Đọc truyện Bao Công xử án – Chương 21
Đất Tây Hộ bên Tàu, có người Trìng Vĩnh ỷ cha mẹ có chút của cải, nên tuy hắn còn trẻ mà đã ham cờ bạc rượu chè, ưa rong chơi hơn là làm việc.
Cha mẹ răn dạy nhiều lần mà chẳng được, hắn vẫn chứng nào tật ấy. Tới khi song thân lần lượt cưỡi hạc quy tiên, hắn hết chỗ nương tựa, mới cuống cuồng lo lập thân.
Tính tới tính lui, hắn không biết làm gì để sống bây giờ. Muốn làm thầy thì chữ không đủ. Tính xoay làm thợ thì chẳng cò chuyên môn. Cũng muốn đi buôn nhưng buôn nhỏ thì hắn chê là vất vả ít lời, mà buôn lớn thì không đủ vốn. Thật là nan giải. Hắn bèn đến vấn kế mấy tên sâu rượu và đệ tử của thần đổ bác. Trong bọn có một tên râu rậm cười ngất rồi bảo Trình Vĩnh:
– Cái chuyện đó dễ ợt mà anh phải băn khoăn lo lắng, trông tức cười quá. Mất chầu rượu cho cả bọn thì ta mách nước cho. Chịu không?
Mấy tên khác khoái trí hoan nghênh ầm ĩ.
Trình Vĩng cũng sốt sắng đáp:
– Chịu chớ! Nói đi, nói đi!
Tên râu rậm chậm rãi hỏi Vĩnh:
– Hiện giờ anh có số vốn là bao nhiêu?
– Tôi thì chẳng có đồng nào. Còn về của cải cha mẹ để lại, thì tiền mặt không có, nhưng có ba đám ruộng và một căn nhà.
– Vậy cũng tạm đủ với cái nghề ta sẽ chỉ cho anh. Gần đây có một bến đò, khách qua lại đông lắm, thường không có chỗ trọ. Vậy anh hãy bán ruộng và nhà đi tới đó mà mở tiệm ngủ ắt phải sống được. Ta xem ra chỉ có nghề đó hợp với khả năng anh thôi.
Mọi người đều khen là phải. Thế là ít lâu sau, Trình Vĩnh bán hết ruộng nhà đem tiền lên mở nhà ngủ nơi bờ sông.
Vốn lười lại quen chạy dông nên hắn bực bội lắm vì cứ phải cầm chân ở nhà lo hết khách nọ đến khách kia. Cuối cùng, hắn mướn một người tài phú tên là Trương Vạn trông nom thế cho hắn, để được rảnh rang. Hắn bắt tài phú lập sổ sách phân minh ghi tên họ khách trọ cùng các khoản tiền thâu xuất của nhà ngủ, mà muốn khuếch trương tất nhiên cần có thêm vốn.
Để giải quyết vấn đề này, hắn ngấp nghé mấy cô gái nhà giàu tính lấy làm vợ, nhưng chẳng ai chịu cả. Đối với hắn lẽ sống chỉ thu gọn vào có một chữ: “tiền”, phải, tiền thật nhiều, bất cứ bằng cách nào cũng được.
Một khi đã có định kiến như vậy, dĩ nhiên là hắn rình cơ hội để thực hiện ý muốn.
Và cơ hội ấy đã đến cho hắn.
Chiều hôm đó Vĩnh trở về tiệm ngủ sau khi rượu đã xoàng xoàng. Lúc đi ngang qua dãy phòng trọ, hắn bỗng đứng phắt lại, miệng lẩm bẩm:
– Hình như mìng vừa nghe thấy tiếng khua bạc lanh canh ở đâu đây.
Hắn lắng tai nghe một lát rồi nhẹ nhàng tiến đến căn phòng cuối, ghé mắt vào khe mắt dòm vô.
Trên chiếc giường gỗ kê ở góc nphòng, một ông thầy chùa, quần áo nâu sồng, đang kiểm lại một túi bạc đầy.
Trình Vĩng lẩm bẩm: “chà lắm bạc quá. Phen này ta giàu to rồi”. Đoạn hắn lùi lại rồi bước mạnh tới, đẩy cửa vô phòng nhà sư và lớn tiếng nói:
– Nhà chùa đem bạc đi đâu mà lắm thế. Thầy tên chi, ở đâu tới vậy?
– A di đà Phật, tôi là Tiểu Giang Long vâng lệnh sư thầy của tôi đem một trăm lượng bạc của thập phương cúng giàng về xây chùa mới.
– Sao thầy không đi thẳng lại ghé đây làm chi?
– Gần tết nên đò không chịu đi xa thành ra phải đi từng chặng ngắn, biết sao bây giờ. Mai tôi lại ra đón đò khác đi tiếp.
– Thầy đi như vầy… một mình hay là còn ai nữa?
– Không, tôi đi có một mình thôi. Sư thầy tôi đã về trước rồi.
Trình Vĩnh mắt long lanh nhìn túi bạc, miệng giả bộ nói với nhà chùa:
– Thầy nên coi chừng. May tôi là chủ trọ biết thầy lắm bạc thì không sao, chớ kẻ khác dòm thấy có thể động lòng tham tìm cách hại thầy để cướp đó. Vậy thầy nên đề phòng rủi ro, chớ để ai biết thầy có bạc nhé. Cửa phòng này không có chốt cài bên trong nhưng thầy cứ yên tâm vì khi đã biết thầy có bạc thì tôi có bổn phận trông nom cho thầy.
Sãi Giang Long nghe vậy vội vã thu hết bạc vào túi vải rồi giấu xuống gầm giường miệng không ngớt cám ơn Trình vĩnh.
Tên chủ trọ khoác tay đáp:
“Có chi mà ơn với huệ” rồi hắn mỉm cười lui ra.
Rời phòng Sài Giang Long, Trình Vĩnh đi ra phía trước tiệm ngủ kiếm tài phú Trương Vạn và hỏi rằng:
– Tối nay được mấy khách trọ?
– Chỉ có một mạng thôi là ông thầy chùa.
– Uûa có ba người đến bữa qua đi rồi sao?
– Đi từ sáng nay rồi.
– Thiệt sao.
Trương Vạn mở tủ lấy cuốn nhật ký lật trang ghi bữa nay và nói với chủ:
– Ông coi tôi có vô sổ đàng hoàng, đâu dám làm điều bậy bạ.
