Đọc truyện Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc – Chương 30: Hượm Đã!
Sáng hôm sau đi học hơi muộn nhưng gần đến cổng trường thì tôi nhặt được tiền, một cái ví màu đen khá đày nằm chềnh ềnh trên đường bao người đi qua lại không thấy, tôi đạp xe qua rồi nhìn lại, dừng xe, quay lại, nhặt ví lên, rất nhiều tiền! Những tờ xanh xanh, to to loại năm mươi nghìn phải dày gần bằng một đốt ngón tay.
Tôi nhặt lên đứng ngơ ngác nhìn xung quanh rồi cho vào cặp rồi đạp đi, thấy tim đập mạnh quá, hồi hộp thật sự, chưa bao giờ nhìn thấy nhiều tiền như vậy, có lẽ đủ mua cả tủ kính truyện ở cửa hàng Tụ Sâm cũng nên, nhưng đến cổng trường thì tôi dừng xe lại, cảm thấy áy náy trong lòng, tuy lương tâm không có răng nhưng lại rất là cắn rứt.
Thở dài một hơi, tôi đạp xe quay lại gần chỗ ví tiền bị rơi, trong đầu đang đấu tranh dữ dội nhưng sau cùng vẫn quyết định chờ.
Điều làm tôi quyết định như vậy là nhớ tới lời bà Già, bà từng bảo rằng.- Không được tơ hào một đồng nào của ai, muốn thì tự lao động mà kiếm chứ không được tham, không được ăn cắp, ăn cắp sau này xuống âm phủ Quỷ sứ sẽ chặt tay.Mà ví này thì nhiều đồng quá, mình cũng không ăn cắp nhưng thôi, cứ chờ ở đây xem thế nào, nếu không có ai quay lại thì mang về nộp cô giáo chủ nhiệm.
Cả mùa hè mình tiết kiệm mãi cũng chỉ được có gần ba trăm nghìn mà chỗ này phải hàng triệu chứ ít gì, mất là sót của lắm.Một lúc sau đúng có người đàn ông chạy xe cub 50 cứ đi qua đi lại mấy lần, vừa đi vừa nhìn ngó hai bên đường.- Chắc là tìm tiền rồi!Tôi nghĩ thế, nhìn mặt lo âu thế kia cơ mà.- Chú ơi!Tôi lên tiếng gọi.- Chú gì ơi!Gọi thêm hai ba lần thật to người đấy mới nghe thấy, ông ta dừng xe lại, từ xa xa nhìn tôi.- Gì thế cháu?- Chú tìm cái gì thế ạ ?- À chú tìm đồ đánh rơi.- Chú rơi ví ạ?Câu hỏi của tôi thật là có tác dụng, ông chú ấy đang ngồi trên xe mà bỏ cả xe đổ ra đường chạy lại phía tôi, vẻ mặt pha lẫn hốt hoảng lẫn hi vọng.- Đúng! Chú…!chú làm rơi cái ví, cháu thấy ở đâu?- Ví của chú màu gì ạ?- Màu đen, ví màu đen cháu ơi, đúng là màu đen đấy.- Ví có tiền không chú?- Có! Có, chú có để tiền trong đấy, cháu nhặt được à ?- Vâng! Cháu nhặt được nhưng không biết của ai ạ.- Của chú, là của chú, trong ví còn có giấy tờ của chú nữa.Tôi cũng chưa kiểm tra nên không biết được.- Cháu nhặt được lúc nãy nhưng cháu nộp chú bảo vệ ở trường cháu rồi, bây giờ chú đến đấy lấy là được.- Được! Được, chú đi ngay, trường cháu ở đâu?- Trường cấp II kia kìa chú, gần thôi ạ.Ông chú ấy hấp tấp chạy lại chỗ xe máy đang đổ ở trên đường cái, có vẻ luống cuống.
Tôi đạp xe về trường còn ông chú ấy đi theo sau, trường cũng gần nên chỉ hơn một phút là tới.
Bảo vệ ở trường tên là chú Tiến, người nhỏ thó và gày gò, nghe đâu chú ấy là bộ đội giải ngũ về, tôi học được mấy tháng thì thấy chú này tới thay cho bác bảo vệ trước đấy, một bác bảo vệ già.Tôi gặp chú Tiến, đưa cái ví cho chú ấy và kể lại câu chuyện, sở dĩ tôi nghĩ mình nên làm như thế bởi vì ở ngoài đường chả biết thế nào, có người lớn vẫn tốt.
