Bạch Nhật Quỷ Hồn

Chương 11: Hồi Gia Đã Song Ma -đông Hải Phu Thê Biệt


Bạn đang đọc Bạch Nhật Quỷ Hồn – Chương 11: Hồi Gia Đã Song Ma -đông Hải Phu Thê Biệt

Hãn Thanh nhắm hướng Đông Bắc phóng thật nhanh. Chàng biết thành Du Lâm ở cách đây vài chục dặm. Hãn Thanh muốn trắc nghiệm công lực bản thân nên dồn toàn lực bản thân vào đôi chân. Chàng hân hoan nhận ra thân pháp của mình giờ đây nhanh nhẹn hơn cả U Linh Tứ Vệ. Thế mà đôi vượn vẫn bám theo sát nút, không hề chịu kém một bước nào, chúng chạy bằng cả bốn chi, mỗi cái búng mình đã vượt quảng đường ba trượng, thân ảnh chỉ còn lờ mờ như bóng ma.
Hai khắc sau, Hãn Thanh ra đến đường quan đạo, cách cửa Nam thành Du Lâm vài dặm. Người ngựa qua lại khá đông, chàng và hai con vượn phải đi chậm rãi để dân chúng khỏi tò mò.
Nhưng đôi tuyết viên hiếm có đã không thoát khỏi những đôi mắt hiếu kỳ. Người ta ngắm nhìn, xôn xao, bàn tán và đổ ra vệ đường mà xem cho mãn nhãn. Đại Bạch và Tiểu Bạch chưa bao giờ thấy nhiều người đến thế, chúng sợ hãi đi nép vào Hãn Thanh, nắm lấy tay chàng.
Hãn Thanh mỉm cười trấn an chúng:
– Họ thấy hai người xinh đẹp nên ngắm nghía đấy thôi! Họ không có ác ý gì đâu!
Có lẽ chúng không hiểu được thế nào là đẹp xấu nên vẫn rụt rè.
Hãn Thanh biết không thể để kéo dài cảnh này, liền vòng tay hỏi một lão già:
– Mong lão bá cho biết nơi nào có bán ngựa và xe?
Lão vui vẻ chỉ lên hướng Bắc:
– Cách cửa thành một dặm có mục trường của lão họ Vương. Lão ta cũng bán cả xe nữa. Tráng sĩ cứ đến đấy mà mua.
Hãn Thanh cảm tạ rồi rảo bước, lát sau, chàng đã chễm chệ trên cỗ xe có mui bằng vải bạt.
Vùng quan tái phía Bắc Thiểm Tây cực kỳ lạnh giá, mới đầu Đông mà tuyết đã rơi dày, không gian u ám vì vầng dương chính ngọ chỉ chiếu sáng lờ mờ. Hãn Thanh ghé vào tiệm bán y phục bên đường trục chính trong thành mua ít áo quần.
Thấy chàng khoác áo ngự bào, đội nón rộng vành, đôi vượn cũng kéo tay chàng đòi hỏi…
Hãn Thanh cười xòa, nghĩ như vậy cũng hay, liền bảo chủ tiệm lấy thêm hai tấm áo khoác lông cừu và nón tre.
Chúng thấp hơn chàng nên tà áo phủ đến cổ chân, nếu thêm đôi ủng da nữa thì che được gần hết cơ thể.
Đại Bạch và Tiểu Bạch có dáng đi thẳng đứng như người nhưng hơi khệnh khạng một chút, vì vậy người trong tiệm phì cười khi thấy chúng xênh xang áo mới.
Lúc đầu, khi thấy đôi vượn to lớn bước vào ai cũng khiếp vía, giờ mới yên tâm mà cười nói:
– Râu ria của Hãn Thanh mọc đầy nửa mặt, chàng vẫn để nguyên, không buồn cạo. Mua thêm lương thực và nước uống, chất đầy vào xe xong, chàng rời Du Lâm, đi về hướng Tây.
Mười ngày sau, Hãn Thanh đến Tinh Châu, ghé vào thăm Hà gia trang.
Chàng lặng người khi thấy cơ ngơi của Tinh Châu Tài Thần giờ chỉ còn là đống gạch đá cháy đen, nham nhở.
Chàng hỏi thăm tòa thất phía trước, nghe nói họ bị tập kích đêm mười chín. Đêm ấy, trời nổi dông tố, và tối đen như mực, cát đá bay đầy thành, sáng ra người chung quanh mới biết Hà gia trang đã cháy rụi và đầy xác chết.
Hãn Thanh đoán rằng đây là thủ đoạn của Thần Tiên Giáo, lòng vô cùng lo lắng cho Mộ Dung Hầu Phủ, liền quất ngựa chạy như bay. Chàng kiêm trình ngày đêm, thay ngựa bốn lần mới đến được bờ bắc Hoàng Hà vào trưa ngày mùng tám tháng mười một.
Hãn Thanh bỏ xe ngựa, mướn thuyền con sang sông, rồi cùng đôi vượn trổ khinh công chạy về Lạc Dương. Lòng chàng nóng như lửa dốt nên chẳng còn lưỡng lự gì nữa, cùng Đại Bạch và Tiểu Bạch lướt đi như ba chiếc bóng, khiến người trên đường phải trố mắt ra nhìn.
Ngay tối hôm ấy, họ vượt sông Lạc Hà vào thành Lạc Dương. Hãn Thanh nhận ra có nhiều toán nhân thủ đi về hướng Hầu Phủ, liền đủng đỉnh bám theo.
Năm nay trời rét đậm, vùng phía Nam Hoàng Hà cũng đổ tuyết tơi bời.
Bách tính lên giường sớm, đường trong thành vắng tanh, dù chỉ mới giữa canh hai.
Thấy Hầu Phủ vẫn còn nguyên vẹn, chàng thở phào nhẹ nhõm. Hãn Thanh giả trang, quàng vai đôi vượn, ngả nghiêng đi hết một vòng quanh phủ để xem cách bố trí của đối phương.
Hầu Phủ chiếm tọa một khu đất rộng hai mươi mẫu vuông, đại môn nằm trên đường trục chính Bắc Nam, ba phía còn lại đều giáp với đường lộ nhỏ.
Với chu vi rộng như vậy, việc phòng thủ sẽ rất khó khăn vì không đủ quân số để rải ra. Trước giờ, Hầu phủ vẫn vững vàng là nhờ có doanh trại của Tổng Binh Lạc Dương đóng ở gần đấy. Nhưng qua trường hợp của Hà gia trang, chàng sợ rằng ưu thế kia không còn quan trọng. Bằng chứng là thủ hạ của Thần Tiên Giáo đã tràn ngập khu vực này.
Nhân số gia đinh trong Hầu Phủ chỉ độ hơn trăm, khó mà chống lại một cuộc tập kích vũ bão và chớp nhoáng.
Đến một đoạn vắng phía sau Hầu Phủ, thấy chung quanh không có ai, Hãn Thanh lao vút lên đầu tường. Độ cao trượng rưỡi chẳng thể làm khó dễ chàng và đôi vượn tuyết.
Tuy không bị phát hiện nhưng Hãn Thanh cũng hài lòng khi thấy những chốt canh được rải khắp nơi. Vậy là Nhất Bất Thông đã biết tin dữ ở Hà gia trang nên tăng cường việc phòng thủ. Bọn người đang ẩn mình trên cây kia không có lỗi vì thân pháp của chàng giờ đây đã đạt đến mức thần sầu quỉ khốc, vô thanh vô cảnh.
Chàng lại thông thuộc địa hình nên tiến vào rất dễ dàng, người lạ chẳng thể được như vậy.
Vượt hết vườn hoa, Hãn Thanh bảo hai con vượn lên cây hòe cổ thụ phía sau khu hậu viện.
Trong những ngày bôn hành, chàng và chúng có dịp gần gũi nên rất hiểu ý nhau. Do chúng không chịu ở trong thùng xe ngột ngạt, thường ra phía trước ngồi cạnh chàng. Hãn Thanh dần dần hiểu được ý nghĩa chủa những âm thanh và cử chỉ kia.
Có đôi thần vật trấn giữ mặt sau, Hãn Thanh yên tâm tiến vào. Thấy cửa sổ phòng Tiểu Thuần còn le lói ánh đền, chàng háo hức áp sát nép bên song của.
Tiểu Thuần vẫn giữ lối trang phục cố hữu, luôn luôn là một màu trắng trinh nguyên và mái tóc huyền buông xõa ôm lấy gương mặt xanh xao.
Giờ đây, nàng ngồi một mình nhìn ngọn nến chập chờn, nước mắt chảy dài trên má. Tuy không hề trang điểm nhưng nàng vẫn là người xinh đẹp nhất trong bốn vị phu nhân của Hãn Thanh. Chàng không hề biết nàng bao nhiêu tuổi và cũng không bao giờ hỏi, chàng chỉ biết mình yêu nàng bằng trái tim nồng thắm. Tiểu Thuần là mối tình đầu huyền hoặc của cậu bé mười ba tuổi, nên mãi mãi chẳng phai mờ.
Bỗng Tiểu Thuần đứng lên mở cửa rời phòng, có lẽ để đi vệ sinh. Hãn Thanh mừng rỡ bẻ cong song sắt chui vào rồi sửa lại như cũ. Chàng nhanh nhẹn nhảy lên giường, trùm kín trong chăn, hồi hộp chờ đợi.
Tiểu Thuần đã hí lộng chàng quá nhiều, giờ đây chàng phải trả đũa! Hãn Thanh còn trẻ nên đôi lúc cũng rất tinh nghịch.
Thấy Tiểu Thuần trở lại, Hãn Thanh bế khí nằm im trong bóng tối, vì biết võ công nàng rất thâm hậu.
Tiểu Thuần vô tình, điềm nhiên nằm xuống giường. Nàng đã tắt nến nên không thể nhận ra một đống lù lù ở mé trong.
Hãn Thanh lập tức vươn tay điểm nhanh vào hai huyệtCơ Môn trên đùi và hai huyệt Kiên Nguy trên vai đẻ phong tỏa tứ các hạ Tiểu Thuần. Chàng không quên điểm luôn huyệt Quyền Liêu để khóa xương hàm, phòng nàng cắn lưỡi tự sát và huyệt Á Môn để nàng khỏi la hét.
Sau khi ăn được Bạch Hỏa Quả, nhãn lực Hãn Thanh có thể nhìn xuyên đêm tối nên thủ pháp rất chuẩn xác.
