Đọc truyện Bích Linh Ma Ảnh – Chương 2: Thần long kỳ hiệp
Đi qua nhiều trấn, đã gần tới tòa cổ miếu rồi dừng lại.
Bỗng nhiên có hai bóng đen xuất hiện đằng trước.
Một giọng nói khàn khàn của một trong hai bóng đen vang lên :
– Có phải ngôi cổ miếu này không?
Giọng thanh hơn đáp :
– Đúng! Thằng già kia có phải ở trong đó không?
– Lẽ dĩ nhiên!
– Vậy còn chờ gì mà ta không vào?
– Không được!
– Cái gì không được? Sợ thì để ta…
Lời chưa dứt thì một cánh tay của bóng đen kia đưa ra cản :
– Đừng nóng nảy.
– Tại sao?
– Lão ấy không phải dễ ăn hiếp đâu.
Ngưng một chút, bóng đen kia nói tiếp :
– Hồi trước lão ấy chỉ dùng có hai ngón tay đánh ta ói máu phải bỏ chạy. Bây giờ nên cẩn thận.
Bóng đen nọ nói chưa dứt, bóng đen kia cướp lời :
– Vậy sao huynh nói là lão nay đã kiệt sức? Hơn nữa, hiện giờ ta có Thập Đại Ma Tinh hiệp lực còn sợ cái gì?
– Này, nên nhớ rằng trong Thập Đại Ma Tinh còn tám người nữa chưa đến kịp. Huống hồ anh mười “Huyết Thủ Cuồng Sinh” hành động nay đây, mai đó.
– Hừ! Rầy rà quá! À, hình như Lão Ma cũng muốn đoạt “Đại Thần bảo kinh” phải không?
– Lão Ma nào? Có phải nhà ngươi muốn nói Phong Lưu giáo chủ?
Bóng đen thấp nhỏ nghe nói lộ vẻ bực tức quát :
– Hừ! Đừng giả vờ. Ta nói Lão Ma…
– Thì ra ngươi muốn nói lão Bích Linh Ma Ảnh?
– Vậy chớ còn ai?
Bóng đen to lớn lo sợ nói :
– Ráng giữ miệng, giữ mồm, không khéo có ngày bỏ mạng vì lão ấy đó.
Dứt lòi, y nhìn trước nhìn sau rồi tiếp :
– Lão ấy hóa trang trăm hình vạn ảnh, xuất nhập bất thần, khó ai hiểu lão cho nổi. Bọn mình theo lão hơn mười mấy năm trời, chẳng rõ dung mạo thật của lão.
Nói đến dây, y hạ thấp giọng :
– Nếu nãy giờ lão ấy ở gần đây..
Bóng đen thấp nhỏ ngắt lòi :
– Thì càng tốt chứ sao?
– Nhưng đến lão ấy cũng ít hy vọng chiếm được “Đại Thần bảo kinh” thì đừng nói chi bọn mình.
Bóng đen to lớn rùng mình một cái nới :
– Thôi chuồn đi cho yên thân.
– Hừ! Vậy mà cũng mang danh là “Bắc Thiên Cự Ma”. Cự Ma gì mà tính nhát như khỉ.
Bắc Thiên Cự Ma đưa tay lên môi nới :
– Suýt! Đừng lớn tiếng chớ!
– Bây giờ ngươi tính thế nào? Không lẽ tới đây rồi về.
– Về? Về thì ức thật.
Bóng đen kia thúc hối :
– Lẹ lên, ta không thể chờ lâu hơn. Nếu ngươi sợ ta vào một mình vậy.
Dút lời, y cười khoái chí :
– Hi hì! Nếu ta lấy được Đại Thần bảo kinh thì chức Tôn chủ võ lâm phen này thuộc về ta. Ta sẽ trở nên một cao thủ siêu quần bạt chúng, giang hồ các giới làm gì địch nổi. Hì hì…
Ngừng một chút, hai mắt y hướng qua bóng đen cao lớn nói :
– Còn như cả hai bọn ta lấy được thì… ha…. ha…
Lời nới y chưa dứt, Bắc Thiên Cự Ma lộ vẻ hoảng sợ chận :
– Lão Bích Linh Ma Ảnh liệu bọn ta đối phó được không?
