Bạn đang đọc Biên Thành Lãng Tử – Chương 17: Tử Vong Chóa Mắt
Không say cũng chẳng có chi hay. Thì tại sao không nương theo men rượu thả hồn vào mộng ?
Sáng hôm sau, Diệp Khai rời địa thất.
Sương sớm chưa tan, bay thành đợt, lướt trên đầu cỏ, đợt thấp đợt cao, hoặc dày hoặc mỏng hoặc chập chờn.
Thái dương chưa chường mặt, khung trời nơi đó từ nhạt biến dần thành xanh, còn lại không gian nhuộm màu xam xám.
Diệp Khai phồng ngực, hít không khí trong lành.
Đồng cỏ còn say ngủ, chưa thấy bóng người, chưa nghe tiếng động.
Một thứ yên tĩnh kỳ diệu lan tràn, bao trùm vùng đất mênh mông bát ngát.
Có lẽ giờ này Mã Phương Linh còn ngủ trên nệm ấm chăn êm.
Người trẻ tuổi thì dễ ngủ hơn hạng cao niên. Dù có ưu uất, buồn phiền dữ dội nhưng cuối cùng cũng ngủ được như thường, ngủ say như thường, và thường thường thì ít lúc canh đêm không chợp mắt.
Dĩ nhiên là trừ những kẻ miệt mài trong trác táng. Kẻ ấy không ngủ đêm nhưng lại lấy ngày làm đêm cũng bù trừ được.
Chỉ có hạng cao niên, tâm tư loạn thì thao thức trắng đêm.
Cho nên Diệp Khai tin tưởng là Vạn Mã Đường chủ khó ngủ.
Sau những biến cố đó, lão mà ngủ được thì hẳn là một sự phi thường. Nhưng nếu lão thức trắng đêm thì lão đã làm gì ? Và hiện tại lão đang làm gì ?
Khóc thương cho thuộc hạ chăng ?
Ưu tư cho một phần mình ?
Còn Tiêu Biệt Ly ?
Đinh Cầu Cảnh có ở bên cạnh lão, uống rượu suốt đêm với lão chăng ?
Có lẽ lão cũng khó ngủ như Vạn Mã Đường chủ, như hầu hết những bậc cao niên mang ít nhiều tâm sự.
Còn Phó Hồng Tuyết ?
Hắn có tìm được nơi nào cho hắn ngủ yên qua một đêm chăng ?
Tuy nhiên chính Trầm Tam Nương mới là người gây nghĩ ngợi cho Diệp Khai nhiều nhất.
Chàng không tưởng nỗi có một nơi nào cho bà trú tạm, ít nhất cũng trong đêm vừa qua.
Song lại tin con người như bà thì dù trong bất cứ tình huống nào cũng có một nơi dung thân được,
Trừ khi bà quên mất chính mình.
Không rõ từ phương trời nào, một con chim ưng bay đến. Một con chim ưng sói đầu, có bộ lông xám, giữa không gian biến màu bạc, xoay quần quần.
Xem ra nó có vẻ vừa đói vừa mệt.
Diệp Khai nhìn nó lẩm nhẩm :
– Quả như ngươi muốn tìm xác chết thì ngươi bay lạc hướng rồi. Ở đây không có xác chết. Chỉ có mỗi một người, mà ta cũng chưa chết.
Chàng cười lớn tiếp :
– Ít nhất ngươi cũng nên tìm chốn nào có quan tài chứ. Người chết thì phải nằm trong quan tài chứ đâu có đi đứng như ta. Phải vậy không ?
Chim ưng kêu.
Tiếng kêu phảng phất như hỏi: Quan tài hả ? Quan tài hả ?
Lửa đã tắt rồi.
Hiệu tạp hóa của Lý Mã Hổ hiện là một đống tro tàn. Hai hiệu thịt và mì, cháo hai bên vách cũng đồng số phận.
Một số nhà khác trong ngõ cũng bị thiệt hại ít nhiều.
Những gì được khuân dọn tránh lửa từ trong nhà ra còn nằm thành đống tại đường.
Chẳng rõ chủ nhân của tạp vật đó là ai.
Bên cạnh tạp vật ngổn ngang những thùng xách nước dùng trong việc chữa cháy, nguyên có hư có.
Cây cháy được tưới nước vội, còn bốc hơi chứng tỏ cuộc chữa lửa mới vừa chấm
dứt.
Trong gió còn mùi khét nực nồng.
Người Biên Thành vốn thức sớm nhưng sáng nay lại vắng bóng người trên đường. Có lẽ trong đêm họ chữa cháy quá vất vả nên giờ đây ai ai cũng mệt đừ, ngủ như
chết.
Thị trấn vừa nhỏ vừa xa xôi. Biên Thành qua tai nạn đó càng thêm bi thảm, thê lương.
Diệp Khai đi trên con đường có cảm giác như mình làm nên tội.
Vô luận thế nào thì nếu không phải chàng khởi đầu thì cuộc hỏa hoạn này không hề có.
Hôm qua đáng lẽ chàng xách nước tưới lửa thì chàng lại xách rượu tưới lửa.
Sau cơn hỏa hoạn, bao nhiêu người lâm vào cảnh chiếu đất màn trời.
Chàng thở dài nhớ đến Trương Lão Thực, chủ tiệm mì.
Trương Lão Thực quả là con người chân thực. Lão vừa là chủ vừa là đầu bếp, vừa là tiểu nhị. Cho nên từ chân đến đầu lão, dầu mỡ bê bết. Từ sáng sớm đến khuya lơ khuya lắc, quần quật như trâu.
Làm như vậy mà không lấy nổi một người vợ. Bởi lão không nuôi nổi một bà.
Thế nhưng lão cười suốt ngày. Hễ ai vào ăn, gọi món rẻ nhất, quá ít hoặc hèn thì lão vẫn trọng như thần tài đến viếng.
Sinh ý như vậy thì làm sao có cái gì ngon mà bán cho khách được ?
Tuy nhiên ai vào ăn tại quán của lão cũng không thán oán gì cả.
Bây giờ thì ngôi quán của lão là đống than vụn, tro tàn.
