Bá tước Monte Cristo

Chương 18


Bạn đang đọc Bá tước Monte Cristo: Chương 18


Chương 18 
Valentine
 
Ngày hôm sau, vụ tự sát của bá tước de Morcerf trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong phòng cụ Noirtier, giữa Valentine và Maximilien. 
Morrel nhìn chằm chằm vào mặt Valentine. 
Cô vẫn rất đẹp, nhưng nước da nhợt nhạt của cô lại xuống màu hơi xỉn, cặp mắt cô long lanh một ngọn lửa chói rực hơn bình thường. 
– Cô làm sao thế Valentine? Cô ốm à? Morrel sôi nổi hỏi. 
– Ôi! Lạy Chúa! Như thế này sao gọi là ốm được: tôi cảm thấy toàn thân khó ở, thế thôi; tôi ăn không biết ngon và hình như dạ dày của tôi phải chịu đựng một cuộc vật lộn để làm quen với cái gì đó. 
– Thế cô điều trị cái chứng bệnh không biết rõ này như thế nào? 
– ồ! Đơn giản lắm, Valentine nói; tôi uống mỗi sáng một thìa nhỏ thứ thuốc nước mà họ đem đến cho ông nội; khi nói một thìa nhỏ tức là tôi bắt đầu bằng một và bây giờ tôi uống bốn. 
Ông nội tôi quả quyết rằng đó là thứ thuốc bách bệnh. 
Vừa nói xong cô ngã xuống bất tỉnh. 
Morrel nhanh như chớp, nhảy một bước, đưa tay bế thốc cô lên và đặt cô ngồi vào chiếc ghế bành. Rồi chàng trai vội giật chuông; những người hầu chạy vào. Vừa thấy Valentine, họ sợ hãi, lao cả ra ngoài hành lang kêu cứu. 
Villefort chạy xổ vào phòng, đến chỗ Valen-tine và ôm lấy con. 
– Gọi thầy thuốc! Thầy thuốc!… ông dAvrigny! Villefort kêu lên. Hoặc là chính ta đi mời còn nhanh hơn. 
Và hắn lao ra khỏi căn hộ. Morrel phóng ra ở một cửa khác. 
Anh sực nhớ lại câu chuyện giữa Villefort và ông bác sĩ mà anh nghe được đêm hôm bà de Saint-Méran chết. Phải tìm sự giúp đỡ, phải cấp cứu… Và anh nghĩ đến Monte Cristo. Bá tước đang ở trong phòng làm việc. Nghe báo danh Morrel, ông ngẩng đầu lên. 
– Có chuyện gì vậy, Maximilien? Bá tước hỏi. 
Trông anh thật nhợt nhạt và trán anh đang vã mồ hôi. 
Morrel ngã xuống chiếc ghế bành đúng hơn là ngồi..- Vâng, anh nói. Tôi cần ông, nghĩa là tôi cứ tin như một kẻ mất trí rằng ông có thể cứu giúp trong hoàn cảnh mà chỉ có Chúa mới cứu tôi được. 
– Nói tiếp đi, Monte Cristo nói. 
– ông biết rõ những bất hạnh giáng xuống gia đình Villefort. Cái chết đã giáng xuống hai lần với sự mau lẹ phi thường. Mà này, tôi chợt nghe được một cuộc trò chuyện giữa ông de Villefort và bác sĩ gia đình, ông dAvrigny. ông này cả quyết rằng cái chết này không tự nhiên chút nào và phải quy kết cho… 
– Cho cái gì? 
– Cho thuốc độc. 
Monte Cristo nghe với vẻ cực kỳ điềm tĩnh. 
– Anh bạn thân mến, Monte Cristo nói, tôi không thấy trong đó có vấn đề gây băn khoăn làm anh khó ngủ. 
– Vâng, dĩ nhiên, nhưng thần chết lại hoành hành một lần nữa. 
– Thế là sẽ đến lượt cụ Noirtier hay cô thiếu nữ Valentine. Mà tôi bảo anh này: có gì là quan trọng với tôi? 
Vẻ đau khổ kinh khủng hiện lên nét mặt Morrel, anh nắm lấy tay Monte Cristo. 
– Nhưng tôi, Morrel vừa kêu vừa rú lên đau đớn, tôi lại yêu cô ấy! 
