Bố Già (The Godfather)

Chương 13


Đọc truyện Bố Già (The Godfather) – Chương 13

Ngồi trong phòng vi âm lớn, Johnny Fontane cầm cuốn sổ thử tính chi phí. Mấy thằng nhạc sĩ lục tục bước vô, toàn những mặt cũ, quen biết từ ngày nó mới tập-toẹ bước vào làng ca nhạc. Lão nhạc trưởng dặn dò từng đứa, phát mỗi đứa một tập nhạc. Nhạc trưởng Eddie Neils đứng số 1 về trình diễn nhạcpop và những lúc Johnny xuống chân, lão đối xử rất tử tế. Ngay vụ làm ăn với Johnny bữa nay cũng là nể nang, cảm tình lắm chớ Eddie đâu có rảnh rang mấy khi?

Nino Valenti ngồi trước dương cầm gõ phím dượt loạn. Một ly huýt-ky hạng nặng to tổ bố để bên cạnh. Thây kệ cho nó nhậu, giọng thằng Nino tỉnh hay say cũng vậy mà bữa nay đâu đã cần nó trổ tài?

Thể theo lời yêu cầu của Johnny, nhạc trưởng Eddie Neils nhận viết phần hoà âm cho mấy bản tình ca cổ của dàn Ý và Sicily, đặc biệt chú trọng đến bài hò đối đáp, mục trình diễn “ruột” của cặp Johnny-Nino. Hai đứa đã “đấu khẩu” tuyệt diệu hôm đám cưới và tặngBố-Già dĩa hát này làm quà Giáng Sinh thì ổng khoái nhất! Bán trên thị trường cũng chạy phải biết, dù chẳng thể tới số triệu. Nhưng điều làm Johnny khoái chí nhất là nó đoán ra thâm ýBố-Già . “Nếu mày muốn trả ơn tao thì dễ quá! Mày thử giúp thằng Nino một lần coi? Nó cũngcon-đỡ-đầu của tao như mày vậy.”

Johnny để xấp giấy tờ trên ghế, ra đứng cạnh cây dương cầm. Nó nháy Nino, “Ê,thằng nhà quê .” Nino ngửng lên nhìn, cố tạo một nụ cười nhưng coi nó mệt mỏi thế nào ấy. Johnny bèn vỗ vai cổ võ: “Bữa nay ráng nghe mày? Tao hứa bắt cho mày một em hách nhất nước.”

Nino nốc một hơi huýt-ky hỏi lại:

– Em này? Vằn hay vện?

– Bậy nào! Deanna Dunn đàng hoàng. Bảo đảm tuyệt diệu.

Cu cậu chịu bằng thích nhưng còn vờ vịt hỏi lại, “Chớ vằn, vện không có hả?” Đúng lúc đó ban nhạc bắt đầu dạo đoạn mở đầu bản hò đối đáp. Johnny lắng tai nghe. Eddie Neils cho ban nhạc chơi phần hoà âm đặc biệt xong mới bắt vô hò. Johnny chăm chú theo dõi từng câu, từng đoạn để sắp xếp sẵn trong óc lát nữa phải uốn éo, gò gẫm những chỗ nào. Nó cẩn thận vậy thôi chớ bữa nay gần như một mình Nino trình diễn, nó chỉ phụ hoạ theo.

Nó kéo Nino dậy, hai đứa ra đứng trước máy vi âm. Đúng lúc phải bắt vô nó ra dấu nhưng Nino vô hụt. Chơi lại vẫn cứ hụt! Cu cậu lúng túng đỏ cả mặt làm Johnny phải giễu:

– Bộ mày tính kéo dài thì giờ để bắt thêm tiền phụ trội hả?

– Tao quen đệmmandoline … không có ngường ngượng thế nào ấy!

– Mày thử cầm ly rượu đi. Làm như vừa hát vừa nhậu coi?

Không ngờ ly rượu được việc quá! Nino vừa hát vừa nhậu thiệt và giọng ca nó cất lên dễ dàng mà lại hay nữa. Johnny chỉ cần hoà theo, phụ hoạ cho nổi bật giọng cao chính, chẳng khó nhọc gì. Có thằng ca sĩ nào thích phụ hoạ bao giờ, nhưng Johnny không ngờ nó đeo theo và nâng giọng Nino lên điệu nghệ thế. Mười năm kinh nghiệm có khác!

