Bao Công xử án

Chương 6


Đọc truyện Bao Công xử án – Chương 6

Xưa kia tại huyện Hoát Thôn, thuộc phủ Lư Châu bên Tàu có một người thợ may tên là Chương Tân, tuổi độ 50 vóc người ốm yếu, tánh hạnh dễ thương, ưa làm điều lành, nhất là hay giúp đỡ bạn bè. Nhờ cần cù làm ăn, nên Chương Tân cũng dư ăn dư xài lại cho tá điền trong vùng vay tiền làm mùa với lời phải chăng nên chi gia đình ngày càng khá giả.
Chương Tân goá vợ, không con cái chi, mới nuôi một đứa cháu trai tên là Kế Tổ, từ lúc còn bé dại nay đã lớn khôn. Hai chú cháu thương mến nhau như cha con vậy.
Mấy năm gần đây, Tân cưới Vương Thị về làm vợ kế, Vương Thị tuổi còn nhỏ, xinh đẹp sắc mặt hồng hào, chăm lo việc nhà nhưng phải cái lẳng lơ và tính nết dâm đãng…
Hai vợ chồng và đứa cháu sống yên vui, hòa thuận trong một căn nhà cao ráo, rộng rãi, cất trên một thửa đất khoảng khoát, xung quanh có vườn trồng cây đẹp đẽ. Xóm Chương Tân ở gồm toàn những gia đình khá giả, nhà nọ cách biệt nhà kia bởi một khoảng vườn hay cái sân rộng không có rào giậu chi cả. Giới hạn giữa hai nhà thường là một hàng cây hay một vài cái mốc bằng đá bằng cây chôn xuống đất. Tuy thế cũng không có sự chi rắc rối, lộn xộn xảy ra vì ai nấy đều lo công chuyện làm ăn, ít dòm ngò tới việc người khác.
Vợ chồng Chương Tân ăn ở với nhau đã vài năm mà Vương Thị cũng không có tin mừng gì cả. Chương Tân thấy mình tuổi ngày mỗi cao lại hiếm hoi không con cái nên mới tính chuyện lấy vợ cho Kế Tổ nhà có thêm người và sau thêm trẻ nhỏ cho vui nhà.
Chương Tân thường bảo vợ:
– Nhà ta căn trên có ba phòng lại còn dãy nhà bếp với 2 căn, ba người ở rộng quá nhiều khi thấy trống trải, lạnh lùng. Nay có cưới vợ cho Kế Tổ thời cũng còn dư chỗ. Vả lại ta bận việc suốt ngày và thường phải cùng Kế Tổ đi đo cắt áo mướn trong vùng, khi thì cả buổi, lúc lại mất cả ngày, nay thêm vợ Kế Tổ, nàng cũng có người đỡ đần công việc và chuyện trò những lúc nhàn rỗi, như vậy đỡ quạnh hiu.
Vương Thị cho là phải, và Kế Tổ cũng khứng chịu. Chương Tân rất đẹp lòng bèn để tâm tìm bạn trăm năm cho cháu. Thấy Lưu Thị, con gái một người buôn bán cùng xóm, đã xinh đẹp lại chăm làm, Chương Tân cậy làm mai cưới Lưu Thị về cho Kế Tổ. Gia đình Lưu Thị ưng thuận, thế là hai đàng chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt làm lễ thành hôn cho đôi trẻ.
Có người bà con gần và rất thân với Chương Tân, nghe tin lật đật đến thì thầm với Tân rằng:
– Có chuyện chi mà bác làm gấp rút việc cưới xin cho cháu vậy? bác có biết câu lấy vợ kén tông không. Lưu Thị là con vợ bé thường bị mẹ ghẻ và lũ con lớn của cha hành hạ, áp bức bắt làm vất vả suốt ngày…
Chương Tân ngắt lời:
– Thì tôi biết chớ sao không biết cái điều đó. Chính nhờ thế sau này nó về làm dâu bên tôi nó không cậy của, hợm mình vả lại gia đình tôi là nhà làm ăn được đứa quan làm lụng vất vả càng tốt chớ sao?
Người bà con cười đáp:
– Nếu thực tình bác lấy thì tôi chẳng dám bàn. Nhưng nếu bác muốn Lưu Thị đóng vai kỳ đà cản mũi bác gái nhà ta không cho lăng nhăng… thì bác sẽ thất vọng đấy. Vì Lưu Thị quen bị đè nén, áp bức lại quá hiền lành nên nó nhút nhát, sợ sệt, dễ bị người khác dùng cách này hay cách khác buộc nó phải theo ý họ không hề có phản ứng gì ráo trọi.
Chương Tân cười vỗ vai người bà con biểu:
– Bác nó vậy tôi cũng cám ơn, thực tình tôi hỏi vợ cho cháulà để có thêm người cho vui cửa vui nhà và để cho cháu yên bề gia thất, khỏi lông bông, chớ tôi không có ý gì khác cả.
