Đọc truyện Bao Công xử án – Chương 26
Tại Vĩnh An trấn, cách thành Tây Kinh đô lối năm dặm, có phú hộ Trương Thoại, tài giỏi, lại được vợ là Dương thị vốn là người hiền đức, trị gi đạo rất nghiêm minh.
Hai vợ chồng hiếm hoi, chỉ có một mụn con gái đặt tên là DiệuNương, năm nay mười lăm tuổi. Diệu Nương xinh đẹp, thông minh tuy được cha mẹ cưng chiều, nhưng nàng lại tỏ ra hết sức nết na hiền hậu chăm chỉ và biết đủ thứ nữ công trái hẳn với các cô gái nhà giàu, thường hay lười biếng, kiêu kỳ. Người trong họ ngoài làng đều không tiếc lời ca ngợi nàng và ai cũng ước mơ được làm sui gia với Trương Thoại.
Nhiều nhà sợ chậm chân, hoa quý sẽ về tay người khác nên tranh nhau nhờ người mai đến dạm hỏi.
Thời xưa, với tục tảo hôn, con gái lấy chồng vào tuổi mười lăm chẳng những là chuyện thường mà lại còn vin dự cho nhà gái là đằng khác.
Nhưng vợ chồng Trương Thoại có ý muốn chọn rể hiền mà trong các đám đến xin cưới hỏi Diệu Nương chưa có mặt nào đáng được “chấm đậu”, cho nên họ trương còn lần khân.
Là người khôn ngoan, Trương Thoại ngầm dặn vợ không chê mà cũng chẳng khen ai cả, cứ một điệp khúc “xin cho thư thả, cháu nó còn nhỏ dại” mà tấu lên cho êm tai, vui vẻ cả làng!
Nhờ khéo xử thế như vậy, vợ chồng Trương Thoại càng được mọi người nể vì hơn. Tuy thế có kẻ chẳng ưa vợ chồng Trương Thoại. Người đó tên là Uông Mỗ từ trước vẫn thua họ Trương về tiền bạc nên không lấy được Dương thị nay cứ đm lòng thù ghét mãi.
Song Uông Mỗ cũng chẳng làm được gì Trương Thoại cả vì chồng Dương thị không hề kiếm chuyện với ai va lại là người tốt nhịn. Nhưng than ôi! Sự đời lắm nỗi éo le. Mình không sinh sự có lúc lại bị sự sanh, bằng cách này hay cách khác như trong cảnh nhà Trương Thoại sau này.
Cái đại hoạ đổ xuống làm tan nát gia đình Trương Thoại và gây tang tóc đau thương không bắt nguồi từ chuyện cưới xin Diệu Nương mà là từ lòng uóan thù phi lý của một kẻ gia nhân.
Nguyên họ Trương có nuôi hai đầy tớ trai là Viên và Ưng để phụ lực trông coi đám tá điền và người làm mướn trong nhà.
Ưng trung hậu, siêng năng bao nhiêu thì Viên lại lười biếng và xảo trá bấy nhiêu. Trương Thoại biết vậy nên đã nhiều lần răn bảo Viên, nhưng hắn vẫn chứng nào tật ấy. Thói thường tức nước vỡ bờ. Lòng khoan dung của Trương Thoại cũng có chừng. Một bữa Viên phạm lỗi nặng bị chủ rầy la, mắng đuổi không cho làm nữa.
Vốn là kẻ tiểu nhân, hắn đam lòng oán chủ và căm tức đồng nghiệp Ưng mà hắn ngờ là đã gièm pha, nói xấu hắn để được một mình một chợ, thảnh thơi ngồi.
Trên quãng đường từ trang trại của chủ về nhà tranh tồi tàn của y, tên Viên không ngớt lời nguyền rủa hai người và thề sẽ có dịp trả thù.
Qua hai năm, một chiều trương Thoại đang đi thăm đồng về bị cảm nặng, nằm liệt giường liệt chiếu. Thuốc hay, thầy giỏi đã nhiều mà bệnh tình Trương Thoại vẫn ngày thêm trầm trọng.
Họ Trương biết mình khó qua khỏi liền gọi Dương thị đến bên giường bệnh mà bảo rằng:
– Ta nghe trong người đã kiệt sức rồi, chắc chẳng còn bao lâu đâu. Nay con Diệu Nương cũng đã lớn rồi, hễ ta nhắm mắt thì nàng hãy gả chồng liền cho nó, chớ có chần chờ sau này trắc trở, tội nghiệp nó…
Nói đên đây, Trương Thoại ôm ngực thở hổn hển một lát rồi cất giọng yếu ớt nói tiếp:
– Ta xem có con trai ông Bá hiền lành ngoan ngoãn, xứng đáng với con Diệu Nương nhà ta, vậy nàng hãy nhắn tin nhà trai họ lo liệu đi thì vừa. Sau khi ta chết, việc trong nhà có thể phó thác cho thằng Ưng trông coi. Bây giờ nàng kêu nó vô ta biểu. Dương thị sụt sùi đi ra. Lát sau gia nhân Ưng hấp tấp đến khoanh tay chờ lệnh chủ.
Trương Thoại ra hiệu cho Ưng đến gần và nói với giọng mệt nhọc:
– Chú trung thành với gia đình ta, ta rất biết ơn chú. Vậy sau khi ta qua đời, chú hãy tiếp tục công việc giúp vợ ta con ta duy trì sản nghiệp. Ta đặt hết lòng tin nơi chú.
Ưng ngẹn ngào thưa với chủ:
– Xin ôn cứ yên lòng, thuốc men cho chóng bình phục. Con xin lo hết mọi sự.
Sáng sau, bên nhà ông bá chưa kịp lo liệu việc xin cưới hỏi Diệu Nương thì Trương Thoại đã thở hơi cuối cùng.
Dương thị tuân lời chồng dặn, kêu Diệu Nương vô phòng rồi khóc bảo con rằng:
– Phàm cha mẹ ai cũng mong dựng vợ gả chồng cho con trong sự hân hoan tưng bừng. Nay phải cưới chạy tang cho con là chuyện bất đắc dĩ, con hãy vui lòng.