Đến phần điệp khúc, Johnny mới cất giọng. Cũng may vừa hát xong là nó nghe đau nhói chỗ cổ họng. Đoạn điệp khúc hấp dẫn đến nỗi toàn ban bỗng nổi hứng. Mấy bố nhạc công nhà nghề này dễ gì còn nổi hứng được vì một đoạn nhạc? Nhưng bữa nay bắt vô điệp khúc tự nhiên họ hăng lên chơi lia lịa và chân bố nào cũng giập nhịp rầm rầm. Gã chơi trống gõ một hồi kết thúc tuyệt diệu.

Chơi hết bài này qua bài khác, vừa hội ý vừa nghỉ ngơi họ làm 4 giờ liên tiếp. Eddie tới bảo Johnny, “Giọng chú mày nghe đỡ lắm rồi. Có thể chuẩn bị vô dĩa đấy. Tao có sẵn một bài mới toanh chú mày chơi thật tuyệt.”

Johnny lắc đầu: “Coi vậy mà không được đâu! Chỉ lát nữa đây là cất tiếng nói còn khó huống hồ gân cổ hát! Liệu mình bữa nay có phải sửa nhiều chỗ không?”

– Có, sáng mai Nino phải tới phòng vi âm sửa lại vài chỗ. Nó vấp vài lỗi nhưng tao không ngờ giọng nó cừ đến thế. Còn những đoạn mày ca tao thấy chỗ nào không được tao sẽ bảo bọn chuyên viên lo dùm cho. OK?

– Chừng nào nghe thử được?

– Tối mai. Mang tới nhà chú mày?


Johnny OK và khoác tay Nino bước ra khỏi phòng vi âm. Đi về nhà nhưng nhà nó, không phải nhà vợ. Đã xế chiều rồi, nó buộc Nino phải đi xối nước và ngủ đỡ một phát cho hết say rượu. Mười một giờ tối nay phải tỉnh táo, còn có mục hấp dẫn mà?

Đó là buổi gặp gỡ đặc biệt của HộiNhững Tâm Hồn Cô Đơn . Trong đám hội viên thiếu gì những đệ nhất nữ minh tinh cả triệu khán giả ái mộ? Họ cô đơn nên phải có những buổi họp mặt đặc biệt để kiếm những tâm hồn bạn. Mấy mụ này đâu còn trẻ trung lại có địa vị đàng hoàng đâu dám cặp bậy bạ? Có cần đến mấy cũng phải tạo những cơ hội đặc biệt như thế này.

Nino cứ thắc mắc về giọng ca Johnny còn hay mất mà Johnny thì chỉ mong nó thật tỉnh táo tới họp mặt để cho những tâm hồn cô đơn ấy biết rằng thằng bạnnhà quê của Johnny Fontane đâu phải đồ bỏ? Không biết chừng nó còn hứng nhiều, nó làm mấy mụ chịu quá, sẵn sàng giới thiệu đi đóng phim cũng nên! Tội gì… vừa được người vừa được việc?

Nói sao thì nói, Nino vẫn cứ rót một ly làm cạn rồi mới hỏi lại: “Bao giờ tao không hứng? Nhưng mày liệu có giới thiệu được Deanna Dunn cho tao thiệt không?” Về vụ này, Johnny xác nhận: “Sao lại không kia? Mày khỏi lo!”

oOo

Hội Những Tâm Hồn Cô Đơnlà một hội có thiệt, một thứ câu lạc bộ riêng của đào kép Hollywood, thứ lớn. Đâu phải của con nít? Hội họp bạn mỗi tuần một lần, vào tối thứ Sáu ở tư thất của Roy Mc Elroy, tuỳ viên báo chí, đúng hơn là cố vấn giao tế của công ty điện ảnh quốc tế Jack Woltz.

Nhà là nhà của Roy thật nhưng ý kiến tổ chức phải nói là của chính lão Woltz. Một số đào kép “cây tiền” của lão đâu còn trẻ trung gì? Không có mấy thằng chuyên viên ánh sáng và mấy thằng làm mặt lành nghề o bế thì đến già khú đế cả đám mất! Có tuổi là có chuyện, mấyông kép,bà đào đâm hết bén nhạy, đóng phim hết linh. Cỡ tuổi họ làm sao nói chuyện yêu đương thơ mộng nữa? Làm sao những bà đào thủ nổi những vai lẳng lơ, quyến rũ để bắt đàn ông chạy theo? Thực tế là bố thằng nào dám săn một em đào khi em sắp sồn sồn, em lại có danh, có tiền nghĩa là em thực sự lớn?