Rồi hai người ngồi nói chuyện vãn hồi lâu về chuyện làm ăn buôn bán, không đả động đế vấn đề Lưu Thị nữa. Ít tháng sau, đám cưới Kế Tổ lấy Lưu Thị được cử hành trong bầu không khí vui vẻ, tưng bừng. Kế Tổ rất hài lòng được vợ vừa xinh đẹp lại hiền lành, bảo sao nghe vậy, thức khuya, dậy sớm, lo đủ mọi việc trong nhà thiệt là chu đáo, Lưu Thị vẫn quen như khi chưa xuất giá, chỉ quanh quẩn ở phía bếp và sau vườn, ít khi bước chân lên đến nhà trên. Tuy vợ chồng Kế Tổ được Chương Tân dành riêng cho một phòng song cứ trời vừa sáng là Lưu Thị đã bò ra khỏi giường xuống nhà dưới lo mọi việc, chờ tới khuya mọi người ngủ cả nàng mới dám trở về phòng.
Vợ chồng Kế Tổ rất mực cung kính, hầu hạ vợ chồng Chương Tân y như cha mẹ đẻ, đổi lại Chương Tân cũng thương vợ chồng Kế Tổ như con ruột vậy. riêng có Vương Thị xem ra bằng mặt mà chẳng bằng lòng và có chiều ghen tuông, hằn học với cặp vợ chồng son trẻ. Sáng nào Lưu Thị lỡ dậy muộn một chút là người ra lại nghe tiếng thím ta đay nghiến, riếc móc, bắt bẻ cháu dâu, nói mát, nói xéo đủ điều. Tuy vậy hòa khí trong gia đình cũng không đến nỗi bị sứt mẻ, một phần vì Lưu Thị tốt nhịn, biết vui vẻ chịu đựng, một phần vì Chương Tân và Kế Tổ mải lo công việc làm ăn, đi đi, về về suốt ngày nên hai người cũng chẳng còn thì giờ mà ghe chuyện đàn bà.
Chú cháu yên tâm về chuyện gia đình, xuất toàn lực lo phát triển công việc làm ăn, ngày càng phát đạt. Hai người dự tính qua năm tới sẽ đi xứ xa lập tiệm may mướn và họ bàn nhau chừng 3 tháng nữa sẽ đi thăm dò địa điểm làm ăn.
Gia đình êm ấm, tiền bạc dư xài, chú cháu Kế Tổ thật là tràn trề hạnh phúc. Cho đến một hôm, trời đã về chiều, hau chú cháu vừa về tới nhà được một lát thì có hai người thợ sơn tên là Dương Vân và Trương Tú vốn cùng quê với Chương Tân, nay nghe nói Chương Tân làm ăn khá giả mới từ xa lần đến xin giúp đỡ. Lạ gì tánh con người ta sống nơi đất lạ nay gặp kẻ đồng hương tất sẵn lòng cưu mang đùm bọc, huống chi Chương Tân vốn dĩ đã có lòng nhân, ưa giúp người hoạn nạn. Cho nên khi Dương Vân và Trương Tú vừa ngỏ lời thời Chương Tân vui vẻ nhận cho ở đậu và hứa sẽ giúp vốn làm ăn, chừng nào trả cũng được. Đoạn Chương Tân gọi giết gà, mở rượu khoản đãi hai người và sai vợ là Vương Thị cấp tốc dọn dẹp căn phòng kế cận phòng vợ chồng Chương Tân cho hai người tạm ở. Kế Tổ từ lúc gặp Dương Vân và Trương Tú đã cố ý không ưng. Thấy hai người cùng trạc lối 25, 26 tuổi, khỏe mạnh, ăn nói hoạt bát lại hay nhìn trộm Vương Thị và Lưu Thị mỗi lần hai người đàn bà này bưng món ăn lên tiếp, thời Kế Tổ thấy ngài ngại và có linh cảm chuyện không hay đã theo gót hai tên này vô nhà mình. Chàng định bụng cơm nước xong sẽ nói riêng với chú điều mình nhận xét nhưng sau lại thôi vì nghĩ lại chàng thấy chú có vẻ hiểu lầm là chàng không muốn chú giúp người khác như chú đã từng giúp chàng.
Dương Vân, Trương Tú đến ở đậu nhà Chương Tân thấm thoát đã được hai tuần. Tuần đầu hai người lo mua sắm vật liệu dụng cụ làm sơn đem về chất đầy nửa căn nhà dưới cạnh bếp. Qua tuần sau, họ thay phiên nhau người chạy ngoài, kẻ lo việc ở nhà.
Chương Tân thấy cả hai còn trẻ tuổi đã biết lo làm ăn đứng đắn nên lấy làm ưng ý lắm thường khích lệ họ và ra thêm tiền bạc giúp vốn. Phần Kế Tổ lúc đầu có ý chẳng ưa sau thấy họ không tỏ vẻ chi xấc láo hỗn hào, chàng cũng dần dần có cảm tình với hai người. Còn về Vương Thị từ bữa có haic hàng trai trẻ đến ở chung nhà, nàng bớt gắt gỏng, bớt dằn vặt, bớt đay nghiến cháu dâu. Nàng lại thường dậy sớm hơn trước và hay chải chuốt óng ả hơn xưa. Nhiều lần nàng còn khuyên vợ Kế Tổ chẳng nên thức khuya dậy sớm e có hại vì đang tuổi ăn tuổi ngủ. trước kia ít khi Vương Thị xuống bếp thì nay nàng lại hay quanh quẩn ở sau nhà, chạy lăng xăng, nói năng dịu dàng, vui vẻ. Nàng chăm lo săn sóc cho Dương Vân Trương Tú và nhất là cho Vân mà nàng dường như có chiều mến hơn. Thị lại khuyên chồng san sẻ bớt cho nàng và Lưu Thị công việc vặt tỉ như việc đi giao cho khách hàng áo quần đã may xong.