– Anh yêu ai? Monte Cristo thét. 
– Tôi yêu đắm đuối cô Valentine de Villefort mà lúc này đang bị người ta ám hại, ông hãy nghe cho rõ! Tôi yêu cô và tôi xin thượng đế, xin ông cho biết tôi làm thế nào để cứu được cô ấy. 
Monte Cristo thét lên một tiếng man dại: 

– Khổ quá! Anh vừa thét lên vừa xoắn hai bàn tay vào nhau. 
Morrel chưa từng bao giờ nhìn thấy một biểu hiện tương tự như vậy. 
– Nào nào, bá tước nói tiếp, than thở như vậy đủ rồi, hãy xử sự như một người đàn ông, hãy cứng rắn lên, hãy hy vọng tràn đầy, bởi vì có tôi ở đây, bởi vì tôi sẽ quan tâm theo dõi đến anh. Maximilien, hãy yên tâm về nhà đi, tôi sẽ báo tin cho anh, đi đi. Tôi cần ở một mình. 
Trong khi đó Villefort và dAvrigny rất vội vàng. Lúc họ về, Valentine vẫn còn bất tỉnh, và người thầy thuốc đã thăm khám cho bệnh nhân rất cẩn thận. 
– Cháu còn sống chứ? 
– Vâng, thầy thuốc nói, và tôi rất ngạc nhiên về điều đó. 
Vừa lúc đó cái nhìn của dAvrigny bắt gặp ánh mắt cụ Noirtier; ánh mắt ấy lấp lánh một niềm vui hết sức lạ thường làm cho người thầy thuốc phải kinh ngạc..Họ đưa Valentine đi, cô đã hồi tỉnh. ông dAvrigny đi theo người bệnh và ra lệnh cho Villefort phải đích thân đến nhà dược sĩ. 
Khi Villefort vừa mới khép cửa lại, dAvrigny lại gần cụ Noirtier. 
– Nào, ông nói, cụ có biết gì về bệnh tật của cháu gái cụ không? 
– Có, cụ già ra hiệu. 
– Vậy cô ấy cũng sẽ chết ư? dAvrigny hỏi. 
– Không. Cụ già trả lời ngạo nghễ. 
– Như vậy là cụ hy vọng thuốc độc sẽ không có hiệu lực với Valentine? 
– Phải. 
Cụ Noirtier hướng cặp mắt nhìn trừng trừng vào cái chai đựng thứ thuốc nước mà sáng nào người ta cũng đem đến cho cụ. 
– A! A! dAvrigny nói, được một ý tưởng bất chợt soi sáng, cụ có ý định phòng ngừa cho cô ấy chống lại thuốc độc hay sao? 
– Phải. 
– Bằng cách cho cháu cụ làm quen dần với nó? 
– Phải, phải, phải, cụ Noirtier ra hiệu, vui sướng vì được người ta hiểu mình. 
– Và thực tế là cụ đã đạt được điều đó! -dAvrigny reo lên. Nếu không được đề phòng như vậy thì hôm nay Valentine đã bị giết chết rồi. 
Chấn động tuy nguy kịch nhưng ít ra lần này Valentine cũng không chết. 
Lúc đó Villefort về mang theo các thứ thuốc mà thầy thuốc yêu cầu. 
Vào lúc dAvrigny vào phòng Valentine thì một thầy tu người ý dáng đi nghiêm trang, giọng nói điềm tĩnh và quả quyết, hỏi thuê căn nhà phụ của dinh thự de Villefort làm chỗ ở. Người thuê nhà mới ấy là ngài Gi o Busoni. 
Ngay buổi sáng hôm ấy vào hồi mười giờ, nam tước Danglars dạo bước trong phòng khách, đầy ưu tư và rõ ràng là lo lắng. Eugénie Danglars vừa thức dậy đã đòi gặp mặt cha mình, điều đó không khỏi làm nam tước phải ngạc nhiên. 
Eugénie xuất hiện, mặc một áo váy dài bằng satin đen có dệt hoa mờ cùng màu. 
– Này Eugénie, có chuyện gì vậy? Người cha hỏi. 