Để cho những cô đào sồn sồn đỡ mất công đi kiếm “bạn” tùm lum, ông chủ Jack Woltz có sáng kiến mỗi tối thứ sáu tạo cơ hội cho những tâm hồm cô đơn xáp lại gần nhau. Hãy cứ thử gặp gỡ một đêm đã, có duyên với nhau và hạp nhau thì “bạn đời” mấy hồi? Rút kinh nghiệm là những đêm họp bạn dễ biến thành đập phá và “liên hoan” tập thể khiến cớm phải nhào vô làm biên bản ê mặt nên ông chủ Woltz trao cho cố vấn giao tế Mc Elroy phụ trách vụ tổ chức ở nhà riêng để có chuyện lộn xộn là áp dụng chủ nghĩa lo lót ngay tại chỗ.

Tội nghiệp nhất là những gã kép trẻ người ngợm ngon lành nhưng chưa tạo được tên tuổi, chưa từng được đóng vai nào xứng đáng. Đi họp bạn vui chơi tối thứ Sáu cho đỡ cô đơn mà nhiều khi thành cực hình méo mặt. Nhưng không dự cũng không xong vì bao giờ hãng cũng nhân dịp cho chiếu cuốn phim mới ra lò nhất để người nhà dự khán trước. Đành phải đi coi phim mới ra sao! Mấy em đào non không được dự và có cho phép dự chưa chắc đã dám.

Hội có cổ lệ đúng nửa khuya là chiếu phim. Nino Valenti được bồ Johnny Fontane đưa lại đúng 11 giờ khuya.

Mới thoạt trông cố vấn giao tế Mc Elroy hớn hở đứng bên cửa đón tiếp bà con ai chẳng khoái. Đồ sộ, ăn diện chững chạc, hoạt bát đến như hắn là cùng. Thấy mặt Johnny ló vô, Mc Elroy trợn mắt ngạc nhiên: “Ô hay… mày hả? Mày mà tới đây làm gì?” Sau cú bắt tay, Johnny vô đề: “Tao đưa thằng bạnnhà quê ghé coi chơi cho biết. Xin giới thiệu Nino.” Ông cố vấn giao tế bèn xiết chặt tay, ngắm Nino từ đầu đến chân: “Chết mất… Người ngợm thế này đến bị tụi nó nuốt sống thôi!”

Hai đứa được hướng dẫn ngay vô sân sau. Gọi là sân sau nhưng thực sự là cả một dãy phòng riêng có cửa kính nhìn ra vườn và hồ tắm. Bà con hiện diện đến trăm mạng, đứa nào cũng ly rượu cầm tay. Cả khu sân sau ánh sáng đã được mấy thằng chuyên viên canh rất điệu nghệ để nịnh da, tôn thêm nhan sắc quý bà. Nino để ý thấy thấp thoáng mấy cô đào già danh nổi như cồn lúc hắn còn bé tí. Những thần tượng quyến rũ của một thời thơ dại! Chao ôi, khi thần tượng xuất hiện bằng xương bằng thịt thì còn gì thê thảm cho bằng. Mớ tuổi đời chồng chất đã biến họ thành những món đồ cổ. Giở điệu bộ uốn éo càng để lòicủa giả , chẳng hấp dẫn nổi ai. Nino đã làm hai ly rồi nhưng vẫn mon men tới một cái bàn rượu chất như núi. Johnny luôn luôn theo sát một bên. Cho tới lúc sau lưng hai đứa cất lên giọng oanh vàng thỏ thẻ của đào Deanna Dunn.

Giọng vàng Deanna thì Nino có bao giờ quên được mà cả triệu thằng đàn ông phải nhớ như in. Hai lần bắt Oscar, đắt khứa nhất trong hàng ngũ đại minh tinh Hollywood chớ phải chơi sao? Trên màn bạc Deanna diễn xuất độc như vậy thì có thằng đàn ông nào cưỡng lại nổi! Nino bỗng hết hồn vì chưa từng nghe người đẹp đối thoại lạ lùng như vậy, trong bất cứ một cuốn phim nào.

– Ê, Johnny sao mày kỳ thế? Sao mày cho tao làm có mỗi một lần… làm tao phải mất công đi ông thầy trị bệnh thần kinh đấy. Sao không lại cho taobis cái coi, Johnny?

Deanna chìa má ra cho Johnny hôn. Nó than thở: “Coi đêm ấy về đàn em đau đúng một tháng đấy! Đã có đàn anh Nino đây, anh em họ đấy. Dân miền quê, mạnh mẽ lắm bà chị. Mong bà chị không thất vọng.”

