Bên Dòng Nước

Chương 12


Bạn đang đọc Bên Dòng Nước – Chương 12




Tiểu Song lấy chồng được ba hôm. Tôi đang thu dọn toàn bộ đồ đạc của cô ấy lại chuẩn bị gởi về nhà mới thì chị Thi Tinh tới nói: – Thi Binh nàỵ Chị đã tính với anh Lý Khiêm rồi, chuyện Tiểu Song lấy chồng, bất cứ lý do gì, ta cũng không có quyền làm ngơ, ta nên có một cái gì gọi là kỷ niệm. Tôi tán đồng ngay: — Vâng. Hoan hộ Nhưng… nhưng mà đám cưới đã xong rồi, làm sao Anh Vũ Nông nói: — Theo tôi thì bây giờ không phải là phút bày tỏ lòng yêu quý của mình. Hoàn cảnh của Hữu Văn thế nào tôi hiểu rọ Cậu ấy nghèo đến độ khố rách áo ôm. Còn Tiểu Song , mọi người đã thấỵ Họ yêu nhau bằng tình uoÁng nước lã nói chuyện tình yêụ Vì vậy tôi đề nghị chúng ta ở đây mỗi người bỏ ra một ít, hùn lại cho Thi Binh mang đi. Thi Binh hẳn khéo nói, để cô ấy nhận tiền mà không tự áị Anh Lý Khiêm nói. — Hay lắm. Vậy tiến hành ngay đi. Thế là chúng tôi bắt đầu đóng góp. Tiếc một điều ai cũng đều nghèo nên tổng số không được bao nhiêụ Giữa lúc chúng tôi đang bàn tán, thì mẹ gọi tôi vào phòng người. — Nghe nói tụi con đang góp tiền cho Tiểu Song ư? Tôi nói. – Vâng. Gom hết mà chỉ mới có hai ngàn đồng, sớm biết vậy, tháng trước con không may aọ Mẹ yên lặng một chút nói. — Thi Binh, mẹ với cha con cũng đã bàn tính. Nhà ta mấy năm nay cũng đủ ăn đủ mặc, tuy không có dư giả gì, lại lo đám cưới cho Thi Tinh nên không còn tiền mặt, con đem sợi dây chuyền này cho Tiểu Song. — Vâng, quý lắm rồi, nãy giờ con chỉ sợ ít quá coi không được. Mẹ nói và lấy trong tủ ra một túi vảị — Còn nữa.. Đây là số tiền mà hàng tháng Tiểu Song đưa ẹ, mẹ không xài tích lũy lại, con đưa cho Tiểu Song luôn nhẹ Tôi cảm động. – Vâng. Mẹ con thật tuyệt vời, con yêu mẹ Mẹ cười: – Xem kiạ Con lớn rồi. Nhưng thấy mẹ lo cho Tiểu Song thế này, con không ganh ư? Tôi cười nói: – Không đâu mẹ Không bao giờ, vì con khác Tiểu Song. Con có mẹ yêu, có cha lo lắng và Nội nuông chìu còn Tiểu Song mồ côi không có gì cã. Mẹ gật gụ – Con gái mẹ biết nói như vậy là tốt. Con có phúc vì có cha có mẹ thôi được rồi, con đi đi. Thế là tôi mang hơn mười lăm ngàn bạc, nữ trang và cả đồ đạc, cho Tiểu Song ra cửa, vừa định đi thì anh Thi Nghiêu đuổi theo nói. – Thi Binh, bộ cô tưởng tôi nhỏ nhoi đến độ không có quà cưới được ư? Tôi bối rối. – Đâu phải, tại em nghĩ là bao nhiêu đây cũng đủ rồi em đưa cho Tiểu Song và nói với cô ấy là đóng góp của cả nhà ta chứ không là riêng của ai hết. Anh Thi Nghiêu đưa một phong thư dày cộm cho tôi: – Đua thêm cái này cho cô ấỵ Tôi lùi lại khoát taỵ – Đừng anh Nghiêu, người ta dù sao cũng đã có chồng, không dám đưa thu đâu Anh Nghiêu lắc đầu. – Anh thề đây không phải là thư tình đâu – Vậy cái này, có thế