Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 130: Học Kiếm Thuật Để Chém Gió


Đọc truyện Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc – Chương 130: Học Kiếm Thuật Để Chém Gió


Khu vườn đầu hồi nhà hôm nay rất tối vì không có trăng, sau cơn mưa thì cây nào cũng ướt và nền đất trong vườn trở nên mềm ẩm nên bất cứ dấu chân nào ngay cả của trẻ con cũng sẽ để lại vết dấu của dép hay chân trần cũng như lấy đi một chút bùn đất từ vườn mang vào sân.

Tôi đội trên đầu cái nón mê của bà, ngồi bó gối gần cây vối mắt dõi nhìn ao nước phía trước đang tĩnh lặng, chị Ma lúc này đang lơ lửng trên mặt ao khiến tôi cũng muốn mình có thể bước đi được trên những cánh bèo tây.- Vậy là em không phải đi rình mò những người đó nữa? – Tôi cất tiếng hỏi sau một khoảng lặng suy nghĩ.- Ừ, chị đã vận dụng “nhất tiếu thiên kim”* (Một nụ cười đáng giá nghìn vàng.

Nghĩa bóng ngụ ý ca tụng một người phụ nữ đẹp), tiêu vài nén bạc để nói chuyện với mấy ông Thổ Địa xung quanh căn nhà ấy.

Mặc dù mấy ông già không nhận bạc và chỉ xin ít rượu cay nhưng đã hứa nhất quyết sẽ báo tin cho chị khi có động.- Nhưng các ông ấy có nghe thấy họ nói gì đâu mà báo tin?- Không nghe thấy nhưng nhìn thấy, nếu cả đám có động tĩnh gì để chuẩn bị hành động thì các ông ấy sẽ biết, đồng nghiệp của các ông ấy bây giờ đang bị cấm khẩu, bị đui mù và…!cả điếc nữa! – Chị Ma thở dài một hơi.- Là cái ông Thổ Địa giữ nhà của Diều Hâu?- Đúng! Bây giờ ông ấy hoàn toàn bị vô hiệu hóa chả khác gì giam cầm cho nên những ông Thổ Địa hàng xóm đồng lòng giúp đỡ để chống lại tay phù thủy kia, nó đích thị là một đứa cao tay và đã giở nhiều thủ đoạn.- Em…!chiều nay em…!– Tôi hơi ngập ngừng.- Bẻ cổ đám đất sét hả? – Chị Ma bật cười.- Bẻ đôi cả thân nữa, em nghĩ làm như thế thì lão phù thủy không dùng được nữa.- Ông Thổ Địa ở khu vườn ấy rất đắc ý vì em đã làm như thế.

Thằng phù thủy ngang nhiên làm phép chiếm đất rồi cho âm binh đứng giữ, gây phiền nhiễu cho Thổ Địa nhưng ông ấy lại không biết kêu ai.

Ban nãy ông ấy bảo là thằng phù thủy đó khi thu hồi đám hình nhân đất sét vì mưa xuống đã rất tức tối, để làm phép yểm được một âm binh như vậy không phải chuyện dễ dàng ngày một ngày hai là xong.- Ông ta đã về rồi ạ?- Trước lúc mưa đổ xuống nó đã về đến, nó mới đi đâu đó ở xa về.- Đi Hà Nội, em có nghe lỏm được lúc chiều là như vậy.- Thăng Long thành ư? Đi đến đó làm gì?- Em cũng không biết rõ nhưng có thể là tra hỏi anh thanh niên đã cho em lá bùa lúc trưa nay, em thấy nghi nghi, có khi nào ông ta muốn lừa để bắt được em?- Một thằng nham hiểm như thế thì cái gì nó cũng làm được, thật tiếc là bây giờ tất cả mọi người chỉ quan sát được chứ không nghe được.Chị Ma nhẹ nhàng lướt trở lại khu vườn, bước đi bước lại một hồi như đang suy tính điều gì, còn tôi cũng dành thời gian để nghĩ đến việc mình sẽ làm gì khi đã có những ông Thổ Địa giúp đỡ theo dõi nhất cử nhất động của đối phương, tuy các ông ấy không nghe được bọn chúng nói gì nhưng điều này đã là rất tốt rồi, tôi đỡ phải đêm hôm đi rình mò gặp nhiều nguy hiểm.- Em đã tính sẽ làm gì khi đám chúng nó tiến hành đào miếu của con Khuê chưa?- Thật sự là em cũng chưa có kế hoạch đối phó cụ thể, chị Khuê không cho em biết, chị ấy có vẻ muốn làm một mình,– Tôi thở dài.