Lão phải đau hơn ai hết.
Hiệu thịt trâu, heo, dê bên kia của Đinh Lão Tứ cũng đồng số phận như lão Trương Lão Thực song lão này vẫn có chút của riêng, do đó mà đỡ khổ hơn.
Đêm đã tàn từ lâu. Ngọn đèn lồng trước cửa kỹ viện của Tiêu Biệt Ly vẫn còn cháy.
Bỗng từ trong cửa, nửa thân người ló ra, một bàn tay vẫy chàng.
Người đó là Trần Đại Quan, chủ nhân một cửa hiệu tơ lụa.
Hầu hết những chủ nhân các cửa hiệu tại đây thì Diệp Khai đều quen. Thỉnh thoảng chàng đến tìm người này hoặc người nọ để bàn chuyện phiếm.
Nhưng hôm nay chàng khó hiểu cái vẫy tay của Trần Đại Quan. Chàng cảm thấy có cái gì khác lạ.
Diệp Khai vào.
Bên trong không chỉ có một mình Trần Đại Quan mà hầu như bao nhiêu người tại thị trấn đều có mặt tại đây.
Nhưng Tiêu Biệt Ly vắng mặt.
Ai ai cũng lộ vẻ trầm trọng.
Chiếc bàn trước mặt họ trống trơn, không rượu, không thịt.
Diệp Khai nhìn kỹ thì thấy mặt họ xanh rờn. Mắt họ trợn tròn, thái độ không thân thiện mảy may.
Chàng tự hỏi:
– Chẳng lẽ họ biết là mình gây ra cuộc hỏa hoạn này ?
Chàng mỉm cười, muốn hỏi họ là có phải họ tưởng như vậy chăng.
Đúng là họ muốn tìm người sanh sự.
Có điều người mà họ muốn tìm không phải là chàng.
Người đó là Phó Hồng Tuyết.
Họ nói với nhau, với chàng, mỗi người một câu:
– Từ ngày gã họ Phó đến thị trấn này thì tai họa theo đến đây, tai họa phát sinh liên miên.
– Chẳng những giết người, hắn lại còn phóng hỏa.
– Trước khi hỏa hoạn phát sinh, ngươi ta còn thấy gã đến tìm Lý Mã Hổ.
– Hắn đến đây như để hành tội chúng ta.
– Nếu hắn không ly khai địa phương này là bọn chúng ta hết sống nổi.
Trần Đại Quan, Tống lão bản và Đinh Lão Tứ nói nhiều hơn hết.
Trương Lão Thực là con người không bao giờ bất mãn với ai thế mà hôm nay cũng góp giận.
Ai ai cũng muốn ăn sống Phó Hồng Tuyết. Họ nghiến răng, họ trừng mắt, họ hậm
hực.
Đợi cho mọi người im lặng, Diệp Khai điềm nhiên hỏi:
– Các vị chuẩn bị đối phó với hắn như thế nào ?
Trần Đại Quan thở dài:
– Bọn tôi vốn chuẩn bị mời hắn đi nơi khác mà ở. Nhưng hắn đến đây, hắn muốn lập nghiệp tại đây thì dễ gì mời mà hắn đi ngay cho. Bởi thế…
Diệp Khai hỏi tiếp:
– Bởi thế, các vị định làm gì à ?
Trương Lão Thực đáp:
– Hắn muốn bọn này không phương sống sót thì bọn này làm sao để cho hắn sống.
Đinh Lão Tứ đập tay xuống mặt bàn bình bịch hét:
– Bọn tôi tuy là thành phần bình dân lương thiện, an phận nhưng đừng ai chạm đến. Kẻ nào chạm đến là kẻ đó phải trả giá đắt.
Tống lão bản quơ quơ chiếc điếu nói tiếp:
– Chó bị rượt cùng đường, đụng tường còn nhảy thì hà huống gì là con người.
Diệp Khai thong thả gật đầu.
Mường tượng chàng công nhận họ nói đúng đạo lý.
Trần Đại Quan thở dài:
– Bọn tôi có cái tâm muốn đối phó hắn, ngặt vì lực thì thiếu hẳn.
Tống lão bản cũng thở dài:
– Một bọn thật thà chất phác như chúng tôi thì đương nhiên không có phương đối phó với kẻ sát nhân phóng hỏa được.
Trần Đại Quan tiếp nối:
– Cũng may là bọn này còn có mấy bằng hữu biết chút ít võ công.
Diệp Khai hỏi:
– Như Tam lão bản ?
Trần Đại Quan đáp:
– Tam lão bản là người có thân phận cao. Chúng tôi đâu dám kêu gọi đến.
Diệp Khai cau mày:
– Trừ Tam lão bản ra thì đâu còn ai là người có bản lĩnh.
Trần Đại Quan thốt:
– Còn chứ. Một thanh niên mà người ta quen gọi là Tiểu Lộ.
Diệp Khai trố mắt:
– Tiểu Lộ ?
Trần Đại Quan gật đầu:
– Y là đệ nhất kiếm khách trên giang hồ. Dù tuổi chưa được bao nhiêu.
Tống lão bản tiếp nối:
– Nghe nói chỉ trong vòng một năm qua thôi, y đã giết độ ba bốn mươi người. Nạn nhân toàn là nhất lưu cao thủ trong võ lâm.
Trương Lão Thực nghiến răng phụ họa:
– Lấy độc trị độc, hắn giết người phóng hỏa thì phải có người cỡ đó mới trị nổi
hắn.
Trần Đại Quan gật đầu: – Răng chống răng, mắt chống mắt mà.
Diệp Khai trầm ngâm một chút, vụt hỏi: – Họ Lộ. Lộ là đường đi hay lộ là sương ?
Trần Đại Quan đáp: – Lộ là đường đi.
Diệp Khai chớp mắt:
– Lộ Tiểu Giai ?
Trần Đại Quan mỉm cười:
– Chính y.
Tống lão bản hỏi: – Diệp công tử biết y ?
Diệp Khai cười nhẹ:
– Tại hạ có nghe nói đến tên đó. Người ta đồn kiếm pháp của y nhanh cực độ. Mà lại độc nữa.