– Cha hãy tự hỏi tại sao con đòi được gặp cha lúc này, con xin nói cho cha rõ bằng vài lời thôi, thưa cha, đó là: con không muốn lấy ông Andrea Cavalcanti. 
Danglars nhảy bật lên trên ghế bành và trong cơn choáng váng, hắn vừa ngước mắt vừa giơ tay lên trời. 
– Nhưng rốt cuộc là vì lý do gì chứ, Eugénie? 
– Lý do ư, cô thiếu nữ đối đáp lại, ôi! Lạy Chúa! Tuyệt nhiên không phải là vì người đàn.ông này xấu hơn, ngố hơn, hay khó chịu hơn người khác, không phải. Thực ra là vì con không muốn dứt khoát yêu một ai. Vậy vì sao con lại làm cuộc đời con vướng víu vì một bạn đời vĩnh viễn, khi không có gì là khẩn thiết. Con sẵn lòng sống hoàn toàn đơn lẻ và do đấy mà hoàn toàn tự do. 
– Con gái ta ơi, ta có thể hiểu những tình cảm khiến con hành động như vậy. Bây giờ chính là cha phải nói cho con rõ những động cơ nào làm ột người cha như ta quyết định gả chồng cho con. 
– Hay quá! Eugénie nói; chúng ta hãy nói thẳng, thưa cha, con thích thế. 
– Cha đã trù liệu cho con một tấm chồng, không phải vì con đâu, vì thực ra là ta chẳng hề nghĩ đến con một chút nào trong lúc này, nhưng vì cha cần đến việc con lấy người chồng ấy để thiết lập một số liên kết thương mại trong lúc này. 

Eugénie phác một cử chỉ. 
– Hẳn là con không biết rằng ta vừa bị một vài thất bại trên thương trường và tình cảnh hãng của ta nếu không nhận được nguồn đầu tư vốn sẽ cực kỳ nguy kịch. Nói cho rõ hơn là: nếu không có mối quan hệ thông gia này, ta sẽ lụn bại. 
– à ra thế! – Eugénie nói. 
– Đúng, lụn bại! Bây giờ con gái ạ, nếu ông Cavalcanti lấy con, ông ta sẽ mang đến cho con một tài sản là ba triệu đặt ở nhà ngân hàng của ta. 
– à! Quá tốt, Eugénie vừa nói với sự khinh bỉ tột bậc vừa miết hai chiếc găng tay vào nhau. 
– Và ta, với ba triệu ấy, chẳng hề động đến chúng, ta cũng làm ra ít nhất mười triệu. Ta đã được nhận với một chủ nhà băng, đồng nghiệp của ta, sự chuyển nhượng một con đường sắt là ngành công nghiệp duy nhất trong thời đại, chúng ta mở ra những cơ may không thể tưởng tượng nổi để thu được thành tựu tức thời. Ba triệu, tín nhiệm của ta sẽ được củng cố, và tài sản của ta, từ một vài tháng nay cứ trôi tuột vào những vực thẳm được đào khoét dưới mỗi bước chân ta do một tai ương không sao hiểu nổi, sẽ được hồi phục lại. Con hiểu ta chứ? 
– Hoàn toàn rõ. Nhưng trong khi đòi hỏi chữ ký của con thì phải chăng là cha để tự do tuyệt đối cho cá nhân con? 
– Tuyệt đối. 
– Như vậy thì được lắm, thưa cha, con sẵn sàng lấy ông Cavalcanti. 
– Thế thì đến lượt ta, chính là ta nói với con: 
được lắm! 
Ba ngày sau, lễ ký hôn ước đã thu hút cả một cử tọa đông đúc sực nức nước hoa đến phòng khách lớn nhà Danglars, vào tám giờ rưỡi tối..Cô Eugénie trang phục với sự giản dị tao nhã nhất: một chiếc áo dài trắng dệt hoa trắng, một bông hồng bạch thấp thoáng trên mái tóc đen huyền của cô, hợp thành toàn vẹn bộ đồ trang sức của cô mà chẳng cần thêu lấy một món đồ trang sức nào dù là nhỏ nhất. 
Cứ một lát lại thấy giữa cái đám hỗn độn này, giữa những tiếng rì rầm, những tiếng cười, nổi lên tiếng người nhân viên đón khách xướng lên một tên tuổi được biết tiếng trong giới tài chính, được kính trọng trong quân đội hay lẫy lừng trong làng văn. 