Deanna Dunn lạnh lùng ngó qua: “Mà hắn có thích coi thứphim mới ra lò của tụi mình không đã?” Johnny được dịp cười ha hả: “Hắn đã được coi bao giờ đâu mà thích hay không? Sao bà chị không cho hắn nhập môn?”

Lúc Johnny bỏ đi, một mình ở lại với người đẹp, Nino phải lo làm một ly đúp cho đỡ lóng ngóng. Định chơi dơ lơ là làm cao nhưng sao khó quá! Khuôn mặt Deanna Dunn sắc nét, đúng là tiêu biểu cho vẻ đẹp đặc biệt Mỹ. Nhân dáng ấy muốn quên cũng không nổi vì đã quen quá nhiều, qua đủ thứ vai trò trên màn bạc. Khi cười khóc, lúc giận hờn nũng nịu, đau khổ nhục nhã cũng có mà kênh kiệu cao kỳ cũng nhiều. Chỉ có vai điếm là nàng không thèm đóng nên chưa biết ra thế nào! Run rẩy trong vòng tay của người tình đầu hay nhắm mắt thở hơi cuối cùng thì Nino từng coi Deanna Dunn biểu diễn tới năm bảy lần năm bảy cách khác nhau. Cứ nhắm mắt tưởng tượng cũng biết nàng làm gì, nói gì thật… nhưng không thể ngờ câu đầu tiên của Deanna ở ngoài đời, nói riêng cho một mình nó nghe lại có thể là:

– Cậu biết không, cả cái Hollywood này chỉ có một vài thằng như Johnny. Còn lại toàn thứ người ngợm ù lì, bết bát chẳng làm ăn gì nổi. Có bơm vô cả xe thuốc tráng tinh bổ thận cũng cứ ỳ ra.


Deanna nắm tay Nino kéo phắt qua một góc phòng cho khỏi đụng chạm, cho hết giành giưt. Nàng thỏ thẻ gợi chuyện tâm tình gạn hỏi từng câu, làm như chú ý lắm nhưng rõ ra vẫn giữ cung cách của một bề trên ban phát ái tình cho kẻ dưới. Một tiểu thư khuê các yêu gã chăn bò hay tài xế chẳng hạn! Điệu này cứ như nàng từng biểu diễn thì chắc chắn gã tình nhân sẽ bị đá đít đau khổ nếu hắn là Spencer Tracy. Nhưng ngược lại nếu là Clark Gable thì sẽ có một chầu “em bỏ hết mọi thứ để đánh đổi lấy một mình anh.”

Có hơi rượu vô thì Nino cần quái gì. Nàng hỏi thì nó kể. Kể hết, kể tùm lum chuyện bạn bè thân thiết giữa nó và Johnny, hai đứa chơi với nhau thế nào, ca hát hội hè ra sao… Coi bộ Deanna khoái chí lắm. Nhưng khi nàng tỉnh bơ hỏi: “Cậu có biết thằng Johnny làm cách nào mà lão già Woltz phải cho nó đóng cuốn phim vừa rồi” thì Nino nhăn mặt, lắc đầu quầy quậy.

Đã đến giờchiếu phim mới ra lò , cuốn phim mới nhất của hãng Woltz rồi. Deanna nhanh nhẹn dắt Nino vào phòng chiếu rộng mênh mông như một đại sảnh đường bít bùng. Rải rác có tới 50 tấm nệm thứ hai người nằm, trải lối biệt lập riêng rẽ không ai nhòm ngó dính dáng tới ai. Bên cạnh mỗi cái nệm là một chiếc bàn con thấp bày rượu khai vị, nước đá, gạt tàn thuốc… Nino mồi cho người đẹp điếu thuốc và pha hai ly rượu. Hai đứa ngồi im. Đèn bỗng tắt ngấm.

Trong bóng tối lù mù, Nino có ý chờ đợi một cái gì ghê gớm, đồi bại lắm lắm… như tin đồn đại. Vậy mà đâm hoảng vì Deanna bỗng khởi sự yêu nó dữ dằn quá, tởm quá mà không hề đánh tiếng, hỏi han gì hết! Sau phút bàng hoàng, Nino ngồi uống rượu, coi phim. Có thấy gì đâu, hơi rượu cũng khỏi có! Quả thực nó thấy hứng thú hơn bao giờ hết nhưng phải nhìn nhận rằng chỉ vì cảm giác được hầu hạ bởi người đẹp thần tượng ngày nào.

Tuy nhiên thằng đàn ông bên trong nó vẫn bị xúc phạm. Khi cô đào lừng danh thế giới Deanna Dunn yêu nó xong, khoan khoái dọn dẹp dùm nó thì Nino thủng thỉnh đưa ly rượu và điếu thuốc mồi sẵn. Sau đó có ý kiến: Cái thứphim mới ra lò này coi cũng hay đấy chớ?