đưa truớc mặt Hữu Văn không? – Không nên. – Vậy thì em không đuạ Anh Nghiêu suy nghĩ môt. chút rồi nói. – Thôi được, em cứ đưa truớc mặt Hữu Văn, nói là của anh, nếu Tiểu Song không nhận cứ ra về. Tôi nghĩ ngơ. – Anh cứ cho biết cái gì trong ấỵ Nếu làm trò cười em sẽ không nhận đâu Anh Nghiêu thất vọng. – Không lẽ anh làm trò cười cho họ ả – Làm sao em biêt? Anh Nghiêu có vẻ giận. – Thôi được rồi, không cần, mai đích thân anh mang đi. Tôi nghĩ chắc không có gì đâu, nên nói. – Vậy đưa đây em mang cho. Và tôi mang tất cả ra đuờng, đón xe Taxi đem dến cho Tiểu Song. Xe ngừng trước môt. con hẻm ở đuờng Phổ Thành và nhanh chóng tìm ra địa chỉ nhà Tiểu Song. Chung quanh hầu như đều là nhà bốn tầng, chỉ có một vài căn nhà gỗ lạc lõng. Tôi bấm chuông và Tiểu Song ra cổng với ánh mắt ngạc nhiên: – Ồ! Chị Thi Binh, không ngờ chị đến, em đang tính mai rủ chị và Thi Tinh đến chơi, không ngờ chị đến trước. – Thôi mau mang đồ đạc cô vào đi, chờ cô đến rước chắc mỏi cộ Tiểu Song mang đồ đạc, chăn mền vào, cô ta có vẻ ngạc nhiên. – Ủa, sao có cả những thứ này nữa – Thì cái nào của cô đã xài tôi đêù mang đến hết, vì bỏ ở nhà cũng đâu có ai xài đâu, để đó cuối năm sẽ có xàị – Tại sao cuối năm có xàỉ – Thì có thêm một tí nhau. Tiểu Song nói một cách ngượng ngùng. – Ồ! Chị nàỵ Tôi đưa mắt nhin` quanh ngắm nghíạ Căn nhà lá hẹp. Nhưng được cái có khoảng sân ngoài sân, trồng chuối, và cây hoa hồng và cỏ dạị Vào phòng khách, là thấy ngay Hữu Văn ngồi bên bàn giấy bút, bản thảo, tách tra. Chiếm hết mặt bàn. Hữu Văn quay lại nhìn tôi nói. – Đang viết đến đọan gay cấn nhất, để khỏi bị ngắt đọan cảm hứng, chị ngồi chơi với Tiểu Song, đừng buồn nhẹ – Không, không sao đâu Tôi nói và được Tiểu Song kéo vào nhà trong.Căn nhà vách gỗ này lâu nay chưa được tu sữa nên rất ọp ẹp, mỗi bước đều gây thành tiếng động. Trong phòng chỉ có một chiếc giường mới sắm. Ngoài giường ra, còn một tủ áo, hai chiếc ghế, một chiếc bàn. Trên bàn đặt một lọ hoa và một tấm kính có lẽ dùng để trang điểm. Mùi mốc và mùi gỗ mục đâu đấỵ Tiểu Song nói như phân buạ – Nhà vừa nhỏ lại vừa cũ, nhưng được cái chúng em cũng không đòi hỏi, miễn qua ngày là được. Tôi hỏi – Anh Hữu Văn lúc gần đây viết lách có thu nhập được gì không? Tiểu Song với tay ở đâu giuờng lấy một quyển tạp chị Quyển này có lẽ đã được lật xem nhiều lần nên vừa cũ vừa rách. Tiểu Song lật đưa tôi xem một trang, đó là một truyện ngắn có tựa đề là Dưới Ngưỡng Cửa Đời và ký tên Lư Hữu Văn. Tôi nói. – Cái tựa nghe cũng được quá hợ Tiểu Song vừa gật đầu nàng có vẻ hãnh diện tôi định hỏi viết một truyện ngắn như vậy được bao nhiêu tiền nhưng rồi lại thôi vì với những người yêu văn nghê. mà đụng tí đem tiền ra nói có vẻ trần tục