Bạn đang đọc Anh Hùng Đông-a Dựng Cờ Bình Mông – Chương 32: Sứ Giả Nhà Trời.
Thiết Mộc Chân đưa mắt cho Bác Nhĩ Truật. Bác Nhĩ Truật nắm lấy tay Thủ-Huy :
– Không nói giấu gì phò mã. Khi chúng tôi đón được Tuyên-uy đại tướng quân Lý Long-Phi sang Mông-cổ, tuy chúng tôi khâm phục người, mà chỉ khâm phục về võ công, nên chúng tôi xin người dạy võ cho tướng sĩ, mà không nhờ người luyện quân. Phải đợi cho đến khi đi sứ Đại-Việt, tôi được phò mã cho xem hai hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, Quảng-vũ thao diễn, lại được xem hiệu Kỵ-binh Phù-đổng tập trận. Tôi như người mù được mở mắt. Trở về Mông-cổ, tôi thuật cho Đại-hãn nghe. Bấy giờ Đại-hãn mới nhờ Long-Phi luyện quân cho. Mông-cổ hùng mạnh từ ngày ấy.
Thiết Mộc Chân trịnh trọng cắt một miếng thịt nướng, bưng một bát rượu trao cho Thủ-Huy để bầy tỏ một cử chỉ kính trọng. Chờ Thủ-Huy ăn thịt, uống rượu xong, ông mới nói :
– Tôi được biết mười hai hiệu Thiên-tử binh, hiệu Kỵ- binh Phù-đổng, hiệu Ngưu-binh Hoa-lư, đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn, đều do một tay phò mã đào tạo ra. Khi nghe Bác Nhĩ Truật ca tụng hiệu binh Phù-đổng, tôi tuy khâm phục, nhưng vẫn có ý coi thường. Cho đến mấy hôm nay, được thấy đội võ sĩ Long-biên xuất chiến, tôi mới tự thẹn rằng Kị- binh của mình chỉ là một bầy cừu trước bầy sư tử. Bây giờ…
Ông nói chậm lại :
– Nếu như phò mã giúp chúng tôi, huấn luyện được khoảng vài chục đội kị mã như đội Long-biên, thì những cái gọi là Đại-kim quốc hùng mạnh, Nãi-man sấm sét, Tây-hạ vô địch, Đại-vương quốc Khắc-liệt… kia tôi có coi ra gì.
Thấy Thiết Mộc Chân hết sức cầu khẩn, Thủ-Huy đáp bằng lời lẽ thành thực :
– Hiện tôi không thể trở về Đại-Việt, trượng phu bốn bể là nhà, Đại-hãn đã đem lòng của kẻ sĩ ủy thác, thì tôi nhận lời. Tuy nhiên tôi xin thưa trước, muốn huấn luyện xong hai mươi đội, phải cần thời gian là bốn tháng.
– Chỉ bốn tháng thôi sao ? Trước tôi nghe nói, phò mã phải huấn luyện trong 18 tháng mới xong kia mà ?
– Trước kia tôi cần 18 tháng, vì những người được tuyển chưa từng biết cỡi ngựa, chưa từng biết bắn cung, cũng chưa từng xử dụng vũ khí. Lại nữa, về ngươì huấn luyện, bấy giờ ngoài tôi ra, chỉ có năm vị sư thúc của tôi là Đại-Việt ngũ tuyệt mà thôi. Còn bây giờ binh sĩ của Đại-hãn đã thành đội ngũ, phối hợp tác chiến thành thạo. Họ là những kị mã, tiễn thủ đại tài rồi. Trong khi đó, tôi có tới ba chục trưởng toán võ sĩ Long-biên, ba đội trưởng cùng huấn luyện thì mau lắm.
Thiết Mộc Chân suy nghĩ một lúc rồi hỏi các tướng :
– Từ trước đến giờ, tổ chức các đội quân của vùng thảo nguyên này thường không giống nhau. Nguyên do chỉ vì mỗi tộc có quân số không đồng đều, mỗi tộc trưởng có một sáng kiến riêng. Từ sau khi Lý Long-Phi cùng phu nhân giúp chúng ta, thì người tổ chức các đội quân theo Đại-Việt. Năm người thành một ngũ, năm ngũ thành một lượng, năm lượng thành một đội. Mỗi đội là một đơn vị độc lập. Bây giờ tôi thấy các võ sĩ Long-biên lại tổ chức hơi khác. Mười người là một thập (10), mười thập là một bách (100). Năm bách thành một đoàn (500). Vậy chúng ta nên giữ nguyên tổ chức cũ hay theo đoàn Long-biên ?
Bác Nhĩ Truật từng sang Đại-Việt, từng xem Thủ-Huy thao diễn cho xem. Ông trình bầy :
– Binh đội Đại-Việt chia ra làm Thiên-tử binh, Thủy-binh, Kỵ-binh, Ngưu-binh với hai đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn. Sáu loại binh đoàn, đều có tổ chức khác nhau. Lối tổ chức mà tiên-sinh Long-Phi luyện cho ta là theo Thiên-tử binh. Còn tổ chức đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn thì là một sáng kiến của huynh trưởng Trần phò mã là Thần-nông sứ Trần Lý. Mục đích của hai đội võ sĩ này không phải để tác chiến, mà để chọc thủng phòng tuyến địch bắt chúa tướng địch và bảo vệ chúa tướng mình khi đối diện với địch quân.
Tốc Bất Đài khen :
– Tôi thấy lối tổ chức của đội Long-biên hợp với chiến trường vùng Thảo-nguyên. Vậy ta nên cải tổ toàn bộ các binh đội của ta theo đội Long-biên thì hơn. Nhưng nay, vì chiến trường cần tới đội quân độc lập lớn hơn, ta chia ra thập, bách và thiên. Với một đơn vị biệt lập nghìn người mới có thể thi hành những nhiệm vụ lớn.