– mà em bây giờ ngoài thanh kiếm gỗ của sư thầy cho mượn thì cũng chẳng biết nên làm gì, chả lẽ lại đi mua pháo về phá đám những người ấy?- Con bé tham lam, trò vui như thế sao nó lại không cho chúng ta chơi chung chứ?! Nó phải biết là chị đã phải tác động đến Xã Thần để ông ấy lưu ý việc tra xét thêm nhân thân của bọn nó.- Tra xét nhân thân để làm gì thế chị?- Cũng phải xem tổ tông mấy đời nhà chúng nó hiện nay dưới âm ty có ai làm quan hay không, tra kỹ việc này thì lúc con Khuê ra tay đỡ bị vướng víu.- Vướng víu gì nữa? – Tôi nhăn mặt hỏi.- Tổ tông nhà nào chẳng bao che con cháu, đấy cũng là lẽ thường.

Mấy tội tày đình này cứ âm thầm làm nếu Tổ tông của đám ấy không đủ sức ngăn cản thì số chúng nó cũng chỉ có đến thế, và có một điều quan trọng nữa em cũng nên biết…- Vâng?! – Tôi chăm chú lắng nghe.- Trong sự việc lần này không có bất kỳ ghi chép nào về em và nếu có thì sẽ chỉ ghi chép phần công trạng vô tình phát hiện và ra sức bảo vệ đất đai cũng như tài sản của cha ông.- Em thì cần gì mấy thứ ấy đâu!- Bây giờ thì không cần nhưng sau này chết thì cần, em nghĩ mình sẽ sống mãi hay sao? Chết mà có nhiều công trạng, làm nhiều việc tốt thì con cháu em sẽ hưởng phúc mà chính bản thân em cũng sẽ có nhiều cơ hội để nhận được ưu đãi của phán quan.Tôi nghe nói đến việc ai đó sẽ ghi nhận công trạng của mình và tuyên dương lúc tôi chết đi mà cảm thấy không biết nên vui hay buồn.

Tôi nghĩ đến cảnh cái ông mặt đen sì, mắt trắng dã, đội mũ ô sa đứng cầm một tờ giống như giấy khen học sinh giỏi, gương người tốt việc tốt…!trao cho tôi trước cả một đám đầu trâu mặt ngựa: “Xin trân trọng giới thiệu với toàn thể các quan viên, các đồng chí đầu trâu mặt ngựa, các đồng chí Hắc Bạch Vô Thường đã không quản ngại đường xá xa xôi hôm nay tề tựu ở đây để chào đón cái chết của anh Cò Tý.


Khi còn sống anh ta đã làm nhiều việc thiện và được ghi nhận rõ, nay ta thay mặt cho Diêm Vương trao bằng khen này và đề nghị anh Cò Tý dù đã chết rồi cũng sẽ là một con ma có tâm! Đề nghị vỗ tay!”- “Có khi nào như thế hay không nhỉ?” – Tôi vừa nghĩ mà không biết mình đã bật cười từ lúc nào.- Em cười cái gì thế? – Chị Ma hỏi.- À không, em nghĩ vu vơ thôi…- Hả? Có gì hay? – Chị Ma lại cúi xuống như muốn dí sát mặt vào tôi tra khảo.- À, chỉ là em nghĩ lúc em chết đi thì sẽ như nào ấy mà, mặc dù tò mò nhưng em lại không muốn trải nghiệm cái đấy!- Úi xời, tưởng nghĩ cái gì, bây giờ em lo mà tận hưởng cuộc sống đầy thi vị đi chứ lúc chết lại tiếc…!Tuy nhiên, dù có sống thoải mái tận hưởng thì cũng phải nhớ đừng quên tích thiện.- Ông sư cũng có nói với em như thế nhưng em thật chưa hiểu lắm đâu.- Quỷ môn quan có treo một câu đối, vế đầu tiên là “Dương gian tam thế, thương thiên hại lý đều do người” còn vế sau có viết “ Âm tào địa phủ, từ xưa đến nay không buông tha ai” và sau cùng là một lời chào mừng hay lắm, em có biết là gì không?Tôi lắc đầu, điều này làm sao mà tôi biết cho được.- “Ngươi đã tớiiii” – Chị Ma nói mà giọng trầm xuống như muốn dọa tôi.- Chị…!sao chị lại biết được?- Đến rồi thì biết chứ sao, thế mà cũng hỏi.