Chương Tân cả mừng thấy vợ sốt sắng giúp đỡ công việc làm ăn của mình. Riêng vợ Kế Tổ, từ ngày thấy thím dâu đối xử tử tế, độ lượng lại hay giao cho công việc chạy ngoài đưa hàng cho khách, thị lấy làm mừng lắm vì nhờ đó thị có dịp về thăm gia đình và đem quà cáp về cho các em.
Một bữa, Dương Vân và Trương Tú lên chợ Huyện sắm lễ vật về xin với Chương Tân và Vương Thị nhận hai người làm con nuôi. Chương Tân cảm động đến sa nước mắt, bèn làm lễ cáo gia tiên mời xóm giềng đến dự rồi nhận hai người làm dưỡng tử. Kế Tổ hơn họ một tuổi được làm anh, Dương Vân làm thứ còn Trương Tú làm út. Từ đó mọi người càng thân nhau hơn trước. Xem ra có Vương Thị và Dương Vân là vui mừng hơn cả. Một sáng ở nhà chỉ còn hai người, Vương Thị bèn lân la đền gần Dương Vân cười cợt, mắt liếc đưa tình. Vẫn Vương Thị biết Vân và Tú đều không đứng đắn và có ý ve vãn, tán tỉnh, ham muốn thị từ lâu. Quả nhiên Vương Thị đánh trúng tim đen của Dương Vân… Thế rồi việc phải đến đã đến, lạ gì lửa gần rơm phải bén rồi bốc cháy phừng phừng. Hai người bèn đưa nhau vào phòng ân ái. Dương Vân mới nhân dịp này cho Vương Thị biết hắn giả xin làm con nuôi Chương Tân để được ở mãi tại nhà này và được dịp thân mật với Vương Thị mà không sợ người ngoài dị nghị và Chương Tân, Kế Tổ nghi ngờ. Vợ Chương Tân đập nhẹ vào vai Dương Vân và khúc khích cười nói: “Thiếp biết thâm ý của chàng từ bữa đó. mưu chàng thế mà hay.”
Tấn tuồng thương luân bại lý đó cứ tiếp diễn mà không ai hay biết. Vân thường Trương Tú nhanh nhẹn hơn để vịn vào đó đẩy Tú đi lo việc giao dịch mua bán bên ngoài đặng hắn được ở nhà liên miên. Nhưng một bữa, Tú thấy hai mẻ sơn Vân ủ đều hỏng cả vì thiếu chăm nom. Tú cự nự và buộc Vân phải đi giao dịch thế cho Tú một vài ngày để Tú lo làm mẻ sơn thứ ba cho hoàn hảo. Vương Thị nghe vậy cũng phụ họa với Tú và khuyên Vân nên nghe theo, lấy cớ đừng để mọi người nghi ngờ tìm hiểu…
Thế là sáng sau Dương Vân buộc lòng phải đi thế Trương Tú. Một lát, Chương Tân, Kế Tổ và Lưu Thị cũng đi công việc thường lệ. Trong nhà chỉ còn Vương Thị và Trương Tú, Vương Thị cài cửa ra vào rồi đến bên cửa sổ trông ra lộ, ngồi chăm chỉ khâu áo quần cho khách hàng. Phía sau nhà Trương Tú cũng đang hăn hái ra sức pha chế, trộn, ủ mẻ sơn thứ ba. Hắn vừa làm vừa nhịp nhàng ca hát. Một hồi lâu sau, tiếng hát bỗng ngưng bặt và nếu ai tò mò nhìn vào nhà Chương Tân cũng không thấy Vương Thị ngồi khâu áo bên cửa sổ nữa. Một chú mèo mướp từ đâu chiu ra, nhảy lên giường nằm ườn trên đống vải, lăn lộn chán rồi lại vờn cuộn chỉ trắng. Thấy cuộn chỉ tròn lăn đều, lăn đều, mèo ta thấy hay hay chồm dậy vồ. Cuộn chỉ lăn mau, lăn mau rồi rơi xuống gầm giường. Phía sau sân nhà, một chú sáo đen huyền mỏ vàng tươi, từ đâu bay đến xà xuống đậu ngay vào nắp chiếc thùng mà thợ sơn vẫn dùng để trộn sơn cho đều trước khi ủ. Chừng nắp thùng được để một cách vội vã nên chú sáo vừa đáp xuống nó đã mất thăng bằng và rơi xuống sân đất nghe “bịch” một tiếng hko6 khan và ngắn ngủi. Sáo ta hoảng hồn tung cánh bay vọt lên chòm cây nghiêng đầu xuống như dò la, quan sát. Rồi thì tứ bề im lặng…

Không biết tối hôm ấy Vương Thị giải thích sao đó với Dương Vân mà từ bữa sau, Vân và Tú vui vẻ thỏa thuận luân phiên nhau kẻ ở nhà, người chạy ngoài y như trước.
