Bí Thư Tỉnh Ủy

Chương:Quyển 1 -


Đọc truyện Bí Thư Tỉnh Ủy – Chương 8Quyển 1 –

Thường lệ vào hai tối thứ ba và thứ năm, ông Kim học tiếng Nga. Giáo viên là Đô, thư ký riêng của ông. Đô vốn là giáo viên dạy tiếng Nga ở một trường cấp hai của huyện Vĩnh Hòa. Do nhu cầu thanh toán cho ông Kim hết chương trình bổ túc văn hóa cấp Hai, Ban Tổ chức tỉnh ủy điều Đô về thay anh thư ký cũ, đồng thời dạy văn hóa luôn cho ông Kim. Khi biết Đô là giáo viên dạy tiếng Nga, ông Kim bảo Đô ngoài việc dạy toán, lí, hóa, dạy thêm cho ông tiếng Nga. Đô bảo tiếng Nga rất khó, ông bảo chẳng có cái khó nào bằng cái khó làm cách mạng, vừa khó vừa nguy hiểm đến tính mạng mà ông vẫn còn làm được thì cái khó của tiếng Nga chẳng là cái thá gì. Tính về tuổi tác, Đô kém ông Kim đến hai mươi bảy tuổi. Nhưng hai người trở thành đôi bạn vong niên ý hợp tâm đầu.

Chờ ông Kim rít xong hơi thuốc lào, Đô bảo:

– Bây giờ em tiếp tục hướng dẫn cho anh phần mở đầu thành phần của từ. Anh nhắc lại bài học hôm trước để em xem anh đã nắm chắc chưa nào.

Ông Kim nhắm mắt ngửa mặt nhìn lên trần nhà:

– Tiếng Nga chia ra làm nhiều bộ phận của từ. Một bộ phận của từ có một ý nghĩa.


– Anh cho ví dụ?

– Ví dụ trong từ xíttôn là cái bàn. Nếu có đuôi từ ích kèm theo như xíttônlích là để chỉ cái bàn con, xíttônlôvaia là phòng ăn. Từ có đuôi từ là ích thường để cấu tạo những vật nhỏ bé như xíttônlích là cái bàn con, đômích là cái nhà nhỏ, xađích là cái vườn nhỏ. Đô này, hôm nay chú cho anh học những từ như Chủ nghĩa Cộng sản, đảng viên Cộng sản, Chủ nghĩa xã hội, nông trường tập thể… để khi tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô võ vẽ vài tiếng cho vui.

– Học ngoại ngữ anh đừng có sốt ruột. Mới học nên học những từ ít âm rồi dần dần học những từ khó, đa âm. Những từ anh vừa yêu cầu rất khó đọc đối với người mới học tiếng Nga.

– Khó anh vẫn đọc được.

– Cái ông học sinh già này cứng đầu quá thể. Mở vở ra chép từ mới.

Chép xong mấy từ Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nông trường viên, nông trang viên, ông Kim ngừng viết ngẩng đầu lên hỏi:

– Chú mày đã xem phim Liên Xô có cảnh nông trường bao giờ chưa?

– Em xem mấy phim rồi. Khoái nhất là phim Anh lính Ivan, cười đến vỡ bụng.


– Chú có nghĩ đất nước mình sẽ có ngày như Liên Xô không?

– Chắc là có.

Ông Kim nói giọng sôi nổi:

– Đúng là Chủ nghĩa Xã hội chỉ có một, nhưng con đường để đi đến Chủ nghĩa Xã hội chắc có nhiều con đường khác nhau. Nói ví dụ chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp thôi. Ở Liên Xô người ta trồng lúa mì, còn ta thì trồng lúa nước. Cánh đồng của Liên Xô hàng trăm mẫu dính liền với nhau, đứng bên này không nhìn thấy bên kia, còn cánh đồng của ta có hàng trăm mảnh như chiếc áo vá. Dân mình quần cư theo đơn vị làng xã từ ngàn đời nay. Bởi thế dân mình hay nói làng nước. Nghĩa là có làng mới có nước. Làng gắn bó với dòng họ, với gia đình, với láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Khuyên bảo nhau trên nói dưới nghe. Lịch sử cha ông ta có những giai đoạn mất nước nhưng làng thì chưa bao giờ mất. Nếu chúng ta phá bỏ làng, dồn dân vào một cụm như doanh trại quân đội thì chẳng khác gì chúng ta xẻ thịt một cơ thể cường tráng ra làm từng mảnh, bấy giờ chẳng còn gì đâu cậu ạ. Cho nên tớ nghĩ, không biết có đúng hay không nhưng chúng ta phải xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo phong tục tập quán của ta, từ phương thức canh tác cho đến cộng đồng làng xã.

Biết tính ông Kim hễ nhắc đến Hợp tác và nông dân thì nói sa đà không bao giờ chịu dứt nên Đô giục:


– Anh tập trung vào học đi, không lại miên man vào chuyện Hợp tác xã lại mất luôn buổi học đấy.

– Ừ thì học tiếp.

Hết giờ học, ông Kim xách cái điếu cày đứng lên đi ra. Đô tắt điện rồi ra theo.

– Ruộng đang vào nước, mùa này chắc sếu về rồi cậu ạ. Sáng mai đi lên Linh Sơn xem lúa má cấy hái như thế nào, chiều hai thầy trò lên Đầm Voi bắn mấy con sếu về cải thiện một bữa, cậu thấy thế nào?

– Em tán thành cả hai tay.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.