Chị đây có kinh nghiệm chết rồi!- Nhưng việc em đang làm đâu phải việc thiện gì?- Việc thiện, đích thị là việc thiện nên Xã Thần, Thổ Địa mới bao che.

Thằng phù thủy kia muốn em như ếch vào xiếc* (Xiếc là bẫy bắt ếch, ý muốn nói lừa cho vào trong không thoát ra được) nhưng vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn.

Móng tay chị đây không nhọn nhưng kiếm của chị rất sắc!Thanh kiếm đột nhiên xuất hiện, chị Ma múa vài đường thì tiếng gió vù vù thổi bên tai tôi khiến tôi khẽ nheo mắt lại.- Muốn học không chị dạy cho, dễ lắm!- Em chắc không có năng khiếu học võ để đánh nhau…!– Tôi lắc đầu.- Thanh kiếm trên tay chị đây, – Chị Ma giơ như muốn cho tôi xem.

– lưỡi thẳng và có hai cạnh sắc có thể đâm hoặc chém rất ngọt đấy, tối qua cảm giác chém đứt đầu hai con chó quỷ thật đã, nó khác hẳn kiểu chém vào những âm binh chỉ có bóng hình.

Học những thứ này không phải để đánh nhau mà để trừ gian diệt bạo.- Sao…!sao chị xinh đẹp như này lại cứ thích đánh với chém thế không biết, xinh đẹp thì có thể dùng lời nói để mị hoặc người ta đấy chị.- Lời nói?! – Chị Ma phá lên cười nhưng không quên lấy tay che miệng.

– Ngây thơ quá em trai ơi, quỷ mà nó biết nghe lời thì chúng nó lên chùa nghe ông sư của em tụng kinh niệm phật rồi, có khi nó đã tu thành chính quả chứ chẳng đùa…!Với những đứa cứng đầu thì hãy nói chuyện bằng đao kiếm, ít phải nói nhiều mà tính răn đe cao, láo nháo là không kịp hối hận.- Chị, chị chỉ biết dùng kiếm thôi hả?- Không, kiếm thuật chỉ là một trong những thứ chị phải học.

Cha chị đã cố gắng truyền thụ nhiều thứ cho chị để tự bảo vệ bản thân giữa thời loạn, 11 năm chị chỉ có học võ thuật và Hán tự do cha chị dạy.- Lần trước cái ông ma Triệu Đạt gì kia có từng nói là tại sao chị lại biết kiếm thuật của phái Không Động, như vậy nghĩa là sao?- Chị không biết, chị chưa bao giờ nghe thấy cái phái ấy, có thể thằng đó nó nhầm.

Em lại đằng kia nhặt một cái que lại đây chị chỉ cho vài chiêu.- Hả? Em…!em không thích học môn này lắm…- Không thích cũng phải học, cầm trên tay cái thứ lợi hại mà nguy hiểm thế cứ chém tứ lung tung loạn xị ngậu thì không những chẳng có hiệu quả mà không chừng còn chém nhầm vào người khác.


Nhanh!Tôi thở dài miễn cưỡng đi vào trong vườn sau gần đó lần mò tìm được một que củi hơi cong, dài chừng hơn nửa mét rồi quay lại chỗ chị Ma đang đứng khoanh tay đứng chờ gần gốc cây vối.