Ngày lại ngày kế tiếp êm đềm trôi qua… Thấm thoát đã 2 tháng từ ngày Dương Vân và Trương Tú làm chuyện đồi bại với Vương Thị mà Chương Tân vợ vợ chồng Kế Tổ không hay biết chút gì. Nghĩ cũng tội nghiệp cho Chương Tân quá tin người nên rước họa vô nhà, nuôi lầm rắn độc.
Một tối vợ chồng Chương Tân cùng vợ chồng Kế Tổ và Dương Vân, Trương Tú, tất cả 6 người ngồi ăn cơm. Bốn người đàn ông cười cười nói nói vui vẻ lắm. Bỗng Chương Tân nói ra việc mình sắp cùng Kế Tổ lên tỉnh tìm địa điểm lập tiệm may cắt mai sau. Vương Thị và hai tên thợ sơn chột dạ lén nhìn Chương Tân và Kế Tổ như để dò xét. Khi được biết thên đó là dự định Chương Tân đã có từ lâu, cả ba đưa mắt nhìn nhau, mở cờ trong bụng. Cơm nước xong, Chương Tân dặn Vương Thị và Lưu Thị sửa soạn hành lý cho đầy đủ vì chuyến này hai chú cháu còn ở lại trên tỉnh ít lắm cũng phải hai tháng. Ngày đi được ấn định vào sáng 16 tháng 8 tức là còn 6 bữa nữa.
Chiều ngày 14, người bà con gần rất thân với Chương Tân đã đến bữa trước để nói về vụ Kế Tổ lấy Lưu Thị, lại đến thăm Chương Tân. Vừa ngồi xuống ghế, người ấy đã rút trong bọc ra một bức tranh cuộn tròn và nói với Chương Tân rằng:
– Tôi được người bạn ở Hàm Dương gởi cho tấm tranh này, nhưng nhà chật hẹp không có chỗ treo, lại thấy bác có đủ điều kiện để trương bức tranh này nên tôi xin đem biếu bác.
Chương Tân mừng lắm, đóm lấy bức tranh mở ra coi, thấy vẻ cảnh một con gà mái óng ả đẹp đẽ đứng giữa ba con gà trống. Góc trên có 4 chữ “thiên hạ thái bình”. Tântấm tắc khen bức tranh đẹp, có ý nghĩa rồi cảm ơn người bà con rối rít. Lát sau, người ấy cáo từ ra về. Chương Tân đem bức tranh treo lên vách nơi phòng khách rồi suốt bữa cơm Tân vừa nhắm rượu vừa bàn về bức tranh. Kế Tổ cũng khen nét vẽ linh động. Còn Vương Thị và Dương Vân, Trương Tú ba người chỉ nói đôi ba câu cho có lệ rồi đưa mắt nhìn nhau… Tối đó không biết Vương Thị năn nỉ ỉ eo thế nào mà qua sáng sau Chương Tân rinh bức tranh treo vô phòng riêng của hai vợ chồng. Kế Tổ hỏi, Tân trả lời treo ngoài sợ sái.
Sớm mười sáu, hai chú cháu khăn gói lên đường. Hôm ấy cũng là phiên Dương Vân ở nhà. Vương Thị lại sai Lưu Thị chạy việc bên ngoài như thường lệ, nhưng lần này có lẽ không e sợ Chương Tân và Kế Tổ về bất chợt nên Vương Thị chỉ dặn cháu dâu khi đi nhớ khép cửa ra vào lại.
Lưu Thị vừa đi khỏi, Vương Thị và Dương Vân hai đứa dắt nhau vào buồng giỡn hót tự nhiên không gìn giữ chi cả.
Nói về Lưu Thị đi được một quãng xa mới sực nhớ quên mang theo gói quà định đem cho các em. Nàng liền quay về nhà. Thấy cửa khép, vợ Kế Tổ mừng lắm nhẹ nhàng lách vô.
Nghe thấy tiếng thím dâu và Dương Vân nô giỡn bên trong Lưu Thị lấy làm lạ bèn lỏn vào phòng Chương Tân dòm sang. Chẳng dè vô ý chạm phải chiếc âu đồng đựng trầu của Vương Thị để trên chiếc bàn kê giáp vách. Aâu đồng rớt xuống đất lăn tròn kêu bong bong như báo động. Lưu Thị hết hồn ù té tông cửa chạy ra lộ rông thẳng một mạch. Nhưng chậm mất rồi, Vương Thị đầu tóc rối bù cũng vừa ló ở cửa phòng Dương Vân ra.
Tên thợ sơn hỏi giật giọng: “Ai vậy?” Vương Thị gắt: “Vợ Kế Tổ chứ ai”.
Dương Vân vội nói:
– Vậy thì nguy rồi, phải làm nó như mình thì mới bịt miệng nó được.
Rồi đôi gian pgu dâm phụ thì thào bàn mưu tính kế với nhau hồi lâu ra vẻ tương đắc lắm.
Khi Lưu Thị trở về, Vương Thị và Dương Vân làm như không có chuyện gì xảy ra cả. Đến tối, Trương Tú về, cả ba hội lại bàn tán với nhau hồi lâu mới tắt đèn đi ngủ.
Đêm ấy Lưu Thị ngủ một mình trong phòng. Đến khuya, Dương Vân lẻn vô giường đè Lưu Thị. Vợ Kế Tổ toan la thì Vương Thị đã đứng sẵn bên giường từ lúc nào, xáp vô bịt miệng giữ tay Lưu Thị để Vân mặc tình làm ô nhục nàng. Lưu Thị thế cô đành phải chịu. Sau đó Trương Tú vô phòng bắt cặp với Vương Thị.