Thiết Mộc Chân đưa mắt nhìn Thủ-Huy với tất cả khẩn cầu :
– Phò mã ! Trời đã đem tiên sinh Long-Phi cho Mông-cổ. Bây giờ trời lại đem phò mã cho Mông-cổ nữa. Trước kia chúng tôi chỉ có những đội quân ô hợp. Sau khi tiên sinh Long-Phi giúp chúng tôi huấn luyện binh đội, thì chúng tôi có hai loại binh. Loại ô hợp cũ gọi là binh đội bộ tộc. Loại có tổ chức huấn luyện, gọi là chính binh. Bây giờ phò mã giúp chúng tôi luyện quân theo đội Long-biên, thành ra chúng tôi có ba loại binh là binh bộ tộc, chính binh, và loại mới. Cái loại binh mới nên đặt tên là Lôi-kị. Không biết phò mã nghĩ sao ?
– Lời Đại-hãn luận thực phải. Có điều đây chỉ là tạm thời. Tương lai, Đại-hãn phải huấn luyện lại tất cả các binh chủ lực thành Lôi-kị hết. Lại cũng phải luyện binh bộ tộc theo lối luyện Hoàng-nam của Đại-Việt.
Thế rồi Thiết Mộc Chân rút quân về vùng núi non miền Đông, giáp giới với Kim. Ông truyền binh tướng Mông-cổ gọi Thủ-Huy, Đoan-Nghi, Tử-Kim là Thiên-sứ, tức khách trời ban cho Mông-cổ. Đích thân ông cùng các tướng điều động việc huấn luyện, trang bị cho kị binh. Thủ-Huy trao việc huấn luyện bắn cung, phi ngựa, tác chiến cho các trưởng toán, đội trưởng. Còn chính mình, Đoan-Nghi, Thúy-Thúy, Tử-Kim luyện võ cho họ. Sau hơn ba tháng thì việc huấn luyện cá nhân hoàn tất. Công bắt đầu cho huấn luyện tác chiến, phối hợp tác chiến cấp thập-phu (10 người), bách-phu (trăm), thiên-phu (nghìn). Một tháng sau qua đi, công việc hoàn tất. Mông-cổ đã có một lực lượng chín Thiên-phu phối hợp tác chiến nhịp nhàng, không thua đội võ sĩ Long-biên làm bao. Bên cạnh đó, có chín Thiên-phu nữa đang trong vòng thụ huấn phối hợp tác chiến.
Cuối cùng là việc cử tướng chỉ huy các Thiên-phu, khiến cho Thiết Mộc Chân phân vân ! Ai sẽ là Thiên-phu trưởng ? Bởi cử người này, thì người khác không hài lòng. Cuối cùng ông nhờ Thủ-Huy. Thủ-Huy căn cứ vào phép tuyển tướng thời vua Trưng, thời vua Lý Thánh-tông, Nhân-tông, trình bầy cho ông. Sau khi ông bàn với Thủ-Huy ba ngày liền, rồi quyết định . Chính Thiết Mộc Chân với Thủ-Huy tổng chỉ huy chín đại tướng. Mỗi đại tướng chỉ huy một Thiên-phu :
Bác Nhĩ Truật chỉ huy đệ nhất Thiên.
Tốc Bất Đài chỉ huy đệ nhị Thiên.
Mộc Hoa Lê chỉ huy đệ tam Thiên.
Xích Lão Ôn chỉ huy đệ tứ Thiên.
Gia Luật Mễ chỉ huy đệ ngũ Thiên.
Triết Biệt chỉ huy đệ lục Thiên.
Bác Nhĩ Hốt chỉ huy đệ thất Thiên.
Dược Sơ Đài chỉ huy đệ bát Thiên.
Bác Khô La chỉ huy đệ cửu Thiên.
Thiết Mộc Chân gọi chín đại tướng là Cửu đại sơn điêu. Ông truyền lấy quốc kỳ mầu anh. Trên quốc kỳ, ông truyền vẽ hình con chim ưng bay ngang mặt trời, tượng trưng cho cái tên Thiên hỏa điêu đế của ông. Phía dưới quốc kỳ móc chín cái đuôi trâu, tượng trưng cho Cửu đại sơn điêu.
Còn chín Thiên-phu đang thụ huấn, khi tác chiến sẽ là lưc lượng trừ bị với mục đích khi Thiên-phu chính bị tổn thất, thì sẽ dùng người của chín Thiên-phu trừ bị bổ xung. Chín Thiên-phu này trao cho Trần Tử-Kim chỉ huy gọi là Thân-binh. Chín người được cử chỉ huy gồm Lý Long-Tùng ; ba em của Thiết Mộc Chân là Biên Gô Đài, Cát Xa, Tê Mô Gu ; bốn người con là Truật Xích, Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài, Đà Lôi ; con rể là Đô Gu Sa.
Ghi chú của thuật giả:
Các sử gia Trung-quốc, Liên-sô, Đức, Iran, Irac, Ba-lan, Hung-gia-lợi, Afghanistan đương thời cũng như sau này chỉ biết rằng Mông-cổ có chín đại tướng, được Thành-cát Tư-hãn coi như chân tay, trao cho chỉ chỉ huy chín binh đoàn. Sau được phong thân vương. Lại được ông ban cho vinh dự biểu hiệu trên quốc kỳ. Nhưng không sử gia nào biết rằng đầu tiên họ chỉ là Thiên-phu trưởng. Rồi dần dần theo nhu cầu chiến trường, các Thiên-phu thành Vạn-phu, rồi Vạn- phu thành Binh-đoàn (Binh-đoàn tương đương với ngày nay là quân-đoàn). Họ lại càng không biết ai đã huấn luyện, đã tuyển chọn các tướng này cho Mông-cổ. Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-A mới biết rõ mà thôi.
Trong thời gian ấy, Thiết Mộc Chân sai mật sứ đi liên lạc với các tộc trưởng trung thành, thuyết phục các tộc trưởng bị Khắc-liệt đàn áp.