Diệu Nương ôm lấy mẹ vừa khóc nức nở vừa nói:
– Cha con vừa mất, nhà lại chỉ có mình con nay gả con đi, riêng con an phận, một mình mẹ phải đơn độc, lấy ai săn sóc, an ủi mẹ lúc đau buồn này. Xin mẹ cho con ở nhà, đôi ba năm nữa lấy chồng cũng chưa muộn.
Thấy lòng con đã nhất quyết, Dương thị đành phải hoãn cuộc hôn nhân của con và lo ma chay cho chồng.
Từ ngày chủ chết, chú Ưng trung thành với lòng chủ phó thác lúc lâm chung, chú ra tay quán xuyến hết mọi việc trong ngoài được Dương thị ngày càng tín nhiệm phong làm quản gia với toàn quyền thu xếp trong tay.
Nói về tên Viên hận thù chủ cũ và đồng nghiệp Ưng, vẫn tìm dịp trả thù. Ba năm sau ngày Trương Thoại chết hắn mới tính cách hạ độc kế:
– Họ Trương chết đã mãn tang, chuyện mình bị đuổi năm xưa cũng bị lãng quên trong ký ức mọi người. Nay ta đột nhập nhà chủ cũ rồi giết thằng Ưng thì nhất cử lưỡng tiện, vừa ấy bạc vừa gieo vạ cho chủ.
Nghĩ vậy, hắn bèn để tâm rình rập dò la nơi trang trại mẹ con Dương thị, chờ cơ hội thuận tiện sẽ ra tay.
Cơ hội ấy đã đến. Kỳ đóng thuế ruộng năm nay đã được quan trên ra lệnh nạp. Dương thị hối thúc quản gia Ưng thâu nợ khắp nơi về để trả thuế.
Chiều đó, Dương thị xuất thêm chục lượng bạc trao cho quản gia Ưng để sớm mai đi đóng thuế cho quan huyện sở tại. Chủ và tớ sắp sửa cân lại bạc cho đúng số lượng xảy có người bà con thân thích ở xóm bên qua mời hai mẹ con Dương thị đến xế chiều đi dự tiệc. Dương thị bảo người làm:
– Chú Ưng à. Mẹ con tôi sắp đi dự tiệc vậy chú hãy dẹp bạc vô rương lát nữa cân lại. Bây giờ chú ra trông hộ tôi đám ta điền quây nốt vựa thóc cho tôi đã.
Bắt được tin này, tên Viên giắt dao vào bọc rồi lẻn vô vườn chủ cũ ẩn nấp.
Khi quản gia Ưng thu xếp xong công việc thì trời đã xế chiều và mẹ con bà chủ cũng đã đi dự tiệc được một lát. Tá điền kẻ ra về người lùi về phía sau. Phía nhà trên chỉ còn một mình quản gia Ưng.
Ưng đóng xong cửa ngõ liền trở vô phòng lấy bạc ra cân lại. Giữa lúc Ưng đang khua bạc lanh canh thì tên Viên cũng từ chỗ nấp trong vườn lẻn dần vô nhà rồi lẹ làng đẩy cửa phòng bạn đồng nghiệp cũ mà bước vô. Nhờ biết rõ đường đi lối lại, hắn tránh được các chỗ có cột chó giữ nhà và khu đầy tớ ở.
Ưng mải làm việc không hay biết gì cả.
Chừng tới khi bóng người lạ đến bên, Ưng mới giật mình ngửng đầu lên thì chao ôi! Tên Viên đã chỉa dao vào người anh rồi.
Bị tấ công bất ngờ. Ưng rủn rủn tay chân chưa kịp có phản ứng gì thì tên Viên đã xáp lại gần cất tiếng mắng rằng:
– Mày kiếm lời xúc xiểm, gièm pha đặng chủ đuổi ta để một mình tung hoành cho xướng. Bữa nay ta đến đây trả mối thù xưa.
Nói rồi tên Viên vung dao đâm loạn xạ vào người bạn cũ. Quản gia Ưng chống đỡ không lại bị một nhát trúng tim ngã lăn ra đất chết liền tại chỗ.
Tên lừa thầy phản bạn quơ hết bạc trong phòng cho vào túi vải rồi lẻn ra vườn dông mất dạng.
Khi trới nhá nhem tối thì mẹ con Dương thị trở Về, luồn tay mở cửa ngoài vô sân. Thấy trong nhà chưa lên đèn, Dương thị lên tiếng gọi quản gia Ưng.
Không nghe tiếng trả lời. Dương thị liền đi vô trong nhà mới hay cớ sự. Hai mẹ con thất kinh la làng cầu cứu ầm ĩ. Lũ đầy tớ vừa trai vừa gái hơn mười đứa ở nhàphía sau nghe chủ la thất thanh cũng chạy ùa lên nhà. Chúng cũng bàng hoàng chưa biết phải làm sao. Lối xóm hay tin đổ đến đầy sân.
Dương thị vừa khóc vừa than thở với xóm giềng:
– Cửa họ trương sao lắm rủi ro thế này. Chồng tôi chết vừa mãn tang thì nay thằng Ưng lại bị giết chết, tôi biết làm sao đây hỡi trời.
Diệu Nương thấy mẹ than vãn cũng bưng mặt khóc ròng. Lối xóm đứng ngó, trong lòng nghi hoặc chẳng hiểu ra sao, chỉ bàn tán xôn xao.
Uông Mỗ hay tin cũng lật đật tới coi. Trông thấy Trương thị, máu hờn ghen của hắn lại nổi lên, mạnh như hồi còn trẻ. Hắn liền tất tả lên ngay huyện cáo với tri huyện họ Hoàng rằng:
– Thưa quan, tại trương gia trang mới xẩy ravụ án mạng.
Tên Ưng, quản gia của họ Trương bị đâm chết.
Tôi chắc hung thủ đối với Dương thị không phải là người xa lạ.
Hoàng tri huyện hỏi:
– Người nói thế là thế nào?
