Bạn đang đọc Ánh sáng thành phố – Chương 45 – Phần 03
Chương 19 – Nhà cũ (2)
Thôn cũ cách nơi này không xa, dọc theo phố chính chạy đến cuối, gặp con đường đất, đi vài phút đường xe nữa là đến. Phương Mộc xa xa nhìn một vùng nhà trệt thấp bé nọ, để Giang Dũng Thiên xuống xe trước.
“Mẹ bảo con đưa hai người đến thôn.”
“Không cần, chú có thể tự tìm được.” Phương Mộc vỗ vỗ đầu bé trai, “Trời sắp tối rồi, con về sớm một chút, bằng không mẹ sẽ lo lắng.”
Bé trai nhớ đến máy bay đồ chơi trong quán, không kiên trì nữa, nhảy xuống xe muốn đi. Mễ Nam kéo nó lại, nhét vào trong tay bé trai 500 tệ.
Bé trai lắc đầu liên tục, nói mẹ không cho nó nhận đồ của người khác. Mễ Nam sờ sờ mặt nó, vừa cười vừa nói: “Ta là dì mà, cũng không phải người lạ. Đây là tiền cho con lên đại học, học cho tốt, tương lai hiếu kính mẹ.”
Bé trai đỏ mặt nhận tiền, vội vã hướng Mễ Nam cúi chào một cái, xoay người bỏ chạy.
Vài phút sau, xe jeep lái vào thôn La Dương cũ. Phương Mộc nhìn đồng hồ, lúc này đã là 4h chiều.
Thôn cũ danh xứng với tên. Từ địa thế nhìn xem, thôn La Dương nằm trong vùng đất trũng của chân núi Đại Giác, nhìn ra được nơi này cũng từng đông dân thịnh vượng, nhà cửa lớn lớn nhỏ nhỏ chừng trên trăm gian. Bất quá, nhà gạch ngói lác đác, đại đa số nhà cửa đều là gạch sống (gạch phơi nắng không nung). Phương Mộc lái xe dạo qua một vòng trong thôn cũ, một người cũng không thấy. Cả thôn trang yên tĩnh không một tiếng động, chỉ thỉnh thoảng truyền đến vài tiếng tiếng chó sủa xa xôi.
Cẩn thận nhìn kỹ, cơ hồ trên cửa mọi nhà đều có một khóa sắt, đã có chút rỉ sét loang lổ. Câu đối dán trên cửa sớm đã phai sạch màu, chỉ ngờ ngợ có thể phận biệt các nét chữ “Nhân Hòa”, “Phúc Lâm” các loại. Trong sân cũng là cỏ dại um tùm, bộ dáng một vùng điêu tàn rách nát.
Phương Mộc tự nhủ: “Đây quả thực là quỷ thôn mà.”
Mễ Nam nhìn xem trước sau, trong lời nói có chút bất đắc dĩ: “Một người cũng không có, bắt đầu điều tra từ nơi nào đây?”
“Đừng nóng vội.” Phương Mộc nhìn đồng hồ, “Đợi lát nữa xem.”
Chẳng mấy chốc, sắc trời đã ám tối. Vùng trời thôn trang yên tĩnh bồng bềnh bụi than từ khu mỏ thổi tới, rất có cảm giác che trời lấp đất. Nhìn qua phảng phất như nổi lên một trận sương mù lớn, những ngôi nhà cũ rách nát này lẳng lặng đứng giữa đám sương mù dày đặc, giữa không gian như ẩn như hiện đó, tựa hồ nơi nơi đều cất giấu bí mật. Song, trong thôn La Dương mới cách đó không xa vẫn đang tiếp diễn cảnh tượng náo nhiệt của một ngày trước, đủ loại bảng hiệu sặc sỡ theo thứ tự sáng lên, thỉnh thoảng có thanh âm ồn ào mơ hồ truyền đến.