Tin tức tế tác báo :
– Tang Côn cho rằng việc bình định Mông-cổ đã xong, y trở mặt với Tống. Y sai sứ sang Kim, xin Kim cùng ra quân tiến váo các bộ tộc miền Đông để tận diệt Mông-cổ. Lập tức Thiết Mộc Chân sai sứ sang Kim cáo việc Tống giúp Khắc-liệt đánh Mông-cổ. Khi Mông-cổ không còn nữa, thì Khắc-liệt sẽ liên binh với Tống đánh Kim. Trước Kim đã được tin này, nhưng cho rằng chưa chính xác. Bây giờ trước những tin tức xác thực, Kim chúa nổi giận. Một mặt ừ hự hứa cùng ra quân với Khắc-liệt, một mặt ngầm giúp Mông-cổ.
Tang Côn tưởng Kim sẽ ra quân, y cho các tộc trưởng đem quân về. Y chỉ giữ lại năm vạn quân cơ hữu đóng rải rác làm năm doanh, chờ Kim cùng xuất quân. Quân Khắc-liệt phải đóng ở vùng xa đất của mình gần hai nghìn dặm (1000 Km), tiếp tế khó khăn, chúng tràn vào các bộ tộc gần nơi đóng quân cướp bóc. Các tộc trưởng phẫn uất, nhưng phải cắn răng nín nhịn. Họ âm thầm cử sứ giả đến xin Thiết Mộc Chân xuất binh.
Thiết Mộc Chân bèn tổ chức đại hội các Hãn, Khả-hãn, tộc trưởng, tướng lĩnh để nghị việc xuất quân. Ông lên tiếng trước :
– Bây giờ sắp vào Thu rồi. Nếu ta không phục hồi lại lãnh thổ, mùa Đông đến, dân chúng, binh tướng phải sống lang thang, thì e rằng không chịu nổi cái lạnh kinh khủng. Vậy anh em nghĩ sao ?
Tổng Đạo-sư Cốc Chu cau mặt lại tỏ vẻ bất mãn. Vì thông thường những buổi họp như thế này, bao giờ y cũng là người lên tiếng trước. Thế mà bây giờ Thiết Mộc Chân lại dành mất cái danh dự đó.
Lão Muôn Lịch (ghi chú, ông này là bạn của thân phụ Thiết Mộc Chân, cũng là bố ghẻ của Thiết Mộc Chân), bàn :
– Hiện ta mới tổ chức được 18 Thiên-phu Lôi-kỵ. Quân số một vạn tám nghìn của ta tuy hùng mạnh, liệu ta có thể địch lại mười vạn quân của Tang Côn, với mười vạn của các bộ tộc quy phục y không ?
Gia Luật Mễ bác ý kiến Muôn Lịch :
– Bàn về quân số thì lúc khởi đánh ta, Khắc-liệt có mười vạn quân. Khi ta rút chạy, y thu thập quân của các bộ tộc theo ta đầu hàng thêm mười vạn nữa. Nhưng sau khi ta rút chạy thì y đã đem năm vạn chính binh về trấn ở đất của ta, vì sợ dân nổi dậy. Còn mười vạn quân của các bộ tộc, thì y mang năm vạn trở về, rải ra một vùng dài trên ba nghìn dặm, rộng trên hai nghìn dặm. Rút lại, ngay trước mặt ta, y chỉ có năm vạn chính binh do Tang Côn chỉ huy, năm vạn quân bộ tộc ô hợp do Trác Mộc Hợp chỉ huy, cách ta tám trăm dặm. Nếu ta tung quân đánh Tang Côn, thì chỉ phải đối phó với năm vạn chính binh mà thôi này mà thôi.
Tổng Đạo-sư Mông-cổ là Cốc-Chu, con của Muôn-Lịch lên tiếng :
– Như Gia Luật Mễ nói, ngay trước mặt ta có năm vạn quân tinh nhuệ của Tang Côn. Trong khi ta chỉ có lực lượng một vạn tám nghìn. Nếu ta xuất quân, thì vừa dàn trận đã bị bị năm vạn của Tang Côn tiêu diệt rồi. Ta không thể xuất quân trong lúc này. Bần đạo đã hỏi nhà trời, Thượng-đế mặt trời truyền rằng Hãy im lặng chờ đợi.
Khi chưa tới Mông-cổ, Thủ-Huy Đoan-Nghi đã được Long-Tùng, Đoan-Thanh cho biết :
Ở Đại-Việt, Phật-giáo là quốc giáo. Quốc-sư nhận sắc phong của Hoàng-đế, được tôn kính cực kỳ. Quốc-sư là những vị thông kim bác cổ, võ công tuyệt thế. Nhưng Quốc-sư ít khi can thiệp vào việc triều chính. Tăng chúng trong nước cũng không phải phục tùng Quốc-sư. Quốc-sư luôn là người đạo cao đức trọng, chỉ chú ý đến việc giáo hóa dân chúng. Hầu hết các Quốc-sư đều ngày đêm lo bảo vệ đất nước, trấn Bắc, bình Nam.
Ngược lại, tại vùng Thảo-nguyên, vốn không có văn tự. Kiến thức về thần linh của họ rất nông cạn. Một số người học văn tự Thổ-phồn, Trung-quốc, đọc mấy sách ma trâu, đầu rắn của các nước này, rồi trở thành Đạo-sư. Hiện nay, mỗi bộ tộc có một Đạo-sư. Mỗi nước có một Tổng Đạo-sư. Đạo-sư là người đầy uy quyền, chỉ thua có Khả-hãn, Hãn, tộc trưởng trong một số lãnh vực mà thôi. Đạo-sư chủ tọa tất cả các cuộc hội họp quý tộc, quân sự, kể cả các cuộc xử án. Trong các buổi họp đó, bao giờ đạo sư cũng lên tiếng trước, rồi các nhà quý tộc, tướng lĩnh mới dám bàn luận. Đạo-sư không phải tuân thủ bất cứ luật lệ nào, không uy quyền nào có thể bắt Đạo-sư phải khuất phục. Ngược lại đạo sư có quyền thay đổi, đặt ra luật lệ.