– Thưa quan, từ ngày chồng chết, Dương thị còn trẻ đẹp nên đã tư thông với trai. Chắc là tên ưng hay biết nên đã bị dâm phụ xúi gian phu giết chết. Xin quan cứ cho bắt cả nhà nó mà tra sẽ tìm ra thủ phạm.
Hoàng tri huyện gật gù bảo Uông Mỗ:
– Ngươi nói có lý. Đẻ ta cho lính đi bắt chúng.
Thế là ngay đêm đó lính huyện đổ về bắt trói mẹ con Dương thị và tất cả gia nhân đầy tớ trong nhà giải ngay lên huyện.
Sáng sau, huyện quan đăng đường hạch hỏi Dương thị:
– Dâm phụ, đã tư thông với giai sao còn sát hại quản gia Ưng?
Dương thị dập đầu khóc lóc kêu oan:
– Xin quan minh xét, tôi một dạ thờ chồng nuôi con, xin quan cho hỏi gia nhân và bà con lối xóm.
Huyện quan đập bàn la:
Hay cho tiện tỳ này, đã làm bậy bạ, còn nỏ mồm chối cãi. Lính đâu đem nó ra tra tấn cho ta.
Lính dạ ran xúm vào đánh đập, kìm kẹp hềt sức tàn nhẫn khiến Dương thị chết đi sống lại mấy lần, nhưng nàng vẫn một mực kêu oan và nhất địng không chịu ký vào tớ nhận tội do huyện quan làm sẵn.
Cuối cùng huyện quan đành hạ lệnh tống giam Dương thị và truyền cho lính lôi Diệu Nương cùng đám gia nhân đầy tớcủa Dương thị ra tra khảo suốt lượt.
Máu chảy, thịt rơi, tiếng la khóc vang cả công đường nhưng không một ai chịu vu oan cho Dương thị cả. Trước sau họ đều khai chủ họ là người đoan trang. Không hề có chuyện bậy bạ với bất kỳ ai.
Huyện quan cả giận dạy hạ ngục cả bọn chung với Dương thị. Chủ, con gái và đầy tớ, tất cả là mười ba người bị giam chung một nơi.
Liên tiếp mấy bữa sau, Hoàng tri huyện lại lôi từng người lên công đường tra hỏi. Vẫn câu trả lòi cũ: không biết ai giết quản gia Ưng nhưng quả tình là oan cho Dương thị.
Trước tình thế đó, Hoàng tri huyện bảo thơ lại:
– Dương thị to gan lắm không chịu nhận tội và cũng chẳng chịu khai tên dâm phu sát nhân, còn đám tôi tớ thì chịu ơn chủ nhiều nên một dạ trung thành, không cáo tố chủ. Vậy ta khoan chạy vô thượng ty, hãy cứ giam cả bọn lại, lâu lâu lại đem tra khảo một lần. Để xem chúng còn sức chối cãi được tới đâu.
Bọn thơ lại hùa nhau, tâng bốc quan trên, đồng thanh khen là phải.
Cả nhà dương thị bị giam cầm thấm thoát đã gần một năm.
Vì Hoàng tri huyện gà mờ lại quá tin lời Uông Mỗ chẳng chịu điều tra cho rõ thực hư, nay lại thấy cả mẹ con Dương thị và mười một gia nhân quá gan dạ, đánh đập tra tấn thế nào cũng vẫn nhất tề không chịu khai theo ý mình nên ông ta càng tức giận ra lệnh cho quân coi ngục cho ăn uống cực khổ và giam hãm trong gian phòng ẩm thấp, chật hẹp và tối tăm. May nhờ có họ hàng bà con tận tình giúp đỡ, dùng tiền bạc mua chuộc quân canh, lén lút tiếp tế đồ ăn, thứ mặc nên mẹ con Dương thị và gia nhân xem ra cũng chưa đến nỗi kiệt lực.
Mùa đông năm ấy, trời lại rét mướt vô cùng. thiệt là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Dương thị sa mắt bảo con rằng:
– Nay mẹ cũng đã già, nếu trời để yên hàn cũng chẳng sống được bao năm, bây giờ mắc vòng lao lý một cách oan uổng thế này, mẹ nghĩ thàhy sinh chuỗi ngày tàn, nhận bậy cho rồi để con và gia nhân được trả tự do như lời huyện quan đã hứa. Chẳng hay con nghĩ sao?
Diệu Nương ôm lấy mẹ, oà lên khóc và thưa rằng:
– Sự hy sinh của mẹ thật là cao đẹp nhưng con không thiết sống khi mẹ bị hàm oan mà ô danh muôn thuở.
Dương thị thở dài đáp:
– Con nên nghĩ lại đi. Thà để một mình mẹ chết còn hơn là để mười hai mạng chết oan theo. Sự đánh đập giam cầm kham khổ thế nàycũng làm cho chúng ta chết dần chết mòm mà thôi. chi bằng con và gia nhân thoát ra rồi cố tìm cho ra thủ phạm đã giết quản gia Ưng thì mẹ cũng được rửa hờn nơi chín suối.
Diệu Nương khăng khăng nói:
– Lòng con đã quyết, nếu mẹ nhận tội con cũng tự tử chết theo.
Dương thị chậm rãi bảo con:
– Con nghĩ một mà chẳng biết hai. Điều cầnnthiết là phải minh oan để khỏi ô danh cho nhà ta chớ chết uổng phỏng có ích gì? Mẹ mong con nghĩ lại mà nhậnlời để mẹ chết con sẽ được thoát vòng lao lý cho gia nhân có nơi nương tựa đặng rửa hờn sau.
Một gia nhân lớn tuổi nhứt liền đỡ lời Diệu Nương:
– Thưa bà, chúng tôi đa tạ bà luôn luôn nghĩ đến chúng tôi. Đến như quan mà còn không tra ra thủ phạm để bà và cô bị hàm oan thì chúng tôi làm sao tìm ra được kẻ sát nhân? Mà dù có tìm ra được thì chưa biết quan chịu nghe.