Bóng đen kia đáp mau :
– Thì ngươi dùng cú “Lạc Diệt Hoàn Phong” thử coi.
Bắc Thiên Ma Cự không dám tự tin, liền hỏi :
– Nếu không thắng nổi thì sao?
– Chừng ấy ta về qui tụ “Thập ma” rồi tính.
Chữ “tính” vừa thốt ra khỏi miệng cửa bóng đen kia, đột nhiên, một cơn gió thổi mạnh làm rơi một chiếc lá. Lạ lùng nhất là chiếc lá ấy không rơi xuống đất mà lại bay vút vào trong tòa cổ miếu.
Thấy sự thể lạ lùng, hai bóng đen đâm ra hoảng sợ. Nhất là Bắc Thiên Cự Ma toàn thân run lên như người phát lãnh.
Riêng Nam Thiên Cự Quỷ thì lại hết súc bình thản, cho rằng sự kiện ấy là do gió gây ra, nên buột miệng khen :
– Tuyệt quá! Chẳng khác nào trò ảo thuật!
Lời chưa dứt, chiếc lá từ trong tòa cổ miếu vụt bay trở ra đi lộn ngược ba vòng, thình lình đâm mạnh vào người Nam Thiên Cự Quỷ.
Soạt!
Một tiếng khô khan vang lên nhìn lại tay áo của Nam Thiên Cự Quỷ bị chiếc lá đâm thủng một lỗ lớn.
Sau khi đâm thủng tay áo của Nam Thiên Cự Quỷ, chiếc lá bể tan nát thành một lớp phấn xanh, tù từ loãng dần vào màn đêm và mất hẳn không để cho thấy di tích nào.
Sự kiện xảy ra quá đột ngột, ngoài sức tưởng tượng của hai tên ma đầu, làm họ kinh hoảng, thối lui về một bước phóng mình chạy đi mất dạng.
Vào giờ này, bên trong tòa cổ miếu vẫn im lặng như tờ.
Ngay chính điện, trên trang thờ, một ngọn bạch lạp được thắp leo lét, không đủ sức soi sáng căn phòng.
Phía dưới trang thờ, cách xa hơn hai thước một lão già tóc bạc phơ đang ngồi trên sạp gỗ yên lặng, mặt lộ nét đau khổ tột cùng. Một hồi lâu, lão đứng lên, đi qua căn phòng đối diện, rồi khẽ gõ vào cánh cửa phòng hai tiếng.
Bên trong có tiếng thanh tao vọng ra :
– Xin mời vào!
Tiếp theo tiếng nói, cánh cửa vụt mở. Té ra trong phòng này là nơi thiếu niên đang trú ngụ.
Thiếu niên nhìn thấy lão già, vui cười nói :
– À! Thì ra là lão bá.
Lão già không nới một tiếng, lặng lẽ ngồi xuống giường mà hai mắt cứ nhìn chằm chặp vào thiếu niên.
– Thưa lão bá, chẳng hay lão bá có điều gì dạy bảo.
Ông lão chớp mau đôi mắt nói :
– Lão phu muốn hỏi ý kiến công tử.
Thiếu niên từ tốn đáp :
– Thưa lão bá, cháu không dám.
Lão già nghiêm nghị đắp :
– Công tử đừng quá khiêm nhường, bình tĩnh nghe lão phu hỏi dây.
– Xin lão bá cư nới.
– Chẳng hay tên họ công tử là gì?
Thiếu niên chớp lia đôi mắt đáp :
– Dạ, họ Trịnh tên Kiếm Hồng!
– Còn thân sinh công tử?
– Dạ, Trịnh Vũ Hùng!
Đột nhiên lão già biến sắc mặt, nhìn thẳng vào mắt thiếu niên nói :
– Sao? Công tử là con của Trịnh Vũ Hùng?