Tổng Đạo-sư Mông-cổ Cốc Chu là người có uy quyền ngang với Khả-hãn Thiết Mộc Chân. Y còn rất trẻ, là con trai của Muôn-Lịch. Y có tám anh em, đều có võ công thâm hậu. Trong tám người thì hết bốn người làm Tổng Đạo-sư. Trên hết y làm Tổng Đạo-sư của toàn lãnh thổ Mông-cổ, coi như là giáo chủ. Dưới quyền y, em kế tên Thát Minh làm Tổng Đạo-sư của Thát-đát ; Miệt Hác làm Tổng Đạo-sư của Miệt-nhi ; Ngột Thai làm Tổng Đạo-sư của Diệt-xích-ngột. Trong lãnh thổ thuộc quyền, các em y thống lĩnh các Đạo-sư của những bộ tộc trong vùng. Các Đạo-sư đều có một đoàn tùy tùng trang bị như chính binh. Bọn này coi như một thứ quân nhà trời. Khi Đạo-sư kết tội ai, thì sai chúng đi bắt về xử. Nếu tội nhân bị xử tử hình, thì cũng chính bọn này làm đao phủ. Ba vùng Thát-đát, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột là ba nước lớn nhất bị Mông-cổ thu tóm.. Vì vậy, thế lực của gia đình Cốc Chu ngày càng thịnh. Thịnh đến độ, anh em y lấn át cả các em, các con Thiết Mộc Chân. Cả tám anh em y đều là những cao thủ bậc nhất Mông-cổ. Không biết anh em y học võ với ai, thuộc môn phái nào. Có người thắc mắc về nguồn gốc võ công của anh em y, thì y nói rằng : Chúng ta học võ ở trên trời. Vì làm Tổng Đạo-sư, địa vị cực tôn quý, nên không ai dám đấu với anh em y. Họ chỉ thấy y hiển lộ võ công trong trận đánh với Diệt-xích-ngột. Trong trận này, một mình một ngựa, y xông vào trận địch trên vạn quân, chém tướng rồi ra khỏi vòng vây dễ dàng. Y có thể ngồi trên tuyết luyện công hằng tháng mà không thấy lạnh. Mỗi người trong anh em y thu dụng một trăm đệ tử, đó là những tiểu đạo sư. Các tiểu đạo sư đều có võ công khá cao.
Là cha của bốn Tổng Đạo-sư, Muôn Lịch cùng các con mình lấn dần sang quyền hành của các Đại-hãn. Chúng muốn nắm quyền cai trị luôn các nước mà chúng làm Tổng Đạo-sư. Vì vậy trong khi Thiết Mộc Chân chinh phạt các nước Miệt-nhi, Ong-gút, Thát-đát, Diệt-xích-ngột sát nhập vào Mông-cổ thành một nước lớn ; thì Muôn Lịch lại muốn Mông-cổ chỉ là một nước hùng mạnh, giữ nguyên các nước nhỏ, các nước nhỏ phải quy phục mà thôi. Y muốn Thiết Mộc Chân cho các con y làm Khả-hãn các tiểu quốc, rồi dần dần sẽ đi đến chỉ các đạo sư mới được làm tộc trưởng, Hãn, Khả-hãn, Đại-hãn. Mưu đồ của y, Thiết Mộc Chân biết hết, ngặt vì thế lực cha con Muôn Lịch quá mạnh, khiến ông cứ phải im lặng.
Nhưng các em, các con Thiết Mộc Chân thì ra mặt chống đối. Họ thường nêu tội trạng của gia đình cha con Muôn-Lịch ra để làm giảm uy thế của chúng. Tội nặng nhất họ thường nêu ra : Muôn Lịch là bạn thân của cha Thiết Mộc Chân. Khi Dã Tốc Cai hấp hối, ủy thác con côi cho y. Thế nhưng khi ông qua đời rồi thì y đem cả bộ tộc bỏ theo Thát-đát là kẻ thù của Mông-cổ. Trong thời gian ở với Thát-đát, bốn con y được truyền chứcĐạo-sư, được học võ, thì cái danh Đạo-sư, cũng như võ công đó là của Thát-đát ban cho. Khi Thát-đát bị Thiết Mộc Chân diệt, ông không truy cứu tội trạng của y, mà lại thu nhận bộ tộc của y, cho y ngồi vào hàng quý tộc như vậy là không xứng đáng. Tuy vậy, các em, các con của Đại-hãn vẫn chưa dám lật đổ gia đình Muôn Lịch, vì bà U-Luân là vợ của y, hơn nữa trong các em, các con Đại-hãn không ai đủ võ công đánh lại các con của y.
Cũng vì thế lực của Muôn Lịch mạnh, mà Thiết Mộc Chân gả mẹ mình là bà U-Luân cho y, khiến y trở thành người thân nhất với ông. Bây giờ giữa lúc chư tướng bàn xuất quân, thì Cốc-Chu lại nhân danh người nhà trời cản trở. Cái mục đích cản trở, Thủ-Huy đã nhìn rõ : Y biết rằng ra quân kỳ này, tất Mông-cổ thắng. Mà Mông-cổ thắng thì sẽ gồm thâu cả Khắc-liệt, bấy giờ Thiết Mộc Chân quyết không chịu để tình trạng lãnh thổ dưới quyền mình chia thành nhiều nước, dễ sinh nội loạn.
Từ ngày Thủ-Huy, Đoan-Nghi tới Mông-cổ, thì cha con Muôn-Lịch giữ thái độ dè dặt, nhũn nhặn, tránh né tiếp xúc cũng như đụng chạm.
Thủ-Huy nghĩ thầm :
– Mình chỉ là khách du lịch Mông-cổ, nhân cảm tấm lòng Thiết Mộc Chân mà giúp ông, thì việc gì phải tranh dành với người ?
Vì vậy công mỉm cười, mặc Cốc Chu với các tướng tranh luận.