Chàng còn thấy rõ dôi mắt huyền kia trợn tròn vì sợ hãi. Hãn Thanh bất nhẫn cúi xuống hôn lên trán nàng rồi thì thầm:
– Nàng là Bạch Nhật Quỷ Hồn còn ta là Tuyết Phụ Hồ Ly đây!
Nghe giọng nói quen thuộc, Tiểu Thuần ứa lệ. Vừa được giải huyệt đã ôm lấy trượng phu khóc vùi. Tính nàng kín đáo nên không khóc thành tiếng, chỉ nấc nhẹ, vai gầy run rẩy.
Lửa dục trong người Hãn Thanh rất vượng, nếu không nhờ Nhất Nguyên Tâm Pháp mầu nhiệm thì chàng đã biến thành kẻ dâm đãng. Nhưng đối với ái thê thì chàng chẳng cần phải giữ gìn, gầy ngay cuộc ái ân cho bõ những ngày xa cách.
Tiểu Thuần thẹn thùng đón nhận, bồng bềnh trong giấc mộng vu sơn.
Hãn Thanh xiết chặt thân hình óng ả thon dài, liên tiếp đưa nàng đến những bến bờ hoan lạc.
Cuối canh ba hai người vẫn chưa chịu rời nhau. Trời bổng nổi cơn giông gió, thổi ào ào như muốn lật cả mái ngói và hành lang.
Hãn Thanh thì thầm:
– Chắc là bọn Thần Tiên Giáo tấn công. Ta đã phát hiện có rất nhiều người khả nghi quanh phủ.
Tiểu Thuần trách yêu:
– Vậy sao tướng công không nói sớm mà cứ đắm mình vào chuyện mây mưa?
Hãn Thanh mỉm cười:
– Võ công của ta giờ đây còn cao siêu hơn cả nàng, lẽ nào lại sợ hãi đối phương mà không dám ôm ấp ái thê?
Tiểu Thuần mừng rỡ nói:
– Thế thì hay lắm! Thần Tiên Giáo đã liên kết với Nam Thiên Quỷ Hồ Thập Bát Động ở Tứ Xuyên để khuynh đảo võ lâm. Nam Thiên Tổng Giám Tư không Nhạ võ công cao cường và lại có tài hô phong hoán vũ. Chính lão đã tạo ra cơn giông tố ở Tinh Châu, cầm chân quan quân mà tiêu diệt Hà gia trang.
Hãn Thanh vội hỏi:
– Hà nhạc phụ, nhạc mẫu có sao không?
Tiểu Thuần lắc đầu:
– May mà Hà Tài Thần đã chuẩn bị sẵn đường ngầm trổ ra bờ sông nên Phi Châm Môn thiệt hại không đáng kể. Hiện giờ họ đang có mặt ở đây.
Hãn Thanh đã hiểu vì sao Hầu Phủ lại có đủ người để lập phòng tuyến dày đặc như vậy!
Chợt nhớ tới hai con vượn trên cây hòe, Hãn Thanh vội mặc y phục, mở cửa sau chạy ra vườn gọi chúng.
Đại Bạch và Tiểu Bạch đang khốn khổ vì cơn giông đe dọa nhổ bật gốc cây hòe, mừng rỡ nhảy xuống ngay. Hai chiếc nón rộng vành đã bay mất từ lâu.
Hãn Thanh đưa chúng vào phòng, giới thiệu với Tiểu Thuần:
– Day là Đại Bạch và Tiểu Bạch, kẻ trấn giữ Băng Hỏa Động!
Chàng bảo hai con vật:
– Hãy chào đại phu nhân!
Đôi vượn vòng tay cúi chào rất ngộ nghĩnh. Tiểu Thuần thích thú vuốt ve chúng:
– Ôi chao! Sao chúng đáng yêu quá!
Bỗng phía sau vang lên tiếng quát tháo, tiếng vũ khí va chạm vang trời.
Hãn Thanh, Tiểu Thuần vội chạy ra xem. Chàng phát hiện phía Bắc thành có một đám cháy lớn, liền bảo Tiểu Thuần:
– Không những chúng dùng tà thuật mà còn đốt kho lương thảo để quân triều đình phải lo cứu hỏa, không thể hổ trợ Hầu Phủ.
Tiểu Thuần trấn an:
– Tướng công yên tâm, lực lượng của U Linh Cốc cũng đã bí mật có mặt trong phủ, chúng ta đang giăng một mẻ lưới, chờ đợi bọn Thần Tiên Giáo!
Nàng chỉ lên nóc đại sảnh hai tầng:
– Tướng công nhìn kìa! Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường đang làm phép để phá tà công của đối phương!
Hãn Thanh nhìn lên, thấy một lão nhân mặc đạo bào trắng, tóc xõa đứng giữa hai người cầm đuốc. Đây là loại đuốc lân hỏa, tỏa ánh sáng xanh mờ, không tắt vì gió bão.
Đạo nhân kia tay cầm kiếm gỗ, tay cầm bó nhang, vẽ vào không trung những đường nét lạ lùng, miệng lâm râm khấn niệm.
Kỳ diệu thay, lát sau giông tạnh gió ngừng và Hầu Phủ sáng rực bởi mấy trăm ngọn đuốc. Phe đối phương hiện rõ là những gã mặc hắc y đen kịt.
Chúng chưa kịp hết ngơ ngác thì bị những mũi tên từ lùm cây, bụi hoa bay đến cắm vào cơ thể.
Tài xạ tiễn của đám môn nhân nhà Mộ Dung có sẵn trong huyết thống, chuẩn xác không thua người Mông Cổ.
Hãn Thanh thấy mặt trận phía sau rất vững vàng, liền kéo Tiểu Thuần ra phía trước.
Bọn thủ lĩnh Thần Tiên Giáo rất cao ngạo nên không thèm vào từ phía sau. Họ nhân lúc giông tố mịt mù, vượt tường vào thẳng sân gạch, bị trận mưa tên cầm chân.
Giờ đây, dưới ánh đuốc sáng rực, hai phe đang đứng đối diện nhau. Tuy thấy Hầu Phủ được phòng vệ nghiêm mật, vững chắc, nhưng Hải Hà Tiên Tử vẫn tin vào thắng lợi, vì mụ đã đem theo toàn bộ những cao thủ đầu não.
Nếu mụ biết rằng trong tầng dưới tối om của tòa đại lâu có cả Tề Tổng Giám và năm vị Phán Quan thì sẽ không còn đắc ý nữa.
Trên lan can lầu là ba người vợ của Hãn Thanh và bọn Chu Minh, Bạch Nguyên Giáp.
Không thấy Lão Hầu Gia đâu, Hãn Thanh hỏi Tiểu Thuần:
– Phải chăng gia gia đang ở trong mật thất?
Nàng gật đầu, đưa chàng vào cửa sau đại sảnh. Lối xuống mật thất nằm dưới chân cầu thang lên lầu.
Lão Hầu Gia đang ngồi trò chuyện với Đại Phán Quan, cạnh khay trà và giá nến. Trông Mộ Dung Cẩn như già đi nhiều. Tuy tin vào tướng số, nhưng sự mất tích quá lâu của cháu yêu đã khiến ông phiền muộn.

Thấy có tiếng chân người bước xuống thang, ông quay ra bảo:
– Thuần nhi đấy ư?
Cách ăn mặc của nàng đã rất quen thuộc với Lão Hầu Gia. Sau ngày được tin Hãn Thanh mất tích ở Hồ Sơn, Mộ Dung Cẩn hầu như không ngủ được và chỉ có mình Tiểu Thuần đủ sức thức để hầu hạ, trò chuyện với ông. Lạc Bình, Hà Hồng Hương, Đạm Vân đều ngáp dài lúc nửa đêm. Riêng Tiểu Thuần vẫn tỉnh táo như loài chim đêm.
Tiểu Thuần khẽ dạ, Lão Hầu Gia yên tâm tiếp tục đàm đạo, nên không biết rằng sau lưng Tiểu Thuần còn có một người nữa.
Tiểu Thuần cười gọi:
– Gia gia thử nhìn xem ai đây?
Từ lâu rồi, nàng không có giọng nói vui vẻ như vậy. Mộ Dung Cẩn giật mình nhìn lại. Hãn Thanh phục xuống ra mắt:
– Hãn Thanh bái kiến gia gia và Đại Phán Quan!
Mộ Dung Cẩn run rẩy nói:
– Tạ Ơn Phật tổ! Cháu yêu của lão phu đã về!
Lão ôm lấy chàng, hai hàng lệ già nua tuôn như suối.
Hãn Thanh cũng không cầm được nước mắt trước lòng yêu thương vô bờ bến của nội tổ. Chàng gượng cười:
– Để tiểu tôn quét sạch bọn cường địch rồi sẽ hàn huyên với gia gia.
Mộ Dung Cẩn buông chàng ra, cười khà khà:
– Nghe khẩu khí thì dường như ngươi lại gặp kỳ duyên nữa rồi phải chẳng?
Hãn Thanh ngượng ngùng gật đầu:
– Tiểu tôn may mắn có thêm được vài chục năm công lực.
Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường bỗng nói:
– Lão phu cho rằng công tử nên cải trang, bất thần xuất thủ mới mong hạ ngay được Hải Hà Tiên Tử. Kiếm thuật của mụ ta đã đến đỉnh cao của võ học, khó mà giết được! Mụ ta lại rất xảo quyệt, thấy nguy là đào tẩu ngay.
Hãn Thanh tán thành:
– Diệp đại thúc bàn rất phải, nhưng vãn bối không có mặt nạ!
Diệp Lãm Trường mỉm cười:
– Lão phu tuy là Đại Phán Quan nhưng võ nghệ còn kém cả Lục đệ, chỉ có chút tài môn về bùa chú tà thuật hóa trang.
Họ Diệp mở tay nải dưới chân, lấy rương gỗ đựng dụng cụ và nói:
– Lão phu sẽ biến công tử thành lão Hầu Gia. Đối phương khinh thường tất phải mắc mưu.
Thân hình và gương mặt Hãn Thanh khá giống Mộ Dung Cẩn nên việc dịch dung rất dễ dàng. Tóc đen rắc phấn thành trắng, râu giả làm bằng tóc của lão Hầu Gia. Dưới ánh đuốc, khó ai phân biệt được nên chẳng cần phải quá kỹ lưỡng. Chỉ nửa khắc sau, Hãn Thanh đã biến thành lão Hầu Gia. Chàng mặc y phục của ông nội, xách thanh Hầu Tước Kiếm cùng Tiểu Thuần ra ngoài.