Trình Vĩnh mắt nhìn xuống sổ miệng đọc:
– Ngày hai sáu tháng mười hai, ba khác đến một đàn ông là Nguyễn Tạo, hai đàn bà là Vương thị và Phan thị. Ngày hai bảy tháng chạp sáng ba khách nữa qua đi, chiều một khách đến là Sãi Giang Long. Thâu vô tiền trọ… Trình Vĩnh đọc đến đây gập sổ vào và nói:
– Lời ghi rành mạch đầy đủ, sổ sách lại đóng tốt thế này, để cả mấy chục năm cũng chưa hư. Anh thiệt là cẩn thận và hơi kỹ quá đó. Thôi được lắm rồi.
Trương Vạn thấy chủ khen cười đáp:
– Đã không sổ sách thì thôi, chớ đã làm thì phải cho đàng hoàng chớ, chẳng những để ông coi mà còn khi quan quân hỏi đến biết đâu. Tôi chọn mua thứ sổ tốt để lưu giữ lâu được. Cứ mỗi năm lại làm một cuốn. Cuốn này là “đệ nhất niên”. Tết ra mở cuốn “đệ nhị niên” và cứ thế tiếp tục mãi.
– Bộ anh tính lưu nên vạn đại sổ này sao? Chỗ đâu mà để.
– Mỗi năm một cuốn nhật ký nhỏ này, cứ hết năm thì khoá sổ cất cô tủ, qua một năm mới lại mở cuốn khác, như thế thì ba chục năm cũng chỉ mới có ba mươi cuốn sổ nhỏ, một ngăn tủ dư sức chứa đựng.
– Coi bộ anh có óc tổ chức lắm. Ta rất mừng có được người giúp việc chăm chỉ tài ba như anh. Nếu thêm vốn khuếch trương chắc chắn ta sẽ ngày càng phát đạt.
– Tôi cũng mong như vậy.
– Thôi bây giờ anh thu dọn giấy tờ rồi ra phố mua rượu về nhậu tất niên chơi.
À mai anh cũng lo sang sửa trang hoàng lại nhà cửa để ăn tết. Cứ như thông lệ thì từ bữa hai ba tháng chạp trở đi cho tới ngoài khai hạ nhà trọ không có khách phải không?
– Thưa phải. Trừ khi có việc cấp bách còn thì ngày tết ai chẳng ở nhà du xuân!
Nói đoạn trương vạn tất tả đi ra phố. Lát sau y trở về thì thấy Trình Vĩnh đã châm đèn sáng choang, dọn sẵn bàn tiệc.
Trước khi ngồi vào mâm, Trình Vĩnh làm như chợt nhớ ra điều chi liền bảo tài phú:
– À này, anh vô hỏi Sãi Giang Long đã thụ trai chưa?
Thày ấy có cho biết là đã thụ trai trước khi tới nhà trọ vì biết thường thì chỉ tới nhà trọ mà không có lo cơm.
– Tuy thế anh ũng nên vô hỏi qua nhà chùa có cần chi khác không và luôn tiện đi đóng các cửa ngõ lại.
Lát sau, anh tài phú trở lại nói:
– Nhà chùa đáp không cần chi. Phần tôi đã đóng xong các cửa rồi.
Hai người nhập tiệc và trình vĩnh cố ý ép Trương Vạn uống hết chén này tới chén khác, trong khi hắn chỉ uống cầm chừng mà thôi.
Tới lúc mãn tiệc thì trương Vạn đã say khướt, đi không vững, Trình Vĩnh phải dìu vô giường. Vạn nằm ngủ mê man như người chết.
Sau đó, Trình Vĩnh cứ để bàn rượu y nguyên và lui về phòng riêng đóng cửa lại rồi lôi từ phía sau tủ ra một cây đoản đao, lưỡi bén vô cùng. Hắn vung tay chém thử mấy nhát vào không khí rôi đặt đoản đao xuống bàn, tắt đèn, leo lên giường nằm chờ canh khuya sẽ ra tay.
Canh một rồi canh hai lặng lẽ trôi qua, khi tiếng trống khô khan và cộc lốc từ xa vọng lại báo hiệu đã sang canh ba, Trình Vĩnh vùng dậy xách đoản đao, khẽ mở cửa buồng, lén đi về phía phòng Sãi Giang Long.
Hắn ghé mắt dòm qua khe cửa. Trên án thư, ngọn đèn dầu lạc còn leo lét cháy. Trên giường, Sãi Giang Long nằm quay mặt vào vách ngủ say, tiếng thở đều đều nổi lên.
Tên chủ trọ bất lương đẩy cửa nhẩy tới bên giường, miệng quát:
– Giang Long, đưa bạc đây không thì ta giết.
Sãi Giang Long giật mình choàng dậy, chưa kịp trở tay đã bị Trình Vĩnh vung đoản đao đâm chết liền.
Thi hành xong thủ đoạn dã man, tên chủ trọ lấy mền quấn chặt vết thương của nạn nhân cho máu khỏi chảy lan ra ngoài. Đoạn hắn ôm xác nhà chùa bỏ xuống nền đất, rồi kéo chiếc giường ra. Hắn nắm túi bạc xách lên đem về phòng bỏ vô rương khoá lại.
Sau đó hắn ra vườn lấy mai thuổng vào và ra công đào huyệt chôn ngay Sãi Giang Long ở dưới gầm giường. Đến lúc gà gáy lần đầu thì Trình Vĩnh cũng hoàn tất mọi việc. Hắn khêu đèn cho sáng thêm, kiểm soát lại một lượt. Hắn xoa tay tự bảo:
– Yên trí lớn. Khó mà tìm thấy vết tích gì.
Hắn ra ao sau nhà rửa sạch đoản đao cùng mặt mũi chân tay rồi lén trở về phòng nằm nghỉ. Hắn cố tình để cửa sau nhà hé mở.
Qua sáng sau, anh tài phú Trương Vạn tỉnh rượu trở dậy thấy cửa sau mở liền nhào vô phòng Sãi Giang Long thấy bỏ không thì hốt hoảng chạy tới đập cửa phòng gọi Trình Vĩnh , Vĩnh làm ra vẻ ngủ mệt, ú ớ một lát mới dậy mở cửa. Hắn giả bộ gắt tài phú:
– Anh thử coi kỹ trong phòng này xem có gì khác lạ không?
Trương Vạn lật chiếu, mở tủ dòm gầm giường, nhìn khắp mọi nơi nhưng không thấy gì “khác lạ” cả.