Tôi cầm que củi đứng nghiêm như tư thế chào cờ vì chẳng biết đứng như thế nào cho hợp lý, chị Ma bảo tôi giơ tay cầm que củi lên xem sau đó chỉ cách cầm cho đúng, tôi không nghĩ rằng việc cầm một que củi hay một thanh kiếm lại nhiêu khê đến như vậy.- Em thuận tay phải thế nên bước chân phải lên phía trước, chùng đầu gối xuống, đúng rồi, bây giờ chém từ trái qua phải theo hướng từ dưới lên trên, làm thử xem nào!Tôi miễn cưỡng làm theo.- Giữ nguyên tay, rồi, xoay cổ tay chém thẳng xuống, kéo hết tay về phía sau luôn, đúng rồi, giờ chân phải lui về phía sau và chém một đường từ phải qua trái theo hướng từ thấp lên cao, đúng, chính là như thế nhưng cần phải làm nhanh, mạnh và dứt khoát hơn!Chị Ma tận tình chỉ dạy cho tôi và bắt tôi làm đi làm lại nhiều lần những động tác mà tôi rất lóng ngóng, chỉ thấy chém và chém thậm chí có cả một cái thế gì đó cầm que củi giơ lên khua khua về phía trước giống như hình cái phễu và dặn dò rằng những cách đơn giản này sẽ tạo ra lực gió mạnh giống như một đường kiếm bén ngọt chứ gió không bị tản mát như trước đây, tôi cố gắng ghi nhớ những điều ấy.

Tôi thừa nhận rằng mình thích súng hơn vì chỉ cần cầm súng chỉa vào ai đó là lập tức người đó sẽ nhũn như con chi chi chứ kiếm pháp này học thật sự mệt mỏi nhưng thật tiếc là ma quỷ không sợ súng đạn nên đành chịu.Trời đêm lạnh mà trán tôi lấm tấm mồ hôi và vẫn bị quát liên hồi, những thứ bản thân không thích thì chỉ một thời gian dài không sử dụng là quên béng đi, thi thoảng có đôi khi cầm những thanh kiếm nhựa màu xanh đỏ của con cháu thì tôi lại nhớ đến những đêm học đi học lại một động tác cho thành thục nhằm phục vụ mục đích chém ma quỷ sao cho ngọt.

Đã 20 năm trôi qua và tôi đã quên đi rất nhiều, đúng hơn là hầu như quên gần hết và chị Ma cũng phải lắc đầu ngán ngẩm thừa nhận tôi không có khiếu võ thuật, chỉ được cái võ mồm là giỏi không ai bằng.—140.

Bà già đi chơi đâu đó còn tôi đang nằm trên võng vừa chợp mắt được chưa bao lâu thì đã nghe thấy tiếng gọi ngoài cổng nhà, cảm giác yên tĩnh để ngủ trưa thật đáng quý giá, người làng giờ này cũng chả mấy ai đứng gọi cổng như vậy, thích thì cứ mở cổng mà vào thôi.

Tôi đứng lên nhìn qua những chấn song cửa thì thấy thấp thoáng ngoài cổng hai bóng người nhưng mắt còn díp lại nên chưa biết ai vào ai.- Bà cụ ơiii…! Có ai ở nhà không?Tôi giật mình bởi vì nhận ra đây chính là giọng của Hàn Xì.- “Ông ta đến đây làm gì vào giờ này?”Tôi lầm bầm trong miệng và nghĩ thật nhanh, đang yên đang lành tự nhiên đến gọi cổng như này hẳn là không có việc gì tốt rồi, tim tôi đập mạnh và nhanh vì hồi hộp nhưng bụng bảo dạ cố bình tĩnh lại.- Có ạ! Chờ tí cháu ra ngay!Tôi đáp vọng ra và vội đi soi lại mình trong cái gương nhỏ của bà treo trên tường, bộ dạng cũng ổn, khuôn mặt còn ngái ngủ chưa tỉnh hẳn nên tôi vò tóc cho xù lên một tí sau đó mới bước ra ngoài với điệu bộ uể oải.- Bà cháu không có nhà ạ!Tôi vừa lon ton chạy ra vừa nói, tỏ ra vội vàng một chút.

Tôi đã nhận ra người đứng ngay phía sau Hàn Xì chính là Diều Hâu, ánh mắt của ông ta đang chứa đầy sự dò xét.