Đúng lúc chuông điểm chín giờ, bá tước Monte Cristo xuất hiện, thu hút về phía mình mọi cái nhìn của cử tọa. 
Lúc đó các ông công chứng bước vào. Mọi người sửa soạn lễ tuyên đọc hôn ước. Ai nấy ngồi vào chỗ. 
Hôn ước được đọc trong im lặng tuyệt đối. 
Nhưng vừa tuyên đọc xong, tiếng xì xào lại bắt đầu nổi lên trong phòng khách còn tăng gấp bội so với lúc trước; những món tiền huy hoàng ấy, những bạc triệu lăn trong tương lai đôi trẻ lanh canh vang lên toàn bộ uy thế của chúng trong cái đám cử tọa ghen ăn tức ở này. 
Andrea bị xiết chặt trong vòng vây bạn bè, được chúc tụng, được nịnh bợ bắt đầu tin rằng giấc mơ của mình đang thành hiện thực, Andrea sắp phát cuồng. 
Công chứng viên trịnh trọng cầm bút và nói: 
– Thưa các ngài, sắp đến lúc ký hôn ước. 
Nam tước phải ký đầu tiên; hắn cầm bút và ký. Bà nam tước vịn tay bà Villefort lại gần. 
– Mình ạ, bà vừa nói vừa cầm lấy bút, có phải là một việc khó chịu không? Một sự cố bất ngờ trong cái vụ ám sát và vụ trộm mà bá tước suýt nữa thành nạn nhân khiến chúng ta không có được ông Villefort tham dự. 
– Lạy Chúa! Monte Cristo vừa nói vừa lại gần, tôi rất ngại rằng mình là nguyên nhân không cố ý của sự vắng mặt này. Các ngài có nhớ rằng, ông nói tiếp trong không khí im lặng như tờ, chính ở nhà tôi mà con người khốn khổ đến ăn trộm của tôi bị chết vì hắn vừa ra khỏi nhà tôi thì bị tên đồng lõa sát hại không? 
– Có. Danglars nói. 
– Để cấp cứu cho hắn người ta đã cởi quần áo hắn. Cảnh sát đã thu thập quần áo của hắn, nhưng khi đem áo quần vào giao cho phòng lục sự thì lại bỏ sót chiếc áo gilê. 
Andrea tái mặt đi trông thấy. 
– Này, chiếc gilê khốn khổ ấy hôm nay người ta tìm thấy nó thấm đầy máu và người hầu phòng của tôi, khi lục soát cẩn thận cái di vật tang tóc ấy, đã thấy có tờ giấy trong túi và rút ra: đó là.một lá thư gửi cho ai nhỉ? Cho ông đấy, nam tước ạ. 
– Gửi cho tôi? – Danglars kêu lên. 
– ồ! Lạy Chúa! Vâng, gửi cho ông đấy. Tên ông có thể đọc được dù vết máu đã làm hÂn ố mảnh giấy, Monte Cristo trả lời. Tôi đã gửi tất cả cho ông biện lý hoàng gia. ông hiểu đấy, ông nam tước thân mến, tiếng nói pháp luật là xác thực nhất trong lĩnh vực tội phạm: có thể là mưu mô gì đó chống lại ông đấy. 
– Có thể lắm, Danglars nói; người bị ám sát ấy phải chăng là một cựu tù khổ sai? 
– Phải, bá tước trả lời, một cựu tù khổ sai tên là Caderousse. 
Danglars hơi tái mặt. 

– Nhưng ký đi chứ, ký đi chứ! Monte Cristo nói. Tôi thấy rằng câu chuyện của tôi làm tất cả mọi người xôn xao náo động và tôi cúi xin các vị tha thứ cho. 
– Thưa hoàng thân Cavalcanti, ông công chứng nói, đến lượt ngài ký! 
Andrea nắm lấy bút. Nhưng cùng lúc ấy, đám đông người dự lễ ùa trở lại phòng khách, vẻ sợ hãi, cứ như là một quái vật gớm ghiếc vừa lọt vào trong các phòng. 
Trong khoảnh khắc, Andrea bị hai người cảnh sát vây quanh và giải đi trong sự sững sờ của cử tọa. 