Một yên tĩnh, một ồn ào. Một tử khí trầm trầm, một sinh cơ bừng bừng. Thôn trang mang cùng một cái tên, nhưng tựa hồ thân ở thời không bất đồng. Giống như mọi người đi ra từ mảnh đất này, giữa mấy phen trằn trọc, không biết đã chiếm được gì, hay đã mất đi cái gì?
“Ánh sáng thành phố”, khi nửa đêm nằm mộng quay về, ngươi có từng nhớ tới chốn này?
Dần dần, theo màn đêm buông xuống, trong thôn cũ cũng hiện ra một chút dấu hiệu của sự sống, tựa hồ đang tranh đấu với địa chỉ thôn La Dương mới chứng minh mình chưa hoàn toàn tiêu tan, vùng trời phía trên vài ngôi nhà cũ bay lên khói bếp lượn lờ, nhưng đồng dạng dưới màn trời màu xám chì có vẻ rất khó để ý, sau một lúc trôi nổi liền tiêu tán vô tung.
Phương Mộc vứt đầu lọc thuốc ra cửa xe, đưa tay khởi động xe jeep, hướng đến ngôi nhà cũ dâng lên khói bếp gần nhất lái đến.
Trong nhà cũ chỉ có một đôi vợ chồng già. Bà cụ nằm trên xích đu bằng gỗ giữa nhà chính, sắc mặt vàng như nến, hai mắt nhắm nghiền, nếu không phải ngực có hơi phập phồng, Phương Mộc cơ hồ cho rằng bà đã tắt thở. Ông cụ trái lại còn có thể còng lưng đi lại, đang khuấy nước lèo trong nồi, phỏng chừng mấy lá rau và vài khối khoai tây trôi nổi đặc quánh này chính là bữa tối của bọn họ. Phương Mộc gọi vài tiếng, ông cụ chỉ chậm rãi xoay người lại, dùng một đôi mắt đục ngầu không chịu nổi dõi mắt nhìn anh vài giây, lại tiếp tục chầm chậm khuấy nồi nước hỗn hợp nọ. Phương Mộc còn muốn hỏi lại, Mễ Nam đã kéo lại tay anh, lấy tay ở bên tai mình ra dấu vài cái.
“Đừng cố nữa, ông ấy nghe không được, phỏng chừng cũng hồ đồ rồi.”
Đang nói, ông cụ giơ tay phải lên, dùng muôi cơm trong tay chỉa chỉa sườn tây. Vừa như chỉ rõ phương hướng, lại như ra lệnh đuổi khách.
Phương Mộc bất đắc dĩ, nói một tiếng quấy rầy rồi, liền mang theo Mễ Nam lui ra.
Sườn tây cũng là một căn nhà cũ có sân, nóc nhà bốc lên từng đợt khói đen đứt quãng, trong sân tuy không quá sạch sẽ, nhưng vẫn có thể nhìn ra dấu hiệu có người ở.
Phương Mộc gõ lên cửa sắt vài cái, trong phòng rất nhanh có người đi ra trả lời. Là một ông già hơn 60 tuổi, khoác áo lông màu xám, vừa đi vừa xỉa răng.
“Tìm ai hả?”
“Ông à, con là người vùng khác.” Phương Mộc nặn ra một nụ cười tươi, cách cửa sắt đưa qua một điếu thuốc lá, “Đến nơi này nghe chút sự tình.”
“Mua than đá sao?” Ông già tiếp nhận điếu thuốc lá, nhìn nhãn hiệu một chút, vắt sau vành tai, “Trực tiếp đến mỏ quặng là được thôi mà.”
“Không phải mua than đá.” Phương Mộc lại đưa qua một điếu, giúp ông châm lửa, chỉ chỉ nhà cũ vừa đi qua, “Ông cụ ở đó bảo con tới đây.”
“Hả, lão Lục à. Hỏi ông ta cũng phí công, lỗ tai ông ấy lãng rồi, người đã sớm hồ đồ.” Ông già hút thuốc, nhìn Phương Mộc từ trên xuống dưới, “Cậu muốn nghe chuyện gì?”