Lúc này, cuộc chiến đang khốc liệt và phần thắng nghiêng về phe khách.
Hãn Thanh cho rằng Quang Minh Tôn Giả còn đáng sợ hơn Hải Hà Tiên Tử nên quyết tìm diệt lão trước. Lúc này Tôn Giả đang đấu với Tam, Tứ Phán Quan của U Linh Cốc, ở gần thềm đại sảnh.
Hãn Thanh giả giọng già nua:
– Khúc Tú Sơn, mau đền mạng cho cháu ta!
Nhất Bất Thông Chu Minh đang đứng trên lan can lầu điều động nhân thủ, kinh hãi kêu lên:
– Sao lão Hầu Gia lại ra đây làm gì?
Hãn Thanh không đáp, bước đến bảo hai bà lão họ Lâm:
– Nhị vị mau tránh ra.
Quang Minh Tôn Giả thấy con mồi xuất hiện, mừng rỡ nhẩy lùi, không đánh nữa. Hai vị Phán Quan vội cản Mộ Dung Cẩn lại, nhưng Tiểu Thuần đã ở phía sau cột truyền âm gọi họ.
Hai người hiểu ý, giả đò lúng túng, không dám ngăn bước lão Hầu Gia nữa.
Mộ Dung Cẩn giả đưa kiếm chỉ mặt họ Khúc mắng:
– Lão phu sẽ lấy đầu ngươi mà tế mộ Hãn Thanh.
Đêm nay, Thần Tiên Giáo đến đây cũng chỉ với mục đích bắt sống lão Hầu Gia, dùng tà pháp điều tra đường đi Kim Ngọc Bồng Lai Đảo. Khúc Tú Sơn thầm cân nhắc để khi xuất thủ không có hại đến mạng con tin.
Chính vì vậy, Tôn Giả chỉ dồn có sáu thành công lực đạo vào song thủ.
Khi lão nhận ra chiêu kiếm của đối phương hung hiểm tuyệt luân thì không còn trở tay kịp.
Hãn Thanh đã dồn hết công lực vào chiêu Sở Phách Nan Hồi, xé toang đám mây chưởng kình xanh nhạt, thọc kiếm vào thân thể Khúc Tú Sơn.
Thương thay cho một bậc kỳ nhân xuất chúng, vì tham sắc mà chết chẳng toàn thây. Ngực lão thủng chín lỗ và thủ cấp lăng lông lốc trên sân gạch.
Hãn Thanh hít liền một hơi dưỡng khí, lướt nhanh về phía Hải Hà Tiên Tử. Đấu thủ của mụ chính là Bắc Thiên Quỷ Hồ Tổng Giám Tề Phi Tuyết nhạc phụ của chàng.
Quang Minh Tôn Giả chết rất êm thắm nên Mai Thanh Phố chưa kịp nhận ra. Hơn nữa, mụ còn phải chú tâm đối phó với pho ®o ®nh Chưởng Pháp quỉ dị vô song nên không thể phân tán tư tưởng được.
Hãn Thanh lặnh lẽ tung mình lên không xuất chiêu Vũ Lạc Bình Sa, mũi kiếm chớp lên, hóa thành muôn ngàn giọt mưa lấp lánh, phủ kín đối phương.
Hải Hà Tiên Tử là người cơ cảnh, quyền biến, lập tức nhận ra hiểm họa.
Mụ vũ lộng bảo kiếm, chống đỡ cả hai người.
Nhưng giờ đây, Hãn Thanh đã có hơn hoa giáp công lực, kiếm thuật đạt đến mức vi diệu. Mũi kiếm chàng điểm như mưa vào lưới thép quanh thân đối phương. Đúng lúc màn kiếm quang kia bị chấn động bởi chưởng kình của Tề Tổng Giám, chàng thọc kiếm xuyên qua chỗ sơ hở, đâm vào ngực trái Mai Thanh Phố.
Nhưng Tiên Tử là nữ nhân và có gò nhũ phong to tròn, khêu gợi nên đã cản bớt lực đạo của đường kiếm. Mụ chỉ bị đâm gẫy một rẽ xương lồng ngực chứ không lủng tim. Người có kiếm thuật thượng thừa ra tay rất chừng mực, và rút ngay để tránh những đòn phản kích của đối phương. Hãn Thanh quên rằng Tiên Tử là nữ nhân nên không thọc sâu mũi kiếm hơn nữa.
Tiên Tử rú lên, trúng thêm một chưởng của Tề Tổng Giám văng ngược ra phía sau. Nhưng mụ không chết, đào tẩu mất dạng.
Đông Nhạc Thần Đao và Bắc Nhạc Quỷ Trảo vội mở đường máu đào vong. Nhưng trong Hầu Phủ đã biết tin Hãn Thanh trở vể nên mừng rỡ, bỏ mặc phe đối phương, không thèm truy sát. Thực ra ba trăm giáo đồ Thần Tiên Giáo chỉ còn sống vài chục mạng.
Đầu tháng chạp, Hầu Phủ rộn ràng khách bốn phương đến dự ngày đại hỉ của Tiểu Hầu Gia. Sau khi giết chết Quang Minh Tôn Giả và đả thương Hải Hà Tiên Tử thì danh tiếng của Hãn Thanh đã lẫy lừng thiên hạ.
Tuy không nhận được thiệp mời nhưng các đại phái như Hoa Sơn, Võ Đang, Hằng Sơn, Cái Bang… đều theo phái Thiếu Lâm đến dự lễ cưới.
Thần Tiên Giáo âm thầm khống chế các phái trong mấy năm qua, nhờ Hãn Thanh mà họ mới thoát vòng kềm tỏa.
Cái Bang thì nhớ ơn Bất Biệt Cư Sĩ đã cứu mạng tiền nhiệm cố bang chủ Đặng Nghi Trung. Đương kim bang chủ chính là hậu nhân họ Đặng.
Mấy chục bang hội lớn nhỏ ở Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô cũng mang lễ vật đến mừng đại hỉ. Chiến thắng của Hầu Phủ đã khiến họ tăng phần dũng khí, thôi không cống nạp cho Thần Tiên Giáo nữa. Họ đồng thanh đề nghị Tiểu Hầu Gia đứng đầu cuộc tiểu trừ Thần Tiên Giáo, tiêu diệt mầm họa cho võ lâm.
Nhất Bất Thông Chu Minh cười đáp:
– Chư vị cứ đem lực lượng đến Lạc Dương đúng ngày đầu tháng hai, chúng ta hội quân đánh một trận là xong.
Cử tọa đều hứa sẽ y hẹn. Nhân dịp này, Quỷ Hồ Tổng Giám tuyên bố rút lui và chức vụ Tổng Giám sẽ do Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường nắm giữ.
Trước khi trở về Tứ Xuyên, song thân của Tiểu Thuần đã cảnh báo rằng Nam Thiên Quỷ Hồ Thập Bát Động có ý định bành trướng vào Trung Nguyên, việc cho cao thủ hỗ trợ cho Thần Tiên Giáo chỉ là bước thăm dò. Họ sẽ mượn cớ báo thù cho ái tử Tư Không Cổn để kéo quân vào đất Hà Nam! Nam Thiên Tổng Giám Tư Không Nhạ đã kể rằng:
Hãn Thanh vì dành gái với Tư Không Cổn đã hủy chân gã ở Hán Trung.
Hãn Thanh ngớ người biện bạch:
– Bẩm nhạc phụ! Tiẻu tế chưa bao giờ bước chân đến thanh lâu!
Viên Nguyệt Hằng Nga dấm dẳng nói:
– Lúc ấy tướng công chưa cưới bọn thiếp, nếu có giải khuây cũng chẳng sao, hà tất phải giấu diếm?
Giọng nàng chua như dấm khiến ai cũng phì cười.
Tề Phi Tuyết tủm tỉm nói:
– Hay là hiền tế biết gã là người từng có hôn ước với Đạm Vân nên nổi ghen mà hạ thủ?
Hãn Thanh ngượng ngùng không biết nói sao. Bỗng chàng nhớ lại việc mình ném chiếc đĩa bạc vào chân gã dâm tặc khi gã chạy qua nóc kỹ viện Lan Hương. Chàng quay lại bảo ả thị tỳ hầu rượu:
– Ngươi ra gọi U Linh Tứ Vệ vào đây!
Lát sau, cả bốn gã Quỷ Tốt có mặt. Hãn Thanh hỏi Đặng Thám:
– Lúc vào trọ trong khách điếm ở Hán Trung, ngươi đã khai với chưởng quỉ tên thật hay giả?
Dặng Thám sợ hãi đáp:
– Dạ bẩm công tử! Thuộc hạ cho rằng không cần giấu diếm nên đã nói tên thật.
Hãn Thanh gật gù, bảo chúng ngồi xuống, rồi kể lại việc mình uống rượu trên lan can, bắt gặp một hán tử hắc y bắt cóc lương nữ, nên đã hạ thủ.
Tứ Vệ hiểu nguyên do, đồng thanh biện minh cho chủ nhân. Tứ Vệ Mễ Bất Thông nói:
– Bẩm chư vị! Hôm ấy cả bốn anh em thuộc hạ đều ở trong Lan Hương kỹ viện, còn công tử ở lại khách điếm. Quả thực người ta đã phải bắc thang trèo lên mái ngói để đưa thiếu nữ kia xuống.
Nhờ vậy, mọi người mới hiểu rõ nguồn cơn. Trịnh Công hài lòng nói tiếp:
– Có lẽ Tư Không Cổn đã cho thủ hạ điều tra khách điếm, biết được danh tánh người trọ trong phòng ấy! Thế mà gã lại bịa chuyện để vu khống cho Thanh nhi.
Tề Phi Tuyết lưỡng lự:
– Có thể Tư Không Tổng Giám biết rõ sự thực, vì quá hiểu tính nết con mình. Chẳng qua lão nham hiểm, mượn cớ ấy để thực hiện dã tâm! Lão phu chẳng lạ gì tâm địa của Tư Không Nhạ!
Nhất Bất Thông Chu mInh hỏi ngay:
– Thủ hạ của Nam Thiên Quỷ Hồ Thập Bát Động có bản lãnh gì lợi hại, mong Tề lão huynh chỉ giáo cho.