– Dạ phải!
– Quả ta đoán không sai.
Trịnh Kiếm Hồng ngạc nhiên hỏi :
– Lão bá nói gì?
Lão già nghiêm trang nói :
– Trịnh Vũ Hùng là bậc danh Nho, võ lâm song tuyệt, được tặng danh là “Phong Vân kiếm khách”, nhưng tiếc thay, mười tám năm nay, lão ấy không màng đến thế sự.
Nghe lão già nói một hơi dài nào là danh Nho, võ lâm song tuyệt, nào là “Phong Vân kiếm khách” làm Trịnh Kiếm Hồng ngơ ngác, chả hiểu ất giáp gì cả. Chàng lại tưởng lão già lãng trí, nới sàm, làm chàng bật cười, nói :
– Thưa lão bá. Lão bá nói gì cháu không hiểu?
Lão già lộ sắc giận :
– Cái gì mà không hiểu. Ta nói thân phụ mi là bậc kỳ nhân chứ còn nói ai.
– Chắc lão bá nhầm người rồi.
Lão già kinh ngạc mở tròn đôi mắt nói :
– Ta lầm?
– Vâng! Cha của cháu chỉ là một phế nhân, suốt ngày nằm trên giường lấy sách làm vui. Nào có đi đâu được mà lão bá bảo là võ lâm kiếm khách. Có lẽ lão bá nhầm ngưòl thật đó.
Nghe Trịnh Kiếm Hồng nói, lão già khe khẽ gật đầu :
– Có lẽ ta lầm thật.
Dứt lời lão đưa bàn tay xương xẩu lên vuốt chòm râu bạc và mỉm cười bí mật :
– Bỏ qua chuyện ấy, bây giờ ta muốn hỏi công tử có biết võ nghệ không?
– Dạ không!
– Thật vậy sao?
– Thật vậy!
Rồi hình như thắc mắc điều gì, Trịnh Kiếm Hồng nhìn chăm chú vào lão già, nói :
– Lão bá hỏi cháu như vậy là có ý gì? Lão bá? Nhìn cháu, lão bá không biết sao?
– Ta thấy công tử có xương cốt thanh tú, tuy rằng không biết võ thật, nhưng chẳng lẽ không có người đề cập đến võ nghệ?
– Thưa không có.
– Thật đáng tiếc.
Nới xong, lão già đột nhiên đưa tay đè lên ngực. Một trận ho nổi lên, miệng mồm tuôn ra đầy máu.
Trịnh Kiếm Hồng hốt hoảng hỏi :
– Lão bá! Lão bá làm sao rồi?
Câu hỏi chưa dứt, lão già đã vận công chặn được cơn ho.
Lão đáp :
– Công tử đừng bận tâm.
Dứt lời, lão lấy trong mình ra một quyển sách mỏng, bìa mạ chữ vàng óng ánh. Lão vừa lật ra trang đầu, Trịnh Kiếm Hồng nhanh mắt liếc thấy tám chữ “Nghịch chuyển trùng lâu, càn khôn đảo lập” Chàng nhíu mày một cái, lão già dã chìa ra trước nhặt chàng và hỏi :
– Nếu công tử đoán được ý nghĩa mấy chữ này, lão phu chết cũng không ìlấy gì làm ân hận.
Trịnh Kiếm Hồng không nhìn vào quyển sách, ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt ông ta, chậm rãỉ nói :
– Có phải lão bá muốn hỏi nghĩa tám chữ “Nghịch chuyển trùng lâu, càn khôn đảo lập” không?
Lão già giật mình ngạc nhiên hỏi :
– Ồ! Té ra công tử đã biết nghĩa tám chữ ấy rồi à?
Trịnh Kiếm Hồng lắc đầu đáp :
– Thưa không.
Ngưng một chút ra chiều suy nghĩ chàng tiếp tục nói :
– Theo nghĩa đen của tám chữ này, thì ai cũng hiểu cả. Nhưng có lẽ ý lão bá không phải hỏi về cái nghĩa nông cạn đó?