– Nhưng mà chàng trai này đã làm gì chứ? 
Danglars hỏi gần như thất thần. 
– Hắn là một cựu tù nhân khổ sai vượt khỏi nhà lao Toulon, viên cẩm nói bằng giọng thản nhiên. Hắn can tội sát hại kẻ tên là Caderousse, người bạn cũ chung xiềng với hắn, vào lúc tên này vừa ra khỏi nhà bá tước Monte Cristo. 
Trong chốc lát, tòa dinh thự rộng lớn trở nên rỗng không nhanh như là được báo tin có ai đó trong số khách mời phát bệnh dịch hạch: 
mọi người vội vã rút lui hay đúng hơn là chạy trốn qua tất cả các cửa, tất cả các cầu thang, tất cả các lối ra. 
Chỉ còn sót lại trong dinh thự của ông chủ ngân hàng có mỗi một mình Danglars, đang giam mình trong phòng làm việc để viết tờ khai nhân chứng có sĩ quan cảnh binh giám sát. Bà Danglars sợ run trong phòng khách riêng mà ta đã biết, còn Eugénie có cặp mắt kiêu kỳ và đôi môi khinh mạn, đã rút lui về phòng riêng với người bạn gái bất ly thân là cô Louise Armilly. 
Về đến phòng, Eugénie khóa trái cửa lại, trong khi đó Louise ngã xuống chiếc ghế tựa. 
– Ôi! Lạy Chúa, lạy Chúa tôi! Có ai mà ngờ được chuyện này? ông Andrea Cavalcanti lại là một tên sát nhân, một kẻ vượt ngục… một tên tù khổ sai! 
– Mọi người đàn ông đều là những tên bỉ ổi và tôi khinh bỉ chúng. Eugénie nói..- Chúng ta biết làm gì đây? – Louise hỏi. 
– Điều ta phải làm trong vòng ba ngày là: ra đi. Bạn có hộ chiếu của chúng ta đấy chứ? 
– Chúng đây. 
– Thật tuyệt vời! Cậu kiếm được hộ chiếu này là nhờ ai thế? 
– Nhân dịp đến hỏi ông Monte Cristo về những lá thư gửi cho các giám đốc nhà hát ở Rome và ở Naples, ông ta nhận kiếm giúp tôi hộ chiếu. 
– Như vậy thì, Eugénie vui vẻ nói, ta chỉ còn việc sửa soạn hòm xiểng nữa mà thôi. 
Rồi hai cô thiếu nữ bắt đầu hăng hái lạ thường chất vào một chiếc hòm mọi thứ đồ dùng du lịch mà họ cho là cần thiết. 
– Đấy, Eugénie nói, bây giờ thì lên đường sang Italia. 
Thế rồi sau khi tắt đèn, hai kẻ chạy trốn rời dinh thự bằng cầu thang phụ. 
Ông Danglars mất đứt cô con gái. 
Trong khi cả Paris bị náo động vì những sự kiện này thì Valentine từ từ hồi phục. Rã rời vì mệt, cô nằm bẹp trên giường. 
Buổi tối cái hôm Valentine biết tin Eugénie bỏ trốn và Benedetto bị bắt, vào lúc mà cô bắt đầu thiu thiu ngủ, một cảnh tượng bất ngờ diễn ra trong căn phòng đóng khóa rất cẩn thận này. 
Người trông nom cô đã lui ra được gần mười phút. 
Bất chợt, dưới ánh phản quang yếu ớt của chiếc đèn ngủ, Valentine tưởng nhìn thấy cái giá sách của cô kê cạnh lò sưởi trong một hốc lõm vào tường tự nhiên mở ra từ từ giống như nó quay trên những chiếc bản lề không phát ra một tiếng động nhỏ nào. 
Sau cửa ló ra một mặt người. 
– Ngài bá tước Monte Cristo! – Cô thì thào. 
– Xin đừng sợ, ông nói. Tôi che chở cho cô, tôi gìn giữ cô cho anh bạn Maximilien của chúng ta. Từ bốn đêm nay tôi không chợp mắt để canh chừng cho cô. Từ bốn đêm nay tôi nhìn thấy thuốc độc chết người rót vào cốc của cô mà chỉ lo cô có đủ thì giờ uống nó mất trước khi tôi kịp đổ nó vào lò sưởi. 
