh, tâm hồn trẻ thơ non yếu của tôi tức thì bị đóng băng. Với bản tính lầm lì sẵn có, tôitự động rời khỏi bàn ăn, đóng sập cửa phòng. Cầm lấy tấm bằng khen trênbàn xé vụn, vứt vào góc nhà.
Mọi chuyện cứ êm ả trôi qua nếu không có một chuyện xảy ra.
Hôm ấy đang giờ ra chơi thì thằng Bình“Gấu”, một thằng to con nhất lớptự nhiên chạy vào phòng học, vì mọi người đã đi chơi hoặc ăn sáng hếtnên xung quanh vắng vẻ còn mỗi một mình tôi. Nó đưa cho tôi một chiếcđồng hồ mới tinh, nhờ trông giúp với lý do “đi đá bóng sợ làm hỏng”, chưa kịp đợi tôi đồng ý hay không nó đã liền vội vàng chạy đi.
Trẻ em đầu óc thường đơn giản, bởi thế tôi chẳng nghĩ gì liền để trongngăn bàn, ung dung đưa mắt ra cửa sổ ngắm mây, hóng gió. Nhưng tiếngchuông báo vào tiết vừa vang thì một trận xôn xao nổi lên, có đứa khócòa nói rằng mình vừa mất đồ. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm nên lúng túng chẳng biết làm gì. Mãi sau mới yêu cầu các bạn đem cặp của mình ra, “lục soát” từng người một.
Đương nhiên chuyện gì đến cũng phải đến, cô Hà giơ chiếc đồng hồ lên,hỏi lấy cái này ở đâu ra. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác bàng hoàng xen lẫn lo sợ đấy, toàn thân tôi lạnh ngắt, mồ hôi chảy ra ướt đẫm, tôi lắp bắp.
“Không… em không biết…”
“Chứng cứ đã rõ ràng, em còn lời nào để nói không?”
Mọi người đồng loạt quay lại nhìn tôi, cái nhìn ấy biểu thị “Hóa ra màykhông chỉ câm, mà còn là thằng ăn trộm”, “Tránh xa cái thằng trộm cắp ấy ra!”
Vào phút giây định mệnh đó, tôi biết rằng cuộc đời mình từ nay trở vềsau sẽ không thoát khỏi tội danh này, một vết nhơ suốt cũng không thểgột sạch.
Tôi đứng chết trân, chẳng mở miệng thanh minh thêm dù chỉ một từ. Trongsự tĩnh lặng đến vô tình, lòng tôi mang theo một sự căm hận tột cùng.Những hiềm nghi, ngờ vực bao trùm lên, nhốt tôi lại trong nỗi đau vô bờbến…
Đó là lần đầu tiên kể từ khi sinh ra, tôi biết thế nào là hận một người.
Cuối buổi học, thằng Bình Gấu cùng vài đứa chặn đứng tôi lại rồi hét to.
“Thằng ăn trộm!”
“Không phải tao! Chính mày mới là người lấy…”
“Câm mồm đi, loại trộm cắp như mày không có quyền nói ở đây!”
Bọn nó không đợi tôi giải thích mà chỉ một mực nghe theo lời thằng Bình Gấu.
“Mày đã nhờ tao giữ hộ cái đồng hồ! Thằng khốn kiếp, đồ vừa ăn cắp vừa la làng!”
Tôi quát lên, gần như muốn lao thẳng vào nó. Đột nhiên thằng Bình Gấungã lăn ra, rú lên một tiếng kinh hoàng. Tôi rùng mình, tưởng nó lên cơn động kinh nhưng còn chưa kịp định thần lại thì một bàn tay bất ngờgiáng thẳng xuống. Tôi chật vật ngã, mày mày xây xẩm, tối tăm.
“Thằng này, ai cho phép mày đánh con tao?”
Thầy Tôn một tay nâng thằng Bình, một tay túm lấy cổ áo tôi lôi dậy.
“Con có sao không?”
Úp mặt vào người thầy Tôn, nó khóc ầm lên.“Nó đổ thừa con ăn cắp rồi đánh con”
“Dám đánh con trai tao, mày không biết tốt xấu là gì à?”
“Không…phải…”
“Thằng mất dạy! Không có người dạy dỗ thì mày tưởng muốn làm gì cũngđược hả? Hôm nay để tao xem mày còn ngang ngược được nữa không!”
Dứt lời, ông ta vung cây thước kẻ lên.