Họ Tề vuốt râu đáp:
– Tứ Xuyên là vùng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc nên Nam Thiên Thập Bát Động rất đông đảo và hùng mạnh. Trong lúc lão phu và đệ tử chỉ lo viện luyện đan và tu tiên, thì Tư Không Nhạ ráo riết thu tóm quyền lực và lợi lộc.
Đệ tử của lão ta đông đến hơn ngàn, ngoài khinh công và chưởng pháp Tổ truyền, họ còn được huyấn luyện đao pháp và xử dụng ám khí. Tóm lại, bản lãnh họ lợi hại hơn đệ tử bổn Cốc.
Thiết Địch Thần Y nói với giọng đầy hào khí:
– Néu Tiểu Hầu Gia chịu đem thủ pháp Sách Hồn Phi Tiễn truyền lại, thì lực lượng chúng ta sẽ đâu thua gì ai?
Mộ Dung Cẩn cười khà khà:
– Lão phu tán thành cao kiến của Bạch hiền điệt.
Bạch Nguyên Giáp thua lão Hầu Gia hai mươi tuổi, nên vui vẻ nhận vai con cháu! Hơn nữa, Hãn Thanh gọi họ Bạch bằng lão bá!
Tinh Châu Tài Thần Hà Hồng Tập mỉm cười:

– Lạo Hầu Gia phải nuôi cả Phi Châm Môn và U Linh Cốc, e rằng sẽ sạt nghiệp mất thôi.
Mộ Dung Cẩn xua tay:
– Tổ phụ họ Mộ Dung đã mang về từ Kim Ngọc Bồng Lai Đảo số châu báu rất lớn, có ăn mười đời cũng không hết. Hà hiền điệt và Tề hiền điệt đừng bận tâm vì việc ấy.
Câu nói của ông đã khiến Hãn Thanh lo lắng:
– Không biết giờ này Hải Trường Công Chu Kích đã khởi hành chưa nhỉ?
Có lẽ tiểu tôn phải đi Sơn Đông ngay mới được.
Chu Minh trấn an:
– Lão phu đã cho người giám sát dinh Tổng Đốc Sơn Đông. Tuy họ Chu đã chuẩn bị xong thuyền bè, nhưng mùa đông năm nay lạnh giá chưa từng thấy, không những vịnh Liêu Đông đóng băng mà ngay ven biển phía Nam Sơn Đông cũng đầy những khối băng trôi. Vì vậy Hải Trường Công không dám ra khơi, có lẽ lão phải chờ đến sang xuân. Thanh nhi cứ yên tâm hưởng tuần trăng mật.
Bốn nàng đỏ mặt cúi đầu, nhưng vẫn liếc Hãn Thanh. Bốn đêm ân ái mặn nồng khiến họ chẳng hề muốn xa chàng.
Trong lúc Hầu Phủ đang vui vẻ như thế thì Tổng Đàn Thần Tiên Giáo trên núi Bách Phong Tung Sơn buồn như đưa đám.
Hải Hà Tiên Tử phải nằm im trên giường vì vú trái cương to như quả dưa hấu, đau nhức thấu trời.
Nhũ phong của mụ quá lớn nên vết thương sâu đến gần gang tay không thể nào đưa thuốc vào đến đoạn xương lồng ngực bị đâm gẫy.
Đây là ngoại thương phải trong uống ngoài thoa mới mong lành được.
Vả lại Tiên Tử đau xót cho gò bồng đảo mỹ miều của mình, dầu có được chữa lành cũng sẽ rất xấu xí vì núm vú đã bị đứt lìa.
TiênTử luôn miệng nguyền rủa Hãn Thanh, chửi lây cả bọn tỳ nữ và thủ hạ:
Mai Thanh Phố yêu quý sắc đẹp của mình còn hơn tính mạng, và rất tự hào về tấm thân tuyệt mỹ. Mụ cứ ước ao rằng Nhị Phán Quan Hồ Vượng còn sống để trị vết thương và khôi phục vẻ đẹp của bộ ngực.
Nhưng lão đã chết và chỉ còn một mình Thiết Địch Thần Y Bạch Nguyên Giáp là có khả năng ấy!
Và bên cạnh nỗi đau này, Tiên Tử còn có mối lo cho bá nghiệp. Đã mấy ngày nay các lão ma đầu không vào vấn an, phải chăng họ đã âm mưu làm phản, chiếm đoạt cơ nghiệp Thần Tiên Giáo?
Với thương tích trầm trọng này, Mai Thanh Phố không thể vận khí, và chỉ còn là nữ nhân yếu đuối, bất cứ ai cũng có thể giết được.
Sáu ngày trước, Nam Nhạc Nhất Tà đã dắt Lãng Đãng Hồng Nhan Chúc Tây Sương thoát ly Thần Tiên Giáo. Hải Hà Tiên Tử đã có lời hứa từ trước nên không thể ngăn lại. Mụ vốn tiếc vì đã nói rằng:
sẽ giải phá lời thề cho Tứ Đại Kỳ Nhân khi có người đả bại được mình.
Như vậy, Đông Nhạc Thần Đao và Bắc Nhạc Quỷ Trảo cũng sẽ ra đi, nhưng họ vẫn ở lại tức là đã có âm mưu thâm độc.
Mai Thanh Phố đã dùng võ công và thân xác để khuất phụ họ. Nay võ nghệ không còn, vú trái thì sưng vù, thâm tím, còn gì làm vũ khí nữa?
Ngoài trời tuyết rơi mù mịt, không gian lạnh căm căm, dù trong phòng đã có đến bốn chậu than hồng đỏ rực, Mai Thanh Phố vẫn nghe lạnh cóng vì ngực và vai trái để trần. Mụ không thể mặc áo và cũng không thể phủ mền lên bầu vú sưng tấy.
Hứa Hữu Tinh ra lệnh cho bọn tỳ nữ rút lui rồi cười bảo:
– Mai giáo chủ! Tư Không Tổng Giám đến đây chữa bệnh cho nàng đấy!
Họ Hứa mỉm cười nham hiểm, bước ra ngoài. Hải Hà Tiên Tử gượng nói:
– Mong Tổng Giám lượng thứ, thiếp không thể ngồi lên được.
Tư Không Nhạ là một lão già thấp đậm, to ngang, râu ria xồm xoàm, trông giống một gã đồ tể hơn là một đạo sĩ. Mặt lão thô tháp, quê mùa, mộc mạc. Nhưng nếu nhìn kỹ, đôi mắt dài nhỏ lấp loáng hàn quang kia, mới biết con người này cực kỳ xảo quyệt và tàn nhẫn.
Nam Thiên Tổng Giám cười hềnh hệch, để lộ hàm răng nhỏ như răng chuột.
– Bần đạo nghe tin giáo chủ thọ thương, vội đến xem có giúp được gì chăng?
Lão ngồi ngay xuống mép giường, lột phăng chiếc mền bông, khiến toàn thân Tiên Tử phơi bày lồ lộ. Mai Thanh Phố kinh hoàng khi thấy ánh mắt đối phương tỏa ánh dâm tà. Nhưng đã quá muộn vì Tư Không Nhạ nhanh tay phong tỏa và lột phăng chiếc quần.
Hải Hà Tiên Tử suốt đời đem nhục dục cám dỗ nam nhân, giờ mới thấm thía cảnh bị cưỡng bức.
Tư Không Nhạ trút bỏ y phục, hung hãn dày vò thân xác Mai Thanh Phố.
Dương vật của lão to lớn dị thường, khiến Tiên Tử phải sa lệ vì đau đớn. Lại thêm vú trái bị chấn động bởi nhịp giao hoan, làm Mai Thanh Phố chỉ muốn chết mà không được.
Tiếng gào thét của Hải Hà Tiên Tử càng làm tăng thêm niềm phấn khích nơi Tư Không Nhạ. Lão chỉ dừng tay khi mụ ngất đi.
Nam Thiên Tổng Giám tát mạnh vào mặt để nạn nhân tỉnh lại. Lão cười hăng hắc:
– Bổn nhân sẽ tiếp quản cơ nghiệp Thần Tiên Giáo, và thường xuyên viếng thăm Tiên Tử.
Tư Không Nhạ mặc lại y phục bước ra, để mặc Mai Thiên Phố với niềm chua xót, phẫn uất.
Kẻ từ hôm ấy, Hải Hà Tiên Tử trở thành món đồ chơi cho bọn lão ma đầu. Bà muốn cắn lưỡi cũng không xong, sống lây lất nhờ nước cháo nấu với sâm già!
Hải Hà Tiên Tử gieo gió nên gặp bão, chịu đựng khổ hình cho đến cuối tháng chạp mới qua đời.
Tổng Đàn Thần Tiên Giáo lập tức trương chiêu bài mới:
Ngũ Long Bang.
Bang hội này có đến năm vị đồng bang chủ là Nam Thiên Tổng Giám, Bắc Nhạc Quỷ Trảo, Đông Nhạc Thần Đao, cựu bang chủ Hứa Hữu Tinh, cựu bang chủ Kiếm Bang Từ Cư Chính.
Ngũ Long Bang gởi thư đến các phái trong thiên hạ, nói rõ tôn chỉ chung sống hòa bình, cùng góp sức phù trì chính khí võ lâm.
Diễn biến này đã khiến giang hồ ngơ ngác, không hiểu hư thực thế nào.
Cho đến khi một tỳ nữ của Hải Hà Tiên Tử đào thoát khỏi Tổng Đàn Bách Sơn, thì cái chết thảm khốc của Hải Hà Tiên Tử mới lộ ra ngoài. Nhờ vậy võ lâm càng sinh lòng cảnh giác với Ngũ Long Bang!
Nhất Bất Thông Chu Minh đã cho người giám sát chặt chẽ trọng địa đối phương. Vì vậy, họ đã phát hiện cuộc ra đi bí mật của năm vị bang chủ Ngũ Long Bang đêm rằm tháng giêng.
Năm lão ma đầu này đi về hướng Đông, chỉ mang theo chừng năm mươi thủ hạ. Hầu Phủ lập tức triệu tập cuộc họp mật để bàn bạc!
Nhất Bất Thông tư lự nói:
– Lạ thực! Vì sao cả năm cùng đi một lượt, không để ai ở lại trấn giữ Tổng Đàn?
Tề Phi Tuyết nói đùa:
– Dường như họ sợ mất phần chia nên mới phải có mặt đông đủ!