– Thưa ông, cô nói tiếp lòng đầy sợ hãi đến tột cùng, ông nói rằng đã nhìn thấy người ta rót thuốc độc giết người vào cốc của tôi? Nhưng nếu ông đã thấy thuốc độc được rót vào cốc, hẳn là ông phải thấy người làm việc đó? Đó là ai thế? 
– Cô sắp biết kẻ đó, Monte Cristo nói, tối nay cô không sốt cũng không mê sảng. Hãy tập trung toàn lực, hãy giả vờ ngủ, và cô sẽ thấy, cô sẽ thấy! 
Valentine nắm lấy tay bá tước. 
– Hình như tôi nghe có tiếng động, cô nói, ông lui ra đi!.Valentine còn lại một mình, vài phút sau, hình như cô nghe thấy cót két tiếng ván sàn. Cô lắng tai nghe, cố nén đến gần nghẹt thở, tay nắm của ổ khóa rít lên và cánh cửa mở ra. 
Valentine thu hết sức lực và cố tạo ra tiếng thở đều đặn khe khẽ biểu lộ một giấc ngủ êm đềm. 
Rồi, Valentine nghe thấy tiếng động gần như không nghe rõ được của một thứ nước rót vào trong cốc nước mà cô vừa dốc cạn. 
Thế rồi cô liền hé cặp mi được cánh tay dang ra che chắn. 
Cô thấy một người đàn bà mặc chiếc áo choàng trắng đang rót vào cốc của cô một thứ nước chế sẵn đựng trong chiếc lọ thủy tinh. Đó là bà de Villefort. 
Nhận ra người mẹ kế, Valentine thốt rùng mình, khó khăn lắm mới gọi là kìm được. 

Bà de Villefort đã dốc hết nước trong lọ vào cốc của Valentine. Rồi mụ lui ra mà không một tiếng động nhỏ nào có thể báo cho Valentine biết mụ đã đi rồi. 
Cánh cửa vẫn cứ im lìm, lại quay một lần nữa trên các bản lề và bá tước Monte Cristo bước vào. 
– Như vậy thì cô không còn nghi ngờ gì nữa chứ? Cô đã nhận ra chưa? – Bá tước hỏi. 
Valentine thốt ra một tiếng rên. 
– Vâng, cô nói, nhưng tôi không sao tin được điều đó. Tại sao bà ta đeo đuổi tôi như vậy? 
– Tại cô giàu có, Valentine ạ; cô có hai trăm ngàn frăng thu nhập và với hai trăm ngàn frăng ấy, cô đã lấy mất phần của con trai mụ. 
– Sao lại thế? Tài sản của tôi không phải của bà ấy mà do ông bà tôi để lại. 
– Dĩ nhiên, và đó là lý do tại sao ông và bà de Saint-Méran đều mất cả, đó là để cho cô được thừa kế các cụ. Đó cũng lại là lý do để đến lượt cô phải chết Valentine ạ; làm thế là nhằm cho cha cô thừa kế của cô và nhằm để cho em trai cô, trở thành con một, được thừa kế của cha cô. 
– ồ! Thưa ông tôi rõ rồi, nếu chuyện là như thế, thì tôi buộc phải chết. 
– Không, Valentine, cô sẽ sống, Valentine ạ, nhưng để sống được, thì cô phải hết sức tin tưởng ở tôi. 
– ông ra lệnh cho tôi đi, thưa ông, tôi phải làm gì? 
– Phải nhắm mắt mà uống những gì tôi đưa cho cô. 
Lúc đó bá tước lấy một viên thuốc tròn to độ bằng hạt đậu trong một cái hộp đựng kẹo bằng ngọc lục bảo và đưa cho Valentine, cô nuốt ngay. 
– Và bây giờ tạm biệt con ta, ông nói, ta đi ngủ đây vì cô đã được cứu thoát. Monte Cristo nhìn đăm đăm một lúc lâu cô thiếu nữ đang dần dần ngủ thiếp đi, vì khuất phục trước sức mạnh của loại thuốc ngủ mà bá tước vừa cho cô uống rồi quay lại cái cửa giá sách và mất hút. 