Lúc này cũng không cần phải che giấu nữa, Phương Mộc móc ra thẻ cảnh quan, đơn giản nói rõ mục đích đến. Ông già trái lại không có vẻ khẩn trương, cầm thẻ cảnh quan kiểm tra thực hư một phen, đưa tay mở cửa sắt, để Phương Mộc và Mễ Nam vào nhà trò chuyện.
Ông già sống một mình, trong phòng trang trí đơn giản, coi như sạch sẽ chỉnh tề. Ngồi trên giường sưởi, Phương Mộc tán gẫu cùng ông già trước vài câu. Trong lúc nói chuyện, Phương Mộc biết được ông già họ Điền, từng là bí thư của thôn La Dương, góa vợ sống một mình, có một con trai đang làm khai thác mỏ núi Đại Giác. Ông già không quen với hoàn cảnh cuộc sống của thôn mới, cho nên vẫn ở chỗ này.
Trách không được ông cụ gọi là lão Lục nọ bảo bọn họ tới nơi này. Trong lòng Phương Mộc nghĩ, ông già này bộ dáng hiểu biết sâu rộng, nguyên lai từng làm cán bộ thôn.
“Hai người tới đây có công cán gì?” Bí thư Điền gạc gạc tàn thuốc, đồng thời tiếp đãi Mễ Nam ăn táo khô.
Phương Mộc suy nghĩ một chút, hỏi: “Bí thư Điền, ông ở chỗ này đã bao lâu?”
“Vậy thì dài lắm.” Ông già ha hả cười rộ lên, “Ta sinh ra tại đây, năm nay 68 rồi, cậu tính đi.”
“Tốt quá.” Phương Mộc nói thẳng vào đề, lấy ra bức ảnh của Giang Á, “Ông biết người này không?”
“Cậu chờ một chút.” Bí thư Điền tìm ra kính viễn thị đeo lên, cầm bức ảnh cẩn thận nhìn rõ, một lúc lâu, do do dự dự nói, “Nhìn quen mắt, nhưng mà. . . . . Nhưng mà nhớ không nổi là ai.”
“Vậy bức này thì sao?” Phương Mộc đem bức ảnh hai người đưa qua, “Hai người này ông quen không?”
Ông già chỉ liếc mắt nhìn một cái, lập tức nói: “Thằng nhóc béo này không phải con trai nhà lão Giang đây sao, gọi là cái gì nhỉ, hình như là một cái tên rất tao nhã. . . . . . “
“Giang Á?”
“Đúng đúng.” Bí thư Điền vỗ vỗ ót, “Đó là một đứa bé ngoan, người hiền hậu, cũng hiếu thuận, đáng tiếc chết sớm.” Ông chỉ ra ngoài cửa, “Cùng con trai nhà lão Lục chết trong quặng mỏ.”
“Người kia thì sao?” Phương Mộc vội vàng nói, “Ông có thể nhận ra không?”
“Này. . . . . .” Ông già nhíu mày, ngụm lớn hút thuốc, tay vịn thái dương vắt óc suy nghĩ, “Nhìn quen mắt. . . . . .Là ai nhỉ?”
“Hắn cũng là người thôn này, trong nhà điều kiện không tốt.” Phương Mộc gợi ý nói, “Là bạn tốt của Giang Á.”
“Là bạn tốt của Giang Á. . . . . .” Bí thư Điền tự nhủ, đột nhiên vỗ đùi, “Nghĩ ra rồi, đây là thằng nhóc nhà lão Cẩu.” (Tiêu: Cẩu ở đây ko phải chó đâu nha mấy bạn, đồng âm thôi!!!! Là Cẩu trong
cẩu thả nhưng là một họ)
Dứt lời, ông lại cầm lấy một bức ảnh khác, sau khi quan sát vài lần khẳng định nói: “Chính là thằng nhóc này, đúng vậy, vẻ bướng bỉnh kia vẫn không thay đổi.”