Tôi chỉ kịp nghe thấy tiếng gỗ cứng va vào hộp sọ kêu “cốp”, tiếp đếnmột thứ dung dịch mát lạnh chảy xuống, vì quá nhanh nên tôi chẳng cònbiết cảm giác đau là gì nữa.
Tôi bưng tay lên mặt, máu tươi dính đầy hai bàn tay tôi, đỏ tới nhức mắt…
Thằng Bình nhìn tôi bằng đôi mắt bé tí tẹo hiểm ác, cái nhìn đó xoáy sâu, ăn tận vào trong xương tuỷ tôi…
Khi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trên giường bệnh, quanh đầu quấn một lớpbăng dày. Chỉ cần chạm khẽ, cơn đau liền ập tới, buốt tận óc.
Bên cạnh tôi, vú Vân với nét cười tiều tụy pha thêm phần mừng rỡ. Tưởngchừng cả chục năm qua đi, tôi chưa gặp lại bà.“Cuối cùng con đã tỉnh lại rồi!”
“Tôi còn chưa chết, vú khóc làm gì.”
Vú Vân sững sờ, bàn tay đưa giữa không trung run run rồi rơi xuống. Saulần đó, bà tuyệt nhiên không còn chạm vào vai tôi thêm lần nào.
Hỏi bố mẹ tôi đâu ư? Họ còn bận bù đầu với công việc, hơi đâu mà quan tâm đến “thằng ăn cắp” như tôi. Mà tôi thật sự thấy thoải mái khi không phải nhìn mặt họ, bị họ chửi mắng vào lúc này.
Kể từ sự kiện ấy, tôi bỗng dưng biến thành một người khác, ngay cả vúVân cũng không nhận ra nổi. Nhiều lần tôi bắt gặp bà hỏi về chuyện vếtthương trên đầu tôi, nhờ bác sĩ xem kỹ có ảnh hưởng gì nghiêm trọngkhông.
Hơn ai hết tôi là người hiểu rõ nhất, không phải vì cú đánh mà chínhcuộc sống này đã dạy cho tôi biết, trước khi sự phản bội kịp giáng chobạn một đòn chí mạng thì tuyệt đối đừng tin tưởng bất cứ ai.
Về sau tôi lại nhận ra, ngay cả chính bản thân mình cũng không thể hoàn toàn tin tưởng được.
Có nhiều lúc tôi thầm cảm ơn thầy Tôn, cảm ơn bài học đầu đời đắt giácủa ông ta. Và có lẽ bản thân ông ta chưa chắc đã ngờ rằng kẻ bị ông tađánh lại là học trò đắc ý nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Ông tađã dần tạo ra một “thằng khốn nạn” theo đúng nghĩa.
Sau biến cố, thầy Tôn bị chuyển công tác đến một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó mà tôi chẳng thèm bận tâm. Còn thằng Bình Gấu vẫn tiếp tục theo họctại trường. Mỗi lần giáp mặt nhau, nó lại dùng ánh mắt hằn học để nhìntôi như thể “Chính mày đã hại bố tao phải mất việc, cả nhà mày…!”
Cho đến một ngày sự hận thù đã đi đến đỉnh điểm, đột phá lớp vỏ bọc thản nhiên mà nổ tung.“Vì mày mà bố tao bị đuổi việc. Thằng chó chết!”
“Họa do bố con mày tự gây ra, không thể trách tao được.” Tôi nhún vai,bĩu môi khinh bỉ. Nó tự làm còn đứng đây chửi bới tôi nữa chứ, đúng làchó dại cắn càn.
“Thằng chó! Vì không được bố bố thương nên mày nganh tị với tao đúng không?”
Từng thớ thịt trên mặt thằng Bình co giật, mắt nó long lên, miệng không ngừng chửi rủa.
“Đồ ăn cáp! Bố mẹ mày không cần mày! Không ai trên đời chấp nhận sự tồn tại của mày! Mày không hơn gì một con chó!”
Nếu là hiện tại khi nghe những lời này tôi có thể thản nhiên cười mà nói rằng: “Thật ra, tao so với con chó còn có phần ti tiện hơn”. Nhưng lúcấy tôi chỉ là một đứa trẻ, trái tim còn quá non nớt để chịu đựng sự sỉnhục lớn đến vậy. Vật ngã thằng Bình xuống, tôi ngồi đè lên người nó,đấm đá túi bụi, mỗi đòn nện xuống là một câu.
“Câm miệng! Câm miệng ngay cho tao!”
Túm chặt đầu thằng Bình, không ngừng nhằm vào mặt nó mà đấm. Đấm đến khi toàn thân rã rời, tay tôi đau nhức.