Từ đếm đó, hai tên thay nhau khi bắt cặp với thím dâu lúc bắt cặp với cháu dâu.
Mấy thàng sau, Chương Tân và Kế Tổ trở về nhà. Chương Tân gặp nhiều lần vợ và hai tên thợ sơn có vẻ thân mật gần như suồng sã nên có ý nghi ngờ dò xét. Tân giả đau thỉnh thoảng về nhà bất chợt. Nhưng bọn kia đã đề phòng rồi nên Tân không bắt được quả tang. Hai tên đốn mạt bèn bàn với Vương Thị tìm cách hại Chương Tân và Kế Tổ. Aùc phụ khứng chịu thế là chúng đợi cơ hội thuận tiện để thi hành thủ đoạn bất nhân. Chúng không phải chờ lâu.
Một bữa Chương Tân bảo Kế Tổ:
– Nay đã đến mùa gặt, ta phải chia nhau đi đòi nợ. Vậy mai sớm ta cùng đi. Qua khỏi quãng rừng cây sơn đến xóm làng ở chân núi, ta sẽ chia tay nhau, con sang huyện Cửu Giang đòi mười khỏan nợ, phần ta sẽ qua Thôn Vọng thâu ba món tiền. Thôn Vọng gần hơn vả lại ta chỉ có ít việc tại đó tất sẽ xong sớm và về nhà trước con. Lượt về ta cũng ghé chơi vài người quen tại xóm làng ở chân núi, mà con đã biết. Vậy khi đòi nợ xong, con khá qua đó nếu ta còn ở đấy thì cùng về cho vui, bằng không, tức là ta đã về nhà rồi.
Nói đoạn lấy giấy tờ biên nợ ra trao cho Kế Tổ và dặn dò cặn kẽ về việc thâu tiền bạc sao cho phân minh.
Vương Thị nghe lỏm được liền cho Dương Vân và Trương Tú hay.
Sớm hôm sau, hai chú cháu sắp sửa lên đường xảy có người lối xóm đến nhờ Chương Tân qua đo cắt mấy bọ tang phục vì nhà có bà già đang hấp hối chắc khó lòng qua khỏi hôm nay. Chương Tân bèn bảo vợ qua bển lấy ni tấc rồi sửa soạn sẵn vải sô, vải trắng để chiếu tối ông về cắt may cho kịp. Ông cũng lại hối Kế Tổ sớm xong công việc mà về. Đoạn hai người ra đi.
Năm ấy trúng mùn nên việc đòi nợ không mấy khó khăn. Lối 10 giờ sáng Chương Tân đến Thôn Vọng thì quá ngọ ông đã thâu xong nợ. Ông vào quán ăn lưng cơm rồi trở về liền. Đến xóm làng ở chân núi ông vô thăm hỏi đôi ba người quen rồi tất tả băng qua cánh rừng sơn về nhà. Lúc đó đã xế chiều.
Trương Tú đừng rính bên đường thấy Chương Tân từ xa đi lại bèn ra hiệu cho Dương Vân hay. Hai tên giả bộ lấy rìu đẽo vỏ cây sơn ở ven đường để coi đã lấy được chưa. Khi Chương Tân đi tới gần, Trương Tú làm như chợt ngửng lên nhìn thấy và reo lên: “Cha đã về” rồi gọi Dương Vân rối rít. Hai đứa giắt rìu vào thắt lưng rồi chạy a lại đón đường Chương Tân hỏi:
– Cha về sớm vậy, cha đưa gói đồ con mang đỡ.

Nói đoạn hai đứa làm bộ tranh nhau mang đồ cho Chương Tân nhưng rồi Trương Tú nhường cho Dương Vân ôm gói đồ, còn y thì đi sát sau lưng Chương Tân, làm bộ cười nói vui vẻ. Ba người đi gần đến cái hồ sen lớn bên đường. Dương Vân tiến lên, vỗ nhẹ vào vai Trương Tú. Trương Tú gật đầu bước qua bên trái đi ngang hàng với Chương Tân, trong khi Vân xáp lại sau lưng cha nuôi. Bỗng Vân hét lớn “Giết nó đi”, rồi hắn vươn hai cánh tay hộ pháp nhấc bỗng Chương Tân lên. Trương Tú nghe hiệu lệnh tức thì khom lưng chụp lấy hai cẳng Chương Tân lôi về phía trước. Trong chớp mắt, người thợ may xấu số kia bị hai tên ác ôn vác lên vai chạy như bay đến hồ sen. Chương Tân cố sức vùng vẫy, hết la hét cầu cứu rồi lại van xin. Nhưng không may cho ông ta, chẳng có ai đi tới cả.