Nino nghe thân hình nàng đụng phải nó trên nệm. Người đẹp không hó hé, bộ định bắt nó ngợi khen chắc? Khỏi. Nó vớ đại chai rượu, không cần biết thứ rượu gì, rót ra làm một ly. Điệu này nó dám bị coi như một thứ ************** đực, ************** đựcthụ động còn gì? Thứ đàn bà này tởm quá! Nó cố coi xi-nê cỡ 15 phút rồi nó sang bên, không muốn đụng chạm đến người mụ nữa.

Sau cùng mới nghe giọng Deanna ồ ề, thầm thì: “Coi, điệu bộ làm quái gì? Cậu bé sướng rơn mà. Gớm thật!” Làm xong ngụm rượu, Nino mới giở giọng ngang tàng thường lệ: “Thế mà đã gớm à? Tình trạng bình thường đó. Còn gớm nữa kìa!” Bấy giờ mới nghe tiếng cô đào cười khanh khách.

Họ im lặng cho đến lúc đèn bật sáng. Nino không thể dằn nổi tò mò đưa mắt nhìn quanh. Cứ như mấy khuôn mặt mà hắn ngó thấy thì nhất định nơi đây phải vừa có một chầu khiêu vũ âm thầm và quái lạ Nino không trông thấy mà cũng chẳng nghe thấy gì. Mấy con mẹ ngồi gần đấy Nino để ý thấy mắt như sáng rực cả lên.

Bà con lục tục rời phòng chiếu. Không nói một tiếng Deanna lẳng lặng chạy tới một lão già mà Nino biết ngay là một kịch sĩ nổi tiếng. Nhưng gặp hắn nơi đây chỉ thấy toàn những nét giả tạo! Nino nâng ly rượu lên ngẫm nghĩ. Đúng lúc đó Johnny xề lại.

– Vui thú không mày? Khá chớ!

– Cũng cóc biết. Nhưng nó lạ lắm. Nó khác hẳn. Vậy là từ nay tao có quyền khoe ầm lên với bà con mình là tao từng bị Deanna Dunn yêu kinh khủng. Phải không?

– Về nhà mụ còn kinh khủng nữa kìa! Mụ có mời mày về nhà chơi không?

– Không, có lẽ tao mải coi ciné quá?

Nino không thấy Johnny cười. Nó có vẻ đứng đắn. Nó cho biết:

– Mày cóc biết làm ăn gì hết. Uổng quá! Được bà chị Deanna giới thiệu cho một tiếng thì đỡ khổ biết mấy? Mày biết không, ngay tao đây này, nhiều khi cứ tưởng tượng ra nhớ lại những con mẹ bẩn đến phát tởm mà tao vẫn phải gần… tao còn hết hồn kia mà!

Nino giơ cao ly lên múa, cái giọng nhừa nhựa rượu gần như hét toáng lên:

– Họ bẩn thật nhưng họ là đàn bà, họlàm đàn bà!

Đứng tuốt góc đằng kia, Deanna nhận ra tiếng nó, và quay lại ngó hai đứa. Nino bèn cất cao ly rượu lên chào. Bực bội Johnny phải sủa:


– Mày vẫn cứnhà quê nhà mùa như thường!

– Vậy đó… mà nhất định không đổi…

Nó nhoẻn miệng cười, cái cười dễ thương của một thằng nát rượu. Nhưng Johnny không lạ gì nó giả vờ say, mượn rượu để có thể oé lên những gì lúc tỉnh không thể nói được trước mặt “ông chủ” mới. Nó bá cổ thằng Nino, thân mật nói: “Mày là thằng khôn chúa! Mày bắt được của tao cái giao kèo một năm chắc nên mày muốn nói gì, muốn làm gì tao cũng không thể đuổi mày chớ gì?”

– Mày không đuổi được tao?

– Không!

– Vậy thì cút cha mày đi!

Johnny ngạc nhiên và phát cáu lên khi thấy Nino há họng cười. Nhưng nó ráng nhịn, mấy năm nay nó đã khôn ngoan hơn và từ ngày xuống chân đã tế nhị, biết điều hơn. Nó hiểu tại sao thằng Nino không lên nổi, tại sao nó phá hỏng những dịp làm ăn của chính nó. Nó là thằng không thiết gì đến thành công, ai giúp đỡ còn cho là mất mặt.