Tống lão bản cười hì hì:
– Trong hai năm gần đây trên giang hồ không ai là không nghe đến tên y.
Diệp Khai gật đầu:
– Nhiều người nghe danh y lắm.
Tống lão bản tiếp:
– Nghe nói Tử Kiếm Thần Long phái Côn Lôn và chưởng môn phái Điểm Thương cũng bại nơi tay y.
Diệp Khai cười thốt:
– Chừng như Tống lão bản biết rành về con người đó quá.
Tống lão bản cười đắc ý:
– Thú thật với Diệp công tử, thanh niên họ Lộ đó là một người bà con xa xa của
tôi.
Diệp Khai hỏi: – Y có chịu đến hay không ?
Tống lão bản đáp: – May mắn thay, trong mấy hôm nay y có mặt trong vùng phụ cận. Đinh Lão Tứ tiếp: – Người của chúng tôi sai đi đã liên lạc được với y. Y hứa là sẽ đến. Tống lão bản tiếp luôn: – Nếu không có gì trở ngại thì trước hoàng hôn hôm nay y sẽ có mặt tại tiểu trấn
này.
Trương Lão Thực cao giọng:
– Lúc đó thì Phó Hồng Tuyết sẽ biết bọn này không phải lũ đáng khi.
Diệp Khai mỉm cười:
– Việc đó các vị đã quyết định rõ, hà tất phải cho tại hạ biết ?
Trần Đại Quan đáp:
– Chúng tôi từ lâu xem Diệp công tử là bằng hữu, mà đã là bằng hữu với nhau thì có gì phải dấu diếm nhau.
Mường tượng lão sợ Diệp Khai sẽ nói ra những lới khó nghe nên lão tiếp luôn:
– Tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu là Diệp công tử có cảm tình ít nhiều với gã họ
Phó.
Diệp Khai cau mày: – Các vị sợ tại hạ xen vào vụ này gây trở ngại cho kế hoạch của các vị ? Trần Đại Quan nghiêm sắc mặt:
– Chúng tôi hy vọng lần này Diệp công tử bàng quan tọa thị giùm cho.
Trương Lão Thực thốt:
– Tôi tên là Trương Lão Thực, tôi chỉ nói những lời thực.
Diệp Khai gật đầu:
– Ông cứ nói.
Trương Lão Thực tiếp:
– Công tử hãy tiếp trợ bọn tôi giết cho được Phó Hồng Tuyết. Nhược bằng công tử không giúp bên này thì cũng đừng giúp bên kia. Cứ giữ vai trò trung gian là được. Nếu chẳng vậy…
Diệp Khai chớp mắt:
– Thì sao ?
Trương Lão Thực đứng lên, cất cao giọng:
– Thì dù bọn này đánh không hơn công tử thì vẫn liều mạng đánh, đánh luôn.
Diệp Khai mỉm cười:
– Tốt. Quả nhiên người tên Thực thì lời nói cũng thực. Tại hạ thích mẫu người như lão trượng lắm.
Trương Lão Thực thoáng lộ vẻ mừng:
– Công tử chịu giúp bọn tôi chứ ?
Diệp Khai đáp:
– Ít nhất thì tại hạ cũng không đứng về phía hắn.
Trần Đại Quan thở phào:
– Bọn tôi cảm kích công tử vô cùng.
Diệp Khai tiếp:
– Tại hạ hy vọng khi nào Lộ Tiểu Giai đến thì các vị cho tại hạ hay liền.
Trần Đại Quan gật đầu:
– Đương nhiên.
Diệp Khai chợt thở dài:
– Tại hạ muốn biết con người đó. Nhất là mong có dịp nhìn thấy thanh kiếm của
y.
Bỗng một người cất tiếng: – Nghe nói ít khi nào y cho người ta nhìn thấy thanh kiếm. Người vừa thốt là Tiêu Biệt Ly. Lão từ trên gác nhỏ, nói vọng xuống. Diệp Khai ngẩng đầu lên cười, hoỉ: – Cũng như đao của Phó Hồng Tuyết.
Tiêu Biệt Ly đáp: – Có một điểm bất đồng.
Diệp Khai hỏi:
– Điểm nào ?
Tiêu Biệt Ly tiếp:
– Đao của Phó Hồng Tuyết giết ba hạng người. Còn kiếm của Lộ Tiểu Giai chỉ giết có một hạng người.
Diệp Khai trố mắt:
– Một hạng người ?
Tiêu Biệt Ly buông gọn:
– Hạng người sống.
Chứ ai đi giết kẻ chết rồi ?
Và người sống thì gồm biết bao nhiêu hạng. Như vậy là không có chọn lựa, hễ người còn sống là hắn giết được.
Lão từ từ đi xuống. Gương mặt vẫn trắng xanh như lúc nào, dù một nụ cười đang nở ở vành môi.
Lão tiếp:
– Y có lối nhận xét khác Phó Hồng Tuyết. Theo y, trên đời chỉ có hai hạng người, hạng sống và hạng chết.
Diệp Khai hỏi:
– Chỉ cần là người sống thì y có thể giết hết.
Tiêu Biệt Ly thở dài:
– Ít nhất thì lão phu cũng không nghe nói có ai thoát chết dưới kiếm của y.
Diệp Khai tiếp:
– Bây giờ tại hạ muốn biết một việc.
Tiêu Biệt Ly nhìn chàng:
– Việc gì ?
Diệp Khai hỏi:
– Kiếm của y nhanh hay đao của Phó Hồng Tuyết nhanh.
Cái đó thì ai ai cũng muốn biết.
Thái dương đã lên.
Người có trách nhiệm về an toàn của thị trấn là Triệu Đại, lúc đó đang chỉ huy thủ hạ dọn dẹp những tàn tích của trận hỏa hoạn.
Mọi người đều ra khỏi nhà, đứng tại thềm. Một số đóng góp ý kiến cho cuộc dọn dẹp, một số nghị luận linh tinh.
Còn lại bên trong, Tiêu Biệt Ly và Diệp Khai.
– Triệu Dại cũng là tay chịu cực khổ.