Hai người này đến đây bất ngờ khiến tôi không có sự chuẩn bị gì nên đành giả ngô giả nghê lựa thế mà diễn vậy chứ cũng chẳng biết nên đối phó như thế nào.- Bà cháu chắc đi chơi rồi, có việc gì không chú? A, là chú hôm nọ hỏi mua cây duối phải không?- Đúng rồi, bữa chú vào mua không gặp cháu! – Hàn Xì trả lời.- Buổi sáng cháu đi học, buổi trưa ngủ còn chiều mới thức cơ ạ!Tôi vừa nói vừa mở cánh cổng tre mời hai người đàn ông bước vào.- Cây duối bà cháu bán có vấn đề gì hả chú? – Tôi vờ nhăn mặt đưa tay lên dụi mắt.- Không, không có vấn đề gì, nay chú có tí việc nên muốn sang gặp cháu để hỏi thăm ấy mà!Nghe Hàn Xì nói vậy tim tôi nảy tưng tưng nhưng vẫn phải để bộ mặt nhăn nhó khó chịu như vừa bị đánh thức bởi đang có một giấc ngủ ngon.- Chú cần hỏi gì ạ?- Hôm qua cháu có gặp người thanh niên nào ngoài đường không? Trưa hôm qua.

– Diều Hâu bước lên đứng song song với Hàn Xì và lên tiếng hỏi tôi, tôi cảm nhận ánh mắt của ông ta chứa đầy sự nghi ngờ.- Trưa hôm qua ạ? Trưa hôm qua…Tôi gãi đầu và cúi xuống làm điệu bộ như đang nghĩ ngợi nhưng thực ra là đang suy xét xem câu hỏi này nhằm mục đích gì.


Nếu bọn họ đã tìm đến tận đây vậy là đã gặp anh chàng kia rồi, nói dối là không ăn thua.- A có, trưa hôm qua cháu đi học về có gặp một người đấy, chính là cái anh hôm trước vào đây chặt cây duối, cháu có mang nước vối ra mời nên có nhớ mặt.- Ừ đúng, chính là nó! – Hàn Xì gật đầu.- Nhưng anh ấy đi Hà Nội rồi, chính cháu bắt xe hộ anh ấy chuyến 1g trưa đấy! – Tôi hồ hởi nói như muốn khoe gương người tốt việc tốt.- Cháu đúng là tốt bụng, – Diều Hâu khen.

– chả là thằng Bắc có nói với chú là có cho cháu một cái túi vải màu đỏ mà nó hay đeo trên cổ, không biết có phải không?- Có ạ, anh ấy bảo vướng víu nên cho cháu.Hàn Xì và Diều Hâu quay đầu nhìn nhau, tôi không biết ánh mắt của họ muốn nói điều gì vì tôi còn bận nghĩ.- Thứ ấy với chú rất quan trọng, – Diều Hâu đưa cho tôi hai tờ 100 nghìn còn mới.

– xem như chú chuộc lại cái đấy được không? Đấy là quà của mẹ chú cho chú mà thằng em ba ngơ nó không biết nên mới cho linh tinh như thế…- Cái này…!cái này…!– Tôi gãi đầu một hồi.

– không phải là cháu làm khó gì các chú, hôm qua đúng là cháu có mang về nhà cái túi ấy nhưng bà cháu bảo không được đeo linh tinh cho nên…- Cho nên làm sao? – Hàn Xì ngồi xổm xuống ngước lên nhìn tôi.- Do bị bà cháu mắng nên cháu…!nên cháu vứt xuống ao mất rồi ạ!- Hả?! Thật chứ? – Diều Hâu cũng cúi người xuống như sợ nghe nhầm.- Vâng! –Tôi gật đầu xác nhận.