Vĩnh mừng lắm liền lôi Vạn ra vườn xem xét, cũng không có chi khác lạ cả. Lúc bấy giờ hắn mới bảo viên thuộc hạ:
– Ta chắc là Sãi Giang Long không có tiền trả trọ nên lẻn đi từ sớm. Thôi lần đầu ta tha cho ngươi, tự hậu phải cẩn thận nghe.
Trương Vạn cám ơn chủ rối rít.
Trình Vĩnh chờ ít ngày không nghe ai nói đến sãi Giang Long cả, mới tính kế sử dụng số bạc cướp được.
Vốn là đứa khôn ngoan, mưu mẹo, Vĩnh giả bộ đi làm ăn xa, trong một năm.
Trước khi lên đường vào đầu tháng giêng, Vĩnh trao cho tài phú lối năm lượng bạc nói là vay được.
Tới khi trở về chốn cũ, để che mắt thiên hạ, hắn kheo trúng nhiều mánh lớn trong lúc buôn ba nơi khác. Rồi hắn mới xuất chỗ bạc lấy của Sãi Giang Long mua thêm đất, khuếch trương tiệm ngủ, tậu ruộng cho cấy rẽ và buôn bán thêm. Chẳng bao lâu hắn trở nên một tay cự phú trong vùng.
Tài phú trương làm không xuể việc, phải mướn thêm người phụ giúp.
Ai cũng khen Trình Vĩnh và không mảy may nghi ngờ gì về hành động bất lương của hắn năm xưa. Những người thiệt thà còn lấy Trình Vĩnh ra làm gương răn dạy con cái. Nhiều nhà khá giả gọi gả con cho hắn.
Thế là chưa đầy hai năm sau ngày Sãi Giang Long bị giết, Trình Vĩngh nghiễm nhiên trở thành phú ông và cưới con gái Hứa nhị là Hứa thị về làm vợ. Năm sau, Hứa thị sẽ lâm bồn vào hạ tuền tháng chạp tứ là từ ngày hai mươi trở đi. Vĩnh nghe nói mừng lắm bảo vợ:
– Nếu vậy thì hay lắm. Thường lệ nhà trọ đã bớt khách từ sau ngày hai ba tháng chạp, khi ông táo lên chầu trời. Ta sẽ có thì giờ rảnh rang đôi chút, lo cho mẹ con nàng.
Thấm thoát đã gần tới ngày Hứa thị khai hoa mãn nguyệt, Trình Vĩnh sai người thu dọn một phòng riêng cho vợ, tại trái Đông, mới cất sau nhà trọ, cách một cái sân rộng.
Ngày hai mươi tháng chạp mọi sự được chuẩn bị xong xuôi, chờ đón đứa con đầu lòng của phú gia Trình Vĩnh. Một ngày rồi hai, ba ngày kế tiếp trôi qua, tới sáng hai bảy tết cũng không thấy Hứa thị có triệu chứng sắp lâm bồn.
Cô mụ cho là tính lộn ngày, có lẽ phải chờ ra giêng. Thế là tới trưa hai bảy tết, lệnh “báo động” được bãi bỏ. Cô mụ ra về. Tối lại, Trình Vĩnh và tài phú Trương Vạn bỏ đi dự tiệc tất niên với bạn bè, hẹn khuya mới về, vì khách trọ chẳng có người nào. Ở nhà chỉ còn một mình Hứa thị với lũ gia nhân. Cơm tối xong, vợ trình Vĩnh kêu người làm đem đèn theo thị lên nhà ngủ cũ soát lại cửa ngõ. Mới xem xong một phòng, bỗn dưng Hứa thị thấy đau bụng dữ dội. Thị hô nữ tỳ dìu về phòng ở trái Đông.
Đi được lối mười bước, Hứa thị đau tưởng chết được liền, vô nằm đỡ một phòng trọ
Lúc đó đã gần hết canh một và bên ngoài gió ấc rít từng cơn. Năm nay trời rét hơn mọi năm nhiều. Cô mụ lật đật chạy tới, sai đốt dăm bảy lò than sưởi cho ấm cho hứa thị và cụ bị mọi thứ cho vợ Trình Vĩnh anh ngay trong phòng trọ.
Trình Vĩnh được cấp báo cũng bỏ tiệc chạy về. Hắn muốn đưa vợ xuống phòng riêng nhưng mụ cản vì sợ đi qua sân hứa thị nhiễm lạnh.
Nhà Trình Vĩnh vui như tết. Đèn thắp sáng choang, gia nhân chạy tới chạy lui, cười cười nói nói thiệt là vui vẻ. Trình Vĩn và tài phú Trương vạn ngồi đánh cờ cho đỡ sốt ruột…
Tiếng trống cầm canh thong thả buông ba tiếng ngắn ngủi vào đêm dài vô tận. Lát sau, có tiếng trẻ sơ sanh khóc ré lên. Trình Vĩnh đứng phắt dậy lật đật chạy tới trước phòng hỏi vọng vô: “Trai hay gái”. Cô mụ mau mắn đáp “Con trai, ông à!”.
Tài phú Trương Vạn vừa tới sau lưng chủ, nghe vậy reo lên:
– Tốt quá, tốt quá. Cái phòng này từ nay hết xui rồi.
Trình Vĩnh ngạc nhiên hỏi:
– Anh nói chi kỳ vậy? Cái phòng này làm sao mà hết xui?
– Uûa ông chủ quên rồi sao? Cũng ngày hai bảy tết này, cách đây ba năm, có Sãi Giang Long đến trọ tại phòng này rồi sớm hôm sau chuồn mất, không trả tiền trọ.Và cũng từ ngày đó, khách trọ nào ở phòng này sáng ra cũng xin đổi phòng. Người thì bảo có ma, kẻ thì bảo nó u uất thế nào ấy.
Trình Vĩnh giật mình nhớ lại chuyện năm xưa. Thôi đúng rồi, con trai đầu lòng của hắn vừa cất tiếng chào đời ngay trên giường mà trước đây hắn đã hạ sát một người để cướp của, mà kỳ dị hơn nữa là cũng vào cùng một ngày và gần như cùng một giờ!
Hắn tái mặt, cố làm ra vẻ bình tĩnh dò thử xem người làm có nghi ngờ gì không:
– Chuyện tầm bậy. Riêng anh, anh thấy sao?
– Tôi cứng bóng vía, ma nào mà nhát nổi tôi. Có lẽ cái phòng hơi tối và ẩm thấp, tôi nghĩ ông nên cho trổ thêm cửa sổ thì hết chuyện ngay.
– Cái đó thì được. Tết xong anh cho làm ngay đi.
