Ba Chị Em Nhà Họ Tống

Chương 36


Bạn đang đọc Ba Chị Em Nhà Họ Tống – Chương 36

Ba Chị Em Nhà Họ Tống
Nguyên Tác: Nguyễn Vạn Lý
Chương 36: Vụ Bắt Cóc Tưởng Giới Thạch (3)
Nguồn: vietshare

 
Tại Tây An, Tưởng bướng bỉnh bác bỏ tất cả 8 yêu sách của phe phản loạn. Dương Hổ Thành và các tướng phản loạn khác đòi bắn chết Tưởng Giới Thạch, nhưng Trương Học Lương cố gắng ngăn cản họ. Tại tổng hành dinh cộng sản, cách Tây An 300 cây số, Mao Trạch Đông rất hồ hởi nghe tin Tưởng bị bắt cóc. Mao tuyên bố trước các cán bộ, “Kể từ ngày 12- 4- 1927, Tưởng Giới Thạch nợ chúng ta một món nợ máu cao hơn núi. Đây chính là lúc phải thanh toán món nợ máu này. Phải đưa Tưởng Giới Thạch về Bảo An và giao cho tòa án nhân dân xét xử.”
Chu Ân Lai thì chờ lệnh của Mạc tư khoa để về Tây An đại diên phe cộng sản. Mạc tư khoa ra lệnh cho cộng đảng Trung hoa phải hòa giải với phe Quốc dân đảng, và phải bảo vệ sinh mạng cho Tưởng Giới Thạch. Chu Ân Lai phải đạt được sự hòa giải với Quốc dân đảng. Stalin nhấn mạnh phải thả Tưởng Giới Thạch thì mới mong thành lập được mặt trận thống nhất chống Nhật, vì mối lo hàng đầu của Nga sô là quân phiệt Nhật Bản sẽ tấn công Nga sộ Các phe phái tại Trung hoa phải đoàn kết với nhau và cầm chân quân phiệt Nhật tại Trung hoa. Nếu Trung hoa thất bại, không ngăn cản được quân Nhật tại Trung hoa thì quân Nhật sẽ tiến tới biên giới Nga sộ Mao Trạch Đông rất căm phẫn chịu thua lệnh của Stalin và mất cơ hội giết Tưởng Giới Thạch để trả thù. Về phía Nhật Bản thì rất bình tĩnh và thỏa mãn, vì cả thế giới được chứng kiến sự bất lực của người Trung hoa.
Việc bắt cóc Tưởng Giới Thạch có lẽ là âm mưu của Tống Tử Văn. Tống Tử Văn bất mãn thái độ quá mềm yếu của Tưởng đối với Nhật Bản, và cũng để trả thù cái bạt tai trước kia. Khi việc giải thoát cho Tưởng có vẻ bế tắc, thì Tống Tử Văn đứng ra giải quyết. Bộ trưởng quốc phòng Quốc dân đảng thông báo cho đại sứ Nhật biết chiến dịch trừng phạt Tây An sẽ tiến hành như đã định trước, và tức giận yêu cầu Tống Tử Văn không được xen vào công việc của chính phủ. Tống Tử Văn xác nhận có quyền can thiệp vào việc nước, và không cần phải tuân lệnh bộ trưởng quốc phòng, vì ông là một công dân chứ không phải là một người lính. Tống Mỹ Linh vội làm dịu bộ trưởng quốc phòng Hà Ứng Khâm bằng cách đồng ý không đi Tây An theo Tống Tử Văn.

Khi Tưởng Giới Thạch thấy Tống Tử Văn đưa ột lá thư của Mỹ Linh, trong đó chỉ vắn tắt vài dòng chữ, “Nếu trong vòng ba ngày Tống Tử Văn không trở về Nam Kinh thì em sẽ tới Tây An để sống và chết cùng với mình, ” thì Tưởng thống chế nổi tiếng tàn ác của Quốc dân đảng xúc động quá đến nỗi òa lên khóc nức nở. Tống Tử Văn bảo Trương Học Lương đi ra ngoài để ông nói chuyện riêng với Tưởng.
Tưởng cho Tống Tử Văn biết quân phản loạn thay đổi thái độ với ông sau khi đọc hết cuốn nhật ký của ông. Trong nhật ký, Tưởng viết sẽ tận lực đánh đuổi quân ngoại xâm Nhật Bản, sau khi diệt xong cộng sản. Tưởng cho Tống Tử Văn biết mối nguy hiểm chính không phải là ở nhóm phản loạn, mà là phe thân Nhật trong chính phủ Nam Kinh, đang muốn tấn công tiêu diệt Tây An và giết cả Tưởng một thể.
Đêm đó Tống Tử Văn và Trương Học Lương cùng đến bàn luận với Tưởng Giới Thạch. Tống Tử Văn cho biết phải giải quyết vấn đề gấp rút. Chính phủ Nam Kinh chỉ cho hưu chiến ba ngày. Sau đó cuộc tấn công dữ dội sẽ bắt đầu. Cuối cùng sau 24 giờ thảo luận, Tưởng đành nhượng bộ, chấp nhận toàn bộ 8 yêu sách của phe phản loạn. Tống Tử Văn vội trở về Nam Kinh và đưa Mỹ Linh cùng với trùm mật vụ Thái Lý lên Tây An. Mỹ Linh đem theo cả người đầu bếp. Mỹ Linh có thói quen không bao giờ đi xa mà không mang theo đầu bếp, không phải vì bà kén ăn, mà vì sợ bị đầu độc. Chính trường Trung hoa vào những năm 1930 đầy rẫy những vụ đầu độc đối thủ chính trị.