Tiêu Biệt Ly đáp:
– Hắn đương nhiên là phải vậy.
Diệp Khai cau mày:
– Sao ?
Tiêu Biệt Ly tiếp:
– Tại thị trấn này, ai ai cũng biết là Lý Mã Hổ có dành dụm được độ ngàn lượng
bạc.
Diệp Khai gật đầu:
– Mà bạc thì lửa không đốt cháy tiêu tan được.
Tiêu Biệt Ly gật đầu:
– Lý Mã Hổ lại không người thừa kế.
Diệp Khai tiếp:
– Nếu phát hiện được số bạc thì quyền hưởng đương nhiên là thuộc về Triệu Đại.
Tiêu Biệt Ly mỉm cười:
– Người ta nói các hạ thức thời vụ. Câu nói đó ít khi sai.
Diệp Khai hỏi:
– Các người đó nói gì với nhau, tiên sinh nghe hết chứ ?
Tiêu Biệt Ly thở dài:
– Họ nói năng có vẻ như không sợ người ta nghe lọt.
Diệp Khai tiếp:
– Chả trách tiên sinh không ngủ được. Tại hạ cứ tưởng có ai đó cùng uống rượu với tiên sinh trên gác.
Tiêu Biệt Ly chớp mắt:
– Các hạ cho là Đinh Cầu Cảnh chắc ?
Diệp Khai cười nhẹ, kéo ghế ngồi xuống.
Tiêu Biệt Ly hỏi:
– Các hạ muốn tìm lão ?
Diệp Khai đáp:
– Thực sự thì tại hạ cũng muốn gặp lão ta. Nhưng người mà tại hạ muốn gặp nhiều hơn lại là Phó Hồng Tuyết.
Tiêu Biệt Ly cau mày:
– Các hạ không biết hắn ở đâu ?
Diệp Khai hỏi lại:
– Tiên sinh biết ?
Tiêu Biệt Ly suy nghĩ một chút:
– Đương nhiên là hắn không ly khai địa phương này.
Diệp Khai gật gù:
– Lấy roi mà quất đuổi hắn đi thì hắn cũng không đi đâu.
Tiêu Biệt Ly tiếp:
– Nhưng tại địa phương này, hắn khó tìm một người hoan nghinh hắn lắm.
Diệp Khai gật gù:
– Cái đó thì quả thật là khó.
Tiêu Biệt Ly trầm ngâm một chút:
– Tuy nhiên cũng còn có một vài nơi không chủ, ở những nơi đó, cửa không bao giờ đóng.
Diệp Khai chớp mắt:
– Chẳng hạn như:
– Tiêu Biệt Ly tiếp:
– Miếu Quan Đế…
Diệp Khai sáng mắt lên, đứng dậy liền:
– Tại hạ phục Quan Đế nhất trần đời. Nên đến đó đốt một nén hương để tỏ chúng lòng thành mới được…
Tiêu Biệt Ly cười nhẹ:
– Đốt hương thôi nhé, đừng đốt luôn miếu.
Diệp Khai mỉm cười không đáp.
Cuộc thu dọn hỏa trường đã xong, không ai nghe nói đến số bạc của Lý Mã Hổ.
Triệu Đại ngưng tay nhưng vẫn quát tháo thủ hạ không được lười biếng.
Giả như tìm được bạc thì mỗi người có một phần.
Trước hết họ lôi các xác chết ra, lúc soát.
Diệp Khai đứng một bên nhìn.
Một lúc sau chàng thốt:
– Bạc nhiều thì không ai mang trong mình đâu. Nghe nói thường thường thì người ta chôn dưới chiếc giường ngủ.
Triệu Đại sáng mắt, kêu lên:
– Đúng rồi. Thế mà tôi lú quá. Cảm tạ Diệp công tử mách cho. Nếu tìm được tôi sẽ biếu cho công tử một phần uống rượu chơi.
Diệp Khai mỉm cười.
Rồi chàng tiếp:
– Bất tất chia chác cho tại hạ. Các hạ nên xuất ra một ít mua quan tài chôn xác đó thì hơn.
Triệu Đại đáp:
– Khỏi mua. Quan tài có sẵn mà.
Diệp Khai ạ một tiếng.
Triệu Đại cười hì hì:
– Công tử quên số quan tài viừa được chuyển đến đây cách đây mấy hôm rồi sao ?
Đến lượt Diệp Khai sáng mắt:
– Nghe nói số quan tài đó phải được đưa đến Vạn Mã Đường mà.
Triệu Đại thấp giọng:
– Đúng, song mấy hôm nay, Tam lão bản luôn luôn gặp việc buồn phiền, còn ai dám đến đó quấy nhiễu lão.
Diệp Khai hỏi:
– Hiện giờ số quan tài đó được an trí tại đâu ?
Triệu Đại đáp:
– Đáng lẽ phải để tại khoảng đất trống phía sau kia. Nhưng vì có cuộc hỏa hoạn trong đêm nên tôi cho dời hết về miếu Quan Đế. Cũng may cho hai người này, chết là có sẵn quan tài.
Diệp Khai củng cười theo hắn:
– Xem ra những người này chết đúng chỗ quá.
Triệu Đại thở dài:
– Kẻ chết an thân nhưng người sống khổ thân. Nơi đây là một địa phương ngèo. Ai bị phá sản rồi là cầm như sống chờ chết. Làm gì gây dựng lại nổi cơ nghiệp dù đó chỉ là một mái nhà.
Diệp Khai lắc đầu:
– Nơi đây chưa chắc nghèo. Ít nhất cũng có ngàn lượng bạc đang chờ các hạ.
Triệu Đại cười tít:
– Đa tạ công tử chúc lành. Tôi thử đi tìm xem.
Hắn xăn tay áo, hăm hở bước đi.
Bỗng hắn quay đầu lại, tiếp:
– Nếu công tử ở đây có mệnh hệ nào thì nhất định tôi sẽ chọn cổ quan tài tốt nhất cho công tử.
Chẳng rõ Diệp Khai giận hay tức cười.
Lâu lắm, chàng lẩm nhẩm:
– Xem ra cái gã này cũng hay hay.