– Thật ngại quá ạ, cháu cũng tính đeo cho đẹp nhưng …nhưng bà cháu cứ nói nên cháu phải vứt đi, kể ra là cũng tiếc vì cái túi ấy rất đẹp, biết đâu có khi còn trừ được tà ma nữa?!Giọng tôi tỏ ra tiếc rẻ như vừa vứt đi một vật báu.- Thế cháu vứt ở đâu? – Hàn Xì hỏi tiếp.- Cháu vứt ngay ở cái ao sau nhà kia thôi ạ! – Tôi chỉ tay về cái ao sau nhà, hướng cây vối.- Cháu có thể đưa các chú đến xem chỗ đó được không?- Dạ được mà!Tôi xoay người rảo bước đi trước và trong đầu hiện lên rất nhiều tình huống có thể xảy ra, kể cả việc họ sẽ ném tôi xuống ao không chừng…- Đây, cháu ném xuống chỗ này này! – Tôi đưa tay chỉ xuống một khoảng nước ven bờ, nơi không có bèo tây hay bèo tấm, đúng là hôm qua tôi đã ném xuống đấy thật.- Có đúng như vậy không? – Diều Hâu tỏ vẻ không tin.- Đúng mà chú!– Tôi lên tiếng khẳng định.- Nếu cháu chịu xuống vớt lên thì chú sẽ cho cháu thêm, đây, thêm 100 nghìn nữa là tất cả 300 nghìn! – Diều Hâu xòe tiền ra như muốn dụ khị tôi, điều này dĩ nhiên là vô hiệu vì tôi đâu thiếu, thậm chí tay Hàn Xì này còn nhận định là tôi con nhà giàu lắm tiền và lấc cấc cơ mà.- Nhưng mà cháu không biết bơi, hay hai chú xuống vớt đi, cháu chỉ cho, cháu cũng không lấy tiền đâu vì bố cháu thiếu gì tiền! – Tôi thở dài.

– Hôm trước bán được cây duối mà bà cháu cho tất 2 triệu cháu còn không thèm lấy…- Nếu 300 nghìn mà ít thì đây, hẳn 500 nghìn được chưa?! Vừa xem như tiền chú chuộc lại cái túi vải cộng với tiền công cháu mò.Diều Hâu tiếp tục dụ khị tôi, tôi không hiểu tại sao ông ta lại cứ nhất quyết muốn thu hồi lại cái túi ấy và cứ nhất quyết phải là tôi xuống mò? Định dìm chết tôi hay sao? Trong đầu tôi nảy ra một loạt những câu hỏi nên trong thoáng chốc tôi lưỡng lự, ánh mắt thâm hiểm của Diều Hâu nhìn như muốn xoáy sâu vào tôi nên tôi tuyệt đối không nhìn trực diện.

Đúng lúc tôi chưa biết nên trả lời như thế nào thì ngoài cổng có tiếng xe đạp đi vào, tôi nhìn ra và khá ngạc nhiên khi đó là R9.- “Thằng này lên đây làm gì nhỉ?”Tôi tự hỏi chính mình vì sự xuất hiện của R9, tôi chưa thấy nó lên nhà tôi vào giờ này bao giờ cũng như hai đứa tôi không có hẹn.- Mày đi đâu đấy? – Tôi cất tiếng hỏi R9 khi nó dựng xe đạp vào ụ rơm.- À thì, định gặp mày có tí việc.- Các chú chờ cháu một tí nhé, đây là thằng bạn học của cháu nhà gần đây.Tôi nói với Hàn Xì và Diều Hâu rồi vội bước ra chỗ R9, khoảng cách cũng chỉ chừng 10m và khi R9 nhìn tôi nó hẳn sẽ ngạc nhiên lắm khi mắt tôi chớp nháy liên tục và miệng tôi mấp máy giống như muốn ra hiệu gì đó.- Mày lại lên mượn tiền à?Tôi vừa cất tiếng hỏi R9 vừa đá lông nheo mấy cái, R9 không phải là một thằng ngu và nó cũng thừa biết tôi là một tay láu cá, chả khi không tự nhiên lại đặt điều, dựng chuyện ngang nhiên như vậy cho nên nó cũng nương theo mà trả lời.- Định lên mượn mày mấy chục tí lên Hồ mua vài thứ linh tinh, cuối tháng bố mẹ tao gửi tiền về thì tao trả!- Mày lúc nào cũng mượn mà có thấy trả đâu, tao mà tính sổ có khi lên đến cả triệu rồi đấy nhé! – Tôi giả vờ lên giọng mắng và nháy mắt.- Khi nào có rồi tao trả, tao có chạy mất đâu mày lo cái gì?!- Thế mày mượn bao nhiêu?- Được cỡ 7 chục thì tốt…!– R9 vừa nói vừa đưa tay lên quẹt mũi.- Chờ tao tí!Tôi chạy vào trong nhà lấy tiền cho R9 và tiện thể lấy tích nước vối và hai cái cốc thủy tinh ra để mời hai người lớn uống nước, dù sao họ cũng là khách và họ cũng không quên cảm ơn tôi một cách đầy lịch sự.- Đây tao đưa mày 100 nghìn luôn, nhớ cuối tháng trả không lần sau tao không cho mày mượn nữa đâu nhé!- Biết rồi, biết rồi! – R9 vội vàng cầm tiền nhét vào túi và hỏi thêm.