quá. Tôi cười và lấy từ trong ví ra gói quà của chúng tôi và sợi dây chuyền của mẹ – Dây chuyền này của mẹ cho Tiểu Song, người nói tuy nói không đáng giá nhưng là một vật kỷ niệm, còn gói quà này là của cả nhà. Tôi biết Tiểu Song với Văn rất coi thường vật chất, nhưng cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống, ta không thế thiếu gạo mắm muối nước tương. Ta phải thực tệ Vì vậy xin gửi cho Tiểu Song… Tiểu Song nhìn tôi bối rối. Cô nàng có vẻ khó xử trí Tôi phải nói thêm vào. – Thật ra chúng tôi cũng nghì là Tiểu Song đang cần tiền nên thay vì mua quà đãnh mang tiền mặt đến cho Tiểu Song, đừng có tự áị Tiểu Song nắm lấy tay tôi nước mắt rưng rưng. – Sao các anh chị lại tốt với chúng em như thế Tôi an ủi: – Chỉ cần em hiểu và nhận là chúng tôi đã vui rồi. – Em không nhận cũng không được. Thú thật với chị con người sống không thế trốn tránh thực tế phải không? Hiện em rất khộ Bỗng nhiên tôi thấy bối rối, làm sao tôi không biết là cuộc sống của Tiểu Song thiếu thốn, nhưng với đông lương bốn ngàn ở trường dạy nhạc cộng thêm số tiền viết lách của Hữu Văn. Đó là chưa kể đến số tiền mười ngàn của anh Thi Nghiêu đưa, thì cũng còn chút đỉnh dự trự Vậy tại sao khổ Trong lúc tôi còn suy nghĩ thì chợt Tiểu Song cười nói: – Ồ! Quên, nãy giờ quên mời chị dùng nước để em đi lấy tra. Tôi ngăn lại – Khoan hãy đi, còn một món này nữa nẹ Tiểu Song quay lại – Gì nữa. Nhiều quá em không nhận đâu Tôi kéo Song ngồi xuống mép giường nói: – Ngồi xuống đâỵ Cái món này là cái gì tôi cũng không biết, của anh Nghiêu bảo tôi đưa cho Tiểu Song. Tiểu Song nhìn phong thư mặt tái hẳn. – Chị Binh, hãy đem về đi. Không cần biết bên trong có chưa gì nhưng nó là của anh Nghiêu thì em không nhận. Em lấy anh Văn vì chúng em yêu nhau, có cực khổ thế nào em cũng chịu. Em quyết không bao giờ để chồng em hiểu lầm mình. Lời của Tiểu Song làm tôi thấy xấu hộ Sớm biết thế này tôi sẽ không nhận lời làm hộ anh Nghiêu. Tôi đứng dậy nói. – Thôi đuoc. rồi để tôi về. – Khoan đá Chị ở lại uống với em tách nước. Chị giận em đấy ả Thế là tôi không có lý do gì để bỏ đi, tôi ngồi lại để Tiểu Song ra ngoài rót nước mang vào. Tôi hỏi: – Chúng ta nói chuyện lớn tiếng thế này có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh Văn không? Tiểu Song cười nói. – Không đâu Anh ấy mới vưa cho biết là hôm nay viết rất hứng khởi, được hơn hai ngàn chự Anh bảo tôi giữ chị lại chơi Tôi chẵng hiểu gì về văn chương nên hỏi – Thế nhưng anh Hữu Văn bình thường mỗi ngày viết được bao nhiêu chứ? – Cái đó không nhất định. Việc viết lách phải tuỳ cảm hứng, có ngày viết được vài ngàn chữ, nhưng đôi khi cả tháng lại không được chữ nào. Tôi khù khờ rồi hỏi: – Vậy thời gian của Hữu Văn , hứng hay không hứng nhiều hơn? – Đương nhiên là thiếu cảm hứng nhiều hơn. Chị không thấy có nhiều nhà văn suốt cuộc đời viết có được một tác phẩm hay sao? Tôi tò mò lấy tập san có truyện ngắn Dưới Ngưỡng Cửa Đời của Văn ra xem, Tiểu Song ngồi cạnh cười nói. – Có lẽ chị không thích tiểu thuyết loại này đâu – Tại sao vậy? – Chị đọc đi sẽ rõ. Và tôi đọc, chuyện chỉ dài khoảng tám ngàn chữ, không có tình tiết nào phức tạp. Chủ yếu tả chuyện một đứa con gái người thợ mỏ, yêu một anh sinh viên. Cô cứ nghĩ rằng anh sinh viên có trình độ đại học đương nhiên là phải cao thượng và cư xử lịch thiệp hơn các phu thợ mò. Thế rồi một buổi tối anh sinh viên hẹn cô ra một khu vườn bỏ hoang, anh chàng như con thú dữ vồ mồi thọc tay vào áo con gái người thợ mỏ, cô gái phải vùng vẫy mới thoát thân được và lúc bấy giờ cô mới giác ngộ ra rằng “Lũ đàn ông chúng đều giống nhau”. Đợi tôi đọc xong Tiểu Song hỏi: – Chị thấy thế nào Tôi nhún vaị – Tạm được, nhưng chẳng có gì xuất sắc. Tôi nghĩ là tốt hơn Hữu Văn nên cho. đề tài khác. – Tại sao? – Vì tôi cũng đọc qua một số tạp chí văn học trong và ngoài nước. Tôi thấy Văn nên chọn một đề tài nào cụ thế. Ví dụ như hiện nay thì tốt nhất nên viết về tình yêụ Miêu tả được cái tình yêu say đắm thánh thiện mà Tiểu Song đã dành cho anh ấy nó sẽ tuyệt vời hơn, là mô tả “Cái thọc tay vào ngực của một người phụ nữ” Tiểu Song cười: – Em đã nghĩ là chị không thích, vì chị là người yêu cái đẹp, cái thánh thiện, nhưng cuộc đời đâu phải thế. Tôi nổi nóng. – Cuộc đời thì sao? Có phải lần đầu Lư hữu Văn gặp cô đã thọc tay vào ngực cô à – Chị này, lúc nào chị cũng nghĩ xấu cho người khác, dù sao thì người ta cũng là nhà văn. Tôi nhún vaị – Thì nhà văn mới cần phải hiện thực, tôi còn nhớ lần Lư hữu Văn đến nhà nói chuyện văn chương anh ấy đề cập đến “Văn chương cần phải sinh động hoá” thì ra là như vậỵ – Tôi không ngờ Thi Binh lại nghiên cứu về văn chương thế. Có tiếng của Lư hữu Văn. Anh ta đứng ngay cửa như vậy là nãy giờ đã theo dõi cuộc nói chuyện giữa tôi và Tiểu Song. Tôi nói. – Có nghiên cứu gì đâu? Biết lõm bõm cho vui với đời vậy mạ Tiểu Song trông thấy Hữu Văn, nét vui thoáng hiện, nàng như một cánh én lượn ngay đến bên Văn. – Anh viết xong rồi à? Để em rót ly trà nóng cho anh nhé! Và Song biến ra khỏi phòng. Hữu Văn nhìn theo lắc đầu. – Tiểu Song dại quá! Lấy chi một thằng điên như tôi để cho cuộc đời phải khộ Tôi cười. – Anh là thằng điên à? – Vâng, có hàng trăm công việc hái ra tiền mà chẳng làm, để ôm bụng đói viết lách không phải điên thì là gì? Có tiếng Tiểu Song dịu dàng ở phía sau. – Anh không phải là điên, anh là một thiên tàị Hữu Văn nhún vai, với thái độ tự hào. – Giữa thiên tài với người điên khoảng