Hãn Thanh khẽ giật mình nhưng không nói gì cả. Chàng bàn sang chuyện khác:
– Theo lời tiết lộ của ả thị tỳ Thần Tiên Giáo thì nghĩa phụ Nhất Tà đã cùng Lãng Đãng Hồng Nhan rời bỏ núi Tung Sơn, chẳng lẽ họ có tình ý với nhau?
Bạch Thần Y gật gù:
– Dường như là vậy. Nếu không thì Nhất Tà đã đến Hầu Phủ dự hôn lễ của Thanh nhi rồi! Chúc Tây Sương là kẻ có tội trong tấn thảm kịch của giòng họ Mộ Dung. Vì vậy Nhất Tà hổ thẹn, đưa tình nhân mai danh ẩn tích.
Lão Hầu Gia thở dài:
– Nay kẻ chủ mưu là Hải Hà Tiên Tử đã chết, nếu Khúc Tây Sương thực tâm hối cải thì lão phu cũng bỏ qua chuyện cũ!
Hãn Thanh thầm khâm phục lòng độ lượng của nội tổ.
Nhất Bất Thông Chu Minh trở lại chủ đề chính:
– Lão phu đã cho người bám theo năm lão ma đầu, chỉ ít hôm nữa là sẽ biết họ đi đâu. Chúng ta hà tất phải lo cho mệt óc.
Ba ngày say, một gã Quỷ Tốt về báo rằng khi đến Trịnh Châu, bọn đầu sỏ Ngũ Long Bang đã rẽ về hướng Nam.
Đêm ấy Hãn Thanh không ngủ, nằm cạnh Tiểu Thuần, mắt mở trao tráo, nhìn ánh đèn lồng ngoài vườn.
Thấy ái thê đã ngủ say, chàng nhẹ nhàng rời giường, tìm đến ngọa phòng của nội tổ. Lão Hầu Gia vẫn chưa ngủ, đang ngồi bên giá nến đọc quyển Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử.
Ông mừng rỡ rót trà mời cháu yêu:
– Thanh nhi chưa ngủ sao? Hãy ngồi xuống đây uống với ta chén trà thơm.
Hãn Thanh nhấp vài hớp dịu dàng nói:
– Chắc gia gia cũng đoán ra ý định của tiểu tôn?
Mộ Dung Cẩn vuốt râu:
– Ta biết cháu không vì thê thiếp mà quên nghĩa vụ với sơn hà! Nay Hương nhi, Bình nhi đã có hỉ tín, tông mạch họ Mộ Dung không phải lo nữa, cháu cứ lên đường!
Ông lấy văn phòng tứ bảo ra vẽ lại hải trình đến Bồng Lai Đảo, rồi nghiêm giọng:
– Thanh nhi cứ đến Ôn Châu ở bờ biển Chiếc Giang, tìm chủ hãng thuyền Nam Dương Hải Vận Hoàng Hách Khai Nguyên. Cơ sở ấy có phân nửa vốn của Hầu Phủ. Họ Hách sẽ đích thân đưa Thanh nhi đi tìm Kim Ngọc Bồng Lai Đảo!
Hãn Thanh mỉm cười:
– Gia gia hãy yên tâm, tiểu tôn sống lâu năm bên bờ Đạt Lai, bơi lội rất giỏi, chẳng thể chìm được đâu!
Mộ Dung Cẩn buồn rầu nói:
– Đạo trời sanh tử chẳng khác nhau, nhưng con người là giống đa tình, lão phu không lo lắng sao được? Thanh nhi hãy cố bảo trọng, đừng để lòng già tan nát!
Chàng cảm động nắm chặt bàn tay lão, hứa sẽ trở về an toàn. Thực ra, chàng không tin vào khả năng sống sót của mình, vì linnh cảm rằng năm lão ma đầu Ngũ Long Bang cũng đang trên đường đến Bồng Lai Đảo. Hải Trường Công muốn xây đế nghiệp nên cần phải lôi kéo những cao thủ như vậy. Và chỉ có số châu báu khổng lồ kia mới khiến bọn Quỷ Trảo kéo đi chẳng thiếu một ai.
Sáng hôm sau, trong bữa điểm tâm, Hãn Thanh tuyên bố:
– Ta sẽ đi Đông Hải, Hồng Hương, Lạc Bình thai nghén phải ở lại!
Viên Nguyệt Hằng Nga phụng phịu:
– Mới tháng đầu, có đi cũng đâu ảnh hưởng gì?
Hãn Thanh tủm tỉm cười:
– Nhưng nàng đâu biết bơi?
Hồng Hương tròn mắt:
– Chẳng lẽ tướng công không mua nổi chiếc thuyền?
Cả nhà ôm bụng cười ngất. Đạm Vân tát yêu vào má Hồng Hương giải thích:
– Sao Hương muội ngốc quá vậy? Thuyền thì đương nhiên phải có, nhưng đại dương đầy sóng gió, bấc trắc phải giỏi thủy tính mới mong kéo dài sinh cơ khi hữu sự!

Bạch Thần Y tiếp lời:
– Người mang thai không nên đi biển, Hương nhi, Bình nhi đừng tranh giành nữa!
Sau lão Hầu Gia, Bạch Nguyên Giáp là người được tôn kính thứ hai, vì vậy, Hồng Hương không dám nói thêm.
Nhất Bất Thông Chu Minh bỗng nói:
– Dám hỏi lão Hầu Gia, Kim Ngọc Bồng Lai Đảo có vị trí tương ứng với đoạn bờ biển của phủ nào?
Mộ Dung cẩn cười đáp:
– Từ Ôn Châu, Chiết Giang, đi thẳng theo hướng chính Đông độ hai ngàn dặm thì đến nơi!
Chu Minh biến sắc:
– Thế thì tiểu điệt cho rằng Hãn Thanh chẳng nên đi nữa. Dường như bọn Ngũ Long Bang đã qui phục Hải Trường Công và đang trên đường ra Bồng Lai Đảo. Với võ công của họ và lực lượng quân binh của Hải Trường Công, dẫu chúng ta có kéo hết nhân thủ đi thì cũng không địch lại!
Lão Hầu Gia cười bí ẩn:
– Tuy ngươi thông minh nhưng chỉ đoán đúng có một nửa thôi! Bọn Quỷ Trảo quả thực đang lên đường ra đảo, nhưng không phải để hỗ trợ cho Hải Trường Công mà lên tiêu diệt lão ta mà giành lấy kho báu!
Cả nhà ngơ ngác không hiểu vì sao Mộ Dung Cẩn lại biết rõ nội tình như vậy?
Chu Minh thảng thốt kêu lên:
– Té ra lão Hầu Gia đã dùng dĩ độc công độc, chỉ đường cho Ngũ Long Bang!
Mộ Dung Cẩn vuốt râu gật gù:
– Đúng vậy! Bọn Nam Thiên Tổng Giám chỉ tham danh lợi chứ không thể mưu đồ phản loạn như Hoàng Thân Chu Kích. Lão phu chẳng nhẫn tâm để Hãn Thanh một mình gánh nặng trách nhiệm này, nên đã bí mật thương lượng với Ngũ Long Bang, dùng châu báu, của cải ở Bồng Lai Đảo bắt họ phải thề độc. Cả năm lão ma kia đã hứa sẽ giết Chu Kích và an hưởng cảnh giàu sang, không nghĩ đến việc xưng bá nữa!
Tề Phi Tuyết tiếp lời:
– Chính lão phu là người đi thương lượng! Tư Không Nhạ và bốn người kia đã viết lời trọng thệ lên giấy để đổi lấy hải đồ!
Bạch Thần Y cười khà:
– Thì ra lão Hầu Gia vì thương Hãn Thanh mà âm thầm làm chuyện này!
Chu minh giận dỗi:
– Sao lão bá không cho tiểu điệt biết?
Mộ Dung Cẫn vui vẻ tiếp:
– Lão phu chỉ muốn gây bất ngờ mà thôi! Giờ thì đến ngươi bày binh bố trận đấy. Lão phu sợ rằng hai phe ấy hợp tác với nhau, chia đôi số của cải trên đảo, bắt tay tạo phản thì nguy to. Vì vậy, rất cần đến tài trí của ngươi để vãn hồi cục diện!
Chu Minh được khen ngợi, liền bớt tự ái, đắc ý bảo:
– Lão Hầu Gia lường trước được hậu quả là tốt. Nếu lực lượng hai bên quân bình, không chừng Hải Trường Công sẽ dụ dỗ được Ngũ Long Bang. Số của cải khổng lồ kia dễ khiến họ quên đi lời trọng thệ!
Chu Minh nhăn trán ra vẻ đang lao tâm khổ trí để tìm phương sách, đầu ngón tay nhịp trên mặt bàn, khiến cả nhà đều nóng ruột. Hà Hồng Hương cười nhạt:
– Có gì mà nhị thúc phải suy nghĩ lâu đến thế? Theo ý tiểu điệt, chỉ cần tướng công và Trịnh đại thư lên đảo ẩn mình chờ có cơ hội là giết ngay lão Hải Trường Công kia. Sau đó phá hủy hết thuyền bè nhốt luôn bọn Ngũ Long Bang ở đấy. Lúc ấy lo gì thiên hạ không thái bình?
Mọi người hân hoan tán thành cao kiến của nàng! Chu Minh ngượng ngùng nói:
– Không ngờ tiểu nha đầu lại nói trúng ý lão phu như vậy!
Hãn Thanh mỉm cười:
– Hương muội quả là có tài thao lược, thế mà ta không biết đấy!
Hà Hồng Tập thì khoan khoái bảo:
– Hương nhi khiến ta rất hãnh diện!
Mỗi người một câu khiến Viên Nguyệt Hằng Nga vô cùng sung sướng và thẹn thùng. Lạc Bình vuốt má nàng rồi bảo:
– Hương muội chỉ có tật hay ghen hờn chứ đâu phải ngốc!
Hồng Hương buột miệng nói ngay:
– Phen này ra Bồng Lai Đảo, mong Trịnh đại thư giữ tướng công cho chặt, nếu không chàng lại đem về dăm ba nàng ngư nữ nữa thì nguy to.
Cả nhà cưòi ngất, Hà Hồng Tập bực mình gắt:
– Mới khôn ngoan một chút đã hồ đồ ngay rồi!