– Tôi sẽ cho gọi thợ làm sau khi khai hạ. Bây giờ mời ông qua khoang ngoài uống rượu mừng quý tử.
Sau khi cạn chén, Trình Vĩnh về phòng nghỉ. Đêm đó hắn trằn trọc mãi không ngủ được. Những chuyện “đầu thai báo oán” mà hắn thường nghe kể lại hồi còn nhỏ, nay cứ quay cuồng trong đầu óc hắn. Tới gần sáng, mệt quá, hắn chợp mắt được một lúc. Trong lúc thiếp đi hắn mơ toàn là những cảnh hãi hùng.
Sáng dậy hắn thấy người mệt mỏi, tâm trí hoang mang. Nhưng sau hắn định thần lại và tự nhủ:
– Tất cả chỉ là một sự ngẫu nhiên, can chi mà phải lo âu, sợ hãi.
Từ bữa đó hắn cố không nghĩ đến chuyện cũ và rồi công việc hằng ngày quá bề bộn cũng giúp hắn quên dần vụ sãi Giang Long.
Đứa con trai của Trình Vĩnh thiệt là bụ bẫm và kháu khỉnh, ai trông thấy cũng phải khen. Khi nó đầy tháng, Trình Vĩnh mở tiệc ăn mừng và đặt tên con là Trình Tích.
Tích hay ăn chóng lớn và ngày càng khôi ngô, dĩnh ngộ. Vợ chồng Vĩnh chiều con vô cùng, nhất là về sau Hứa thị không sanh thêm đứa nào nữa. Thôi thì Tích muốn gì được nấy, muốn sao được vậy. Năm nó lên bảy ,Vĩnh bắt nó đi học, nó chẳng chịu, la khóc ầm ĩ, làm mình làm mẩy. Vợ chồng Vĩnh đành chịu. Lớn hơn một chút, suốt ngày nó đánh bạn với lũ trẻ mất nết quanh vùng, tới bữa cơm gia nhân phải đi mời năm lần, bẩy lượt nó mới chịu về. Một hôm, nó đùng đùng chạy về nhà, kiếm Hứa thị và hỏi giật giọng:
– Ba đâu má?
Ít khi thấy Tích hỏi đến cha nó, nên Hứa thị ngạc nhiên đáp:
– Ba đi vắng. Có chi đó con?
– Ba là thằng ăn cướp!
Hứa thị ngỡ con nói đùa, vội ôm lấy nó mà nựng rằng:
– Con giai của má chớ nói nhảm. Ba biết, ba la à.
Tích quắt mắt bảo mẹ:
– La gì? Ba đúng là thằng ăn cướp mà.
Nói rồi nó lại bỏ chạy đi chơi.
Lúc Trình Vĩnh về thấy vợ ngồi khóc mới hỏi duyên cớ. Hứa thị thuật lại câu chuyện vừa xẩy ra. Vĩnh lặng thinh không nói chi cả. Hắn chờ lúc chỉ có hai cha con mới na6t nó:
– Lần sau không được nói bậy nữa nghe Tích.
– Cái chi mà bậy? Ba là thằng ăn cướp không phải sao?
Vĩnh vừa giận vừa sợ, bèn ngọt ngào dỗ Tích để biết ai sui nó nói bậy. Nó đáp, nghe tụi bạn nói.
Sau bữa đó, Vĩnh bắt con ở nhà học. Học được vài chữ, nó cự lại cả ông đồ rồi lại bỏ đi chơi. Vĩnh ahy tin la Hứa-thị ở nhà mà không biết dạy con. Hứa thị bưng mặt khóc ròng.Vợ chồng người bạn thân là Nghiêm Chánh đến chơi hay đặng câu chuyện mới nhận khuyên bảo Trình Tích giúp.
Hai người ra công khuyên nhủ con bạn nhưng vô ích, nó vẫn chứng nào tật ấy.
Trình Vĩnh cả giận la mắng con om sòm. Tích ngồi nhà được một lúc lại trốn đi chơi. Cứ như thế, đến năm mười sáu tuổi thì Trình Tích trở thành một tên du đãng có hạng. Qua năm sau nó lại biết uống rượu và đánh bạc như người lớn vậy. Nguy hại hơn nữa, nó còn đua đòi mấy tay ngỗ ngược trong vùng, tập múa gậy, đánh dao và thường bỏ đi đôi ba ngày mới về.
Trình Vĩnh ham đi đánh bạc không mấy khi có nhà. Khi về có hỏi đến con thì Hứa thị lại tìm cách bưng bít che đậy cho Tích.
Tuy vậy, một lần trình Vĩnh bắt gặp Tích la cà nơi tỉu điếm, Hắn nổi giận la mắng con một hồi rồi lôi nó về nhà nhốt trong phòng. Tích đập phá ầm ầm và réo tên cha lên và hăm giết. Vĩnh tím mặt toan lấy gậy đập con. Hứa thị nhẩy vào can, một mặt van xin Vĩnh, một mặt năn nỉ con. Từ bữa đó, Tích được thể, hễ mỗi lần bị rầy la hay bị trái ý là lại giở giọng sát phụ ra, ai khuyên thế nào cũng không được. Và cũng từ bữa đó, Tích ngang nhiên muốn đi lúc nào thì đi, về lúc nào thì về, không sợ ai chi nữa.
Tài phú Trương Vạn thấy Tích càng ngày càng ngỗ nghịch cũng cám cảnh, thốt tiếng than rằng:
– Cho hay, bé không vin cả gẫy ngành.
Rồi một hôm, Tích về nhà nạt mẹ lấy bạc và ra chợ mướn thợ rèn một cây đoản đao thật bén. Nó giấu đao vào túi vải đeo trên lưng rồi lần sang nhà vợ chồng Nghiêm Chánh, ở làng bên.
Thấy con trai bạn đến, Nghiêm chánh mừng rỡ, giữ lại ăn cơm. Mọi người và ngay cả vợ chồng Nghiêm Chánh đều lấy làm lạ về cách xử sự của trình Tích đối với vợ chồng nhà này. Nều Tích hỗn hào với cha bao nhiêu thì trái lại nó lễ phép với bạn cha nó bấy nhiêu.
Nghiêm Chánh vui vẻ hỏi con bạn:
– Cháu sang có việc chi không? Bên nhà ba má bình yên cả chứ, ba cháu có nhắn gì chú không?
Tích đang cười bỗng sa sầm nét mặt gay gắt đáp:
– Đừng nhắc đến cha tôi nữa. Nó là thằng ăn cướp, tôi muốn giết nó nên đã sắm đoản đao sắc bén đây rồi. Chú hay, ngày mai tôi sẽ ra tay đó.