Lúc đó cửa phòng lại mở ra và bà de Villefort bước vào để xem hiệu quả của thuốc độc. 
Mụ cầm lấy chiếc cốc đem đi đổ vào tro, trộn đều cho chất nước dễ ngấm rồi cọ rửa chiếc cốc pha lê thật kỹ, lau khô bằng chính cái khăn tay của mụ rồi đặt nó vào chỗ cũ trên chiếc bàn đầu giường. 
Cuối cùng mụ nhìn Valentine. 
Cô gái không còn thở nữa, hai hàm răng hơi hé mở không còn để lọt ra một tí hơi thở nào để tỏ ra còn sống. Đối với bà de Villefort thì chẳng còn phải nghi ngờ gì: tất cả đã xong xuôi. 
Trời còn tối chừng hai giờ nữa. Rồi dần dần một thứ ánh sáng ban ngày nhợt nhạt tràn khắp căn hộ; đó là lúc người coi bệnh nhân vào phòng Valentine, tay cầm một cái chén. 
Lập tức chị ta nhận thấy đôi môi lạnh ngắt và bộ ngực giá băng ấy. Chị ta thét lên một tiếng rùng rợn. Rồi chạy ra cửa: 
– Cấp cứu! Cấp cứu! Chị ta kêu. 
Những tiếng kêu đến tai Villefort và bác sĩ dAvrigny đang thăm bệnh thường nhật cho cụ Noirtier. Họ lao vào phòng. 
– Con tôi làm sao thế, Chúa ơi! – Villefort vừa kêu vừa giơ hai tay lên trời. Bác sĩ!… Bác sĩ!… 
– Valentine đã chết! – dAvrigny trả lời với một giọng trang nghiêm và khủng khiếp. 
Ông de Villefort gục xuống như chân bị gãy và ngã đập đầu vào giường Valentine. 
Lúc đó bà de Villefort xuất hiện ở ngưỡng cửa, với vẻ dò hỏi và cố rặn ra vài giọt nước mắt khó bảo. 
Bất thình lình mụ ta bước lên hay đúng hơn là nhảy lên phía trước: mụ vừa thấy dAvrigny tò mò cúi nhìn chiếc bàn, và cấm lấy cái cốc mà mụ chắc chắn đã đổ hết đi lúc đêm. 
Cái cốc đầy đến một phần ba, đúng như lúc nó được đem đổ đi. Cũng vẫn là một thứ thuốc nước ấy. 
– A! ông lẩm bẩm, giờ đây không phải tinh chất mã tiền nữa. 
Bà de Villefort choáng váng mất một lát, cặp mắt nảy lửa, rồi tắt lịm, mụ lảo đảo giơ tay loạng choạng tìm cánh cửa rồi bỏ đi. 
Mặt viên biện lý hoàng gia tái mét, những vệt rộng màu gỉ sắt vạch ngang trán hắn. 
– Thưa ông, hắn nói với bác sĩ bằng một giọng tắc nghẹn, tôi đã hiểu, tôi biết hung thủ và tôi khao khát trả thù cũng như ông. Tôi yêu.cầu ông đừng nói lộ ra trong ba ngày nữa. Và trong ba ngày cuộc trả thù cho cái chết của con tôi sẽ làm rung động đến tận đáy con tim của cả những người vô tình nhất. 
Vừa nói những lời này, hắn vừa nghiến răng kèn kẹt. 
DAvrigny ngoảnh đi và thì thào một tiếng vâng thật khẽ. 
– Tìm thầy tu, Villefort nói, đến mời người gần nhất. 
– Người gần nhất, thầy thuốc nói, là một tu sĩ nhân hậu người ý vừa đến ở ngôi nhà cạnh đây. ông có vui lòng để tôi báo trước cho ông ta lúc đi ngang qua không? 
DAvrigny quay lại đưa theo nhà tu hành, dẫn ông ta vào tận phòng Valentine. 
Tu sĩ bắt đầu cầu kinh và chắc hẳn là để tránh bị quấy rầy trong khi cầu nguyện, lúc ông dAvrigny vừa ra khỏi phòng ông liền đi đóng không những các chốt cửa nơi bác sĩ vừa đi ra mà còn cài then cả cửa thông sang phòng bà de Villefort. 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.