Tốc Bất Đài hùa theo Gia Luật Mễ :
– Thưa Đạo-sư, tôi thì tôi nghĩ khác. Ta có một vạn tám ngàn người đây là những võ sĩ, là Lôi-kỵ chứ không phải binh sĩ bình thường. Ngoài ra, tổng số chính binh của ta còn hơn năm vạn. Chính binh của ta đã được Lý tiên sinh cùng phu nhân từ Đại-Việt sang huấn luyện, chỉ cần một thiên có thể thắng một vạn quân Khắc-liệt. Cạnh chính binh, ta còn năm vạn quân của các bộ tộc kia mà ? Vì vậy, tôi thấy rõ ta nên xuất quân ngay bây giờ. Bởi Tang Côn tưởng ta không ngóc đầu dậy được nữa nên y đã cho di chuyển vợ con tướng sĩ về sống chung. Nếu ta ra quân thình lình, thì binh tướng của y mải lo bảo vệ gia đình, ta có thể thắng dễ dàng.
Thiết Mộc Chân hỏi Thủ-Huy :
– Xin phò mã cho biết ý kiến.
Thủ-Huy nghĩ thầm : Cái thế ta đứng ngoài không được nữa rồi. Đại-hãn đã hỏi, tức là đem mạng sống của cả nước Mông-cổ trao vào tay ta. Ta phải trả lời thực sự. Mà thức sự thì rõ ràng ta phải gạt cái tên Cốc Chu nàøy ra ngoài. Công đứng dậy nói :
– Ta có ba thế tất thắng. Tang Côn có ba thế tất bại. Ta nên ra quân. Nếu ta ra quân lúc này, tất thắng.
Các tướng vỗ tay hoan hô.
Cốc Chu bực mình :
– Ý kiến phò mã lại sáng suốt hơn Thượng-đế mặt trời ư ?
Thủ-Huy chưa kịp trả lời Cốc Chu, thì nghe tiếng Thiết Mộc Chân dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai :
– Phò-mã ! Tôi khẩn thiết xin phò mã làm cách nào giảm uy tín của anh em Cốc Chu. Chỉ cần sao uy tín anh em y xuống thấp, chứ đừng làm mất cái danh Tổng Đạo-sư của chúng. Tôi còn phải nhờ chúng nhân danh sứ giả nhà trời, thu phục nhân tâm.
Nghe Thiết Mộc Chân nói, Thủ-Huy nhũn nhặn trả lời Cốc Chu :
– Thưa Tổng Đạo-sư ! Điều tôi sắp bàn đây, mới là ý của Thượng-đế !
Cốc Chu quát lên :
– Hôm qua tôi bay lên trời, nghe Thượng-đế phán : Hãy bảo Đại-hãn Thiết Mộc Chân án binh chờ đợi !
Nghe Cốc Chu nói, một số các Khả-hãn, Hãn, tộc trưởng cúi đầu xuống tỏ vẻ tôn phục.
Thủ-Huy nghĩ thầm :
– Cái tên ngu dốt này bịp bợm ai, ta cũng mặc kệ y. Nhưng y đem cái bịp bợm đó mà dọa ta, lấn át ta thì y chết.
Nghĩ vậy công hỏi :
– Thưa Tổng Đạo-sư, từ trước đến nay Tổng Đạo-sư vẫn khẳng định rằng Đại-hãn Thiết Mộc Chân là con của Thượng-đế Mặt-trời có đúng không ?
– Dĩ nhiên là đúng.
Thủ-Huy cười lớn :
– Như vậy cái vụ mà Tổng Đạo-sư nói rằng, hôm qua Tổng Đạo-sư bay lên trời hỏi Thượng-đế là không đúng. Chắc Tổng Đạo-sư nằm mơ rồi tưởng là thực !
Cốc Chu vận nội lực quát :
– Mi không được vô phép. Câm cái mồm lại.
Thủ-Huy cười nhạt :
– Này Tổng Đạo-sư ! Tôi là khách phương xa. Tôi tới đây do lời mời của Đại-hãn. Tôi không cần biết Tổng Đạo-sư. Tổng Đạo-sư không có quyền gì với tôi.
Cốc Chu ra lệnh cho đệ tử :
– Bắt trói nó cho ta !
Mười đệ tử của y rời chỗ ngồi, rút đao bao vây Thủ-Huy. Thoáng nhìn, Thủ-Huy giật mình đến thót một cái, vì từ chiêu thức cho tới thân pháp của chúng, đều là võ công Đông-A. Thấy sư phụ bị kiềm chế, các Thiên-phu, Bách-phu do Thủ-Huy huấn luyện cùng rút vũ khí, định nhập cuộc bênh sư phụ, thì bóng hồng thấp thoáng, rồi những tiếng loảng xoảng phát ra, cùng ánh thép lấp lánh. Mười thanh đao bay đến trước mặt Cốc Chu, cắm thành một hàng ngay thẳng. Còn mười tiểu đạo sư, thì nằm dài dưới đất thành vòng tròn quanh Thủ-Huy, không biết còn sống hay chết. Mọi người nhìn lại, thì ra Thúy-Thúy đã ra tay.
Miệt Hác tung người lên, y dùng một thức hổ trảo chụp Thúy-Thúy. Thúy-Thúy trầm người tránh khỏi, rồi trả lại bằng chiêu Hoa-sơn chưởng. Muôn ngàn lần Cốc Chu không thể tin rằng Thúy-Thúy dám chống lại một Tổng Đạo-sư như em mình. Miệt Hác phát chiêu đỡ chưởng của Thúy-Thúy. Bùng một tiếng cả hai lảo đảo bật lui, làm mọi người kinh ngạc không ít. Các tướng Mông-cổ kinh ngạc vì xưa nay họ tin rằng Miệt Hác là người nhà trời, phép tắc vô cùng, mà vừa rồi, đối chưởng với giai nhân tuyệt thế này, dường như chỉ ngang tay. Còn Thủ-Huy cũng ngạc nhiên vì Miệt Hác đã xử dụng võ công Đông-A chính tông từ chiêu thức cho tới nội công. Chiêu vừa rồi chính là chiêu Phong-ba hợp bích.