Johnny nắm tay Nino lôi ra khỏi “hội quán”. Chân nó đi không vững nên phải ghé tai dỗ dành: “OK… Thế thì mày hát để để cho tao bắt bạc vậy. Tao không làm xếp mày nữa, mày muốn làm gì thì làm vậy? Đồng ý không,đồ nhà quê ! Tao mất giọng thì mày ca dùm tao để cho tao kiếm ăn vậy. Chịu chưa?”

Nino tỉnh táo liền nhưng cố tình líu lưỡi như còn say: “Tao hát dùm mày, Johnny… Ngày giờ này tao ca ngon hơn mày. Mà bao giờ tao ca không ngon hơn mày hả Johnny?”

Johhny đứng lại ngẫm nghĩ. Thì ra là thế. Thằng Nino vẫn cho là nó ca ngon hơn. Sự thực nếu nó còn giọng ca thì thăngnhà quê này sánh sao nổi. Ngay từ hồi nhỏ hai thằng còn đi ca chung cũng vậy. Dưới ánh trăng, nó nhìn thằng bạn cũ, buột miệng chửi thề: “ĐM. Đi cha mày đi!” Hai đứa cùng cười rũ rượi, in hệt hồi xưa còn nhỏ.

oOo

Nghe tin Ông Trùm bị bắn Johnny vừa lo cho sinh mạngBố-Già vừa sợ công việc quay phim đột ngột bỏ dở. Muốn sang Nữu-Ước thăm không được, ông già không muốn nó bị dây dưa mang tiếng. Đành phải đợi. Cỡ một tuần sau mới có người của Hagen đến cho hay công việc cứ tiến hành, nhưng làm mỗi lần một phim thôi.

Johnny cứ để Nino sống tuỳ ý thích, muốn làm gì thì làm. Nó giao du tốt đẹp với cả đám đào non Hollywood. Thỉng thoảng Johnny có rủ đi chơi đêm tay đôi nhưng nhòm ngó và đời sống của nó thì tuyệt không. Lúc hai thằng bàn nhau vụBố-Già bị bắn, Nino mới cho Johnny hay: “Có lần lái xe chán quá, mệt quá tao đã mở miệng xinBố-Già cho làm một chân gì trong việc nhà để kiếm nhiều tiền một chút. Mày biếtBố-Già biểu tao sao không? Ổng biểu mỗi người mỗi phần số và phần số của tao là làm nghệ sĩ. Nghĩa là tao không thể làm găng-tơ được.”

Johnny ngẫm nghĩ, công nhận ngayBố-Già quả biết người biết của. Thằng Nino mà dính vô bất cứ công việc gì trong giới giang hồ thì có chuyện quanh năm và sớm muộn cũng đến bỏ mạng. Chỉ vạ miệng mà bỏ mạng chắc. Nhưng phần số Nino mà nghệ sĩ là thế nào? Đúng làBố-Già muốn mình nâng đỡ, dẫn dắt nó vô nghề. Ổng muốn mình, ổng buộc mình trả ơn cách đó mà không nói ra thôi. Đúng vậy, đúng là điều ổng mong muốn nhất. Nhưng giờ này ổng bị bắn gục, cả nhà đang có chuyện lộn xộn thì sức mấy Johnny chơi lại Jack Woltz để bắtOscar năm nay? Phải có ổng vận động làm áp lực mới xong mà ngày giờ này cánh Corleone còn bao nhiêu việc cấp bách!

Trong khi đó phải bắt tay làm phim. Thằng nhà văn đúng lời hẹn đã vác bản thảo sang Hollywood và hai đứa đã mang ra bàn bạc kín với nhau. Một truyện phim tuyệt hảo, Johnny không mong gì hơn. Trong phim nó không phải hát. Một chuyện tình ướt át với những bóng hồng thấp thoáng rất sếch-xy. Lại có một vai trò “cắt may” sẵn cho thằng Nino, giống hệt như Nino từ nhân dáng đến hành động, ngôn ngữ. Lãnh vai trò này có lẽ Nino khỏi cần diễn xuất.

Johnny tiến hành công việc thật mạnh. Nó không ngờ mình cũng rành rẽ công việc sản xuất phim như vậy nhưng vẫn phải mướn một thằng giám đốc sản xuất rất cừ nhưng cóc ai dám mướn chỉ vì có tên trong sổ đen. Nó không lợi dụng điểm này để bắt bí mà trả lương đúng mức với lời căn dặn: “Nếu anh là người biết điều thì làm ơn tiết kiệm ngân sách dùm.”