Ngưng một lát, ông ta nói tiếp:
– Nếu mà nhận bừa thì chúng tôi cũng ch8ảng sống làm chi. Mang thân đi hầu hạ trương gia, chúng tôi chịu ơn đã nhiều, nay bất tài chẳng ngăn nổi tai hoạ cho chủ thì có lý nào chúng tôi chịu để bà bị hàm oan một mình. Chúng tôi xin tình nguyện chết tất cả để danh tiếng cho trương gia. Xin bà xét lại.
Các gia nhân khác nghe vậy cũng xúm lại khuyên can bà dương thị. Cuối cùng vợ trương Thoại đành phải bỏ ý định nhận liều. Nàng nhìn gương mặt gầy ốm của mọi người rồi thở dài, lệ trào xuống đôi má hóp và nhăn nheo.
Thế rồii mười ba tù nhơn tiếp tục kéo dài chuỗi ngày buồn thảm trong ngục thất. Gần tết Nguyên Đán, Diệu Nương bỗng nhuốm bệnh nặng. Đến chiếu ba mươi, Diệu Nương bảo mẹ đỡ nàng đến trước bàn thờ đơn sơ, thiết lập bằng tấm ván mục kê lên hai chồng gạch, tại góc phòng. Đó là bàn thờ do đám gia nhân lập để dương thị có nơi cúng chồn và họ có nơi thủ lễ chủ trong đêm giao thừa thiêng liêng này.
Trên bàn thờ đôi bạch lạp leo lét cháy giữa chiếc bát mẻ đựng đầy gạo thay bát bình hương. Phía trong có bày mấy dĩa đựng trái cây và bánh mứt.
Diệu Nương chắp hai bàn tay gầy guộc lễ trước bàn thờ cha. Lễ xong nàng cố nở nụ cười hhéo hắt trên đôi môi trắng bệch rồi nói với dương thị rằng:
– Con đã tưởng không kịp lễ cha nữa, mẹ ạ.
Dương thị thấy con tỉnh táo hơn mọi ngày thì vui vẻ nói:
– Nhảm nào. Cha sẽ phù hộcho mẹ con ta và các gia nhân. Bữa nay mẹ con ta khoẻ rồi. Thôi con ráng thuốc men qua năm mới sẽ nhiều may mắn.
Nói đoạn bà va hai đầy tớ gái dìu Diệu Nương trở về nằm trên ỏ rơm. Mọi người đều mừng rỡ khi thấy diệu Nương đòi ăn hết thứ này tới thứ kia. Nhưng mỗi thứ nàng chỉ nếm chút đỉnh rồi lại bỏ. Aên xong nàng ngủ thiếp đến lúc canh một hầu tà thì nàng tỉnh dậy gọi dương thị và tất cả gia đinh lại gần và nói một hơi không nghỉ:
– Mẹ ơi, con nghe trong mình đã kiệt lực rồi.Trong giấc ngủ vừa qua, conmơ thấy cha về đón. Con nghĩ mà thương mẹ vô cùng. Từ nay mẹ đơn chiếc, lấy ai nâng giấc sớm hôm, lấy ai hầu hạ lúc trái nắng, trở giời? Chỉ tại quan huyện kém sáng suốt mà đến nỗi gia đình ta phải tan nát. Con chết đi sẽ tìm thần linh minh oan cho mẹ, xin mẹ chớ sợ mà đón nhận liều làm hư danh tiếng họ Trương.
Nói đoạn nàng bưng mặt khóc nức nở. Mọi người xúm lại vỗ về, an ủi nàng. Qua cơn xúc cảm, Diệu Nương gọi tên từng gia nhân một là cám ơn. Sau cùng hoàn toàn kiệt lực, nàng thều thào nói:
– Cha… cha đã về đón con.. Mẹ ở lại… Các bác ở lại… Con đi… Huyện quan ác độc…
Tới đây nàng nấc lên một tiếng rồi thở hắt ra, hồn lìa khỏi xác.
Dương thị ôm chầm lấy thây con mà gào thét lên. Đám gia nhân bưng mặt khóc nhi7 ri. Lính canh lật đật mở cửa qát hỏi:
– Có cho người ta ăn tết không? Làm gì mà ồn lên vậy?
Lính canh hùng hổ đến bên ổ rơm toan lấy roi đánh đập mọi người nhưng khi nhìn thấy thi hài Diệu Nương mắt mở trừng trừng như oán hờn, như uất hận, anh ta hoảng hồn co giò chạy vọt ra ngoài gọi cai ngục rối rít.
Hồi sau cai ngục đi vô với bốn người phu và hai người lính. Cai ngục nói lớn:
– lệnh quan truyền đem chôn con nhỏ trước giờ giao thừa. Vậy mọi người hãy dãn ra cho phu làm phận sự.
Không ai nhúc nhích và Dương thị cứ ôm xác con nhất định không cho đem đi.
Viên cai ngục hất hàm ra lệnh, chú lính xáp vô kéo Dương thị ra trong khi bốn người phu lẹ làng đặt xác Diệu Nương vào trong cái chiếu cũ họ mang theo rồi bó lại khiêng đi. Dương thị gào thét như điên như dại và nhào tới giựt con lại. Hai chú lính xô mạnh Dương thị về phía sau. Dương thị té nhào vào bàn thờ rồi lăn ra đất. Hương, đèn cầy, tráicây, rượu, bánh mứt, văng tứ tung.
Dương thị khóc than thảm thiết những một hai toan tử tử chết theo con, may nhờ mọi người xúm lại can gián mãi mới nguôi.
Dương thị và mười một gia nhân khắc khoải trong tù thêm một năm nữa. Qua cái tết thứ nhì, Hoàng tri huyện được chuyển bổ đi cai trị một huyện lớn hơn.
Lợi dụng lúc quan mới chưa đến, họ hàng Dương thị lo lót thơ lại nhờ xin với Hoàng tri huyện trả tự do cho Dương thị và đám gia nhân.
Chẳng may họ Hoàng quá căm tức Dương thị mà ông ta cho là vừa keo kiệt vừa cứng đậu, nên nhất định chẳng chịu thả ra. Tới khi vị quan mới đến, gia đình Dương thị lại mở cuộc vận động lần thứ hai nhưng ông này chân ướt chân ráo, chưa biết giải quyết ra sao chỉ ừ hử hứa “sẽ xem xét lại”.