Nói đoạn, nó lầm lì rút phắt đoản đao trong túi vải ra, múa lên trước mặt Nghiêm chánh. Ông này bình tĩnh đứng dậy, giơ tay nói lớn:
– Aáy chớ, cháu không nên làm thế. dẫu sao cũng còn tình cha con, cháu đừng để người đời chê cười.
Tích thu đao về và đáp:
– Thế nào cũng giết, nội ngày mai thôi. Chú nghe chưa?
Vợ Nghiêm Chánh là Huỳnh thị cũng chạy lại khuyên can con bạn nhưng nó đã giắt đao trong lưng vứt lại túi vải rồi lũi lũi đi ra. Huỳnh thị lắc đầu bảo chồng:
– Có bao giờ nó làm quá như thế đâu?
– Ừ, Những lần trước mình khuyên giải nó, tuy rằng nó không nghe lắm nhưng cũng còn giữ lễ độ đôi chút. Tôi xem ý nó tính giết bác Vĩnh thiệt, bà nghĩ sao?
– Tôi cũng nghi vậy.
– Bây giờ tính sao đây? Không lẽ để cha con họ Trình giết nhau. Hay là để tôi sang báo cho hai bác ấy biết mà đề phòng.
Huỳnh thị xua tay can:
– Ông qua nói thì cũng được ::146a7::, hiềm một mỗi hai bác ấy cũng không làm gì được. Muốn khỏi họa chỉ còn một cách… là đi báo quan.
– Thằng Tích nó mới mười lăm thôi mà đã đi báo quan sao đặng?
– Thế ông chờ nó đi giết cha nó rồi ông mới đi cáo quan à? Mà tới nước đó ông cáo cái gì? Ông có chứng kiến nó sát phụ đâu mà cáo, còn nếu ông khai có biết trước nó sẽ giết bác vĩnh thì ông lại bị quan hạch hỏi tại sao thấy nó nhất quyết giết cha mà không đi cáo ngay để quan ngăn chặn?
Nghiêm Chánh gật đầu nói:
– Bà nói có lý. Thôi để tôi làm đơn cáo ngay với Bao đại nhơn.
Tiếp được đơn của Nghiêm chánh, Bao Công cho lính hoả bài cấp tốc đi đòi vợ chồng Trình Vĩnh đến và hỏi rằng:
– Dạ phải.
– Nghiêm Chánh là thế nào với vợ chồng ngươi?
– Dạ, là bạn thân.
– Nay Nghiêm Chánh đệ đơn cáo với ta rằng Trình Tích vừa đến nhà y hắn sẽ giết cha, nội trong ngày mai. Tên Tích cũng đã sắm sẵn đoãn cây đoản đao bén giắt trong lưng. Vậy vợ chồng ngươi nghĩ sao?
Trình Vĩnh thưa:
– Con tôi đã từng nhiều lần hăm giết tôi, nay nó tới nhà Nghiêm Chánh nói vậy thì cũng không có chi là lạ.
Hứa thị tiếp lời chồng:
– Thưa thượng quan, nó thường hăm giết cha nó trước mặt tôi. Tôi có rầy la nó nhiều lần mà không được.Nhưng nó chỉ hăm thế thôi chớ chưa có thấy mang khí giới bao giờ.
Bao Công chậm rãi nói:
– Theo lời khai của Nghiêm chánh thì đây là lần đầu tiên hắn nghe nói như vậy và xem ra có vẻ quả quyết lắm.
Thế ra thằng Tích hăm doạ giết cha từ lâu rồi ta chắc lần này nó mần thiệt à. Nhưng tại sao nó lại ngỗ nghịch như vậy?
Vợ chồng Trình Vĩnh đều thưa không rõ nguyên nhâ. Có lẽ là tại quá nuông chiều nó vì nó là con một. Bao Công suy nghĩ một lát rồi truyền vợ chồng Vĩnh ra chờ ở ngoài. Đoạn ông sai lính đi bắt trình Tích và mời mấy người lân bang tới cho ông xét hỏi.
Lát sau, lính áp giải Trình Tích và bốn người lối xóm đến trước công đường.
Bao Công quát hỏi:
– Trình Tích, cớ sao mi lại có ý giết cha?
Tích cúi đầu đứng yên, chẳng nói chẳng rằng. Bao Công vỗ án la vang nhà, nó cũng vẫn lặng thinh. Bao Công liền hỏi mấy người lân bang:
– Các ngươi có thấy tên này hăm giết cha nó hồi nào không?
Họ đồng thanh “có”. Rồi mỗi người trình bày đầy đủ chi tiết về trường hợp đã được nghe Tích hăm như vậy. Họ còn khai thêm có thấy Tích giấu con dao trong lưng hồi sáng nay.
Bao Công hô lính khám người Tích. Không có vũ khí gì cả!
Một ông hàng xóm đưa ra ý kiến:
– Thưa thượng quan, chúng tôi không dám man khai. Nó hăm giết cha nó nội ngày mai. Chắc đao nó giấu ở trong phòna8
Lính được lệnh đền xét, quả thấy cây đoản đao sắc bén Trình Tích giấu dưới chiếu, ở đầu giường, liền đem về trình Bao Công. Bao Công hỏi Tích:
– Phải cây đao này mầy sắm để hạ sát ba mầy không?
Tích vẫn lặng thinh, không trả lời.
Bao Công tức giận sai tạm giam hai cha con họ Trình lại và ông gọi vợ chồng Nghiêm Chánh cùng bốn người lối xóm, riêng từng người một. Với ai Bao Công cũng đặt câu hỏi: “Có biết vì sao thằng Tích có ý định giết cha nó không”. Mọi người đều thưa:
– Dạ không biết đích xác, chỉ nghe Tích khai cha nó là thằng ăn cướp!
– Theo ngươi thì trình Vĩnh, cha đẻ của Tích là người thế nào?
– Da, hắn tuy có hay rượu chè cờ bạc nhưng là người biết làm ăn.
Hỏi xong, Bao Công truyền cho mọi người ra về. Ông tự bảo:
– Tình cha con thắm thiết, nay tên Tích có ý sát phụ, tất nhiên phải có điều chi uẩn khúc. Một là nó điên khùng, hai là nó có biết điều gì về cha nó đây. Ừ, mà tại sao nó nói khắp nơi cha nó là thằng ăn cướp? Vậy thì phải tìm biết dĩ vãng của trình Vĩnh mới được.