Đến bờ hồ sen, hai tên bất nhơn ném mạnh ân nhân của chúng xuống đất. Chương Tân lồm cồm bò dậy thời Trương Tú đã phóng chân đạp giữa mặt người cha nuôi. Chương Tân nằm ngửa trên cỏ, máu mũi trào ra lai láng. Ông chống hai cánh tay gầy còm toan ngồi lên nhưng Trương Tú đã nhào tới đè ông xuống và Dương Vân cũng đã rút chiếc rìu lưỡi sáng và bén vung trước mặt Chương Tân, rồi tên sát nhân nhắm giữa đỉnh đầu người cha nuôi bổ mạnh xuống. Lưỡi rìu cắm sâu vào sọ Chương Tân, sau một tiếng “rắc” khô khan. Đôi mắt người chồng Vương Thị chan hòa nước mắt rồi lại dại dần, dại dần… Tội nghiệp cho ông ta suốt một đời ăn ở lương thiện, từ tâm, chẳng may gặp phải phường vô lại mà bị chết thảm thương.
Bỗng từ phía xa, tiếng khỉ kêu choe chóe vang dậy cả một khu rừng. Hai tên sát nhơn sợ có người đi đến nên hối hả lấy vải cột đá vào thây kẻ bạc mạng rồi thả xuống hồ, mà quên không rút chiếc rìu trong sọ nạn nhân. Đoạn hai đứa lượm hành lý ra về, vừa đi vừa cười nói huyên thuyên. Tới nhà chúng mừng rỡ thuật lại cho Vương Thị nghe, thị cũng tỏ vẻ hài lòng và căn dặn hai đứa kín tiếng đừng tiết lộ cho Lưu Thị hay.
Tối đó Vương Thị hỏi Trương Tú:
– Nếu Kế Tổ về hỏi chú nó đâu thì trả lời làm sao?
Trương Tú đáp:
– Thì đừng để nó hỏi nàng hãy hỏi nó trước là chú đâu. Chừng nó trả lời không biết tưởng chú về nhà rồi, lúc đó nàng sẽ vu cho nó giết chú rồi đi trình quan. Tất nhiên nó sẽ bị tù, nàng và Lưu Thị cùng hai đứa tôi, tha hồ vùng vẫy.
Vương Thị khen là diệu kế.
Hai hôm sau, Kế Tổ về tới nhà. Vừa thấy mặt Kế Tổ, Vương Thị đã lớn tiếng hỏi:
– Chú mày đâu sao không về cùng?
Kế Tổ đáp:
– Con về Thôn Vọng miền, y theo lời chú dặn, có ghé qua rước chú nhưng mấy người quen cho hay chú đã về được ba hôm rồi.
Vương Thị túm lấy Kế Tổ la làng ầm ĩ, đỗ diệt cho Kế Tổ đã giết chú đoạt của. Kế Tổ sững sờ, chưa biết trả lời ra sao thì lối xóm đã đổ đến, bu kín trong ngoài. Vương Thị bèn hô trói Kế Tổ rồi nhờ người viết cáo trạng giải Kế Tổ lên cáo với Bao Công.
Bao Công xem đơn xong, quát hỏi Kế Tổ:
– Chú nuôi mi từ nhỏ sao chẳng lo đền ơn mà lại giết chú?
Thây giấu ở đâu phải khai mau.
Kế Tổ sa nước mắt đáp:
– Thiệt tình tôi oan. Tôi và chú tôi đi đòi nợ. Nửa đường hai người đi hai xứ khác nhau: Chú tôi qua thôn Vọng Miền còn tôi qua huyện Cửu Giang. Đòi xong, tôi ghé làng ở chân núi rước chú thì người ta nói chú tôi về trước 3 ngày rồi. Tôi ơn chú tôi nhiều, lẽ nào lại giết chú. Xin Thượng quan xét cho.
Vương Thị vội kêu với Bao Công:
– Xin Thượng quan đừng tin lời nó. Nó tánh du đãng, ngỗ nghịch, xài phá tiền bạc. Chồng tôi răn dạy nó sanh lòng oán hờn mà giết đi. Xin quan cho tra tấn nó phải khai đã giấu thây chồng tôi ở đâu.
Bao Công không nói chi, ông nhìn Vương Thị có vẻ nghi ngờ. Bỗng ông biểu lính kêu mấy người ở cận nhà Chương Tân đến hỏi. Mấy người chứng đến. Thơ lại theo lệ toan cho lính dẫn Kế Tổ và Vương Thị ra ngoài chờ để Bao Công hỏi nhân chứng. Nhưng Bao Công ra hiệu cứ để hai người ở lại.
Bao Công hỏi mấy người hàng xóm về tánh hạnh của Kế Tổ. Họ đều khai Kế Tổ thật thà, chăm lo làm ăn và nhất là kính mến chú lắm.
Bao Công vờ quát mắt mấy người chứng là ăn tiền của Kế Tổ để nói tốt cho bị cáo.
Rồi ông sai lính đánh mỗi người 5 roi và đuổi về. Ông lại sai lính nện cho Kế Tổ 20 côn và gông lại đem giam vào ngục, hẹn cho 3 ngày phải khai chỗ giấu xác chú. Đoạn Bao Công ôn tồn bảo Vương Thị cứ yên tâm ra về, ông sẽ trừng trị nặng nề Kế Tổ. Vương Thị nghe nói, mừng rỡ vô cùng, vòng tay vái Bao Công và nói:

– Thượng quan thật là sáng suốt, tử tế. Xin Trời Phật độ trì cho đại quan sống lâu để trị dân cho thiên hạ được nhờ.
Bao Công lạnh lùng nhếch mép cười gằn mà không nói chi cả.