Con đường bị hỏa hoạn là đường đẹp nhất của tiểu trấn Biên Thành này.
Diệp Khai đi hết con đường, vào một lối rẽ. Ở đây nhà cửa quá xác xơ, cư dân rất lam lũ, gồm dân du mục và dân đánh xe, giữ ngựa.
Một thiếu phụ ngồi nhóm lửa, lưng đai một hài nhi, bên cạnh còn có ba đứa bé đứng nhìn mẹ với đôi mắt hau háu chờ ăn, tuy cái ăn chưa đươc đặt lên bếp.
Không biết là có sẵn chờ nấu hay là còn chờ người gia trưởng chạy đi quơ quào mang về.
Diệp Khai thở dài.
Chàng nhận ra hầu hết ở khắp mọi nơi mà chàng đã đi qua, hạng nghèo bao giờ cũng đông con, càng nghèo càng đói thì càng đông con.
Họ không có đủ tiền mua dầu thắp ban đêm.
Họ không có việc gì khác hơn để làm.
Chừng như đó là một định luật.
Qua khỏi con đường rẽ đó, đi một lúc nữa, chàng đến miếu Quan Đế.
Miếu điêu tàn, nhỏ hẹp, hương khói vắng tanh.
Quan tài không chỗ chứa, phải chồng chất lên nhau.
Tượng thần tróc sơn loang lổ.
Bục thờ còn có một người đang nằm trên đó, tay nắm chuôi đao, mắt trợn trừng nhìn chàng.
Phó Hồng Tuyết.
Diệp Khai cười nhưng Phó Hồng Tuyết không cười.
Hắn lạnh lùng thốt:
– Ta đã nói vơí ngươi là ngươi đi đường ngươi, ta đi đường ta.
Diệp Khai gật đầu:
– Ta có nghe ngươi nói câu đó.
Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:
– Thế sao ngươi còn tìm ta ?
Diệp Khai cười nhẹ:
– Ai nói ta tìm ngươi ?
Phó Hồng Tuyết buông gọn:
– Ta.
Diệp Khai vẫn giữ nụ cười.
Phó Hồng Tuyết tiếp:
– Nơi đây chỉ có hai người, một người sống và một người cây. Hẳn là ngươi không tìm người cây.
Diệp Khai chớp mắt:
– Ngươi muốn nói đến Quan Đế ?
Phó Hồng Tuyết bỉu môi:
– Ta chỉ biết đó là một người cây.
Diệp Khai thở ra:
– Ta biết không lúc nào ngươi tôn kính người khác nhưng ít nhất ngươi cũng phải tôn kính ông ta.
Phó Hồng Tuyết hỏi:
– Tại sao ?
Diệp Khai đáp:
– Vì ông ấy đã thành thần.
Phó Hồng Tuyết cười mỉa:
– Thần của ngươi chứ không phải thần của ta.
Diệp Khai cau mày:
– Ngươi không tin thánh thần ?
Phó Hồng Tuyết đáp:
– Ta không tin hạng người đó. Ta không thấy lão có làm cái gì đáng cho ta tôn
kính.
Diệp Khai đưa ra lý luận: – Ít nhất ông ta không để cho Tào Tháo mua chuộc. Oâng ta không bán rẻ bằng hữu. Phó Hồng Tuyết lắc đầu: – Người không bán bằng hữu đâu phải là ít. Nào chỉ có một mình lão ? Diệp Khai cãi:
– Nhưng ngươi nên biết…
Phó Hồng Tuyết chận lời:
– Ta chỉ biết là nếu lão đừng cuồng vọng, tự cao tự đại thì nhà Thục Hán đâu đến nổi mất quá sớm.
Diệp Khai thở dài:
– Ta biết rồi. Ta biết tại sao ngươi không tôn kính ông ta.
Phó Hồng Tuyết thản nhiên:
– A.
Diệp Khai tiếp:
– Những người khác tôn kính ông ấy còn ngươi thì vô luận làm gì cũng khác biệt mọi người.
Phó Hồng Tuyết vụt tung mình lên, rời khỏi chiếc án thờ, đáp xuống đất, bước đi
liền.
Diệp Khai hỏi: – Đi như vậy sao ?
Phó Hồng Tuyết thốt: – Không khí ở đây ô tục lắm ta không thở nổi. Diệp Khai thở ra: – Muốn sống trên cõi đời này thì có lúc cần phải thở thứ không khí ô tục này. Phó Hồng Tuyết lắc đầu: – Ngươi có tư tưởng của ngươi. Ta có tư tưởng của ta. Không quan hệ gì với nhau. Diệp Khai cau mày:
– Tư tưởng của ngươi như thế nào ?
Phó Hồng Tuyết hừ lạnh: – Không quan hệ gì đến ngươi, ngươi hỏi mà làm gì ? Diệp Khai hỏi: – Chẳng lẽ ngươi không chuẩn bị sống thêm trên cõi đời này một thời gian nữa
sao ?
Phó Hồng Tuyết đáp:
– Sống thì ta tự nhiên phải sống rồi song ta sống trong cõi đời trong đó không có ngươi.
Hắn không hề quay đầu.
Diệp Khai không trông thấy được mặt hắn nhưng vẫn thấy đôi tay của hắn. Đôi tay đó đang đặt một tay trên đốc đao. Hiện tại thì mường tượng hắn định bóp nát đốc đao.
Dù hắn vận lực đến đâu, hắn bóp mạnh đến đâu, đốc đao có thể nát chứ niềm thống khổ của hắn vẫn cứ trơ trơ.
Diệp Khai lẩm nhẩm:
– Cũng có một ngày ngươi sẽ trở lại với thế giới của ta, bởi ngươi còn phải sống, ngươi không thể không sống được.
Phó Hồng Tuyết mường tượng không nghe câu nói đó, bước đi luôn. Hắn bước với cái dáng kéo lết một chân như lúc nào.
Dù đao của hắn có nhanh hơn kiếm của Lộ Tiểu Giai nhưng cái chân đó….