Chú Tiến kiểm tra trong ví đúng là có giấy tờ tùy thân, cả cái giống như chứng minh nhưng màu đỏ của ông chú kia, hỏi qua loa số tiền rồi chú ấy trả.
Người đàn ông bị mất ví nhận lại tài sản vẻ mặt rất vui, dĩ nhiên rồi, tôi thấy tay chú ấy còn run run.
Chú ấy rút mấy tờ ra đưa cho tôi.- Này cháu, cầm lấy mua quà ăn nhé, chú cảm ơn.- Dạ không ạ, Cô giáo cháu đã dạy nhặt được của rơi thì phải trả lại.
Cháu không nhận đâu chú.Tôi lui lại phía chú Tiến bảo vệ, chú Tiến thấy vậy nên cũng nói.- Thôi anh ạ, cháu nó không nhận thì anh cũng đừng ép.- Vâng, thế đành…!Trường này dạy dỗ học sinh tốt quá.
Vậy cảm ơn anh, giờ tôi phải đi gấp lên Hồ có việc, có dịp sẽ cảm ơn anh và cháu.Ông chú ấy rời đi, còn chú Tiến nhìn tôi với ánh mắt cười cười, vỗ vai tôi…- Khá lắm nhóc, để tao đưa mày vào lớp chứ không đi muộn thì mày bị ghi sổ đấy.Nhờ sự việc này mà suốt mấy năm cấp II, tôi đi xe đạp không bao giờ cần phải lấy thẻ xe, nếu có trốn tiết đi chơi điện tử thì cứ cổng phụ mà đi, đám bạn phải trèo tường chứ tôi thì không.
Dĩ nhiên, ngoài việc thân thiết với chú bảo vệ, thi thoảng tôi cũng mua thuốc lá hay bánh kẹo lấy lí do bố tôi mang về, biếu chú ăn lấy thảo.
Chuyện tôi nhặt được ví rồi trả lại dĩ nhiên cô chủ nhiệm tôi biết nên cô bắt đầu chú ý đến tôi, tôi cũng không biết đó là may hay xui, nhưng tôi mới học lớp 6, cô ấy chủ nhiệm tận 4 năm và khi trước nghỉ hưu cô ấy đã là Hiệu trưởng được gần 10 năm, cô ấy dạy văn, tôi lớp B mà.Chiều tôi qua nhà thằng L.
xin mấy củ khoai lang, ở quê đi mua khoai lang thì ai người ta bán, nhà nào hầu như cũng có, độn vào cơm ăn ngon.
Tôi rất thích món này, mẹ vợ tôi bây giờ hay hấp nguyên củ khoai trong nồi cơm nếu biết tôi sẽ ghé qua, mà mỗi lần như thế cơm sẽ bị khô, vợ tôi cứ phàn nàn rằng mẹ chiều tôi quá sẽ sinh hư.
Xin được khoai, tôi mang về rồi nhờ bà Già ủ trong bếp tro khi nấu cơm, bà Già nấu cơm bằng rơm rạ hàng xóm cho, cái này thì nhà ai cũng nhiều, xứ đồng ruộng sao lại thiếu rơm rạ được chứ.Ăn cơm tối xong, tôi chọn củ khoai to nhất mang ra thắp nhang cho chị Ma còn mang theo ba củ nhỏ hơn đi cúng cho cái chị ma vô danh treo cổ kia, bất đắc dĩ lắm mới phải làm thế, với mấy người ở Thế giới bên kia thì đã hứa hẹn cái gì thì nên làm, không thì lại gặp phiền hà.