Thấy Thiết Mộc Chân không lên tiếng can gián, Thủ-Huy biết rằng ông muốn mình làm tới nữa để giảm uy tín của bọn Đạo-sư. Công cũng mặc cho Thúy-Thúy đấu với Miệt-Hác để dò xem y đã học võ công với ai ? Bản lĩnh võ công của y tới đâu ? Hai người đấu với nhau trên dưới trăm hiệp, thì Cốc-Chu , chỉ tay vào mặt Thúy-Thúy nói với các tướng :
– Các người thấy không ? Con nhỏ kia, dám chống lại với Thiên-sứ, thì chỉ lát nữa y thị sẽ bị hộc máu miệng ra mà chết !
Nghe y nói, Thủ-Huy nghĩ thầm :
– Cứ như lời tên này nói thì dường như chúng được học cả Bức-mạch công của nhà mình, cho nên y mới đe dọa đánh Thúy-Thúy hộc máu ! Hà, bản lĩnh tên này không tầm thường, dường như ngang với Vỵ-xuyên ngũ tiên!
Nghĩ vậy công dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai Thúy-Thúy :
– Thúy-Thúy ! Coi chừng Miệt-Hác dùng Bức-mạch chưởng. Vậy Thúy-Thúy hãy vận Cổ-loa tâm pháp đề phòng. Nhưng đừng xử dụng, chỉ đỡ thôi. Nếu thấy tôi can thiệp, bảo Thúy-Thúy ngừng tay, Thúy-Thúy vờ như không tuân lệnh cứ tiếp tục giao chiến !
Nghe Thủ-Huy nhắc, Thúy-Thúy tỉnh ngộ, vội vận Cổ-loa tâm pháp, thì cũng đúng lúc đó Miệt-Hác đánh ra chiêu Phong-hoa suy lạc. Y đã vận Bức-mạch chưởng. Bình một tiếng, cả hai cùng lảo đảo bật lui lại.
Thủ-Huy lách mình một cái, công nắm lấy tay Thúy-Thúy ném nàng lên không :
– Không nên dùng võ công trước mặt Đại-hãn !
Trong khi nói, công nhả mộït ít Hàn-băng nội lực vào tay nàng. Thúy-Thúy lộn người trên không hai vòng. Ở trên cao, lưng nàng uốn cong, y phục bay phất phới như tiên nga múa vũ khúc Nghê-thường, đẹp không thể tưởng tượng được. Cao nhất là Thiết Mộc Chân, xuống tới bọn vệ sĩ hiện diện đều suýt xoa. Vừa rơi xuống đất, nàng phóng một chiêu Hoa-sơn chưởng vào người Miệt-Hác. Y lại phát chiêu đỡ. Bùng một tiếng, rồi nhảy lài lại cười lớn :
– Con tiện tỳ kia,bao nhiêu mạch máu trong người mi vỡ hết rồi. Trong ta đếm bảy tiếng thì mi sẽ chết.
Rồi y đếm :
– Một.
Thúy-Thúy cười lớn :
– Chú bé bịp bợm ơi ! Sau khi chú đếm bẩy tiếng mà chị không chết, thì chú không phải là sứ giả nhà trời. Ngược lại chú đau đớn đến chết, thì rõ ràng chú bị trời phạt.
– Hai ! Ba !
Thúy-Thúy vẫn cười.
– Bốn ! Năm.
Thình lình Miệt-Hác cảm thấy như có con dao đâm vào ngực, đau thấu tâm can, rồi người lạnh kinh khủng. Y cố không phát ra tiếng kêu, đếm :
– Sáu ! Bẩy ! Mi chết này…Aùi ! Aùi !
Y hét lên như con lợn bị thọc huyết. Rồi lăn lộn trên mặt đất. Thát Minh, Ngột Thai cùng phát chưởng đánh vào hai bên Thúy-Thúy, vì sợ nàng giết Miệt-Hác. Thấy chưởng phong đối thủ cực kỳ hùng hậu, Thúy-Thúy dùng cả hai chưởng quay một vòng rồi nhảy lùi về sau hai bước. Vô tình nàng đứng trước mặt Thủ-Huy. Anh em Thát Minh, Ngột Thai quyết giết cho bằng được Thúy-Thúy. Cả hai cùng xê dịch theo, đẩy vào người nàng hai chưởng. Thúy-Thúy nghiến răng đỡ.
Lúc đầu Thủ-Huy chỉ muốn để cho Thúy-Thúy làm giảm uy tín của anh em Cốc Chu. Bây giờ thấy chúng quá đê tiện, dùng hai người đánh một. Công vờ cúi xuống, dùng tay phải nắm lấy chân Thúy-Thúy rồi truyền nội lực sang. Thúy-Thúy đang miễn cưỡng đỡ chưởng của Thát Minh, Ngột-Thai trong tuyệt vọng, bỗng thấy một luồng nội lực mạnh như bài sơn, đảo hải tràn vào người mình. Bình, bình ! Hai em của Cốc Chu bị bật tung lên, bay ra khỏi lều, nằm thẳng cẳng, hai mép ri rỉ tuôn máu ra.
Muôn Lịch vội đứng lên, sai tùy tòng đỡ ba con, đem ra khỏi lều. Mặt Cốc Chu tái đi vì giận.
Thúy-Thúy chỉ theo ba em Cốc Chu :
– Đại-hãn là con trời. Bởi ba Tổng Đạo-sư dùng võ công trước mặt Đại-hãn là hành vi cực kỳ vô lễ nên trời phạt. Chứ người con gái như tôi, đâu đủ phép tắc thắng ba Tổng Đạo-sư !
Thủ-Huy thấy như vậy cũng đủ bịt miệng Cốc Chu rồi, công nói với y bằng giọng ôn tồn :
– Như Tổng Đạo-sư nói : Đại-hãn Thiết Mộc Chân là con của Thượng-đế, tôi mới khẳng định Tổng Đạo-sư nằm mơ. Tại sao ? Vì Đại-hãn là con của Thượng-đế, mà Đại-hãn không nghe thấy Thượng-đế phán về việc xuất quân này, có nghĩa là Thượng-đế đã sai con người giáng thế, thì chư sự do Đại-hãn đưa ra mới chính là ý của Thương-đế. Tục ngữ Mông-cổ ta có câu : Của cha là của con, trong việc cai trị dân thì ý cha là ý con, ý con sở dĩ có là do là ý cha dạy dỗ. Ý của Đại-hãn muốn xuất binh, thì chính là ý của Thượng-đế.