Nghe Trịnh Kiếm Hồng nới thế, lão già tươi hẳn nét mặt đáp :
– Đúng! Đúng! Công tử hiểu rõ ý lão phu.
Trịnh Kiếm Hồng rụt rè nói :
– Theo ngu ý của cháu, cái ý nghĩa thâm sâu của tám chữ này ít nhất phải là người võ lâm, tài ba lỗi lạc mới hòng thấu triệt được. Tiếc vì cháu là người không phải của võ giới…
Trịnh Kiếm Hồng chưa dứt lời, lão già khoát tay nói :
– Không! Tám chữ này đâu luận là người trong võ giới, người ngoài cũng có thể cắt nghĩa. Theo ta, công tử là người học sâu hiểu rộng, tám chữ này ý nghĩa thế nào công tử cứ nói thử coi.
Trịnh Kiếm Hồng nghe ông lão nới thế, chẳng lẽ lại từ chối liền nói :
– Nếu đọc sách mà chỉ đọc sơ qua vài chữ thì khó hiểu hết ý nghĩa thâm trầm của quyển sách. Lão bá có thể cho cháu xem qua một lần được không? Chớ còn bảo cháu cắt nghĩa vỏn vẹn tám chữ đó mà không rõ hết nội dung quyển sách thì cháu xin chịu thôi.
– Vấn đề này… thì…
Lão già ngập ngùng giây lát rồi nói tiếp :
– Được! Nhưng công tử phải đọc cho nhanh nhé.
Nói xong, lão chìa quyển sách cho Trịnh Kiếm Hồng. Chàng đưa tay đón nhận quyển sách, nhìn thấy nơi bìa đầu bốn chữ to lớn “Đại Thần bảo kinh”. Bên dưới có đóng triện son và ghi thêm hàng chữ nhỏ “Người được kinh này sẽ nối chức Võ lâm Tôn chủ của ta” Chàng hơi giật mình rồi vội lật vào trang trong, miệng lẩm bẩm đọc :
– “Thiên Địa Thủy Hồng Nông..
Nhất Nguyên sinh tự Vô Cực.
Thái Cực động sinh Lưỡng Nghi,
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng Lập…
Nghịch Chuyển Trùng Lâu.
Càn Khôn Đảo Lập…
Dĩ Chí Đại Thần Vô Chưởng”.
Đọc xong, chàng hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu của quyển kinh. Duy chỉ trừ tám chữ “Nghịch Chuyển Trùng Lâu, Càn Khôn Đảo Lập” là chàng khồng rõ ý câu văn muốn nói gì.
Thấm thoát đã hơn một giờ trôi qua, đầu óc chàng suy nghĩ muốn điên luôn, mà chàng không giải thích được.
Thấy làm mất khá nhiều thì giờ của lão già, chàng ngẩng đầu lên nới :
– Thưa lão bá, cháu đã đọc hết rồi, thực tình cháu nghĩ không ra ý nghĩa tám chữ đó. Xin lão bá thứ lỗi cho.
Nói xong chàng tưởng lão già giận, sẽ nổi trận lôi đình lên. Nào ngờ, lão vui cưòl, bình thản nói :
– Chẳng hề gì! Chết sống là do thiên định, dù công tử có thấu hiểu tám chữ ấy cũng không thể cứu vãn được tính mạng lão phu.
Trịnh Kiếm Hồng kinh sợ, vội nói :
– Phải chăng cháu đã làm mất thì giờ của lão bá?
Lão già ôn tồn đáp :
– Không đâu.
– Vậy thì thế nào?
– Vì trong người ta hiện lâm trọng bịnh.
Trịnh Kiếm Hồng nhìn thăng vào mặt lão già nói :
– Tại sao lão bá không dùng nội công chữa trị?
– Công tử nói đúng được một phần nào thôi….