Vương Thị đi khỏi, Bao Công cho thám tử đi theo bén gót đặng dò la. Ngay tối đó, vào canh một (khoảng 8 đến 10 giờ tối) Bao Công giả dạng làm thường dân, sai lính dẫn đường đến nhà Vương Thị. Các nhà lân cận đều đã tắt đèn đi ngủ cả, riêng nhà Vương Thị còn chưng đèn sáng choang, Bao Công bảo nhỏ hai người lính hầu đứng canh chừng đoạn ông nhẹ nhàng tiến vào sân lần theo vách, kiếm chỗ thủng nhằm vô nhà Vương Thị.
Vương Thị vai kề vai Trương Tú còn Dương Vân ngồi kế bên Lưu Thị. Cả bốn đang ăn uống. Bỗng Dương Vân nâng ly rượu đế nói với Vương Thị và Trương Tú:
– Nếu chẳng cao kế thì ngày nay đâu có được như vầy! Nào cạn chén.
Rồi cả ba cười đùa vui vẻ, riêng có Lưu Thị vẻ mặt buồn rầu nói:
– Các người chỉ biết vui sướng lấy thân, làm chồng ta bị oan.
Dương Vân cười nham nhở nói:
– Bốn ta ở chung với nhau há chẳng vui hơn sao?
Nói rồi ôm đại Lưu Thị vào lòng mà vỗ về: “Thôi để ta giải sầu cho”, Lưu Thị cả giận mắng:
– Trước mặt mọi người sao dám vô lễ vậy?
Vương Thị thấy gay go muốn gỡ giùm nên hỏi Dương Vân:
– Quan dạy Kế Tổ nội 3 ngày phải khai chỗ giấu thây. Vậy chớ mình giấu có kín không?
Tên bất lương đáp:
– Thây quăng dưới hồ sen trên có dằn đá lớn chẳng bao lâu thì tan, ai tìm ra nổi.
Rồi cả bọn cười đùa ăn uống no say. Cơm xong Trương Tú hỏi Lưu Thị đêm nay muốn bắt cặp với ai. Lưu Thị không trả lời. Vân và Tú hai đứa giành nhau cãi lộn om sòm, Vương Thị vội giải hòa:
– Thôi y theo lệ cũ cho khỏi sanh chuyện.
Rồi 4 đứa dắt nhau nằm chung một giường tính chuyện mây mưa.
Bao Công từ nãy đến giờ đã nghe và trông thấy hết. Tới đây, giận lắm ông bèn lui ra lộ đi như bay về Nha. Vừa vào đến cổng ông sắn tay áo, vớ dùi nện một hồi trống lệnh. Giữa đêm thanh vắng, tiếng trống nổi lên ầm ầm… Báo hại ba quân đang ngủ phải vùng dậy, la gọi nhau ồn ào, rồi quơ vội giáo mác chạy ra tập hợp trước công đường.
Trông thấy Bao Công sắc mặt hầm hầm, mắt long lanh, giận dữ, các toán lính lấm lét nhìn nhau. Bao Công điểm hai đội lính võ trang đầy đủ biểu đem theo bốn chiếc gông cùm rồi ông truyền lệnh chia quân làm 4 toán kéo đến bao vây tứ phía và bắt tất cả các người đang ở trong nhà Vương Thị giải về Nha.
Dương Vân, Trương Tú thấy đang đêm có quân lính kéo đến ầm ầm, biết là câu chuyện đã đổ bể chúng liền mở cửa sau chạy trốn. Nhưng thiên bất dung gian chúng vừa ra tới vườn nhà bên cạnh thì bị toán quân thứ hai của Bao Công phục tại đây thộp tóc. Vương Thị và Lưu Thị lúng túng trong nhà chưa kịp chạy cũng bị lình tông cửa vô bắt ráo. Cả bốn đều bị cùm và giải về Nha. Bao Công nhìn mặt thấy đúng là 4 đứa ban nãy liền quát lính vật chúng ra đất nện cho mỗi tên 30 côn thiệt đau rồi đem tống giam vào ngục.
Sáng hôm sau, Bao Công cho dẫn Kế Tổ lên nói qua cho biết việc bắt bớ hi632i đêm và hỏi:
– Từ đây qua xóm làng ở chân núi có cái hồ sen lớn nào ở trong rừng không?
Kế Tổ đáp có. Bao Công truyền mở gông cho Kế Tổ rồi biểu đi trước dẫn đường còn ông lên kiệu theo sau với mười người lính biết lặn giỏi.
Quan quân và Kế Tổ băng qua rừng hồi lâu mới đến chỗ có hồ sen. Nơi này vắng vẻ thật. Bao Công xuống kiệu gọi Kế Tổ và 4 người lính đi theo đến bên bờ hồ. Bao Công chăm chú xem xét đám sen gần bờ bỗng ông dừng lại chỉ tay xuống chỗ có nhiều lá sen bị gãy và bảo Kế Tổ:
– Thây chú ngươi ở dưới đó.
Kế Tổ nghe nói khóc rống lên rồi nhảy đại xuống hồ mò xác chú, 4 người lính cũng lội theo xuống tìm kiếm. Hồi lâu họ mới gặp xác Chương Tân và khiêng lên bờ. Thấy lưỡi búa kẹt trong sọ người chết, Bao Công sai quân lấy ra cho ông coi. Trên cán rìu có khắc hai chữa Dương Vân.