Các em, các con của Thiết Mộc Chân, các tướng, các đệ tử củaThủ-Huy vỗ tay hoan hô.
Mông-cổ không có văn tự. Cha con Muôn-lịch nhờ học văn tự Thổ-phồn, đọc được một số sách của nước này, nên có một ít tư tưởng về thần linh, mà trở thành Đạo-sư. Bây giờ y bị Thủ-Huy, một bác học đa năng, thâm cứu toàn bộ tư tưởng chủ đạo tộc Việt, cùng Cửu-lưu, Tam-giáo, Bách-gia chư tử của Trung-hoa, thì cái mớ kiến thức hủ lậu của anh em Cốc Chu đấu sao lại ?
Cốc Chu cúi mặt xuống không nói được lời nào. Thủ-Huy tiếp :
– Tang Côn tưởng ta bị diệt rồi, binh tướng chỉ lo hưởng thụ sa đoạ, tranh dành của cải với nhau, không luyện tập, không đề phòng, lại đóng dàn ra một diện tích quá lớn. Đó là thế tất bại thứ nhất của y. Trong khi đó, ta luyện được một vạn tám nghìn Lôi-kỵ. Khi đối trận, chiến đấu đơn độc thì một võ sĩ của ta chỉ có thể thắng năm hay mười binh sĩ của họ. Nhưng nếu chiến đấu thành đội ngũ, thì mười người của ta có thể thắng hai trăm địch. Một trăm của ta không phải thắng một nghìn địch, mà có thể thắng năm nghìn địch. Hiện ta đã luyện tập, mỗi Thiên Lôi-kỵ của ta là một đơn vị chiến đấu độc lập, lúc cần thì tập trung thực nhanh, phân tán cũng thực nhanh, lưu động thần tốc, trang bị đặc biệt… Khi tấn công thì như sét nổ, không vướng vít gia đình, người người đều hận thù ngút trời…Có thể thắng hai vạn địch. Đó là thế tất thắng thứ nhất của ta.
Các tướng cùng vỗ tay hoan hô lời kiến giải của Thủ-Huy. Mặt cha con Muôn Lịch tái đi vì giận.
Thủ-Huy tiếp :
– Từ khi đánh bại ta, Tang Côn kiêu căng, coi các tộc trưởng, tướng sĩ như tôi tớ, cai trị độc đoán. Họ đều bất mãn, các tộc trưởng rút quân về lãnh thổ của họ. Nếu ta xuất quân, đánh tan chủ lực của Tang Côn, y có sai sứ gọi các tộc trưởng đem quân về cứu viện, tất họ không tuân. Đó là thế tất bại thứ nhì của Tang Côn. Ngược lại các tộc trưởng của ta, phải quy phục Tang Côn trong cái thế không quy phục không được. Đại-hãn đã sai sứ liên lạc với họ. Họ hứa khi ta khởi binh, là họ sẽ đem quân đánh bọc hậu Tang Côn. Đó là thế thắng thứ nhì của ta.
Các tướng lại vỗ tay. Cốc Chu quắc mắt nhìn các tướng, tỏ vẻ bực mình khi họ tán thành ý kiến của Thủ-Huy.
– Khi đánh ta, Tang Côn dùng các võ sĩ Tống để khống chế chư tướng, làm rối loạn hàng ngũ ta. Nay thì võ sĩ Tống bất mãn vì Tang Côn bỏ lời ước quy phục Tống, đánh Kim. Võ sĩ Tống tuy vẫn còn đó, nhưng họ hứa sẽ làm nội ứng cho ta. Vì vậy họ trở thành mối đe dọa cho Tang Côn, hơn là trợ thủ. Đó là cái thế tất bại thứ ba của Tang Côn. Ngược lại, vợ chồng tôi, Thúy-Thúy, Tử-Kim cùng đội võ sĩ Long-biên đến trợ giúp Mông-cổ. Khi lâm trận, chúng tôi xung vào trận địch, khống chế tướng Khắc-liệt, làm tan nát hàng ngũ quân Khắc-liệt. Đó là thế thắng thứ ba của ta.
Cốc Chu hừ một tiếng, im lặng. Trong khi Thiết Mộc Chân cùng chư tướng vỗ tay hoan hô.
Thiết Mộc Chân tiếp lời Thủ-Huy :
– Ta ra quân lần này không phải để phục hồi Mông-cổ không thôi đâu, mà phải diệt Khắc-liệt. Có như vậy trong tương lai Mông-cổ mới sống còn. Tôi với Trần phò mã đã có kế hoạch bí mật diệt Khắc-liệt chỉ trong vòng một tháng. Nhưng sợ địch biết, chúng tôi dấu kín. Đợi khi khởi sự tấn công, sẽ mới công bố.
Cốc Chu hỏi Thiết Mộc Chân :
– Đại-hãn nhất định xuất quân ư ? Nhất định Đại-hãn làm trái với ý trời ư ?
Thiết Mộc Chân im lặng tỏ vẻ bực tức thì em là Cát Xa nổi cáu :
– Ý của Đại-hãn là ý trời. Ý trời muốn cho ta diệt Khắc-liệt lúc này, nên Đại-hãn mới ra quân. Đạo-sư nói sai ý trời rồi.
Cốc Chu đập tay xuống bàn :
– Ta truyền cho người phải im lặng. Người chống lại lời ta là chống với trời.
Nhìn các tướng, các Khả-hãn, các Hãn, các nhà quý tộc đều cúi đầu cung cung, kính kính tỏ ý tuân phục Cốc Chu. Thủ-Huy dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Tốc Bất Đài mấy câu. Tốc Bất Đài lên tiếng :
– Thưa Đại-hãn. Đại-hãn là con của Thượng-đế Mặt-trời thì ý của Đại-hãn phải hơn Tổng Đạo-sư sứ giả Cốc Chu chứ? Vì con bao giờ cũng hiểu ý cha hơn là sứ giả! Không biết bao giờ thì ta khởi sự ?