– Mày đang làm gì đấy?- À, chả là hôm qua tao có gặp một anh tao biết, anh ấy cho tao một thứ mà hóa ra của cái chú kia! – Tôi chỉ tay về hướng Diều Hâu đang uống nước chờ đợi.

– Chú ấy đến lấy lại mà tao trót vứt xuống ao mất rồi!- Là cái gì thế? – R9 hỏi tiếp.- Tao không biết, là một cái túi vải nhỏ màu đỏ, có khi trong ấy chứa vàng hoặc kim cương hay đại loại thế.

Tao làm sao mà biết, bà tao bắt vứt đi thì tao vứt thôi…!– Tôi cố giải thích.- Thế giờ mày tính làm sao?Tôi không đáp lời R9 mà đi lại chỗ Diều Hâu và Hàn Xì đang đứng.- Cháu đồng ý xuống vớt lên nhưng chú phải đưa cho cháu tiền trước mới được!- Không thành vấn đề, chuyện nhỏ!Diều Hâu đưa cốc thủy tinh cho Hàn Xì cầm đỡ và lấy ra đủ 500 nghìn đưa cho tôi, tôi cúi đầu cảm ơn và quay lại chỗ R9.- Mày vào buồng nhà tao lấy cho tao sợi dây thừng bà tao treo ngay trên tường ấy!Tôi vẫn có thói quen sai R9 từ lúc bé đến bây giờ mặc dù nó hơn tuổi tôi, thằng này được cái ít khi hỏi lại nên càng ngày tôi càng bắt nạt nó tợn.


R9 nhanh chóng vào nhà lấy dây thừng ra cho tôi.- Dây thừng này mày tính làm gì đây? – Lúc này R9 mới tò mò hỏi.- Buộc vào người mày để mày xuống mò, tao đứng ở trên giữ dây như thế thì không lo bị chết đuối.

– Tôi đáp tỉnh bơ.- Bố đéo! – R9 trở mặt ngay.- Tao vừa mới cho mày 100 nghìn còn gì?- Đấy là bố vay, bố đéo xin mày hay nhận công nhá!- Nhưng mà tao trót hứa với các chú ấy rồi, mà tao thì không biết bơi.- Bố biết bơi nhưng không lội xuống ao bèo, ngứa đỏ tấy người chứ mày tưởng à?!- Hay thôi, tao với mày oẳn tù tì thằng nào thua thì xuống ao còn thằng nào thắng đứng trên bờ, được không? Như thế là công bằng và tao sẽ không đòi 100 nghìn mới đưa cho mày.- Bố đéo!Tôi lại giở tài thuyết phục và động viên R9 và rồi nó cũng đành mủi lòng chấp nhận chơi oẳn tù tì may rủi, tôi cứ đinh ninh là mình sẽ thắng nhưng rất tiếc không phải như vậy, kết quả tôi là đứa sẽ phải xuống ao.

Tôi đứng buộc dây thừng vào người và lầm bầm nhìn R9 nói đểu.- Bạn với chả bè, tiền cầm thì nhanh mà bảo xuống ao một tí mà cũng đòi oẳn tù tì.- Tao không vứt xuống, oẳn tù tì cũng là do mày muốn chứ tao đòi à?- Sau đận này tao sẽ phải xem xét lại tình bạn với mày, tao sẽ hạ bậc tín nhiệm của mày xuống và lần sau sẽ không cho mày vay tiền nữa, tao thề!- Thôi mày nói nhiều quá, xuống mò cho xong đi! Nhận của người ta không dùng thì thôi lại vứt xuống ao, mày tự làm tự chịu chứ mày định dùng tiền để sai khiến tao đấy à?- Mày biết đấy! – Tôi nhún vai.