Nói tới đây, đôi mắt lão chớp động liên tiếp mấy cái như che giấu điều gì uất hận. Lão tiếp :
– Trong lúc ta tập luyện, cứ tưởng tám chữ ấy là “Khí huyết nghịch hành, chân nguyên phản tẩu” nên sự luyện công bất thành đến nỗi thân mang trọng bịnh. Liền khi đó, ta vận động điều trị nhưng chẳng hiệu quả.
– Vậy cháu đề nghị lão bá nên tìm đến lương y.
Nghe đâu nới ngây thơ của Trịnh Kiếm Hồng, lão già phát lên cười :
– Ha ha!… Tiền thuốc đắc lắm, liệu công tử có sẵn lòng giúp lão phu không?
Trịnh Kiếm Hồng sốt sắng đáp :
– Có
Dút lời, chàng lấy ra chín chục tấm vàng lá rồi tiếp :
– Cháu còn bấy nhiêu có lẽ đủ tiền thuốc thang cho lão bá.
Thấy cử chỉ hào hiệp của Trịnh Kiếm Hồng lão già cảm động nới :
– Tốt lắm! Công tử có hảo tâm như vậy, lão phu vô cùng cám ơn, nhưng lão phu không thể nhận số vàng ấy được.
Trịnh Kiếm Hồng kinh ngạc hỏi :
– Sao vậy?
– Bệnh ta không có thuốc nào trị được cả.
Nét mặt của lão trở lại nghiêm trang.
– Công tử, việc này tạm xếp lại. Bây giờ lão phu có vài điều cần nới vói công tử.
– Xin lão bá cứ nói đi.
– Công tử có biết Võ lâm Tôn chủ là ai không? Và “Đại Thần bảo kinh” có quan hệ thế nào không?
– Dạ, cháu không biết.
Lão già trầm giọng giải thích :
– Đại Thần Bảo Kính là một pho võ học tuyệt thế của Võ lâm Tôn chủ. Trong ấy gói ghém tất cả cái tinh hoa tạo bởi nội và ngoại công. Nó là một bảo vật vô giá mà mấy chục năm nay hai phái chính tà đua nhau tranh giành làm đổ máu không biết bao nhiêu mà kể.
Trịnh Kiếm Hồng không ngờ mình lại được hân hạnh xem qua báu vật và thuộc nằm lòng từng chữ từng câu, tiếc vì mình không phải là người võ lâm thành ra xem chỉ để mà xem chứ không có lợi gì… Nếu biết được chàng thuộc lòng như vậy, võ lâm hai phái chính tà cần gì phải tìm kinh ấy. Chỉ việc tìm chàng là có cả quyển sách. Vô tình chàng bỗng nhiên trỏ thành một báu vật.
Lão già trầm giọng nói tiếp :
– Còn Võ lâm Tôn chủ cao danh là Văn Nhược Hư. Tài nghệ của người thiên hạ vô song. Danh tiếng người vạng lừng bốn bể. Thế rồi hơn bốn mươi năm về trước Tôn chủ từ trần, võ lâm chính tà hai phái đua nhau tìm kiếm bảo kinh thực hiện mộng võ lâm bá chủ nên mới xảy ra việc tương tranh tàn khốc như thế. Riêng ta do sự tình cờ phát giác ra được bảo kinh này ở trong núi phía Bắc…
Trinh Kiếm Hồng lẹ miệng nói :
– Vậy thì lão bá đương nhiên trở thành “Võ lâm Tôn chủ”.
Lão già cười chua xót đáp :
– Rất hổ thẹn, ta không đủ tài lãnh vác chức vụ đó. Ta chỉ có ngoại hiệu “Thần Long kỳ hiệp”.
Trịnh Kiếm Hồng trố mắt kinh ngạc. Vì mấy hôm rồi, chàng vào miếu ngủ nhờ mà nào có biết lão già ốm yếu này lại là một tay võ lâm cao thủ.
Chàng nhìn lão già cưòi ranh mãnh :
– Thần Long là loại rồng thiêng. Chắc lão bá đầy võ nghệ thiên hạ vô địch.
Trịnh Kiếm Hồng suy từ ngoại hiệu “Thần Long” của lão già nói ra như vậy. Không ngờ lời nói của chàng quả đúng sự thật.