Hãn Thanh thấy ái thê hỗ thẹn vội đỡ lời:
– Chẳng qua do Hương muội quá yêu tiểu tế nên mới hay ghen thế thôi Hồng Hương khoan khoái gật đầu:
– Tướng công là tri âm của thiếp!
Tề Phi Tuyết cố nín cười:
– Thôi đừng trêu ghẹo Hương nhi nữa! Lão phu đề nghị cho cả Đạm Vân và U Linh Tứ Vệ cùng theo. Nhưng phải tìm người giỏi nghề hỏa dược mới đánh đắm được mấy chục chiếc thuyền lớn kia!
Lục Phán Quan Khuất Qùy ứng tiếng:
– Đại ca quên là tiểu đệ đã từng làm trong mỏ đá Vân Nam suốt thời trai trẻ hay sao? Nghề hỏa dược đâu lạ lẫm gì với Khuất Qùy này!
Gần giữa tháng hai, bọn Hãn Thanh đã có mặt trên chiếc thuyền bườm tốt nhất của Nam Dương Hải Vận Hoàng.
Hách Khai Nguyên tuy đã gần sáu mươi nhưng vẫn còn tráng kiện, đích thân cầm lái cho thuyền ra khơi.
Thiết Địch Thần Y cũng có mặt trong chuyến hải hành này, vì muốn tìm hiểu những dược liệu quý trên Bồng Lai Đảo. Nhờ có ông mà bọn Hãn Thanh không bị hành hạ bởi những cơn say sóng!
Lục Phán Quan và bọn U Linh Tứ Vệ chẳng hề than phiền gì vì rượu ngon và thực phẩm ê hề. Thuyền trưởng họ Hách kia cũng là con sâu rượu, cùng khách nhâm nhi rất tương đắc.
Hãn Thanh thì bị hai nữ nhân giữ chặt trong phòng, thỉnh thoảng mới cho tham gia cuộc tửu chiến. Biển ái ân cũng ngút ngàn và đầy những lớp sóng hoan lạc.
Trời vẫn còn lạnh giá nhưng những tảng băng trôi đã tan cả. Gió Đông lồng lộng khiến thuyền đi chậm nên nửa tháng sau vẫn còn cách Kim Ngọc Bồng Lai Đảo hơn trăm hải lý.
Sáng hôm sau, Hãn Thanh và nhị vị phu nhân dậy thật sớm, lên mũi thuyền ngắm cảnh bình minh.
Vầng dương đỏ ối như nhô lên từ đáy biển, tỏa hồng cả biển Đông, cảnh tượng diễm lệ này khiến lòng người ngây ngất.
Nhưng đôi mắt tinh tường của Hãn Thanh đã kịp nhận ra có một người đang ôm mảnh ván, bồng bềnh trên sóng nước, có lẽ người ấy là nạn nhân của một vụ đắm thuyền.
Hãn Thanh vội báo tin cho Hách Khai Nguyên biết. Lão bèn lái thuyền về hướng ấy, và cử thủ hạ nhảy xuống vớt lên.
Đó là một chàng trai tuổi đôi mươi, thân đầy những vết xâm kỳ quái, và trên lớp da là lớp vẩy nhỏ như vẩy cá! Gã ở trần và chỉ quấn độc một mảnh khố bằng da chó biển.
Bạch Thần Y nhìn đôi môi nứt nẻ biết y đã chịu khát lâu ngày, liền hòa linh đan vào nước đổ từng muổng vào miệng.
Bạch Nguyên Giáp còn dùng kim vàng cắm vào tám đại huyệt trên thân trước. Lát sau, chàng thanh niên hồi tỉnh, ngơ ngác nhìn những gương mặt xa lạ chung quanh mình!
Rồi gã cũng hiểu rằng đã được những người này cứu sống liền quỳ lên vái lạy:
– Ta xin cám ơn các vị!
May thay, gã nói tiếng Bắc Kinh nên ai cũng hiểu. Lão tổ họ Mộ Dung đã kể lại rằng dân cư trên đảo Bồng Lai vốn xuất xứ từ nước Yên thời chiến quốc.
Khi nước Yên của thái tử Đan bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt, họ đã lên thuyền ra Đông Hải, tìm đảo hoang mà tị nạn, không ngờ lại bị bão thổi lạc đến tận phía Nam, cư trú Bồng Lai Đảo. Do không có giấy mực, nên chữ nghĩa mai một, chỉ còn lại ngôn ngữ đất Yên tức Bắc Kinh bây giờ!
Hãn Thanh đỡ gã đứng lên rồi hỏi:
– Phải chăng ngươi là người của Bồng Lai Đảo?
Chàng trai gật đầu:
– Đúng vậy! Ta rời đảo cách nay bảy lần mặt trời mọc để đánh cá, nhưng thuyền bị đàn kình ngư đập vỡ, trôi giạt đã ba ngày nay!
Hãn Thanh lấy ra một vỏ ốc màu đỏ tươi và óng ánh:
– Ngươi biết vật này không?
Chàng trai giật mình:
– Có! Đây là một trong những bảo vật bày trên bàn thờ Hải Thần. Nhưng cha ta kể rằng gần trăm năm trước cao tổ phụ của ta đã tặng cho một người họ Mộ Dung ở Trung Nguyên. Tại sao túc hạ lại có vật này?
Hãn Thanh mỉm cười:
– Ta là Mộ Dung Hãn Thanh, cháu bốn đười của người ấy. Còn ngươi danh tính là gì?
Chàng trai mừng rỡ nắm tay chàng:
– Ta là Thạch Vỹ, con trai của chúa đảo Bồng Lai. Xét ra ta với ngươi là anh em, vì năm xưa tổ phụ ngươi với tổ phụ ta đã từng kết nghĩa huynh đệ!
Mắt gã sáng rực niềm hân hoan chân thành khiến Hãn Thanh cảm động, chàng vui vẻ gật đầu:
– Hay lắm! Thế ngươi bao nhiêu tuổi?
Thạch Vỹ bấm ngón tay tính toán rồi đáp:
– Dường như ta mười tám thì phải.
Mọi người trên thuyền che miệng cười thầm.
Hãn Thanh mỉm cười:
– Ta hai mươi, vậy ngươi phải gọi ta là đại ca!
Thạch Vỹ mừng rỡ ôm lấy chàng hôn lên má:
– Đại ca! Thế là Vỹ này đã có anh em rồi!
Bốn ngày sau, đại thuyền có mặt trong một vịnh hẹp, kín đáo ở phía Đông Bồng Lai Đảo. Bọn Hãn Thanh đã phải đi vòng ra phía sau đảo để tránh mặt Hải Trường Công và Ngũ Long Bang. Họ đã đến trước vài ngày và đang neo thuyền ở mé Tây đảo.
Đây là một quần đảo san hô, mà Bồng Lai Đảo là lớn nhất. Nếu không có hải đồ, chẳng thể nào tránh được những giải đá ngầm giữa các đảo nhỏ, và vương xa hàng chục dặm. Chính vì vậy, không có đoàn thuyền nào dám đi vào vùng biển hiểm ác này.
Tấm hải đồ của họ Mộ Dung chỉ vẽ lối vào đi từ phía Tây, nên cả hai phe kia đều đến bằng hướng ấy.
Thuyền của bọn Hãn Thanh đã vào được mé này là do có sự hướng dẫn của Thạch Vỹ. Thật ra, dân trên đảo đều tập trung ở phần phía Đông, vì nơi đây đất đai mầu mỡ, có thể trồng trọt được. Bìa đảo lại có vách đá cao ngất, chắn gió bão. Rừng cây rậm rạp, đầy thú và kỳ hoa dị thảo, được bảo vệ, chắm sóc rất tốt. Rừng cung cấp thực phẩm, củi đốt, lại che chở cho họ nên luôn được trồng thêm cây non, bổ sung vào những cây đã bị đốn.
Nửa Tây của đảo chỉ toàn là cát, đá, cây cối lưa thưa, được ngăn cách với phần còn lại bằng một cánh rừng già rậm rạp.
Và khác với truyền thuyết, trên mặt đất chẳng hề có vàng bạc, châu báu gì cả. Đó là do lời khuyến cáo của Mộ Dung Bích Cao tằng tổ Hãn Thanh Nên dân trên đảo thu lượm hết những vật gợi lòng tham kia, cất giấu vào một hang đá bí mật.
Điều này khiến cho Hải Trường Công và Ngũ Long Bang hoang mang, chưa vội ra tay chém giết lẫn nhau.
Nhác lại, khi thuyền cặp bến, Thạch Vỹ dẫn ngay bọn Hãn Thanh vào khu dân cư của đảo.
Thấy Thiếu Đảo Chủ còn sống trở về, những người đầu tiên gặp đã ba chân bốn cẳng chạy đi báo tin.
Lát sau, một lão nhân tuổi thất tuần và đoàn người đông đảo ra đón. Họ đều ở trần, đóng khố, tóc buộc ngang trán.
U Linh Tứ Vệ tròn mắt nuốt nước miếng khi thấy các nữ nhân đều để hở thân trên. Có điều lạ là trên da họ không có vẩy và những hình xâm như nam giới. Do đó, vẻ đẹp của những đôi ngực thanh xuân không hề bị giảm sút. Tuy nhiên cạnh đấy vẫn có khá nhiều những bầu vú nhăn nheo, chảy dài như trái mướp héo của những người lớn tuổi.
Lão nhân tóc bạc kia hơi khác với mọi người, vì quanh trán có chiếc vòng vàng, thay vì da cá, da thú.
Lão rưng rưng nước mắt, dang tay ôm lấy Thạch Vỹ:
– Tạ Ơn thần biển đã không cướp đi mạng sống của con trai lão!
Thạch Vỹ cười hì hì:
– Không phải thần biển mà là do Mộ Dung đại ca của hài nhi có đôi mắt sáng như Hải Ưng nên đã nhìn thấy hài nhi đang trôi giạt.
Chúa đảo Thạch Oai giật mình:
– Ngươi nói Mộ Dung đại ca nào?
Hãn Thanh vội bước đến bái kiến:
– Vãn bối Mộ Dung Hãn Thanh, cháu bốn đời của Mộ Dung Bích, xin bái kiến lão tiền bối!
Thạch Oai hoan hỉ ôm lấy chàng, hôn lên hai má, đúng như phong tục của đảo. Lão cười ha hả:
– Giòng họ Thạch nhà ta luôn ghi nhớ mối giao tình với họ Mộ Dung.