– Tao có gì ngoài tiền đâu!- Thôi mày xuống mẹ cho nó nhanh đi ở đó mà nói nhiều!R9 cầm dây thừng đứng khá xa bờ, tôi đi vòng qua cây duối để dây thừng quàng vào thân cây cho thêm phần chắc chắn, tôi sợ nước và ám ảnh với việc bị chết đuối lắm, lá số tử vi cũng có cho tôi biết điều ấy, tôi nên tránh ao hồ, sông suối.Tôi bước từng bước thật nhẹ nhàng và thận trọng xuống ao, buổi trưa nhưng nước mát lạnh, tôi phải hít sâu mấy lần để lấy dũng khí sau đó mới dò dẫm từng bước men theo bờ ao.

Hồi bà tôi thuê người về dùng tre để kè bờ chống sạt lở tôi cũng có xem nên biết ở chỗ này không có dốc thoai thoải như những chỗ khác mà kiểu như theo từng bậc vậy, đây là dấu tích để lại từ thời ông bà nội tôi làm cầu ao ở chỗ này.

Nước đã ngập quá rốn và tôi dùng cả chân lẫn tay mò thật chậm vì sợ rằng cái túi vải sẽ trôi ra giữa ao, tối qua mưa lớn quá mà.

Sau khoảng gần 10 phút lần mò thì ngón tay tôi đã sờ phải cái túi vải, thật may mắn làm sao là nó lại nằm trong một cái hốc giống như bậc thềm hoặc hang cua gì đó tôi không tưởng tượng được, khi cầm lên khỏi mặt nước thì cái túi không còn là màu đỏ mà đã lấm lem bùn đất và ướt nhẹp.- Cái này phải không chú?Tôi giơ về phía Diều Hâu đang ngồi chồm hỗm chờ đợi, ông ta đưa tay nhận lấy và gật gù xác nhận đây chính là thứ ông ta đang tìm.

Tôi lóp ngóp bò lên bờ nhưng đuôi mắt của tôi vẫn dõi theo hai người đàn ông đang chụm đầu vào nhau nói chuyện gì đó.- Thế là xong chú nhé, cháu phải đi tắm ngay chứ không sẽ bị ngứa!- Được rồi, cảm ơn hai đứa!Hai người đàn ông sánh vai đi ra phía cổng nhà, tôi nháy mắt nên R9 hiểu ý đi theo họ để đóng cổng lại còn tôi chạy vào nhà lấy quần áo và dầu gội đầu mang ra chỗ giếng khoan ngay, tôi cảm thấy mình đã bắt đầu bị ngứa rồi.

R9 đứng bơm nước còn tôi ngồi luôn dưới cái vòi nhựa đưa lưng hứng thứ nước màu vàng và có lẫn đôi chút cát để cho mau trôi hết đi thứ nước ao mà tôi tin là bẩn.- Kiếm tiền ngon phết nhỉ?- Sáng nay tao bước chân phải đi học đấy, vèo cái có người cho hơn chỉ vàng.- 100 nghìn này mày cho tao?- Dĩ nhiên, công mày giữ dây thừng cơ mà! – Tôi cho dầu gội lên đầu và với tay lấy ca nhựa múc nước từ trong bể lọc.

– Thế mày lên mượn tiền thật đấy à?- Đéo đâu, nãy tao định đạp xe ra Cầu Đình mua mấy cái bánh đa thì chả hiểu ma xui quỷ khiến kiểu gì lại lên nhà mày…Lời nói của R9 làm tôi đánh rơi luôn cái ca nước đang dội dở, dù mắt đang cay vì dầu gội đầu nhưng tôi chết lặng trong vài giây cho đến khi R9 dội nước lên đầu cho tôi.- “Đúng là không có cái gì gọi là tình cờ ở đây cả!”—***.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.