Thế là hy vọng. Hai năm đã trôi qua kẻ từ ngày quản gia ưng bị giết. Phải là người tha thiết với công lý và giàu kinh nghiệm lắm mới có can đảm xét lại vụ án từ đầu đến cuối.
Dân chúng trong vùng haytin dương thị và gia nhân khăng khăngmột mực không chịu nhận tội, trở lại tin rằng họ bị hàm oan và đều đem lòng thương xót tuy chẳng ai dám nói ra.
Phải nhìn nhận tân huyện quan là người có nhiều thiện chí. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án quản gia Ưng, ông cũng cho thẩm vấn lại Uông Mỗ và dương thị cùng đám gia nhân. Nhưng vì mới bước chân vào nghề, nên ông còn bỡ ngỡ lại thêm bị ảnh hưởng bởi lời phê phán của vị tiền nhiệm nên thét một hồi, ông ta cũng cho lời tố cáo của Uông Mỗ hợp lý. Ông bảo thơ lại:
– Bây giờ phải đều chỉnh tình trạng bằng cách chạy giấy về Thượng Ty xin lên án đày dương thị ra nơi biên ải.
Giữa lúc thơ lại lo lập tờ trình xảy có Bao Công tuần án đến Vĩnh An trấn. Huyện quan lật đật ra tận cổng huyện rước Bao Công vô, sau khi thăm hỏi về tình hình trong vùng, Bao Công nói:
– Quan mới đến chưa đầy một tháng, chắc cũng chưa thấu đáo dân tình vậy nên chịu khó xem xét cho kỹ. Tôi mong rằng mỗi lần thay đổi vị quan nhậm là một điếu hay vì người mới có thể nhận ra những cái sai lầm mà người trước vì quen tai quen mắtkhông nhận ra.
Ngưng một lát. Bao Công nói tiếp:
– Nhiệm vụ chính yếu của tôi là tra lại các vụ án, vậy để cho mau lẹ, quan hãy truyền cho các phạm nhân ái có điều gì oan ức cứ làm đơn giãi bày.
Gia đình Dương thị bắt được tin này liền làm sẵn đơn rồi lo lót tiền bạc cho quân coi ngục đem vào nạp dùm. Nhờ vậy, đến sáng hôm sau, lá đơn khiếu oan đã tới tay bao Công.
Đọc xong đơn, Bao Công truyền lấy hồ sơ vụ án cho ông xét, Bao Công hỏi huyện quan:
– Ý quan thế nào?
– Thưa thượng quan, đúng là Dương thị thị gian dâm bị quản gia Ưng biết nên thị xúi dục gian phu hạ sát cho êm chuyện.
– Quan đã tra hỏi lại chưa?
– Dạ rồi. Tôi có hỏi lại Dương Mỗ và Dương thị cùng gia nhân.
Bao Công cau mày nói:
– Chưa đủ. Cái sơ hở của Hoàng tri huyện lúc trước là đã căn cứ hoàn toàn vào lời khai của tên Uông Mỗ mà bắt giam cả nhà Dương thị. Mặt khác Dương thị không chịu nhận tội. Đành rằng ta có quyền nghi rằng đám gia nhân chịu ơn chủ nên không hại chủ nhưng khi họ bị giam cầm, tra khảo như thế mà vẫn không buộc tội chủ thì ta phải suy nghĩ lại. Vậy quan làm ngay hai việc này cho tôi: cho áp giải dương thị và gia nhân lên cho tôi hỏi lại, sau đó cho người đòi những người liên bang của Dương thị đến hầu.
Cuộc thẩm vấn bắt đầu. Sau cuộc căn dặn từng gia nhân một, Bao Công đến hỏi Dương thị. Vợ Trương Thoại khóc lóc kêu oan, Bao Công truyền cho Dương thị lui rồi bảo huyện quan:
– Cứ theo thái độ của Dương thị qua lời khai của gi nhân, có thể là Dương thị vô tội. Tiếc một điều Diệu Nương đã chết rồi nên ta khó xét đoán thực hư, sợ e họ bịa đặt. Vậy quanra xem trong đám lân bang của họ Trương có ai lớn tuổi và đáng tin nhất thì kêu vào cho ta.
Lát sau một lão ông theo huyện quan vào công đường. Bao công chậm rãi hỏi:
– Lão có biết ai giết quản gia Ưng không?
– Thưa không.
– Dương thị gian díu với ai?
– Thị là người đoan trang. Một dạ thờ chồng nuôi con, không làm chuyện xấu bao giờ.
– Lão có chắc không?
– Dạ chắc. Ơû tỉnh nhỏ bé này, làm gì mà giấu nổi tai mắt thiên hạ.
– Còn Diệu Nương ra sao?
– Nó nết na, tử tế, có hiếu và rất cương trực.
– Lão có nghi ai giết tên ưng không?
– Dạ điều đó tôi xin chịu.
– Uông Mỗ là người thế nào?
– Thưa thượng quan, hắn là người đúng đắn, biết lo làm ăn.
– Hắn có hiềm khích gì với họ trương không?
– Dạ không.
– Bao Công truyền cho ông lão lui ra và lần lượt hỏi những người trong xóm những câu tương tự như trên. Gần hai chục người lối xóm đều nhất loạt khen mẹ con dương thị.
Khi người chứng cuối cùng đi khỏi, Bao Công suy nghĩ một lát rồi kêu một thám tử thân tín vào dạy đi điều tra gấp về họ trương va Uông Mỗ. Ông đặc biệt nhấn mạnh:
– Phải xem cho kỹ giữa hai người có điều hiềm khích chi từ trước đến nay không. Nếu giữa họ không có thì phải đi ngược lên đời cha mẹ, ông bà hai bên có chuyện chi không? nên biết rằng Uông Mỗ là người duy nhất tố cáo dương thị thông dâm với trai rồi xúi gian phu giết tên Ưng cho được tự do đi lại với nhau. Bởi vậy điều ta cần biết là hệ trọng.
Thám tử tuân lệnh đi thi hành phận sự.