“Hắn tên gì?” Phương Mộc lập tức hỏi.
“Hừm, thằng nhóc này không có quý danh.” Bí thư Điền cười nói, “Cha của nó họ Cẩu, có một đứa con trai như vậy, cả ngày gọi Cẩu Đản Cẩu Đản. Chúng tôi cũng gọi nó Cẩu Đản, ngay cả giáo viên ở trường cũng đều gọi nó như vậy. Cũng vì việc này, ta nhớ kỹ nó còn cùng giáo viên ở trường đốp chát một trận, kết quả bị giáo viên trừng phạt quá chừng.”
(Tiêu: Cẩu ở đây lại không phải họ, mà đổi thành “chó” rồi!)
Cẩu Đản. Phương Mộc và Mễ Nam ngầm trao đổi ánh mắt. Cái tên này cũng thật quá khó nghe.
“Thằng nhóc này sao rồi?” Bí thư Điền nhìn Phương Mộc, lại nhìn Mễ Nam, “Gây tội rồi?”
“Dạ, gây ra chút chuyện.” Phương Mộc mập mờ đáp, lại hỏi, “Nhà nó còn có ai ở đây không?”
“Đã mất từ lâu.” Bí thư Điền lại cầm lấy một điếu thuốc châm lửa, “Mẹ Cẩu Đản chết sớm, hình như là năm nó 14 hay sao ấy, nhảy giếng.”
“Tự sát?” Mễ Nam giật mình trợn to mắt, “Tại sao?”
“Việc này nói ra cũng rất dài.” Bí thư Điền bộ dáng nói chuyện say sưa, “Cha Cẩu Đản là công nhân quặng mỏ, sau khi cưới mẹ nó, phải đến năm sáu năm rồi vẫn không mang thai. Cha Cẩu Đản đối với bên ngoài nói là vợ không đẻ được cả ngày mặt không ra mặt, mũi không ra mũi. Có một năm mùa đông, trong thôn xướng tuồng. Sau khi gánh hát đi, mẹ Cẩu Đản cư nhiên mang thai. Cha Cẩu Đản vui dữ lắm. Thế nhưng đứa trẻ này sau khi sinh ra, cùng cha Cẩu Đản nó chẳng giống một chút nào, ngược lại giống với đào kép diễn vai Trương Sinh trong gánh hát kia. Đa số mọi người đều lén nói thầm đây nhất định là con hoang của mẹ Cẩu Đản và đào kép kia. Cha Cẩu Đản trong lòng cũng tính toán, trở về treo cô vợ lên đánh. Mẹ nó vẫn không thừa nhận, chết sống đều nói đây là con của cha Cẩu Đản hắn.
(Tiêu: Trương Sinh đây là một thư sinh họ Trương trong “Tây Sương Ký”, hok phải Trương Sinh trong Người Con Gái Nam Xương đâu nha =]] )
“Sau này thế nào?”
“Sau này thế nào?” Bí thư Điền phun ra một ngụm khói, bốc lên táo khô bỏ vào miệng nhai, “Đứa bé cũng đã sinh ra rồi, cha Cẩu Đản cũng chỉ có thể nuôi. Thế nhưng từ đó trở về sau, hai mẹ con này lại gặp khốn khổ. Ba ngày đánh một trận nhỏ, năm ngày đánh một trận lớn. Đứa nhỏ đã lên đến tiểu học rồi, ngay cả một cái tên cũng không có. Cha của nó nói cứ gọi là Cẩu Đản. Mọi người nói, đây là để mắng chửi đào kép kia đó mà. Cẩu đản cẩu đản, con của loài chó! Năm ấy Cẩu Đản tốt nghiệp tiểu học, mẹ nó thật sự chịu không nổi nữa, nhảy giếng. Vợ mất, cha Cẩu Đản yên tĩnh được một năm, đầu xuân năm thứ hai, liền mang theo Cẩu Đản ra ngoài làm công. Đi lần này, suốt 20 năm chưa trở về.”