Thần Long kỳ hiệp nở nở nụ cười hiền từ đáp :
– Công tử nói rất đúng! Từ trước tới giờ chưa ai dám chống cự nổi với ta trong vòng ba hiệp. Nhưng nay ta nghe đâu trong tà phái mới bọn ma đầu cũng khá lợi hại. Bọn này làm khổ người chính phải không ít.
– Thưa lão bá, ai là ngưòí cầm đầu bọn đó?
Thần Long Kỳ Hiệp ngồi trầm ngâm giây lát rồi đáp :
– Cầm đầu bọn ma này chưa ai trông rõ mặt mũi thật của y… Chỉ biết y có ngoại hiệu “Bích Linh Ma Ảnh” và có lẽ nãy giờ y cũng đã đến đây rồi.
Trịnh Kiếm Hồng ngơ ngác hỏi :
– Thưa lão bá, sao cháu chưa trông thấy y.
Thần Long Kỳ Hiệp nghiêm nghị nói :
– Lúc nãy công tử có nghe thấy tiếng lá cây bay không.
– Dạ, cháu có nghe.
– Chính là lúc ta cảnh cáo bọn khốn ấy đó.
Dứt lời, hai mắt lão mỏ to ra lộ vẻ tức bực nói :
– Hừ! Nếu không có ta, bảo kinh này đã lọt vào tay lũ khốn ấy rồi. Và võ lâm chính phái thế nào cũng bị tiêu diệt.
Trịnh Kiếm Hồng nghe nói bắt lạnh xương sống.
– Á! Nếu vậy thì phải có hào kiệt đứng ra cứu tình thế. Đâu lẽ để chúng mặc nhiên làm mưa làm gió.
Thần Long Kỳ Hiệp gật đầu nói :
– Phải lắm! Nhưng không biết ngưòi ấy có ưng thuận ra giúp không?
Trịnh Kiếm Hồng vội hỏi :
– Người đó là ai lão bá?
Lão vụt ngưng lại có vẻ bí mật làm Trịnh Kiếm Hồng sốt ruột hỏi :
– Là ai?
Thần Long Kỳ Hiệp nhìn thẳng vào mặt Trịnh Kiếm Hồng với hai luồng nhãn tuyến rực sáng đáp :
– Người đó là công tử.
Hai tiếng “công tử” thoát ra từ của miệng của lão già chẳng khác nào tiếng sét đập vào mang tai Trịnh Kiếm Hồng. Chàng kinh sợ lui ra một bước ấp úng hỏi :
– Là cháu sao?
Thần Long Kỳ Hiệp nghiêm nghị đáp :
– Đúng! Ta đã nhìn qua và thấy tư chất, tinh thần công tử đều được cả. Chỉ cần công tử luyện tập trong thời gian ngắn sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất võ lâm.
Trịnh Kiếm Hồng lấy lại được bình tĩnh cười nới :
– Lão bá đừng đùa như vậy tội cho cháu.
Lão già lộ sắc giận nói :
– Hừ! Ta chưa bao giờ đùa giỡn cả. Hơn nữa đây là việc hệ trọng chớ phải tầm thường đâu.
Lão ngừng một chút. Rồi với giọng gay gắt, lão tiếp :
– Ta năm nay đã một trăm ba mươi tuổi đầu chưa hề nhìn người sai. Ta đã có ý niệm là coi công tử như ngưòí sư đệ của ta.
Trịnh Kiếm Hồng hốt hoảng nói :
– Thưa lão bá. Xin lão bá đừng nói thế. Cháu không thể…
– Sao?
– Vì lão bá là bực “Võ lâm Tôn chủ”?
– Cái gì? Ta là “Võ lâm Tôn chủ”?
– Lão bá đã được “Đại Thần bảo kinh” đương nhiên lãnh giữ chức vụ Võ lâm Tôn chủ.
– Đừng nói bậy. Ta sẽ giao bảo kinh cho ngươi.
– Cháu không thể!….