Tôi rẽ vào ngõ nhỏ, đến gần phiến đá xanh trơn nhẵn thì đi chậm lại, nhưng tôi lại nghe thấy thoang thoảng mùi mắm tôm.- Chả lẽ chị Ma lại chơi khăm nữa?Đến đoạn cành thị chìa ra, tôi dừng xe và đặt ba củ khoai sát vào chân tường gạch, trên lưng cũng cảm thấy lạnh lạnh nhưng chả nhìn thấy gì.- Đây nhá, đây là khoai lang em nướng cúng cho chị, chị đừng có dọa em nữa.Gió thổi qua làm tôi thấy lạnh hết cả người, tôi đạp xe đi, mới đi được một đoạn thì có giọng gọi giật lại.- Mày đúng là thằng ngu!Tôi giật bắn hết cả người, bóp phanh xe.- Ai đấy ạ?Ngó quanh chả thấy ai, thoảng trong gió đúng có mùi mắm tôm thật, tiếng người vừa rồi nghe rất quen.- Dạ ai đấy ạ?Đáp lại tôi là tiếng gió thổi vi vu, tiếng côn trùng kêu.- Nhà nào cãi nhau hay sao mà nói to thật đấy…Tôi lẩm bẩm rồi quay xe trở về, không vào nhà thằng R9 nữa nhưng khi đến phiến đá xanh thì bánh xe lại trượt, đã đề phòng rồi nên chỉ hơi loạng choạng một chút.- Chả lẽ chỗ này có quỷ à?Tôi bực mình gắt gỏng.- Đúng rồi!Toàn thân tôi nổi hết cả mề đay, nuốt nước bọt đánh ực một cái nhìn ra xung quanh rõ là toàn ao, chả lẽ lại có ma da? Một người treo cổ gần đây còn chưa đủ hay sao?- Mày đúng là thằng ngu!Lại chửi mình ngu, tôi hoang mang tột độ, nhìn xung quanh, chắc là ma da rồi, nó định làm gì?- Tao ở trên này cơ! Mày nhìn đi đâu đấy?Âm thanh khàn khàn đục đục ấy lại phát ra, tôi từ từ nhìn lên bụi tre, trên bụi tre cao chót vót kia, giữa nền trời sáng xanh là một cái bóng đen khá lớn đang ngồi vắt vẻo nổi lên rõ, có thể thấy hai mắt rực đỏ giữa khối đen xì đang vắt vẻo đấy.
Tôi thở hơi gấp nhìn không chớp mắt, nuốt mấy lần nước miếng.
Bóng đen ấy đung đưa rồi nhảy ùm xuống cái ai bèo, nước bắn tung tóe, tôi tranh thủ cơ hội nhấn pê – đan đạp ào đi, phía sau vẫn văng vẳng tiếng gọi.- Hượm đã! Hượm đã! – Âm thanh theo những cơn gió lạnh phả vào lưng tôi.Có mà điên à, tốt nhất là chạy cho mau, đứng lại lớ ngớ bị dìm chết thì thiệt thân, tôi đứng đạp một mạch về đến nhà thở không ra hơi.Mà sao cái âm giọng này nghe quen quen……Đầu làng tôi, chỗ khúc cua lại có chuyện, có người chết, thậm chí một lúc tới hai người, nghe đâu là sinh viên chuẩn bị được nghỉ Tết dương lịch đi về tối khuya thì bị tai nạn, xe máy đâm vào cột mốc rồi văng người ra hai nơi, đến khi được phát hiện thì không kịp, đều bị chấn thương sọ não.
Tôi nghe tin mà rùng mình, nhớ tới hai cái bóng đen nhảy từ ngọn cây tre xuống mương, rồi lại cả cái bóng đen có hai con mắt đỏ lòm kia nữa, toàn ma da, chúng nó ác thật.
Tôi nghĩ đến việc mình hai lần bị ngã xe ở ngay cái phiến đá xanh, rồi lại nhớ mụ Mẹ Chẽ, sao chúng nó có vẻ cứ muốn nhắm vào tôi thế nhỉ?Ngay mấy hôm sau cái chết của hai người sinh viên đầy tang thương ấy, nhiều người nhà trong gia đình của hai nạn nhân đã đến đoạn họ bị ngã xe làm lễ gọi hồn về, có cả ông sư được mời tới, tiếng khóc vang vọng, thê lương, vật vã đầy đau khổ, ai chứng kiến cũng bùi ngùi, người trẻ chết, thậm chí lại là sinh viên khiến người ta biết tin lại càng thêm tiếc nuối.Bên cơ quan chính quyền ngay sau đó dựng lên ở hai đầu đoạn cua cái biển tam giác màu vàng, phản quang cảnh báo đường cong nhưng cũng không giảm đi mấy, tính ra cũng có đến 4 người đã chết ở khúc cua ấy kể từ khi tôi về làng..