Phó Hồng Tuyết đã đi xa rồi. Diệp Khai không giữ hắn lại, mà chàng cũng không đề cập đến Lộ Tiểu Giai.
Bởi ít nhất cũng còn hơn ba giờ nữa, chàng không muốn Phó Hồng Tuyết khẩn trương ngay từ bây giờ. Kéo dài sự khẩn trương đến chiều thì có lẽ hắn phải điên mất.
Hơn thế chàng đến đây không phải để cảnh cáo Phó Hồng Tuyết.
Chàng đến vì mấy cỗ quan tài trong miếu.
Quan tài vốn mới, cây mới, sơn mới, song qua cơn hỏa hoạn, bị khuân dọn vội vàng nên có một vài chiếc hư hoại phần nào.
Diệp Khai nhặt một nắm đá vụn, ngồi xuống bậc thềm, lấy từng viên đá chọi vào các cỗ quan tài.
Đá chạm vào quan tài thì không kêu bung bung. Quan tài có chứa vật gì nên kêu nghe cộp cộp.
Quan tài không thì nhiều mà quan tài chứa vật thì ít.
Quan tài chứa vật gì, nếu không phải là xác chết ?
Nếu là xác chết thì xác của những ai ?
Diệp Khai nghĩ nếu có xác chết thì quả thật là một sự hứng htú.
Chàng bước tới mở nắp quan tài ra.
Xác chết không phải là một sự lạ. Cái lạ là chàng nhận ra các xác chết.
Trương Lão Thực, Trần Đại Quan, Đinh Lão Tứ, Tống lão bản, thêm một viên thủ quỷ họ Hồ của một hiệu cơm ở dầu đường.
Diệp Khai rờ xác chết nge lạnh như băng. Chứng tỏ ít nhất thì họ cũng đã chết hơn mười giờ rồi.
Lạ chưa. Họ cùng chàng họp mặt nhau tại kỷ viện của Tiêu Biệt Ly chỉ cách vài giờ thôi. làm thế nào mà họ lại chết cách hơn mười giờ được.
Có trời mới hiểu nổi.
Nhưng trên đời này chẳng có sự bí mật nào vĩnh viễn bảo toàn.
Sớm muộn gì thì chàng cũng biết.
Bất cứ cái chết nào cũng có nguyên nhân. Chàng lôi xác chết ra ngoài, quan sát kỹ tìm thương tích, rồi mang tất cả ra đám cỏ rậm phía sau miếu, bỏ trong đó. Đoạn trở lại đặt các cỗ quan tài vào đúng chỗ cũ, đậy nắp y nguyên như chẳng có ai mó tay vào.
Xong rồi chàng phi thân lên nóc miếu nằm chờ.
Chàng chờ gì ?
Chàng không phải chờ lâu. Từ xa xa, trên cánh đồng cỏ, có một kỵ sĩ phi ngựa đến. Kỵ sĩ ấy vận y phục hoa lệ, lưng gù.
Kỵ sĩ là Kim Bối Đà Long Đinh Cầu Cảnh.
Dĩ nhiên là Đinh Cầu Cảnh không trông thấy Diệp Khai.
Đến trước cửa miếu, ngựa dừng lại. Lão xuống đất, nhún chân vượt qua tường, quan sát đống quan tài.
Không có gì khả nghi.
Lão ra ngoài nhìn quanh bốn phía.
Không có một bóng người.
Lão phóng hỏa lên. Tài phóng hỏa của lão cũng cao, mường tượng như lão chuyên môn phóng hỏa.
Lạ thật. Quan tài do lão vất vả chuyển vận đến đây rồi cũng chính lão nổi lửa thiêu hủy. Quan tài chưa dùng đến sao lại thiêu hủy đi ?
Lửa cháy mạnh, lão lên ngựa chạy đi thì Diệp Khai cũng nhảy xuống đất liền. Nếu nằm trên đó nữa là phải chết cháy luôn.
Chàng trở về thị trấn, trở về gấp. Bởi ở đây hết hứng thú rồi. Về thị trấn thì may ra chàng sẽ gặp nhiều cái hay hay.
Huống chi cơn đói đang cào cấu dữ dội, suýt lủng dạ dày rồi.
Ngôi miếu Quan Đế cháy rụi. Chàng đi xa rồi, quay đầu nhìn lại còn thấy khói bốc cao.
Từ thị trấn ai cũng thấy khói.
Họ bảo nhau:
– Tại miếu Quan Đế lại phát hỏa.
– Nhất định là cái gã có chiếc chân cà thọt gây nên nữa rồi.
– Có người thấy gã đến đó.
Những người vây quanh hỏa trường trong đêm đang nghị luận vì cuộc hỏa hoạn thứ hai.
Trong đám người đó có cả Trương Lão Thực, Đinh Lão Tứ , Trần Đại Quan.
Nhưng Diệp Khai không lấy làm lạ khi trông thấy họ.
Mường tượng chàng đã liệu định là họ có mặt ở đây mặc dù xác của họ đã được chàng dấu trong đám cỏ sau miếu.
Nghĩa là họ còn sống dù đã chết.
Chàng chỉ lấy làm lạ vì một điều: là sự có mặt của Mã Phương Linh.
Mã Phương Linh thấy chàng thì thần sắc biến đổi rất kỳ quái. Có lẽ nàng đắn đo xem có nên gọi chàng hay không.
Chàng bước tơí, mỉm cười hỏi:
– Cô nương mạnh giỏi ?
Mã Phương Linh cắn môi, rồi buông cộc lốc:
– Không mạnh giỏi.
Hôm nay nàng bỏ áo hồng, vận áo trắng, mặt nàng xanh nhợt như ốm đi phần
nào.
Nàng hốc hác quá, mường tượng hai đêm rồi nàng đều thức trắng. Diệp Khai chớp mắt hỏi lại:
– Còn Tam lão bản ?
Mã Phương Linh ttrừng mắt: – Hỏi làm gì ? – Tùy miệng mà hỏi vậy mà, có làm gì đâu.
Mã Phương Linh hừ một tiếng: – Không ai mượn ngươi hỏi.
Diệp Khai thở dài, cười khổ: – Thì thôi. Coi như tại hạ không có nói vậy.