Đã căn dặn vậy nên lão giám đốc đề nghị một khoản chỉ làm Johnny ngạc nhiên. Lão đề nghị phải lo lót thằng đại diện nghiệp đoàn. Đằng nào cũng phải chi, ai cũng phải chi bằng không sẽ có không biết bao nhiêu chuyện lộn xộn về vấn đề tuyển mộ và giờ phụ trội. Biết chắc lão không xoay xoả, Johnny mới yêu cầu lão mời ông đại diện nghiệp đoàn tới nói chuyện.

Lúc Billy Goff tới, Johnny nói ngay:

– Tôi cứ nghĩ rằng nghiệp đoàn có liên hệ với mấy người bạn tôi đấy. Họ biểu tôi khỏi lo bất cứ chuyện gì về nghiệp đoàn.

– Ai biểu ông như vậy?

– Ai biểu thì ông bạn biết rõ quá mà! Tôi không nói tên rất nhưng chắc chắn tôi đã nghe như vậy.


– Tình hình thay đổi. Trước khác giờ khác… Bạn ông đâu còn ảnh hưởng quái gì ở miền Tây này nữa mà nói?

Johnny nhún vai:

– Thế đợi tôi vài ngày được không? OK?

– Được chớ! Làm gì không được, Johnny! Có điều điện thoại Nữu-Ước can thiệp không ăn thua gì đâu, tôi cho hay trước.

Đó là ý kiến Billy Goff. Sự thực diễn ra khác hẳn. Johnny phôn cho Hagen biết… và nó trả lờikhông được chi , một xu cũng không chi. “Ông già mà hay mày chi cho nó một xu thôi thì mày biết đấy. Mày làm vậy là làm ổng mất mặt… ổng không chịu đâu. Bây giờ cũng vậy.”

– Mày cho tao nói chuyện với ổng chút được không? Không được hả? Hay mày nói lại dùm tao vậy? Để tao còn bắt tay vô việc liền chớ?

– Bây giờ chẳng ai nói được hết. Ổng còn mệt! Nếu cần làm gì thì tao sẽ biểu thằng Sonny làm dùm mày. Chớ có thí một xu cho thằng láu cá đó. Có gì thay đổi tao sẽ cho mày hay liền!

Johnny gác phôn lên. Không yên tâm chút nào hết. Không giải quyết được vụ nghiệp đoàn thì tốn tiền kinh khủng và công việc còn bê trễ ghê gớm. Đã có lúc nó đã tính chi ngầm cho thằng Goff 50 ngàn đô cho xong. Hagen nói là một chuyện vàBố-Già ra lệnh lại là một chuyện. Về vụ này nó có toàn quyền mà? Tuy nhiên Johnny quyết định đợi vài ngày coi.

Mấy ngày chờ đợi khỏi tốn 50 ngàn đô-la. Hai đêm sau, đại diện nghiệp đoàn Billy Goff bị kẻ lạ mặt bắn chết queo trong nhà riêng ở Glendale. Vậy là hết rắc rối. Khỏi sợ nghiệp đoàn tranh chấp! Cái chết của Billy làm Johnny lạnh mình. Đây là lần đầu tiênBố-Già ra tay gần gụi nó nhất, dễ sợ nhất.

Trong mấy tuần lễ liền sau đó vì bận bù đầu về việc phân cảnh, sắp đặt công việc cho máy chạy, Johnny quên phứt vụ mất giọng. Nghe nói trong danh sách các diễn viên được đề nghị tranhOscar có tên nó, Johnny lấy làm buồn vì không được mời trình diễn bài ca bắtOscar trong buổi dạ hội phát giải truyền hình. Nhưng rồi nó nhún vai, khỏi cần.Bố-Già còn nằm đấy thì bắtOscar sao nổi. Có tên trong danh sách tranh giải cũng ngon rồi.

Dĩa hát của nó và Nino vừa thâu bán chạy không ngờ, vượt xa những dĩa mới của nó nên Johnny biết phần lớn là công của Nino. Nó đành phải nghỉ hát một thời gian. Đúng như ước định mỗi tuần nó về nhà một lần với Ginny và các con, không bao giờ sai hẹn nhưng dĩ nhiên vẫn chỉ là bạn. Trong khi đó con vợ đào hát đã sang Mễ-Tây-Cơ xoay được bản án ly dị, do đó Johnny lại độc thân.