Bữa sau, thám tử về trình:
– Tuân lệnh thượng quan, tôi đã kiểnm soát lời khai của các nhân chứng. Quả thự dương thị là một goá bụa đoan trang, hiền hậu, chỉ biết chăm lo nối nghiệp chồng và nuôi con. Dân chúng trong vùng có ý chê trách Hoàng tri huyện đã tin lời Uông Mỗ.
Bao Công gật gù đáp:
– Ta đã có nghi như vậy, giữa Uông Mỗ và vợ chồng Trương Thoại có điều chi hiềm khích không?
– Lúc còn trai trẻ hai người thân nhau lắm nhưng từ ngày Trương Thoại lấy được Dương thị thì tình bạn phai dần và Uông Mỗ như có vẻ tránh mặt Trương Thoại trong các cuộc hội hè đình đám.
– Có người biềt nguyên do không?
– Theo ông giàbà cả thì Uông Mỗ ngượng vì hắn không lấy được Dương thị trong khi Dương Thoại hỏi sau thì lại được vợ xinh đẹp và đảm đang.
– Có ai nghi Uông mỗ giết quản gia Ưng không?
– Dạ không. hắn gầy ôm và không phải hắn hung hãn. Hơn nữa theo chỗ tôi dọ hỏi, nạn nhân bị đâm bảy tám nhát dao mà nhát nào cũng sâu, chứng tỏ…
Nói đến đây, thám tử bỗng ngưng lại và nhìn thượng cấp như cho mình hơi nhiều lời, có ý muốn dạy quan trên.
Bao Công biềt ý, cười xoà khuyến khích thuộc hạ:
– Chứng tỏ cái gì? Nói ta nghe, đừng ngại.
Thám tử chớp chớp mắt rồi nói tiếp:
– Thưa thượng quan, điều đó chứng tỏ kẻ sát nhân là tay khoẻ mạnh và có thù riêng gì đó với quản gia Ưng. Vậy kẻ giết người không thể là người không thể là Uông Mỗ được.
Bao Công nghe nói, cười khà khà rồi bảo:
– Khá lắm, khá lắm!
Rồi ông lấy bạc thưởng công cho thám tử.
Huyện quan chứng kiến cuộc đối đáp giữahai người, cũng khẽ thốt rằng: “Thiệt là thầy nào, trò ấy”.
Thám tử đi khỏi, Bao Công liền truyền lệnh đòi Uông Mỗ đến hầu cấp tốc.
Lát sau, lính dẫnhọ Uông về trình diện. Vừa thấy mặt uông Mỗ, Bao Công biết ngay là thuộc hạ mình nhận xét đúng. Tuy vậy ông vẫn thận trọng tránh mọi sự võ đoán.
Bao Công vỗ án la phủ đầu họ Uông:
– Không lấy được Dương thị, chẳng qua là chuyện duyên số bất thành cớ sao mi lại sanh lòng thù oán, hạ sát tên Ưng để gieo hoạ cho người ta? Ta biết rõ cả rồi, mau thụ nhận đi, đừng để ra nhọc lòng tra tấn.
Uông Mỗ xanh mặt, run lẩy bẩy nói:
– Thưa thượng quan, tôi không hề giết tên quản gia ấy. Thực tình là vì ghét Dương thị đã chêtôi vu cáo để trả thù y thị. Xin đại nhơn thương dùm minh xét, kẻo oan phận này.
Bao Công cười đáp:
– Hừ, vu vạ khiến cả một gia đình tan nát, mi có thương dùm người ta đâu?? Nếu mi vhứng minh được là không phạm tội giết tên Ưng thì ta tha, bằng không thì ta sẽ chém đầu.
Uông Mỗ thất kinh, quỳ sụp xuống lạy bao Công như tế sao. bao Công lạnh lùng hỏi:
– Bữa quản gia Ưng bị giết mi làm gì? Có ai biết không?
Họ Uông suy nghĩ một lát rồi nói như reo lên:
– Thưa đại nhơn, chiều đó tôi có mặt tại đám tiệc mà mẹ con dương thị cũng được mời dự.
– Được để kiểm soát lại lời khai mi. Dù sao mi cũng sẽ bị trừng phạt về tội vu cáo Dương thị.
Nói đoạn, Bao Công hô lính tống giam Uông Mỗ vào ngục thất rồi bảo huyện quan:
– Quan cho hỏi Dương thị và nhà chủ bữa tiệc coi có đúng không? Nếu là đúng thì sáng mai cho giải Dương thị và đám gia nhân lên lên cho ta hỏi, bây giờ đãvề chiều rồi, hỏi không kịp. À quancho phao truyền trong dân gian là ta đã tra ra Uông Mỗ là thủ phạm giết tên Ưng.
Huyện quan tuân lệnh ra, Bao Công rũ áo đứng dậy thong thả đi ra vườn dạo mát. Vừa đi ông vừa lẩm bẩm:
– Ta chắc họ Uông không phải là thủ phạm. Vậy kẻ sát nhân có lẽ ở trong đám gia nhân của họ Trương.
Đêm đó, Bao Công bên án thư đọc sách. Đến canh ba ông toan đứng dậy đi ngủ xảy có trận gió mạnh thổi ào vào phòng làm tắt sạch cả đèn đuốc rồi một bóng trắng hiện ra trước mặt ông.
Bao Công giật mình cất tiếng hỏi:
– Ai đó? Ai đó? hỏigì?
Một tiếng hú dài thê thảm đáp lại câu hỏicủa Bao Công. Ông định thần nhìn lại thì ra đó là một con vượn bạch. Oâng liền xô ghế đứng phắt dậy. Con vượn phóng mình ra cửa sổ rồi đu lên cành cây chuyền đi mất dạng.
Vừa lúc ấy, chú lính huyện xách đèn lồng vô châm lại đèn trong phòng. Bao Công liền hỏi:
– Ở huyện này có nuôi bạch viên à?
Chú lính ngạc nhiên đáp:
– Thưa thượng quan, chúng con sinh trưởng ở đây từ bé, mắt chưa hề nom thấy con vượn trắng nào cả. Thưa đại nhơn, có chuyện chi dạy bảo?