Nghĩ vậy, ông liền kêu hai thám tử vô dạy phải đi điều tra ngay về gia thế, nguồn gốc tài sản cùng tánh tình hạnh kiểm của cha con Vĩnh- Tích.
Chiều hôm sau, các thám tử phúc trình kết quả đầy đủ cuộc điều tra. Suốt đêm đó, Bao Công ngồi nghiên cứu hồ sơ và suy nghĩ dữ lắm. Bỗng Bao Công gật đầu, vuốt râu, ra chiều đắc ý, miệng lẩm bẩm:
– Trình Vĩnh lúa còn nhỏ cũng chơi bời lêu lỏng, kết bạn với phường du đãng, thích rượu chè cờ bạc. Tới lúc cha mẹ qua đời, hắn mới gom góp tiền bạc mở một tiệm ngủ nhỏ có bốn phòng gần bến đò làm phương tiện sinh nhai. Kể ra cũng tạm đủ sống là may vì vì hắn lười bếng không muốn vất vả lại ham chơi bời. Vậy mà đột nhiên ba năm sau hắn trở nên cự phú sau một thời gian vắng nhà lối một năm, nói là đi buôn bán nơi xa. Rất có thể y trúng mối nên mới chóng giàu. Nhưng tiền đâu ra mà buôn bán đã chứ? Thằng Tích năm nay mười bảy tuổi, lại ra đời sau khi cha nó đã trở thành đại phú. Theo cuộc điều tra thì từ ngày có thằng Tích, cha nó đều đều chớ không có bộc phát nữa. Vậy thời kỳ khả nghi nằm trong khoảng từ mười tám đến hai mươi năm trước, tức là sau khi song thân Trình Vĩnh qua đời và trước khi thằng tích.
Nói đoạn bao Công lấy bút son phê lên hồ sơ một hàng chữ như sau: “Nếu hắn có ăn cướp thì là vào khoảng từ mười tám đến hai mươi năm trước. Cướp của ai? Ơû đâu? Lúc nào?”
Phê xong Bao Công xếp hồ sơ, thổi tắt cây bạch lạp và đi nằm.
Đang lúc mơ màng giấc điệp, Bao Công chiêm bao thấy mình đứng ngắm cảnh ở bờ sông. Đột nhiên ông thấy mặt nước sôi lên sùng sục. Rồi thì một con rồng đen từ từ nổi lên trên mặt nước. Nó phun nước ầm ầm một hồi, gương đôi mắt to tròn nhìn Bao Công trừng trừng.
Bỗng nó bay lại phía ông. Bao Công sợ hãi toan bỏ chạy nhưng không kịp, rồng đen đã đến trước mặt rồi. Giữa lúc Bao Công luống cuống thì có tiếng nói từ trên lưng rồng vọng xuống:
– Bao Đại nhơn đừng sợ. Con thần Long này tuy dữ tướng nhưng rất hiền lành, không làm hại Đại nhơn đâu. Bữa nay bổn thần muốn nói với Đại nhơn một điều.
Bao Công ngẩng lên thấy trên lưng rồng có một vị thần, mình vận áo rồng bào, tay cầm hốt bạc, đầu râu tóc bạc phơ.
– Xin Đại nhơn đừng trách thằng con bất hiếu ấy. Chẳng qua là hai mươi năm về trước mà ra như vậy. Nó là hậu thân của con hắc Long này.
Nói rồi, cỡi rồng bay đi mất. Bao Công giật mình tỉnh giấc thì trời cũng vừa hừng sáng, bèn sửa soạn đăng đường.
Ông cho kêu trình Vĩnh lên và hỏi rằng:
– Tài sản hiện nay của nhà ngươi ước độ bao nhiêu lượng bạc?
– Thưa thượng quan, lối hơn một trăm lượng.
– Cha nhiều dữ à. thế gia nghiệp ấy do ông bà để lại hay là do ngươi tạo lập ra?
– Thưa, cha mẹ chết đi để lại chút ít, chỉ để mua lại căn nhà nhỏ bé làm tiệm ngủ kiếm ăn.
– Ờ, nhưng nghe nói ngươi có đi buôn xa mà?
– Dạ có đi lối một năm, trúng lời nhiều mà thành giàu có.
– Tiền đâu ra mà vừa nhà ngủ lại vừa đi buôn.
– Dạ thưa dạ nhờ tiệm ngủ đông khách, nhiều lời nên có vốn đi buôn thêm.
– Nhà có nuôi tài phú phải không?
– Dạ phải, tên trương vạn là tài phú của tôi.
– Tiệm ngủ có giữ sổ sách không?
– Dạ có, vì có tài phú giỏi.
– Cha mẹ ngươi chết cách đây hai mươi năm, ngươi trở nên giàu có cách đây lâu mau?
– Dạ lối mười tám năm chi đó.
Hỏi tới đây Bao Công truyền dẫn Trình Vĩnh trở lại nhà giam rồi sai lính hoả bài đòi trương Vạn đem sổ sách về ba năm đầu tiên thành lập tiệm ngủ.
Lát sau Trương Vạn ôm ba cuốn sổ vô tới công đường. Bao Công mở cuốn có đề chữ “đệ nhất niên” và lật từng trang ra coi.
Xem xong ông gập sổ lại và bảo trương Vạn:
– Nhà ngươi giữ sổ sách phân minh lắm, ta có lời khen. Theo các điều ghi trong cuốn sổ này thì năm đầu cũng chẳng lời gì cho lắm, phải không?
– Dạ phải.
– Đã không lời mà chủ ngươi lại nuôi tài phú và hay rượu chè, cờ bạc, thì đủ ăn là hay phải không?
– Dạ, tệ hơn thế vì hụt vào vốn.
– Thế qua năm thứ nhì… thì có khá hơn không?
– Thưa khá hơn vì đầu năm thứ nhì, ăn tết xong, chủ tôi cho biết sẽ đi buôn bán nơi xa. Mới đầu tôi tưởng chủ tôi dẹp tiệm ngủ lấy vống đi buôn nên có ý buồn rầu. Nhưng không phải vì ông có đưa thêm vốn cho tôi…
– Bao nhiêu có nhớ không?
– Dạ năm lượng bạc chẵn.
– Đưa ngày mấy tháng giêng?
– Ngày bảy tháng giêng, sau khi khai hạ.
– Bữa trước có ai đến trọ không?
– Không, người khách nọ đầu tiên đến ngày mười tức là hai bữa sau khi chủ trao năm lượng bạc.