Khi Mỹ Linh bước xuống phi cơ, Trương Học Lương trịnh trọng cúi gập người xuống chào Mỹ Linh. Trướng kia Trương Học Lương cũng là một trong những người muốn lấy Mỹ Linh làm vợ. Bây giờ Trương Học Lương lại là người bắt cóc chồng Mỹ Linh. Họ Trương đưa Mỹ Linh tới gặp Tưởng ngaỵ Vật đầu tiên Mỹ Linh đưa cho Tưởng là một bộ răng giả. Ngày hôm sau, Tưởng ngồi tiếp các sứ quân đến chào. Người lo lắng nhất là Dương Hổ Thành và các tướng tư lệnh trong vùng, những người trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc. Chu Ân Lai khuyên Dương Hổ Thành nhận một món tiền thật lớn của Tống Tử Văn và đem gia đình trốn sang sống tại Âu Châu.
Chu Ân Lai tới và thương thảo với Tưởng Giới Thạch liên tiếp hai ngày. Chu Ân Lai vẫn gọi Tưởng là “Chỉ huy trưởng” như lúc còn làm việc dưới quyền Tưởng tại trường võ bị Hoàng Phố. Về sau Tưởng khen Chu Ân Lai là một người cộng sản biết điều nhất. Tống Mỹ Linh cũng rất phấn khởi khi nghe Chu Ân Lai nói, “Trong hiện tình của đất nước, không ai ngoài Tưởng thống chế có thể lãnh đạo quốc giạ” Mỹ Linh cũng đề nghị với Chu Ân Lai, “Tất cả những vấn đề nội bộ của Trung hoa nên giải quyết bằng phương tiện chính trị chứ không nên dùng vũ lực. Chúng ta cùng là người Trung hoa cả mà.”
Sau khi Tống Tử Văn trao tiền cho phe phản loạn thì Tưởng Giới Thạch được tự do tới phi trường Lạc Dương để trở về Nam Kinh. Tưởng đem theo cả thống chế Trương Học Lương về Nam Kinh để trị tội. Mấy tháng sau đó, phe Quốc dân đảng coi việc giải thoát được cho Tưởng là một chiến thắng lớn. Tuần báo Time của Mỹ bầu Tưởng và Mỹ Linh là cặp vợ chồng số một của năm 1938, và đăng hình hai người lên bìa báo.
Hành động theo Tưởng Giới Thạch trở về Nam Kinh của Trương Học Lương được nhiều người coi là thiếu suy nghĩ. Đáng lẽ Trương Học Lương phải ở lại vùng tây bắc, và phải tránh xa Tưởng. Tuy nhiên sau này Mao Trạch Đông cho biết đó là điều kiện của Tưởng khi chấp nhận 8 yêu sách của phe phản loạn. Tưởng cần phải bắt Trương Học Lương về Nam Kinh để rửa tiếng xấu bị bắt cóc. Chính Trương Học Lương vì lòng ái quốc và đại cuộc, đã lên tiếng nhiều lần trước quần chúng, chấp nhận mọi lỗi lầm trong vụ Tây An. Trương Học Lương thoạt đầu tạm trú trong nhà Tống Tử Văn, và được nhiều người cho là đã có công lớn đối với tổ quốc, vì chính Trương Học Lương đã tạo ra Mặt trận Thống nhất để chống lại Nhật Bản.

Tuy nhiên Tưởng Giới Thạch không bao giờ tha thứ cho viên thống chế trẻ tuổi và ái quốc này vì tội đã làm nhục ông, và làm hỏng kế hoạch tiêu diệt cộng sản của ông. Việc bắt cóc tại Tây An đã ám ảnh tâm trí Tưởng Giới Thạch trong nhiều năm sau đó, và đó là khởi đầu cho chiến thắng của cộng sản. Điều đáng sợ cho Tưởng là Trương Học Lương được quần chúng kính nể và là người có nhiều đức tính để trở thành một nhà lãnh đạo tối cao, thay thế Tưởng, trong khi Tưởng là một người có quá nhiều vết nhơ trước mắt quần chúng. Vì thế Trương Học Lương không thể sống tự do được. Tưởng ra lệnh quản thúc Trương Học Lương tại gia và giao cho trùm mật vụ Thái Lý canh giữ.
Các cố gắng của bạn bè Trương Học Lương, trong đó có cả Tống Tử Văn, can thiệp xin Tưởng trả tự do cho Trương Học Lương đều thất bại. Trong lúc đó mật vụ canh giữ Trương Học Lương được lệnh bắt Trương Học Lương phải hút thuốc phiện. Trong suốt thời gian bị cầm tù, Trương Học Lương chăm chú nghiên cứu lịch sử của đời nhà Minh. Người đồng mưu với Trương Học Lương bắt cóc Tưởng Giới Thạch là tướng Dương Hổ Thành cũng bị Tưởng bắt được khi ông này ở Âu Châu lén trở về Trung hoa thăm nhà. Dương Hổ Thành không được biệt đãi như Trương Học Lương, mà bị trùm mật vụ Thái Lý hành hạ suốt mười một năm trước khi bị giết chết. Vợ của Dương Hổ Thành tuyệt thực phản kháng đòi trả tự do cho chồng. Tưởng Giới Thạch để mặc cho vợ Dương Hổ Thành nhịn đói mà chết.
Nhiều năm sau, bà Tống Khánh Linh nói về việc bắt cóc Tưởng Giới Thạch như sau, “Việc làm của Trương Học Lương rất đúng. Nếu tôi ở địa vị của Trương Học Lương, tôi cũng sẽ làm như vậy. Điều khác duy nhất là tôi sẽ không thả Tưởng Giới Thạch.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.