Bao Công đáp:
– Ta vừa thấy có con bạch viên nhẩy vô phòng này liền sau khi có cơn gió lớn thổi tắt cả đèn đuốc. Tới lúc ta quát hỏi và đứng dậy thì nó bỏ chạy.
Chú lính rụt rè nói:
– Ta vừa thấy có con bạch viên nhẩy vô phòng này liền sau khi cơn gió thổi tắt cảđèn đuôc. Tới lúc ta quát hỏi và đứng dậy thì nó bỏ chạy.
Chú lính rụt rèn nói:
– Thưa đại nhơn, bạch viên linh thiêng lắm, chắc là có oan hồn về mách bảo thượng quan.
Bao Công mỉm cười không đáp rồi lên giường ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng bạch mới trở dậy đăng đường.
Khi mặt trời lên tới ngọn tre thì huyện quan sang trình rằng:
– Thưa đại quan, tên Uông Mỗ nói đúng. Hắc có dự bữatiệc hôm đó. Hắn đến trước Dương thị khá lâu.
Bao Công gật đầu đáp:
– Ta cũng đoán chừng như vậy. Bây giờ ta qua côg đường xét hỏi các tù nhơn lần chót, nếu không tìm ra manh mối gì thì cũng đành tha Dương thị và đám gia nhân. Hoàn gtri huyện để lỡ cơ hội, sự truy tìm thủ phạm xét ra khó khăn lắm vì đã quá lâu ngày. Còn điều kia quan đã làm chưa?
– Dạ rồi. Ngay chiều qua, dân chúng đều hay biết là đại nhơn đã hạ ngục Uông Mỗ về tội giết quản gia Ưng.
Bao Công nhìn chăm chăm huyện quan và hỏi:
– Quan có thấy sự mâu thuẫn giữa lời ta vừa nói và việc ta bảo quan làm không?
– Thượng quan tống giam họ Uông không phải về tội sát nhơn mà lại phao tin như vậy chắc là có kế gì?
– Đúng là một kế nhỏ. Thế quan có biết phản ứng của dân chúng đối với tin đó ra soa không?
– Dạ không.
– Vậy thì sơ suất rồi đó.
Nói rồi Bao Công cho đòi hai thám tử Trương Long và Tiệu hổ vô mà bảo rằng:
– Hai người chia nhau đi dò la xem dân chúng nghĩ sao về việc ta hạ ngục họ Uông. Còn một việc nữa: hai người qua hỏi thơ lại danh sách gia nhân họ Trương hiện đang bị giam rồi điều tra ngay thân quyến họ xem ai bỗng nhiên trở nên giàu có từ sau vụ quản gia Ưng bị giết không.
Hai thám tử vái chào rồi lủi ra, bắt tay ngay vào việc. Bao Công đi cùng huyện quan qua bên công đường bắt đầu cuộc thẩm vấn bổ túc.
Dương thị gọi vào trước tiên. Bao Công hỏi:
– Trong đám gia nhân hiện bị giam, nhà ngươi có nghi cho tên nào giết quản gia Ưng không?
– Dạ không. Tôi biết rõ họ mà.
– Theo các sự kiện đã xẩy ra, tên sát nhân phải biết rõ đường đi lối lại trong nhà. Vậy trước kia có tên gia nhân nào thù oán vì bất cứ một lý do nào không?
– Chỉ có một gia nhân tên là Viên bị đuổi vì lười biếng, gian xảo còn thì không có ai cả.
– Đuổi hồi nào?
– Dạ bẩm năm trước khi chồng tôi chết.
– Hiện giờ nó ở đâu?
– Dạ tôi không được biết.
– Giữa Ưng và Viên có xích mích không?
– Chúng thường gấu ó nhau luôn. Mỗi lần bị chồng tôi mắng thì Viên lại gây sự với Ưng cho là vì Ưng mà chủ ghét bỏ.
– Nhà ngươi có khai tên sát nhân lấy mất một chục quan tiền và mười nén bạc đựng trong một cái hộp lớn bằng cuối sách giầy phải không?
– Dạ phải. Bữa đó quản gia Ưng có thu một số nợ gồm tiền quan và nén bạc nhưng chưa đủ để nộp thuế, tôi có đưa đưa cho y cái rương nhỏ đựng đầy bạc để y cân thêm cho đủ số. Cái hộp ấy hình cái rương và là vật gia bảo của dòng họ tôi.
Bao Công truyền cho Trương thị lui ra rồi kêu từng gia nhân một vào tra hỏi. Hỏi đến đứa thứ mười, đứa nào cũng xác nhận chỉ có một tên Viên bị đuổi nhưng không biết rõ hắn ngụ tại đâu sau khi thôi việc. Bao Công thở dài bảo huyện quan:
– Còn một đứa nữa là hết. Nế nó cũng không biết địa chỉ đích xác của tên Viên thì đành phải nhờ lý trưởng các làng trong huyện kiếm ra và giải lên đây.
Huyện quan đưa ý kiến:
– Thiểm chức nghĩ thượng quan nên ra lệnh để lý trưởng họ kiếm thì chóng hơn.
– Quan chưa biết rõ cách làm việc của ta. Sở dĩ ta căn dặn từng gia nhân một là để xem có đứa nào hay liên lạc với tên Viên. Đứa đó một là đồng loã hai là vô tình bị lợi dụng để cho tin tức.
Nói đoạn Bao Công cho đòi gia nhân thứ mười một vào. Đây là một người tớ gái lối mười lăm tuổi, bị giam từ năm mười ba. Bao Công chắc lưỡi hỏi:
– Biết tên Viên không?
– Dạ biết.
– Nhà nó ở đâu?
– Ở làng Tân Lý, cách Vĩnh An trấn này chừng lối ba dặm về hướng Tây.
– Sao biết?
– Vì hắn thường gặp tôi hỏi chuyện.
– Hỏi gì?
– Dạ hỏi về quản gia Ưng, về sinh hoạt trong nhà.
– Hỏi lâu mau thì xẩy ra vụ án mạng?