Tôi không còn phân biệt được đâu là máu của nó, đâu là máu của tôi. Đâu là nỗi đau của nó, đâu là vết thương của mình.
Thằng Bình không chịu thua. Vẫn cố sức gào lên.
“Mày là đồ trộm cắp!”
Bấy giờ lũ bạn nó đi qua, ngay lập tức liền xông vào. Không biết phải trái đúng sai hợp sức đánh tôi.
Tôi vẫn đánh. Sáu, bẩy đứa xúm lại lôi tôi ra, cố sức tách tôi khỏithằng Bình. Mặc cho bọn chúng đánh, nhất quyết tôi không buông nó ra.
Đòn giáng xuống như mưa trút, tưởng chừng bầu trời trên đầu tôi chỉ còn là một màu đen kịt.
“Cho mày chết! Chết đi!”
Bọn chúng cười, nhổ nước bọt vào mặt tôi.
Lòng tự tôn bị đả kích tới cực điểm. Vơ một hòn đá kế bên, tôi ném thẳng vào chúng nó. Thằng Bình bị thương nặng nhất không kịp tránh, nó ngãvật xuống, máu chảy ròng ròng.
Thấy hành động của tôi, mặt đứa nào cũng tái xanh, chạy mất dạng.
Tôi nhìn thằng Bình nằm trong vũng máu, bất giác cười lớn hơn. Một sựthích thú chảy ra từ sâu thẳm, dần ăn mòn phần nhân tính ít ỏi của tôi.
“Bạn bè thì sao chứ, mày bị đánh đến chết, việc chúng làm cũng chỉ là bỏ chạy mà thôi…”
___
Lết người về đến nhà sắc trời đã chạng vạng, bố tôi cầm sẵn cây roi,đứng trước phòng khách ra lệnh tôi qua đó. Vú Vân một bên ngăn cản người đàn ông cục cằn, một bên khuyên nhủ tôi đủ điều nhưng tôi vẫn trơ lìđứng im, còn tự thấy việc mình làm rất đúng đắn.
Hai mắt ông ta đỏ ngầu, vung cây roi lên, một phát lại một phát hét.
“Mày biết sai chưa?”
“Con không sai! Không sai! Nó là giáo viên thì được phép đánh học sinh,bố là bác sĩ thì được phép đánh con trai của mình chắc. Luật này ở đâura? Đâu ra?”
“Thằng mấy dạy, dám cãi này!” Đòn roi liên tiếp quất trên lưng tôi, chân tôi, không biết qua bao lâu ông ta mới dừng tay, vứt roi xuống đất thởhồng hộc.
Tôi nhếch mép mỉa mai: “Bố đánh chán tay chưa, có cần con cất hộ không?”
“Mày giỏi lắm, tao không dạy được thằng con như mày!”
Tôi nhìn chằm chằm cây roi, dùng chút sức tàn điên cuồng bẻ gãy nó, chonó nát vụn ra, dám làm đau tôi! Mẹ nó, làm đau tôi!… Căn phòng tối đenchỉ còn tiếng nứt gãy và âm thanh thút thít nho nhỏ. Mẹ ôm lấy tôi, chặt đến mức khiến tôi ngạt thở, những vết thương cùng lúc lan tràn sự đauđớn tê dại ra toàn thân. Nhưng tôi không khóc, chỉ biết nghiến răng chịu đựng.
“Ông trời, sao tôi lại sinh ra đứa con hư đốn thế này…”
“Con ơi con,… con có mệnh hệ gì, mẹ biết phải làm sao đây…?”
Mẹ tôi có câu hỏi của mình, tôi cũng có câu hỏi của riêng tôi. Rõ ràngngười bị đánh là tôi, vì lý gì bà lại khóc đến thật thương tâm?
Hướng mắt nhìn xuyên qua ô cửa kính trong vắt, từng bông pháo hoa nốitiếp nhau tô điểm trên tấm màn trời đen thẳm. Âm thanh rộn ràng, ánhsáng diễm lệ tới nỗi tôi ngỡ mình lầm tưởng. Trên đời này có bao nhiêuthứ giống pháo hoa… nhiệt thành đến rạng rỡ rồi cũng có lúc lụi tàn theo mây khói…
.
.
.
Trong ngày Tết năm ấy, thế giới của tôi từng thứ từng thứ theo thời gian dần bị xóa sổ, từ “học hành”, “niềm tin”, đến “gia đình”, “bạn bè”…một chút cũng không mảy may sót lại.