Mã Phương Linh gằn giọng: – Còn ta thì ta lại muốn hỏi ngươoi. Vừa rồi ngươi đi đâu ? Diệp Khai vẫn cười:
– Tại hạ đã không thể hỏi cô nương thì tại sao cô nương lại muốn hỏi tại hạ ?
Mã Phương Linh lạnh lùng:
– Tại ta cao hứng.
Diệp Khai điềm nhiên:
– Tại hạ tưởng nên nói cho cô nương biết là việc làm của nam nhân tuyệt đối không thể để cho nữ nhân hiểu.
Mã Phương Linh cắn môi, lộ vẻ hận:
– Hẳn ngươi đã làm việc bất lương chi đó.
Diệp Khai tiếp:
– Cũng may là tại hạ không quen phóng hỏa.
Mã Phương Linh xì một tiếng:
– Vậy người phóng hỏa là ai ?
Diệp Khai chớp mắt:
– Cô nương đoán thử xem.
Mã Phương Linh thay vì đáp lại hỏi:
– Ngươi có gặp Phó Hồng Tuyết chăng ?
Diệp Khai gật đầu.
– Đương nhiên là có.
Mã Phương Linh nhìn chàng:
– Lúc nào ?
Diệp Khai mơ màng:
– Mường tượng là hôm qua.
Mã Phương Linh trừng mắt rồi dậm chân tức uất đến đỏ mặt.
Trần Đại Quan vụt thốt:
– Chẳng rõ hắn có đi tìm Tam lão bản chăng ?
Mã Phương Linh cười lạnh:
– Hắn có tìm cũng vô ích.
Trần Đại Quan kinh dị:
– Tại sao ?
Mã Phương Linh đáp:
– Vì đến cả ta cũng không biết đâu mà tìm.
– Tại sao Tam lão bản đột nhiên mất dạng ? Lão ta đi đâu ?
Có người muốn hỏi.
Song vừa lúc đó, vó ngựa vang lên, rất gấp, át câu chuyện của họ
Người tiến ngựa, là một đại hán, chừng như là con người cốt sắt, đầu trọc, lưng trần, da đen như lông con ô chuỳ của hắn .
Không cầm cương ngựa, hai tay ôm một cán cờ, cán to bằng cái tô, dài bốn trượng.
Cờ thẳng đứng, trên ngọn cán, một người đang đứng, tay chắp sau lưng.
Ngựa chạy nhanh, y không hề nhích động, vững như chiếc cột trồng.
Diệp Khai ngẩng mặt nhìn lên, lẩm nhẩm:
– Đến sớm quá !
Ô chuỳ mã vào trấn, ai ai cũng nhìn, ai ai cũng kinh ngạc, đồng thời hân hoan .
Bởi ai ai cũng đoán được, người đó là ai, người đứng trên cán cờ .
Bỗng ngựa hí lên, rồi dừng vó .
Người trên cán cờ, kiêu hùng trong chiếc áo đỏ, tay ung dung chắp sau lưng hỏi người bên dưới nhưng mặt ngẩng lên:
– Đến rồi à ?
Đại hán trọc đầu đáp:
– Đến rồi .
Người áo đỏ lại hỏi:
– Có ai nghinh đón chúng ta chăng ?
Đại hán trọc đầu đáp:
– Mường tượng có mấy người .
Người áo đỏ hỏi:
– Thuộc hạng nào ?
Đại hán trọc đầu đáp:
– Những con người đó, kể cũng có hạng .
Người đó là ai ?
Người áo đỏ gật đầu lẩm nhẩm:
– Hôm nay, không khí dễ thở quá. Một thứ không khí rất thuận tiện cho việc giết người.
Diệp Khai mỉm cười:
– Rất tiếc, trước mắt chỉ có mấy con chim con, có thể giết được nếu muốn giết. Chớ con người thì chắc là không thể giết rồi .
Người áo đỏ cúi mặt, trừng mắt nhìn xuống. Đôi mắt của y vừa to, đen, vừa sáng .
Y cao giọng hỏi:
– Ngươi nói năng với ai đó ?
Diệp Khai điềm nhiên: – Với các hạ.
Người áo đỏ trầm gương mặt . – Ngươi biết ta là ai không ?
Diệp Khai vẫn cười: – Lộ Tiểu Giai, tay giết người không chớp mắt . Người áo đỏ cười lạnh .
– Có nhãn lực đó .
Diệp Khai điềm nhiên – Quá khen .
Người áo đỏ hỏi: – Ngươi là ai ?
Diệp Khai đáp: – Tại hạ họ Diệp
Người áo đỏ hỏi tiếp: – Họ mời ta đến đây để giết người, có phải là để giết ngươi chăng ? Diệp Khai lắc đầu :
– Chừng như không phải .
Người áo đỏ thở dài: – Đáng tiếc .
Diệp Khai cũng thở dài: – Đáng tiếc thật .
Người áo đỏ hừ một tiếng: – Ngươi tiếc cái gì ?
Diệp Khai đáp: – Đáng tiếc cái việc phải tiếc .
Người áo đỏ tiếp: – Ta giết kẻ kia xong, trở lại giết ngươi, có được không ? Diệp Khai gật đầu :
– Được lắm .
Người áo đỏ ngẩng mặt lên bỉu môi . – Hắn đáng ghét quá. Ai cho rằng hắn có hạng thì quả là người đó đui cả đôi
mắt .
Đại hán trọc đầu đáp: – Tiểu nhân đui cả đôi mắt .
Người áo đỏ cất tiếng hỏi:
– Ở đây, có ai họ Trần chăng ?
Trần Đại Quan bước tới, vòng tay chào .
– Tại hạ .
Người áo đỏ lại hỏi:
– Ngươi tìm ta để giết người phải không ?
Trần Đại Quan cười vuốt:
– Lộ đại hiệp đến sớm một chút, người đó chưa có mặt tại đây .
Người áo đỏ trầm gương mặt .
– Đi gọi hắn đi. Ta không có thì giờ ở đây lâu chờ hắn .