Người tớ gái đứng yên suy nghĩ Bao Công liền ôn tồn bảo:
– Ráng nhớ lại coi. Việc xẩy ra đã hai năm nhưng ngươi còn trẻ trí nhớ minh mẫn. Ráng một chút coi.
– Thưa nhớ rồi. Lần hỏi cuối cùng ngay chiều hôm xảy ra án mạng.
– Nó hỏi gì?
– Hắn hỏi thăm về quản gia Ưng rồi hỏi sang vụ đóng thuế và nhà đã nộp thuế chưa.
– Mi trả lời sao?
– Tôi nói quản gia Ưng đang cân bạc, có lẽ chiều mai mới đi nộp thuế được vì chiều nay chủ tôi đi dự tiệc. Dạ chỉ có vậy thôi.
– Sao không khai ngay hồi trước.
– Dạ vì không ai hỏi đến.
Vừa lúc ấy hai thám tử Trương Long Triệu hổ về trình kết quả cuộc điều tra. Bao Công truyền đứa tớ gái của dương thị lui ra rồi ông chăm chú nghe báo cáo của các thám tử. Dân chúng nhiều người ngạc nhiên về tên Uông Mỗ là thủ phạm giết quản gia Ưng. Còn gia khuyến mười một gia nhân bị giam thì đều bị túng thiếu thật sự.
Nghe đoạn, Bao Công bảo huyện quan cho lính hoả bài đem lệnh bắt tên Viên về gấp.
Lối một giờ sau, tên đầy tớ phản chủ theo lính vào hầu.
Bao Công vỗ án la:
– Làm lỗi chủ đuổi cớ sao đem lòng thù oán tìm cách hạ sát đồng nghiệp là quản gia Ưng.
Tên Viên gân cổ cãi:
– Thưa thượng quan, tôi không giết hắn. Tôi có bị đuổi thật nếu có oán thù thì đổ vào chủ chớ sao lại trả thù hắn. Xin quan xét lại.
Mi và tên Ưng xung khắc nhau. Nều ta không lầm thì mi thù oán cả tên Ưng vì cho là tự y mà mi bị đuổi, cũng như trước mỗi khi bị chủ mắng thì mi lại nghi oan cho hắn. Có giết nó thì nhận tội đi.
Tên Ưng một mực kêu oan.
Bao Công đánh sai tạm giam Viên vào ngục thầt rồi bảo huyện quan rằng:
– Quan cho lính xét ngay nhà tên Viên cho ta. Dặn chúng tìm kỹ xem có thấy tiền bạc và cái hòm nhỏ mà Dương thị kêu mất thì đem về trình gấp.
Rồi ông lại kêu hai thám tử Trương Long, Triệu Hổ vô dạy rằng:
– Hai người cấp tốc xuống nhà tên Viên hỏi xem y có đi đâu xa trong thời gian từ hai năm trở lại đây. Đồng thời cũng dọ hỏi nơi lối xóm về lối sống của hắn ít lâu nay, có thấy mau sắm, tiêu xài, đổi chác chi không?
Mọi người tuân lệnh lên đường.
Hơn một tiếng sau, lính đi xét nhà tên Viên đem về trình một ít bạc và tiền đồng cùng với hộp nhỏ tìm thấy giấu kín dưới đáy một cái rương dưới đống quần áo.
Bao Công cầm cái hộp bạc xem kỹ lưỡng. Phía trong nắp hộp thấy có khắc một dòng chữ nhỏ li ti “Dương gia chi bảo” Bao Công trao hộp cho huyện quan rồi nói:
Riêng cái hộp này cũng đủ khép tội tên Viên rồi. Nhưng ta còn chờ hai tên thám tử đi về sẽ quyết định luôn thể.
Đến chiều, hai thám tử trở về để nạp danh sách những người được tên Viên cho vay mượn tiền bạc và tờ phúc trình đầy đủ chi tiết.
Bao Công xem xong lập tức đăng đường sai dẫn tên Viên và Dương thị cùng mười một gia nhân lên hầu.
Ông cho kêu Dương thị vô trước đưa cái hộp nhỏ cho coi và hỏi:
– Phải hộp này thị khai là mất không?
Thị xem qua rồi nói:
– Thưa thượng quan, hộp này đúng là của tôi. Bên trong nắp có bốn chữ “Dương gia chi bảo”. Hộp này do thân mẫu tôi cho tôi khi về nhà chồng.
Bao Công bảo Dương thị ra chờ ngoài sân rồi cho đòi tên Viên vào. Ông đọc lên những người đã vay mượn của Viên lên rồi hỏi:
– Mi biết những người này không?
– Dạ có.
– Có liên hệ gì không?
– Dạ, quen thôi.
– Nói láo. Tiền đâu cho họ vay vậy?
Tên Viên tái mặt xong vẫn cố cãi:
– Dạ, nhờ trúng mối? Đi làm ruộng thì chỉ có trúng mùa, sao lại trúng mối?
Không để cho Viên kịp trả lời, Bao Công giơ cái hộp của Dương thị lên và hỏi:
– Cái này trúng mối thì có. Đã chịu nhận tội giết quản gia Ưng chưa?
Tên Viên sợ run lên nhưng vẫn còn bảo là oan. Bao Công nổi giận hô lính tra tấn. Tên Viên chịu đau chẳng thấu, đành phải thú nhậnhết tội lỗi.
Bao Công liền lên án chém đầu hắn và ra lệnh tịch thâu tòn bộ tài sản của tên đầy tớ phản chủ trả cho Dương thị.
Đoạn ông dẫn Uông Mỗ vào. Bao Công điểm mặt họ Uông mà la rằng:
– Vì một tị hiềm nhỏ, mà nhẫn tâm vu cáo người ta khiến cho mười hai người lâm vào vòng lao lý và một mạng thác oan. Lính đâu vật cổ nó ra đánh cho năm nươi hèo rồi đày đi nơi biên ải xung vào binh đội biên phòng.
Lính xúm lại đánh đập Uông Mỗ một hồi rồi lôi đi. Bao Công trả tự do cho Dương thị cùng mười một gia nhân.
Về phần Hoàng tri huyện, quá gà mờ làm tan nát bao gia đình, Bao Công ký giấy cắt chức luôn.