Nay hiền điệt lại tình cờ cứu mạng khuyển tử, đấy chẳng phải là chuyện trời cao có mắt hay sao?
Hãn Thanh kính cẩn nói:
– Tiểu điệt có ít thổ sản Trung Nguyên để tặng lão bá và dân trên đảo. Xin lão bá cho người phụ mang lên.
Thạch Oai mừng rỡ ra lệnh cho đám trai tráng. Họ đông đảo và rất khỏe mạnh nên chỉ hơn canh giờ sau đã chuyển hết mọi thứ đến sân nhà đảo chúa.
Ngoài vải vóc, chén bát, gương lược, còn có mấy chục rương văn phòng tứ bảo, sách vở.
Hãn Thanh giới thiệu năm nho sĩ trẻ tuổi đã tình nguyện ra Bồng Lai Đảo để khai hóa cho dân chúng.
Thạch Oai hoan hỉ phi thường:
– Hiền điệt nghĩ cả đến việc dạy Hán tự cho bọn ta, công lao này đáng được tôn là phúc thần của đảo.
Năm chàng nho sinh nghèo khổ kia cũng giống hệt như Tứ Vệ, cứ dán mắt vào thân thể của đám con gái nhà họ Thạch. Bạch Thần Y phì cười:
– Nếu đảo chúa muốn các thầy đồ này tận tâm dạy học, thì hãy mau gả cho họ những nữ nhân xinh đẹp.
Thời nào cũng vậy, phận nghèo hèn rất khó lấy vợ, năm gã này thi rớt nên chẳng nữ nhân nào thèm để ý đến. Họ tình nguyện ra đảo cũng chỉ vì phẫn chí và thèm một mái ấm gia đình.
Thạch Oai cười ha hả:
– Ở đây trai thiếu gái thừa, mỗi nam nhân đều có năm bẩy vợ, chỉ sợ các nho sĩ này không kham nổi đấy thôi!
Nghe nói thế, năm chàng học trò và bốn gã Quỷ Tốt sướng rơn.
Tiệc đã được dựng lên và hương rượu Thiệu Hưng đã khiến cả gia đình họ Thạch hài lòng. Thạch Vỹ hớn hở nói:
– Rượu Trung Nguyên thơm ngon khác hẳn rượu của đảo, uống vào nghe tâm hồn sảng khoái phi thường. Đại ca mang theo có nhiều không?
Hãn Thanh cười đáp:
– Không nhiều nhưng cũng đủ cho ngươi uống vài tháng, sau này cứ mổi năm một lần, ta sẽ cho thuyền mang rượu và những thứ cần thiết đến cho Bồng Lai Đảo!
Hai cha con đảo chúa hài lòng cười vang? Thạch Oai bỗng nói:
– Ba ngày trước, có hai đoàn thuyền lần lượt ghé vào mặt Tây của đảo, nhưng chưa dám vượt qua khu rừng. Nay hiền điệt lại đến đây, phải chăng hai sự kiện này có liên quan?
Hãn Thanh bèn thuật lại mọi việc và đưa ra kế sách để đối phó.!
Sáng hôm sau, Thạch đảo chúa dẫn một ngàn trai tráng mang đao xuất hiện ở bia rừng phía Tây. Bọn Hãn Thanh cũng đã cởi áo, xõa tóc, vẽ đầy người, đứng cạnh Thạch Oai, trừ hai nữ nhân.
Hải Trường Công đem theo tới ba trăm quân, nên lều vải san sát.
Cách đấy chừng trăm trượng là hai chục mái lều của Ngũ Long Bang. Cả hai phe đều mang theo hàng hóa, chất thành đống cạnh khu lều.
Mấy hôm nay, họ dồn đến sát bìa rừng, cao giọng gọi, cố tìm cách liên lạc với dân trên đảo, nhưng chẳng có ai đón tiếp, lý do vì toàn đảo đang lo lắng cho sinh mạng Thạch Vỹ nên chẳng vui vẻ mà đón khách.
Nay thấy đoàn người của đảo xuất hiện, Hải Trường Công và Nam Thiên Tổng Giám vội tiến lên.
Thạch Oai lạnh lùng hỏi:
– Chư vị đến đây với mục đích gì?
Hải Trường Công là một lão già tuổi lục tuần cao lớn, tóc đen nhánh, tay dài như tay vượn, râu hàm én, trông rất oai phong. So với dung mạo thô kệch của Nam Thiên Tổng Giám thì hơn hẳn. Lão tươi cười vòng tay nói:
– Lão phu là Chu Kích, biểu đệ của Đương Kim Thiên Tử đất Trung Hoa.
Nghe nói trên đảo này có đến mấy ngàn người đồng chủng, đang phải chịu sống cảnh bán khai, thiếu thốn, nên lão phu đến thăm, hầu tìm phương giúp đỡ! Nhân tiện cũng có ít vật mọn làm lễ ra mắt!
Thạch Oai ngắt lời họ Chu bảo Tư Không Nhạ:
– Lão phu hiểu rồi, còn các vị thì sao?
Nam Thiên Tổng Giám cười giả lả:
– Bọn lão phu là thương khách, biết nơi đây có nhiều đá màu xinh đẹp nên mang hàng hóa đến trao đổi.
Thế là hai phe thi nhau bày hàng của mình ra.
Thạch Oai gật gù, bốc trong túi da bên hông ra một nắm bảo thạch đủ màu, rải xuống mặt cát rồi cười bảo:
– Thứ đá này lão phu có nhiều đến nổi chỉ muốn xúc đổ đi. Nhưng qui củ của bổn đảo là chỉ giao dịch với vị khách nào có võ công giỏi nhất. Vậy nên nhị vị cứ việc so tài, ai giết được đối phương sẽ là khách quý của bổn đảo!
Dứt lời, lão ra lệnh cho thủ hạ ra vác hết hàng hóa của hai phe vào rừng.
Hai ngàn chàng trai lực lưỡng, da đầy vẩy và những vết xâm đã làm đối phương khiếp sợ không dám ngăn cản.
Thạch Oai nói tiếp:
– Hai bên đã có thể bắt đầu cuộc chiến, lão phu sẽ là trọng tài.
Hải Trường Công quay sang bảo bọn Tư Không Nhạ:
– Bổn tướng là Tổng Đốc Sơn Đông. Chư vị khôn hồn thì rời khỏi đảo ngay!
Đông Nhạc Thần Đao Lục Kính Nghiêm bước ra cười nhạt:
– Lão là quan đầu tỉnh Sơn Đông, vậy có biết danh tính của Đông Nhạc Thần Đao hay không? Ba trăm gã lính quèn kia chẳng bõ cho Lục mỗ thử đao đâu!
Hà Tu Nghệ tiếp lời:
– Còn lão phu là Bắc Nhạc Quỷ Trảo !
Nam Thiên Tổng Giám cười toe toét ngây ngô:
– Lão phu là…
Chưa dứt lời, Tư Không Nhạ đã lao đến như ánh chớp, vung chưởng tấn công Chu Kích. Tâm cơ của lão quả là hiểm độc, xảo trá khôn lường.
Nhưng hai võ quan bên cạnh Hải Trường Công đã liên thủ chớp đỡ cho chủ tướng. Chưởng kình của họ có màu đen mờ như khói bếp và hùng mạnh tuyệt luân.
Nam Thiên Tổng Giám bị đẩy ngược về phía sau, mặt xanh như tàu lá.
Bắc Nhạc Quỷ Trảo kinh hãi hô vang:
– Liên Hà Thất Tử!
Chu Kích cười dài:
– Đúng vậy! Bổn tướng là minh chúa tất phải có tôi hiền phò tá.
Cả năm tay đầu sỏ Ngũ Long Bang nhất tề xuất thủ, bọn bang chúng cũng xông lên. Thân pháp ®o ®nh và những luồng phấn độc kia chứng tỏ họ là đệ tử Nam Thiên Quỷ Hồ Thập Bát Động.
Đám thân binh của Chu Kích được tuyển lựa kỹ càng trong hàng vạn quân Sơn Đông nên cũng rất kiêu dũng. Có điều họ không sao chống nổi chất kỳ độc, thương vong rất nhiều.
Viên lãnh binh râu dài lập tức cho quân lui vào đống đá ngổn ngang ở bờ biển, dùng cung nỏ mà chống lại. Hai bên đều có thương vong, nhưng phe Ngũ Long Bang vẫn chiếm thượng phong.
Thân Pháp ®o ®nh cực kỳ nhanh nhẹn và quỷ dị, chỉ sợ mưa tên chứ không ngán vài mũi lẻ tẻ. Tiếng kêu la thảm khốc vang dội vùng bờ đảo vắng vẻ đã trăm năm.
Bên này, Liên Hà Thất Tử và Hoàng Thân Chu Kích giáp công năm đối thủ, có phần nhỉn hơn một chút. Hãn Thanh ngạc nhiên khi thấy võ công của Hải Trường Công rất cao siêu, xem ra còn hơn bất cứ ai trong Liên Hoa Thất Tử. Tay hữu của lão cầm thanh bảo kiếm tỏa ánh sáng xanh biếc, ngắn hơn trường kiếm một gang, ngang nhiên va chạm với tử quang của Đông Nhạc Thần Đao và khiến bảo đao mẻ từng miếng lớn bàng móng tay cái.
Như vậy, đây chính là một trong những thanh thần kiếm thời Chiến quốc. Vì hiện nay chẳng có lò đúc kiếm nào áp dụng kích thước ấy nữa. Tất cả những thanh thần binh như Thái A, Trạm Lư, Mạc Can, Can Trương, Long Tuyền…. đều ngắn hơn trường kiếm đương đại.
Có bảo kiến hãn thế trong tay, kiếm pháp của họ Chu càng thêm lợi hại, khiến Đông Nhạc Thần Đao vã mồ hôi hột.
Thiết Địch Thần Y nói với Hãn Thanh:
– Lão phu nghe đồn trong cung có nhánh Thiên Niên Hà Thủ Ô và thanh Trạm Lư Bảo Kiếm. Có lẽ Chu Kích đã lấy được cả hai, nên bản lãnh mới cao cường nhu thế.
Lúc này phe Bồng Lai Đảo đã ngồi cả xuống bìa rừng râm mát để tránh ánh mặt trời nóng bỏng.