– Ngươi có trí nhớ tài nhỉ!
– Cái đó có ghi vô đầu sổ “đệ nhị niên” này. Khi quan đòi mang sổ lên, tôi có lật ngay trang đầu và trang cuối mỗi sổ coi qua lại để biết đường trả lời.
– Ngươi cũng thông minh đấy. Để ta coi có đúng không.
Bao Công vừa nói vừa mở sổ đệ nhị niên ra xem rồi gật đầu nói:
– Được rồi. Nhờ năm lượng bạc đó, ngươi ở nhà duy trì được nhà ngủ và cuối năm đó chủ ngươi trở về, hô là trung mối giàu to và qua năm thứ ba xuất thêm bạc ra khuếch trương nhà ngủ. Năm ấy chủ ngươi lấy vợ vá cuối năm sanh con trai đặt tên là Trình Tích. Phải vậy không?
– Dạ phải, thượng quan biết rõ mà chưa cần coi sổ đệ tam niên thì ngài quả có tài xét đoán như thần, đúng là lời đồn đại trong dân gian.
Bao Công không đáp chỉ lặng lẽ mở cuốn sổ thứ ba ra coi. Ông thấy ghi rõ số vốn Trình Vĩnh xuất thêm là tám mươi lượng bạc. Coi xong Bao Công hỏi trương Vạn:
– Trở về câu chuyện đầu năm thứ nhì, ngươi nói sau tết Trình Vĩnh có xuất năm lượng bạc để lại cho ngươi trước khi đi xa buôn bán. Ngươi có biết số bạc ấy hắn lấy ở đâu ra?
– Thưa, lâu ngày tôi quên rồi.
Bao Công cố hỏi:
– Ráng nhớ lại coi nào?
– Thưa hình như chủ tôi nói là vay được.
– Bây giờ ngươi tạm ra ngoài chờ ta sẽ hỏi yhe6m.
Trương vạn lui ra rồi, Bao Công mới thong thả xem kỹ lại ba cuốn nhật ký của tiệm ngủ Trình Vĩnh . Ông cau mày suy nghĩ hồi lâu rồi lẩm bẩm:
– Chỉ có hai giả thuyết. Một là Trình Vĩnh ăn cướp của ai ở ngay trong vùng vào khoảng cuối năm thứ nhất đầu năm thứ nhì. Hai là hắn làm điều chi phi pháp trong thời gian nói là đi buôn nơi xa, tức là năm thứ nhì. Thiệt là khó nghĩ quá. Làm sao tra ra manh mối bây giờ.
Ông đứng dậy chắp tay sau lưng đi bách bộ trong công đường. Bỗng ông nảy ra một ý kiến liền kêu thơ lại vô giao cho cuốn sổ “đệ nhất niên” của tiệm ngủ Trình Vĩnh và bảo rằng:
– Người chép riêng ra cho ta, tên họ cùng ngày đến và đi của các khách trọ nội trong tháng chạp. Khi làm xong kêu ngay Trương vạn vô cho ta hỏi nghe.
Lát sau, viên thơ lại cùng tài phú Trương Vạn trở vô. Bao Công xem qua danh sách khách trọ rồi trao cho Trương Vạn và hỏi rằng:
– Trong những người này, có ai than phiền bị mất bạc trong lúc trọ ở tiệm ngươi không?
– Dạ không, nếu có thì đã ghi trong sổ.
Bao Công soát lại sổ rồi đáp:
– Ờ không có thiệt. Thế còn cái ông Sãi Giang Long này đến chiều hai bảy tết rồi thấy ngươi ghi bỏ ra đi hồi nào không hay, tiền trọ không trả. Câu chuyện thế nào ngươi có nhớ không?
Thấy Trương Vạn có vẻ suy nghĩ, Bao Công nói tiếp:
– Câu chuyện đã lâu ngày, hai mươi năm còn chi. Ngươi cố ráng nhớ lại coi.
– Thưa, tôi nhớ ra rồi, Sãi Giang Long là khách cuối cùng của năm đó, vì là hai bảy tết rồi. Tối đó chủ tôi và tôi uống rượu quá say ra thấy cửa sau mở tôi mới kêu chủ cho hay.
– Nhà chùa này từ đâu đến và có mang theo tiền bạc chi không?
– Không nghe thấy từ đâu đến. Chỉ nghe sãi ấy cho hay theo lệnh thầy đi về chùa đang xây cất dở ở phía Đông Nam bến đò, lối chừng ba mươi dặm. Còn tiền bạc thì tôi không rõ. Nếu có ông ta đã trả tiền trọ, hà tất phải bỏ đi như vậy.
– Ngoài việc trên đây, ngươi có biết chủ ngươi đi buôn bán qua những vùng nào không?
– Dạ có nghe chủ nói đi làm ăn ở vùng Nam đất Tây Hộ này.
– Thôi được, bây giờ ta cho ngươi về. Hễ có lệnh đòi thì phải lên ngay và cấm ngặt không được tiết lộ cho ai những điều ta hỏi. Còn ba cuo61nnha65t ký này, ta cần giữ lại coi, chừng nào xong sẽ trả.
Trương Vạn vái chào ra về. Bao Công cho đòi gấp hai thám tử Trương Long và Triệu Hổ vô và truyền rằng:
– Hai ngươi nghe cho kỹ các điều ta dặn đây mà làm cho đúng. Trương Long khá đi ngay về phía Đông Nam bến đò, vô hỏi các chùa xem có vị sư sãi nào tw6n là Giang Long và xem người đó còn sống hay đã mất tích cách đây hai mươi năm và nếu mất tích thì hỏi có đem bạc chi không? Còn Triệu Hổ hãy xuống ngay vùng phía Nam đất Tây Hộ hỏi các quan sở tại xem lại sổ sách coi có vụ cướp bóc hay giết người cướp của xảy ra cách đây mười chín năm, mà tra không ra thủ phạm. Dù có hay không họ cũng phải lập tức phúc trình cho ta rõ.
Hai thám tử vâng lệnh lên đường ngay sáng hôm đó. Trong khi chờ đợi kết quả cuộc điều tra ở các nơi, Bao Công cũng ra lệnh cho thơ lại bổn đường lục hồ sơ các vụ trộm cướp sát nhân mười chín năm trước.