Nói như thế chẳng khác nào y cho rằng ai chết dưới lưỡi kiếm của y thì kẻ đó vinh hạnh lắm. Cho nên kẻ đó phải chực chờ y đến để tiếp nhận cái vinh hạnh được chết nơi tay y.
Trần Đại Quan nghe y bảo thế, dở khóc dở cười, chỉ vuốt ve:
– Lộ đại hiệp đã đến đây thì cũng nên xuống dưới này ngồi nghỉ một lúc .
Người áo đỏ lạnh lùng:
– Ở trên cao, ta thấy mát mẻ hơn .
Bỗng một tiếng rắc vang lên, cán cờ to bằng cái tô gãy làm hai đoạn .
Người áo đỏ dang hai cánh tay, tà áo ống tay áo phồng ra, y từ từ đáp xuống, trông như con dơi màu đỏ .
Người hiện diện nhìn trân trối, ai ai cũng thán phục .
Mã Phương Linh vỗ tay, kêu lên:
– Khinh công tuyệt diệu .
Người áo đỏ đã đáp xuống trước mặt nàng, y trừng mắt quát hỏi:
– Ngươi là ai ?
Đôi mắt đó có sức hút lạ lùng .
Mã Phương Linh đỏ mặt, cúi đầu đáp:
– Ta họ Mã .
Một tiếng binh vang lên, đoạn cán cờ gãy vút lên cao, bây giờ mới rơi xuống . Thoạt tiên rơi trúng mái nhà, nó lăn lăn, sắp rớt xuống đầu một số người bên dưới .
Đại hán trọc đầu vọt mình tới, dùng đầu trọc hứng đoạn gỗ đó, hất mạnh lên .
Đoạn gỗ bắn trở lại trên không, uốn cầu vồng bay luôn ra phía sau nhà, đã bay vượt bốn năm trượng .
Mã Phương Linh mỉm cười tán:
– Chiếc đầu của gã đó cứng thật.
Người áo đỏ thốt:
– Đầu của ngươi nên cứng như vậy mới phải .
Mã Phương Linh chớp mắt
– Tại sao ?
Người áo đỏ trầm giọng:
– Bởi vì còn một đoạn cán cờ, và khúc gỗ đó sẽ được giáng xuống đầu ngươi .
Mã Phương Linh giật mình, rồi thẹn, rồi nổi giận .
Người áo đỏ tiếp:
– Vừa trông thấy ngươi, ta biết ngay ngươi là kẻ bại hoại. Trò quỷ vừa rồi đó, chính ngươi làm ra chứ chẳng phải ai khác .
Sẵn chiếc roi ngựa nơi tay, Mã Phương Linh vút sang người áo đỏ liền.
Người áo đỏ vươn tay, đầu roi nắm gọn trong bàn tay y.
Y giật tay .
Mã Phương Linh chúi nhủi tới .
Mượn trớn đó, Mã Phương Linh lướt ngang qua y, đồng thời vung bàn tay kia tát vào mặt y .
Người áo đỏ vươn luôn tay còn lại, chụp cổ tay nàng .
Nàng đỏ mặt hét .
– Buông ra
Người áo đỏ lắc đầu .
– Không buông .
Mã Phương Linh tru tréo:
– Ngươi muốn gì ?
Người áo đỏ tiếp:
– Quỳ xuống, cúi đầu ba lượt, bò hai vòng, ta tha cho .
Mã Phương Linh rít lên:
– Đừng mong.
Người áo đỏ cười mĩa .
– Thế ngươi cũng đừng mong .
Mã Phương Linh gọi to .
– Họ Diệp đâu ? Chẳng lẽ ngươi chết rồi ?
Diệp Khai thở dài:
– Ở đây có người chết, nhưng không phải tại hạ .
Mã Phương Linh gắt:
– Thế sao ngươi không làm gì cả ?
Diệp Khai mỉm cười, ngẩng mặt hướng lên mái nhà thốt:
– Các hạ đã chặt gãy cán cờ, sao lại để cho người khác thọ tội ?
Ai ai cũng nhìn trên nóc nhà .
Trên đó có gì đâu. Không một bóng ma, đừng nói là bóng người .
Bỗng, một tiếng “bách” khẽ vang lên .
Từ trên nóc nhà, bay xuống một cái xác đậu phộng .
Rồi một tiếng nữa tiếp theo, một khoanh tròn vỏ quế bay xuống .
Người áo đỏ biến sắc mặt, nghiên răng, gằn giọng:
– Mường trượng có quỷ hiện .
Đại hán trọc đầu gật đầu .
Chợt, hắn thét lên một tiếng lớn. Nhảy cao bảy thước, loang đoạn cờ còn lại trong tay một vòng, đập xuống đỉnh nhà, gió rít vù vù.
Ai ai cũng đinh ninh nóc nhà phải vỡ, ngôi nhà có thể đổ theo .
Ngờ đâu, một vệt sáng xanh nhạt từ phía sau nhà xẹt tới, đoạn cán cờ lại gãy lượt nữa. Phần còn lại nơi tay của đại hán ngắn lại một phần .
Cái đập đó của đại hán trở thành vô ích, chính hắn bị bật văng ngược lại, rơi xuống đất, ngã nhào .
Đoạn cán cờ cuối cùng trong tay hắn bay lên, uốn vòng ra phía sau nhà .
Vệt sáng xanh nhạt lại lóe lên.
Đoạn cán cờ còn lại độ ba thước bị chặt thành bảy tám khúc ngắn, rơi xuống đất, kêu lốc cốc .
Ai ai cũng sững mắt nhìn .
Diệp Khai tán:
– Kiếm pháp tuyệt diệu. Quả là danh bất hư truyền.
Người áo đỏ dậm chân, gằn giọng .
– Đã đến rồi sao không xuất hiện ?
Người trên nóc nhà đáp xuống .
– Ở trên cao ta thấy mát mẻ hơn .
Người áo đỏ nhảy vút lên, quát:
– Tại sao ngươi cứ chống đối ta ?
Người đó hỏi lại:
– Tại sao ngươi chống đối người khác ?
Người áo đỏ hừ một tiếng .
– Ta chống đối ai ?