Thần Long Kỳ Hiệp phẫn nộ nới lớn :
– Ngươi phải nghe lời ta. Trước hết ngươi lạy bảo kinh rồi sau lạy ta làm sư huynh.
Trịnh Kiếm Hồng thất sắc đứng run lập cập. Lão bá lạnh lùng truyền lệnh :
– Quì xuống.
Lẹ như cái máy, Trịnh Kiếm Hồng sụp quì xuống đất, miệng ấp úng :
– Cháu.. cháu…
Đột nhiên chàng đứng phắt dậy :
– Cháu… cháu…
– Cái gì? Không chịu lạy phải không?
– Cháu không thể lạy.
– Không thể lạy?
– Phải!
Lão già giận tức đến đỗi những đường gân nổi hẳn lên khuôn mặt. Mắt lão toát ra hai ánh lửa khiếp người.
Trịnh Kiếm Hồng sợ run không dắm nhìn thẳng vào mặt lão. Chàng cúi đầu xuống, hạ thấp giọng nói :
– Khi cháu lìa khỏi nhà, cha cháu có dặn…
– Dặn sao?
– Cha cháu dặn làm gì cũng được nhưng cấm là không cho học võ.
Lão già thất vọng nói :
– Ngươi… ngươi không giúp ta?
Trịnh Kiếm Hồng nhỏ nhẹ đáp :
– Cháu sẵn lòng giúp lão bá bất cứ chuyện gì, nhưng việc kế vị Võ lâm Tôn chủ thì không thể.
– Ngươi nhẫn tâm để mặc giới võ lâm chính phái bị tiêu diệt?
– Cháu rất muốn đứng ra can thiệp, nhưng…
– Nhưng sao?
– Vì lệnh cha là lệnh trời.
– Ngươi có thể….
Tiếng nói Thần Long kỳ hiệp chưa dứt thì, xa xa có tiếng gà rừng gáy sáng vọng lại khiến lão lo sợ mặt không còn chút máu.
Tiếp theo tiếng gà, là tiếng chuông vang lên chẳng khác nào tiếng gọi hồn ngưòi trần gian trở về chín suối.
Thấy sự kiện kỳ lạ, Trịnh Kiếm Hồng nhịn không được vội nói :
– Lão bá…
Tiếng “lão bá” chưa dứt, Thần Long kỳ hiệp đột nhiền đứng phắt dậy tung mình ra khỏi phòng.
Thất khiếu lão đều chảy máu đỏ ối. Lão thở mệt nhọc gượng gạo than :
– Hết rồi! Hết rồi! Trời…
Trịnh Kiếm Hồng nghe vậy, kinh hãi tuôn chạy theo ra và gọi lớn :
– Lão bá…
Nhưng đã trễ thân già đã ngã bịch xuống đất, miệng học máu đọng vũng tanh ngòm. Lão phều phào hỏi :
– Ngươi… ngươi đã… thay… thay đổi ý định chưa?
Hai mắt lạc thần của lão gượng nhướng lên nhìn Trịnh Kiếm Hồng chờ đợi.
Nhưng Trinh Kiếm Hồng không trả lời đứng cúi đầu lặng thinh.
Cử chỉ của chàng, chứng tỏ chàng đã bằng lòng.
Lão già Thần Long kỳ hiệp liền trao quyển Đại Thần bảo kinh cho chàng và nói :
– Mau cầm… lấy… giữ gìn… cẩn thận.
Trịnh Kiếm Hồng lập tức đưa tay đón nhận.
Thần Long kỳ hiệp nói qua hơi thở :
– Mau lìa… khỏi nơi đây… và tìm… sư diệt của ngươi là… Liệt Đương… đạo trưởng để lo… luyện… võ…
Tiếng “võ” chưa dứt, lão cũng trút hơi thở cuối cùng.
Lão chết nhưng trên gương mặt lão hiện rõ nét thỏa nguyện..
Xa xa tiếng gà vẫn eo óc gáy…
Vài tiếng chim ăn đêm về kêu lên quang quác…