Thời gian lặng lẽ trôi qua. Cha con họ Trình bị tạm giam thấm thoát đã gần nửa tháng rồi. Cũng trong khoảng ấy Bao Công nhận được phúc trình của các nơi cho biết năm đó vì trúng mùa lại làm ăn dễ dàng nên các vụ trộm cướp hầu như không có xảy ra. Bao Công tự bảo:
– Nếu vậy thì Trình Vĩnh nói là trúng mối là trúng mối lớn nên giàu to cũng không phải là vô lý. Nếu Trương Long lại tìm ra sãi Giang Long thì đúng mình nghi oan cho Trình Vĩnh và thằng con nó phải bị chém đầu.
Nhưng hai bữa sau, mới sáng chưa tỏ mặt người, đã có lính vô bẩm với Bao Công có trương Long trở về xin vào trình gấp công việc.
Bao Công lật đật trở dậy ra công đường cho đòi Trương Long vào hầu.
Thám tử trình rằng:
– Tuân lệnh thượng quan, tôi đến dọ hỏi mấy chục chùa lớn nhỏ cách bến đò ba mươi dặm về phía Đông Nam, vì các chùa ở rải rác và có nhiều ngôi lập trên sườn núi nên thiểm chức phải mất nhiều ngày giờ…
Bao Công suốt ruột ngắt lời:
– Ta cũng dư biết như vậy rồi. Kết quả ra sao nói ngay đi đừng dài dòng nữa.
– Thưa thượng quan tôi đã tìm ra tung tích sãi Giang Long và có ghi đầy đủ vào phúc trình này.
Vừa nói thám tử vừa đệ lên án thư một tờ giấy viết đầy chữ.
Bao Công cầm lấy coi rồi gật đầu nói:
– Tốt lắm. Vậy là ngày hai bảy tết cách đây hai mươi năm, Hoà thượng củ trì chùa này có biểu sãi Giang Long đem về chùa một trăm lượng bạc do thiện nam tín nữ công quả nhà chùa để xây chùa mới, tô tượng, đúc chuông. Nhưng chờ mãi không thấy sãi ấy trở về. Có lẽ đúng là người đã đến trọ tại tiệm Trình Vĩnh đây.
Ủa mà sao ngươi không hỏi Hoà Thượng có trình báo cho quan quân biết không?
– Dạ có mà quên ghi vào tờ trình vì thiểm chức tưởng không quan hệ.
– Cũng được, thế Hoà Thượng trình ở đâu và kết quả ra sao?
– Dạ, trình với quan huyện sở tại, nhưng không rõ kết quả.
– Cái ông huyện này làm việc tắc trách quá. Ông ta đi đâu rồi.
– Dạ quan ấy hồi hưu rồi qua đời đã mười năm nay.
– Thôi cho ngươi về nghỉ. À khoan đi vội, chờ ta một chút. Nói đoạn Bao Công mở kéo lấy bạc ra thưởng cho thám tử.
Thám tử vái tạ lui ra. Bao Công đứng dậy toan vô thay áo đại thần để đăng đường bỗng chợt ông vỗ trán kêu:
– Trời! Hèn chi đêm nọ ta chiêm bao thấy con rồng đen ở sông nổi lên. Giang là sông Long là rồng. Giang ngạn Hắc long, rồng đen bên bờ sông. Thôi đúng là tên Vĩnh đã sát hại sãi giang Long để đoạt một trăm lượng bạc rồi.
Nói đoạn, Bao Công kêu lính sửa soạn bữa nay ông đăng đường xét hỏi Trìng Vĩnh sớm.
Lát sau, Bao Công vận áo đại thần ngồi uy nghi lẫm liệt trên ghế bành phủ da báo, hai bên có lính cầm gươm đứng hầu.
Ông truyền lính áp giải Trình Vĩnh vô và hỏi hắn rằng:
– Con ngươi có ý định giết bố, nó sẽ bị chém đầu, nhưng nhà ngươi cũng có tội… Vậy chuyện thật thế nào mau khai ra.
– Con tôi hung hăng, ngỗ nghịch tôi không thể dạy nó được nữa, nay thượng quan xử tử nó tôi cũng bằng lòng.
Bao Công cười nhạt, hỏi tiếp:
– Ngươi chưa hiểu ý ta. Ta muốn hỏi ngươi về một chuyện cũ kia.
– Thưa thượng quan có chuyện gì đâu?
Bao Công nhìn Trình Vĩnh không chớp mắt rồi chậm rải hỏi lớn:
– Chuyện sãi Giang Long cách đây hai mươi năm, nhớ không?
Tên chủ tiệm ngủ sợ quá tái mặt, chân tay run rẩy.
Bao Công thấy vậy liền vỗ án quát vang như sấm:
Giết sãi Giang Long đêm hai bảy tết để đoạt một trăm lượng bạc, đúng là mi. Mau nhận tội đi. Trương vạn cũng đã khai rồi. Có nhận tội không?
Trình Vĩnh luống cuống đáp:
– Dạ thưa có…
Rồi hắn ngưng bặt, trán đổ mồ hôi. Bao Công hô lính đem lò than hồng và kìm kẹp ra. Trình Vĩnh hết hồn đành khai ra hết.
Bao Công liền cho đào dưới gầm giường trong nhà ngủ thì quả nhiên bắt gặp xác sãi Giang Long còn nguyên không rã, chỉ khô quắt lại thôi. Gia nhân của Vĩnh đứng đó thấy vậy bảo nhau:
– Chắc là đầu thai báo oán đây. Năm xưa Hứa thị hạ sanh Trình Tích cũng tại phòng này.
Dân chúng hay tin kéo đến xem đông như kiến cỏ.
Bao Công nghe nói, cũng xuống tận nơi xem xét.
Trở về Nha, ông ra lệnh hạ ngục Trình Vĩnh rồi cho đòi Trình Tích lên hầu. Ông không đả động đến chuyện Trình Vĩnh giết sãi Giang long và hỏi liền:
– Bây giờ ngươi còn muốc giết cha nữa không?
Nó không trả lời.
Bao Công lại hỏi:
– Ta cho ngươi đi xứ khác làm ăn, không gặp mặt cha nữa chịu không?
Lúc đó Tích mới đáp cộc lốc:
– Tôi không có tiền.
– Ta cho một trăm quan làm vốn thì ngươi làm nghề gì?
– Cho một trăm quan thì tôi đem công quả vào chùa rồi thí phát quy y cửa phật.
Bao Công sai tịch thu tài sản của Trình Vĩnh xung vào công quỹ rồi trích xuất một trăm quan giao cho Trình Tích.
Tích cám ơn rồi lặng lẽ ra đi.
Bao Công ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi cầm bút làm án tuyên xử đày Trình Vĩnh đi nơi biên địa.