Kỳ cục nhất là hồi này các em đào non nhiều quá, dễ quá mà Johnny không ham. Nó chỉ khoái mấy con đang lên vù vù nhưng mấy em này không rớ tới được nên nó cảm thấy ê mặt. Làm việc nhiều cũng có cái hay: xong việc về nhà một mình làm một ly rượu, đặt mấy cái dĩa cũ lên nghe lại giọng mình và ca theo vài đoạn. Giọng nó hồi ấy hay thiệt tình, nghệ sĩ thiệt tình và không ngờ quyến rũ tới cỡ đó. Vậy mà nó đã làm hư cái giọng vàng chỉ vì rượu, vì khói thuốc và vì gái.

Lâu lâu Nino cũng ghé chơi để làm ly rượu, cùng nghe lại giọng ca Johnny ngày xưa. Nó sẽ vênh mặt lên: “Coi, tao đó! Liệu mày có hát được như vậy không?” Lúc bấy giờ Nino sẽ nở nụ cười tình, lắc đầu và thành thực chấp nhận: “Làm sao bằng nổi? Không bao giờ bằng nổi!”

Một tuần lễ trước khi Johnny khởi sự quay phim là Đêm Dạ hội phát giảiOscar . Nó ngỏ ý mời Nino cùng đi dự. Nino nhất định lắc đầu. Johnny phải nài nỉ: “Chỗ anh em với nhau tao đã nhờ cậy mày điều gì bao giờ? Yêu cầu mày đi cùng với tao. Có lẽ chỉ mình mày là còn thực sự thương hại tao nếu tao hụt giải. Nên tao mới tha thiết…”

Nino ngẩn người ra một lát mới gật gù:

– Được, nếu vậy tao đi với mày. Cho mày hay là nếu hụt giải thì mày phải lờ đi, phải nhậu say cho quên hết. Mày phải nhậu. Còn tao, tao sẽ không rớ tới một giọt để tỉnh táo ở bên cạnh mày, có gì tao sẽ khiêng mày về. Yên chí đi! Vậy là bồ bịch chớ còn gì?

– Đúng, bồ bịch là phải vậy!

Giữ đúng lời hưá, đêm Dạ hội Nino tới đưa Johnny đi. Nó tỉnh táo, không nhậu một giọt thật. Không hiểu tại sao dịp long trọng này Johnny lại không mời một con nhân tình nào đi cùng? Hay con vợ Ginny? Không lẽ con này cũng không còn tha thiết gì đến nó? Nino thấy thèm rượu quá!

Đối với Nino thì cả đêm dạ hội chỉ là một sự nhàm chán, cho đến lúc ban tổ chức loan báo tên nam diễn viên bắt giải xuất sắc năm nay. Nghe tênJohnny Fontane là nó vỗ tay loạn, nhảy càng lên. Johnny đưa tay ra là nó nắm thật chặt. Nó biết thằng bạn đang cần một bàn tay bạn, một người thật sự thân thiết trong giây phút vinh quang này. Chỉ buồn tại sao Johnny không có một thằng nào hơn nó!

Sau đó là cả một cơn ác mộng. Cuốn phim của Jack Woltz đoạt tất cả mọi giải lớn nên buổi tiếp tân do hãng tổ chức đầy nghẹt những nhà báo săn tin và những quân săn người, cả đực lẫn cái. Nino vẫn giữ lời hứa tỉnh táo để lúc nào cũng có mặt bên cạnh Johnny. Nhưng đi đến đâu cũng bị các bà các cô vồ lấy, kéo đi một lát nên Johnny rút cục cũng say mèm. Con đào bắt giải cũng bị chiếu cố in hệt nhưng coi bộ nó khoái chí nên làm ngon lắm, tỉnh táo hơn Johnny nhiều. Chỉ có một thằng đàn ông không thèm để ý đến nó. Đó là Nino.

Vào giờ chót, có thằng nào đó thình lình đưa ra một đề nghị độc đáo. Tại sao đệ nhất nam diễn viên và đệ nhất nữ diễn viên năm nay không “cá cặp” với nhau ngay tại chỗ cho bà con làm khán giả coi chơi? Bà con hoan nghênh rần rần. Con đào bị lột tức khắc và mấy mụ sồn sồn hè nhau xông tới Johnny Fontane. Nhưng Johnny đã có bồ Nino Valenti bên cạnh. Tụi nó say cả rồi, đâu chơi lại đàn anh Nino tỉnh như sáo người duy nhất không nhậu trong đêm đó? Lập tức Nino giành lấy Johnny lúc bấy giờ đã nửa kín nửa hở để vác bừa lên vai, chạy như bay như biến ra xe hơi. Lái xe đưa Johnny về nhà Nino không khỏi ngậm ngùi: Nếu thành công là như vậy đó thì nó không ham thành công chút nào hết.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.