cách không lớn lắm. Tôi nghĩ là chắc có lẽ mình nên viết một quyển sách có tựa đề là Thiên tài và điên lọan biết đâu chả đọat được giải Nobel. Tiểu Song nhìn tôi với nụ cười kiêu hãnh. – Đó chị thấy không? Đầu ông ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc viết với viết. Chợt Lư hữu Văn nghiêm mặt. – Không phải vậy đâu Tiểu Song. Trong đầu anh còn có hình bóng của em. Ngày mai anh phải đi tìm việc làm, chuyện viết lách không đổi được gạo mà ta cần sống, phải ăn… Tiểu Song cắt ngang. – Anh Văn. Anh hãy lo việc viết lách của mình, đừng bân. tâm chuyện đó. Và để làm loãng cái không khí căng thẳng, Tiểu Song nói: – Anh Văn này, cả nhà của Thi Binh góp lại cho chútn ta một vạn đồng quà cưới và sợi dây chuyền nàỵ Lư hữu Văn nhìn sợi dây chuyền ngớ ra, nụ cười biến mất, chàng lầu bầu cái gì trong miệng rồi bỏ đi về phòng viết. Tiểu Song cũng có vẻ bối rối. Tôi hỏi: – Tiền nhuận bút của anh ấy có khá không? Tiểu Song nhìn về phía tờ tạp chí ban nãy thở dài. – Loại tạp chí này không cho tiền nhuận bút. Tôi ngạc nhiên: – Thế các nhà văn tên tuổi lúc chưa nổi danh họ sống bằng cách nào Tiểu Song nói. – Thì cũng giống như Văn thôi. Anh Văn lại kén viết lắm, nên tác phẩm cũng chẳng nhiều. Rồi quay sang tôi, đôt. nhiên Tiểu Song hỏi: – Chị biết ở đâu có bán đàn dương cầm cũ không? Em định dành dụm tiền mua một chiếc, để ở nhà thu dạy học trọ Tôi ngạc nhiên: – Thế còn trường dạy nhạc, cô nghỉ rồi ả Tiểu Song nói. – Trường dạy học cuối tháng này đóng cửa Ông chủ bảo là lời ít quá nên dẹp tiệm và em coi như thất nghiệp. – Hèn gì! Họ có vẻ túng quẫn. Tiểu Song cười gượng với tôi. – Đúng ra em cũng không khổ thế nàỵ Nhưng chị biết anh Hữu Văn, truớc kia sống độc thân không làm ra tiền, anh ấy lại nợ tùm lum. Gần ngày cưới em mới biết được chỗ này một trăm chỗ kia hai trăm, nhưng em đã trả được tất. Tôi gật gù, còn biết nói gì hơn, mỗi người có một định số, một sự lựa chọn. Tiểu Song đã chọn Văn nếu đát được niềm vui thì đã là hạnh phúc. Tối hôm ấy trở về nhà, lòng tôi mênh mang bao thứ đi ngang qua phòng anh Thi Nghiêu tôi lẳng lặng đặt phong thư lên bàn, anh đưa mắt nhìn tôi thăm dò – Họ cũng không buồn xé ra xem ư? – Vâng. Suýt chút họ đã giận cả tôi. Anh Nghiêu im lặng lấy phong thư xé ra, bên trong là một xấp giấy giống như giấy hoa đổ xuống sàn nhà, trong đó có một mảnh giấy lớn đẹp mắt, tôi to` mò cầm lên. Đó là đơn đặt hàng của hãng dương cầm Yamaha bên trên có dòng chữ nhỏ của anh Nghiêu. Người xưa tặng kiếm báu cho hiệp sĩ Phấn hồng cho giai nhân. Còn tôi xin tặng chiếc đàn dương cầm này cho người tri âm. Anh Thi Nghiêu giật lấy đơn đặt hàng đó và xé nát ném tung qua cửạ


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.