Bao Công đưa rìu cho Kế Tổ coi và hỏi có phải là của một trong hai tên bị bắt đêm qua không. Kế Tổ đáp phải. Bao Công lại hỏi:
– Thằng đó bà con chi với chú ngươi?
– Nó là người cùng quê sau được chú tôi nhận làm con nuôi cùng với Trương Tú.

Rồi Kế Tổ nhất nhất thuật lại sự việc từ đầu đến đuôi. Bao Công nghe đoạn lắc đầu, nhìn xác Chương Tân, nét mặt buồn rầu có ý thương thay cho người bạc phước, lỡ nuôi ong tay áo. Đoạn ông quay lại bảo tốp lính:
– Ta để lại hai người giúp Kế Tổ chôn cất xác chú y.
Về đến Nha, Bao Công lập tức đăng đường truyền lính dẫn 4 tù nhơn bắt đêm trước lên cho ông xét hỏi.
Bao Công chỉ mặt Dương Vân, Trương Tú mà quát mắng rằng:
– Tụi bây là phường vô ân bạc nghĩa, đang lúc thất cơ lỡ vận cười người ta có lòng tốt cưu mang đùm bọc, cấp vốn liếng cho làm ăn lại nhận làm dưỡng tử, sao còn sanh dạ sài lang, đã phá hoại gia đạo người ta lại còn nhẫn tâm đón đường giết ân nhân, rồi dìm thây xuống hồ. Tội chúng bây thực đáng chết.
Hai tên bất lương thất Bao Công nói vậy đã chột dạ, mặt mày xanh mét nhưng còn cố cãi là oan. Bao Công cả giận cầm chiếc rìu vất xuống đất trước mặt hai đứa và phán rằng:
– Tang vật ràng rành chối cãi nữa thôi. Hay cần phải xem lại tử thi mới chịu nhận tội.
Hai đứa cứng họng, đứng chết trân nhìn nhau nhưng vẫn gan không chịu khai một lời. Bao Công thét lính nọc cổ hai đứa đánh cho một trận rồi lại sai sửa soạn cực hình để tra khảo.
Hai tên khiếp sợ vội thú nhận hết tội lỗi, nhận có thông dâm với Vương Thị nhưng sợ Chương Tân biết và oán hận nên giết đi.
Bao Công dạy lính đóng gông xiền cho chắc và đem giam cả hai vào gian tử tội.
Đoạn Bao Công điểm mặt Vương Thị, trợn mắt vỗ án la:
– Thân đàn bà đã phản chồng lấy trai sao còn độc ác đồng mưu giết hại chồng?
Vương Thị mếu máo đổ tội cho hai tên kia:
– Bẩm Thượng quan, mưu mô hại chồng tôi là do nơi hai tên Vân và Tú còn tôi không biết, xin quan sinh phúc, xét lại cho.
Bao Công vỗ án la:
– Như ngươi không biết sao lại dám vu tội hại Kế Tổ.
Nói rồi truyền lính đánh Vương Thị 30 gậy và đem tống giam nơi tử tội.
Đến lượt Lưu Thị, Bao Công quắc mắt hỏi:
– Còn nhà ngươi là gái có chồng lại là phận cháu dâu, sao không biết ngăn cản kẻ làm bậy hay cáo quan mà còn lừa dối chồng ăn nằm với trai rồi lại thuận tình giết chú hại chồng?
Lưu Thị khóc lóc thưa rằng:
– Bẩm Thượng quan, tôi bị thím dâu phụ họa với hai tên ép buộc, tôi thế cô nên đành chịu ô nhục còn việc giết chú chồng tôi, thiệt tình tôi không biết. Đến lúc sự việc đã rồi và chồng tôi cũng bị chúng hại mà lâm vòng tù tội, tôi lại bị chúng đe dọa nên chẳng dám cáo quan. Xin quan thương tình minh xét cho.
Bao Công quở mắng Lưu Thị một hồi rồi sai lính đem tống giam vào ngục.
Lưu Thị đi khỏi, Bao Công truyền sắp bút giấy để ông làm án. Ông nghị xử chém và bêu đầu Dương Vân và Trương Tú, xử lăng trì Vương Thị, đầy Lưu Thị ra nơi biên ải.
Gia tài của Chương Tân được giao cho Kế Tổ.
LỜI BÀN
Xem vụ án “Đồng mưu hại chồng” trên đây, bạn thấy Bao Công đã lên 3 cái án tử hình và 1 án lưu đày: chém và bêu đầu tại nơi công cộng hai tên Dương Vân (thủ phạm) và Trương Tú (đồng lõa), xử lăng trì Vương Thị vợ của Chương Tân.
Còn Lưu Thị vợ của Kế Tổ bị lưu đày ra nơi biên ải (biết một trọng tội mà không tố cáo).
Nếu phải xử với pháp luật ngày nay thì Dương Vân cũng bị khép vào tội cố sát với trường hợp gia trọng chiếu điều 296 và 299 HLCC: gia trọng vì có dự mưu và vì tư cách nạn nhân (Chương Tân là cha nuôi của y). Và y cũng sẽ phải chịu hình phạt tử hình. Trương Tú và Vương Thị hai kẻ đồng lõa (tòng phạm) cũng phải chịu tử hình.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.