Địa hình chỗ này vốn cao hơn bờ biển chừng nửa trượng, tựa như bậc thềm vậy. Vào mùa mưa bão, sóng biển dâng cao, tràn vào phía Tây đảo, xói mòn đất đá. Do đó mới tạo ra sự chênh lệch độ cao suốt chiều ngang Nam Bắc của phần Tây như vậy.
Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, hai phe thương tích đầy mình, chỉ có Nam Thiên Tổng Giám và Hoàng Thân Chu kích là còn nguyên vẹn. Tư Không Nhạ nhơ khinh công quán thế, còn Chu Kích thì nhờ có bảo y hộ thân.
Hãn Thanh nhủ thầm:
– Không ngờ Hải Trường Công lại khó giết như vậy! Nhưng nếu ta xuất hiện thì gia gia sẽ mang tiếng với đời! Thôi đành chờ dịp khác vậy.
Đột nhiên, từ phía Nam của Bồng Lai Đảo vọng đến những tiếng kêu quái dị, cả một đoàn quái vật đông đúc kéo đến. Chúng chạy rất nhanh khiến cát bụi bay mù mịt như cả một đạo quân đang sải vó câu. Lúc đàn thú tới nơi, Hãn Thanh mới thấy rõ hình dáng đáng sợ của chúng. Đó là một loài bò sát bốn chân khổng lồ, thân to bằng con ngựa, da sù sì xám đen, tính cả chiếc đuôi bè ra như mái chèo kia thì dài đến hơn trăm trượng.
Môm của chúng ngắn hơn cá sấu, nhưng đầu những chiếc răng nhọn hoắt có chiếc lưỡi đỏ hồng, dài ngoằng, luôn thò ra thụt vào. Trên sống lưng, một hàng vây răng cưa chạy dài từ cổ đến chót đuôi, trông giống như loài kỳ nhông. Đàn quái vật này dường như lại bị hấp dẫn bởi mùi máu tươi nên lao thẳng đến đấu trường, xơi các xác chết và tấn công cả hai phe tham chiến. Bọn Hải Trường Công và Ngũ Long Bang vội liên thủ chống trả với đàn quái vật.
Toán đệ tử của Nam Thiên Tổng Giám sử dụng ngay chất kỳ độc trấn sơn Văn Hương Lạc Phách Phấn nhưng chẳng thấm thía gì! Thêm nữa, da thịt của những con vật quái dị này rất bền chắc, thản nhiên chịu đựng những nhát chém kinh hồn, dù rách da, đứt thịt, cũng chẳng hể sợ hãi, càng hăng máu xông vào. Nhũng chiếc lưỡi dài gần trượng, đầu chẽ làm hai kia nhanh nhẹn phi thường, cuốn lấy từng thân người đưa vào miệng.
Bọn Hãn Thanh đã đứng cả lên xem cuộc chiến. Họ mừng thầm vì đoàn quái vật kia không vượt dốc mà tấn công mình.
Thiết Địch Thần Y đã nhớ lai lịch đoàn thú. Ông thở dài nói:
– Dường như đây là loài hải long đã từng được nhắc đến trong những quyển cổ thư. Chúng thường sống ở Nam Hải, sao lại xuất hiện nơi đây nhỉ?
Thạch đảo chúa buồn rầu ứng tiếp:
– Sáu năm trước, vùng biển phía Nam đột nhiên mịt mù khói bụi, và hơn nửa tháng sau, đàn quái vật kia xuất hiện ở đảo này! Chúng xâm nhập vào cả khu dân cư, giết hại người và gia súc. Gần năm trăm trai tráng của đảo đã thiệt mạng mới đuổi được chúng đi. Chính vì vậy mới có tình trạng nữ đa nam thiểu như hiện nay.
Hãn Thanh nhớ đến số hỏa dược trên thuyền, liền trấn an lão:
– Thạch lão bá yên tâm. Tiểu điệt có cách xua đuổi đàn hải long này!
Chàng quay lại thi thầm với Lục Phán Quan. Khuất Qùy cùng U Linh Tứ Vệ đi ngay.
Lúc này Hải Trường Công và Nam Thiên Tổng Giám Tư Không Nhạ đã ra lệnh rút quân. Chần chờ thêm vài khắc sẽ không còn ai sống sót. Cả hai phe ba chân bốn cẳng nhẩy lên thuyền con, chèo nhanh về phía đại thuyền, bọn hải long không chịu buông tha, lao ngay xuống nước đuổi theo. Nước là môi trường quen thuộc của hải long nên chúng bơi rất lẹ, nhờ có bốn bàn chân có màng và cái đuôi dẹp, bè ra như mái chèo.
Cuộc tàn sát trên biển còn thảm khốc hơn lúc nãy. Từng chiếc thuyền con bị lật nhào và người trên ấy biến thành mồi ngon, tiếng kêu khóc, rên la thảm thiết át cả tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá. Rốt cuộc chỉ còn rất ít người lên được thuyền lớn. Thảm não nhất là đoàn quân của Hải Trường Công, họ chỉ dương bườm có một chiếc, bỏ lại ba chiếc vì đã mất đến hơn hai trăm người.
Sau trận này, có lẽ lòng tham của họ cũng phai đi, và không bao giờ dám đến Kim Ngọc Bồng Lai Đảo nữa! Lúc này, lệnh báo động đã loan ra, toàn thể nam nhân trên đảo, ước độ hai ngàn người đã có mặt cả ở cánh rừng, họ não lòng nhìn đàn quái vật đông hàng nghìn con, nhớ đến cuộc chiến khủng khiếp sáu năm trước. Lần này còn đáng sợ hơn vì chúng đông gấp đôi.
Bọn hải long đã thanh toán sạch số mấy trăm xác người mà vẫn chưa no, nên tiến về phía bậc thềm. Người trên đảo đã lập phòng tuyến sát mép, cố ngăn không cho chúng vượt lên. Nhưng đao thì ngắn mà lưỡi bọn quái vật thì dài gấp mấy lần, đã có mấy người bị cuốn lấy.
Lớp vẩy trên da không giúp họ thoát chết vì cú táp của hải long đã làm xương cốt dập nát. Nhưng may thay, hỏa khí đã nổ vang rền, những ống tre nhồi đầy hỏa dược được châm ngòi, ném vào miệng của bọn hải long, xé nát cổ họng của chúng. Gần trăm con hải long ngã gục, và hỏa dược cũng chẳng còn. Tuy nhiên, đàn quái vật mãi mê ăn thịt xác đồng loại nên không nghĩ đến chuyện tiến lên nữa. Bọn Hãn Thanh nhân dịp ấy mà nghĩ ngơi.
Thạch đảo chúa rầu rĩ bảo:
– Thuốc nổ đã hết, biết lấy gì để đối phó nữa đây?
Lục Phán Quan Khuất Qùy cười khanh khách, chỉ ra biển:
– Đảo chủ lo gì? Ba chiếc thuyền mà Hải Trường Công bỏ lại đều là tàu chiến, có súng thần công, dĩ nhiên hỏa dược rất nhiều!
Thạch Oai mừng rỡ bảo Thạch Vỹ và thủ hạ dùng thuyền con chèo ra vịnh biển phía Tây Cách bờ đảo hai dặm để lấy thuốc nổ.
Hãn Thanh cân nhắc:
– Dù có hỏa dược trong tay. Muốn giết sạch cả ngàn con quái vật này cũng không phải là dễ. Tại hạ cho rằng nên tìm cách đuổi chúng đi thì hay hơn. Thuở nhỏ, tại hạ đã từng học một quyển cổ thư, nói về những hòn đảo hỏa sơn ở Nam Hải. Có lẽ đàn hải long này cư trú trên vùng đảo ấy. Do núi lửa phun trào nên phải di cư. Nay ta cũng thử tạo cảnh tương tự, may ra chúng sợ hãi, kéo đi mà không trở lại nữa.
Thiết Địch Thần Y tán thành:
– Thanh nhi nói đúng! Bọn hải long này có ký ức bản năng rất tốt, nên mới nhớ đường quay lại Bồng Lai Đảo lần này.
Thạch đảo chủ mừng rỡ nghe theo kế hoạch của Hãn Thanh và những đống củi cũng đã chất đầy suốt dải thềm. Rừng ở ngay sau lưng nên công việc khá dễ dàng.
Lát sau, hàng ngàn đống củi kia bốc cháy, tỏa khói mù mịt, được gió Đông xua về phía đàn hải long. Đồng thời, một tiếng nổ kinh thiên động địa làm kinh hoàng cả đảo Bồng Lai. Lục Phán Quan đã khéo léo bố trí cho lực đạo nổ hướng ra ngoài, do đó, cát đá bay cả vào bầy quái thú. Quả nhiên, chúng không đủ khôn ngoan để phân biệt thực giả, sợ hãi mà xuống nước bơi đi. Khuất Qùy tiếp tục khai hỏa mấy lần nữa để tống tiễn.
Người trên đảo thấy tai họa đã bị đẩy lùi, mừng rỡ reo hò như sấm dậy.
Năm ngày sau, không thấy bọn hải long trở lại, bọn Hãn Thanh lên đường trở về Trung Thổ. Hỏa dược còn lại đến hai trăm cân, được Khuất Qùy hướng dẫn cách bảo quản và thao tác sử dụng, để Thạch đảo chúa dùng vào dịp khác. Thuyền rời Kim Ngọc Bồng Lai Đảo được tám ngày thì biển bỗng lặng im, không một ngọn gió, không gian một màu tím lịm.
Thuyền trưởng Hách Khai Nguyên lo lắng:
– Đông Hải đôi lúc vẫn có bão bất ngờ thế này rất nguy hiểm!
Vài khắc sau, cuồng phong nổi lên từ hướng Đông Nam, sóng biển cao đến ba bốn trượng, nhồi lắc con thuyền dữ dội. Bọn Hãn Thanh lên cả trên mạn, phụ giúp đám thủy thủ chống chọi với cuồng phong.
Bão càng lúc càng dữ dội, trời đất mịt mù và cuối cùng một đợt sóng cao mười trượng đã ập xuống, đập vỡ thân thuyền và dìm nó vào lòng biển.
Hãn Thanh vùng vẫy, gọi tên ái thê và người thân, chàng may mắn ôm được một đoạn cột bườm gẫy. Gục vào đấy mà khóc ròng.
Sau bốn ngày lênh đênh, Hãn Thanh trôi giạt vào một đảo nhỏ. Chàng ở lại đấy suốt tháng trời mới có thuyền đi ngang, đưa về bến Hàng Châu.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.