– Hôm nay là ngày 20 tháng 8, ta sẽ tấn công vào đêm mùng 1 tháng 9 là đêm trời tối.
Muôn-Lịch, cùng các con đỏ mặt đứng dậy, bỏ ra khỏi lều . Cốc Chu còn cố nói vọng lại :
– Đại-hãn không tuân lệnh Thượng-đế Mặt-trời, xuất quân trong lúc này sẽ bị đại bại.
Chiều hôm đó, Thiết Mộc Chân, Bác Nhĩ Truật, Tốc Bất Đài âm thầm tới lều của Thủ-Huy Đoan-Nghi. Phân ngôi chủ khách xong, Thủ-Huy hỏi :
– Phải chăng Đại-hãn cùng các vị đến đây vì ba người em của Cốc Chu bị trúng Hàn-băng nội lực ?
Tốc Bất Đài chỉ Thúy-Thúy :
– Tôi có thắc mắc xin hỏi phò mã. Mấy hôm trước, trong khi luận võ với tiểu cô nương đây. Người nói, chỉ có phò mã, công chúa là có Hàn-băng nội lực thôi. Thế mà sáng nay, tôi không thấy phò mã ra tay, mà sao Miệt Hác lại bị trúng loại độc chưởng này ?
Thủ-Huy giảng giải bí mật cho mọi người nghe.
Bác Nhĩ Truật hỏi :
– Nếu như phò mã không trị cho chúng, liệu chúng có chết không ?
– Chết ! Chúng sẽ chết sau 49 ngày. Nhưng tôi không cứu y vội, vì tôi muốn tìm hiểu xem, ai là người đã dạy võ công Đông-A nhà tôi cho chúng ? Luật lệ phái Đông-A nhà tôi rất nghiêm, cấm không được dạy võ công cho người ngoài môn phái. Vậy ai đã làm cái công việc này ? Đó là một vấn đề. Vấn đề thứ nhì, tôi cũng phải giám sát, không thể để Thúy-Thúy giết chúng, vì môn quy nhà tôi cũng cấm không được hại người cùng phái, không để người ngoài giết đồng môn trước mặt mình. Tôi sợ , là sợ anh em Cốc Chu là để tử một cao nhân nào trong phái Đông-A, mà tôi để y chết vì Hàn-băng nội lực của mình, thì dù ông tôi có là chưởng môn, tôi cũng bị xử tử hình để đền mạng cho chúng.
Bác Nhĩ Truật cũng nghi ngại :
– Từ trước đến giờ, chúng tôi chỉ biết các con của Muôn Lịch có võ công cao, mà không bao giờ thấy chúng xử dụng. Hôm nay nhờ Thúy-Thúy, chúng tôi mới biết y đã học một cao nhân nào của phái Đông-A.
– Tôi đoán, với bản lĩnh của chúng, chúng có thể đấu ngang tay với Tốc Bất Đài, Bác Nhĩ Truật thì ít ra chúng đã luyện tập trên mười năm. Tôi nhả nội lực vào bàn tay Thúy-Thúy, rồi Thúy-Thúy truyền vào người chúng. Như vậy bắt buộc chúng phải đi tìm sư phụ để nhờ người đẩy Hàn-băng độc ra khỏi người chúng. Bây giờ Đại-hãn cứ sai người âm thầm theo dõi chúng thì tìm ra tông tích người này.
Thế nhưng, trong suốt bẩy ngày, thân binh của Thiết Mộc Chân hết sức theo dõi, cũng không thấy anh em Cốc Chu tiếp xúc với ai khác lạ. Mỗi chiều, ba tên Thát Minh, Miệt Hác, Ngột Thai bị lên cơn, người rét run trong vòng một giờ thì hết.
Bảy ngày sau.
Trong căn lều da cực lớn của Thiết Mộc Chân. Các tướng, các tộc trưởng, bộ tham mưu của Mông-cổ đều tềø tựu. Tổng cộng có đến hơn trăm người, mà không một tiếng động.
Đạo-sư Cốc Chu lên tiếng trước :
– Các người không tuân theo ý trời, nhất định xuất quân ư ?
Cát Xa cáu :
– Đạo-sư nói sai ý trời. Chúng ta cứ xuất quân. Nếu ta bại thì tôi xin nộp đầu. Còn ta thắng, thì đúng là Đạo-sư nói sai ý trời. Chúng tôi xin chờ lệnh Đại-hãn.
Thiết Mộc Chân đứng dậy dõng dạc nói :
– Chúng ta uống hận ẩn thân bấy lâu chỉ để chờ phục hồi cố thổ. Hôm nay chúng ta xuất quân, một là chiếm lại đất cũ, hai là trả hận. Từ trước đến giờ tôi quen lối chỉ huy dàn trận, chứ chưa bao giờ dùng tới lối đánh kỳ mưu. Vì vậy, trận này, tôi đã mời những vị khách mà trời đem đến cho ta tổng chỉ huy.
Nói rồi ông trịnh trọng chỉ vào Thủ-Huy :
– Xin kính mời Trần phò mã.
Thủ-Huy đứng dậy đưa mắt nhìn cửu tọa một lượt, rồi nói :
– Chúng tôi với quý vị là chỗ thâm giao hơn mười năm trước. Khi vợ chồng tôi cáo quan về điền dã, thì Đại-hãn nhớ tình cố cựu, mời tôi lên đây săn bắn nhân mùa Xuân hoa nở. Không ngờ khi tôi lên đây thì là lúc mà Mông-cổ bị cái vạ quốc phá. Người Việt tôi có câu : Cùng đi trên chuyến đò cũng là nghĩa. Huống hồ giữa Đại-hãn với chúng tôi. Giữa chúng tôi với các vị có cái tình gắn bó cứu mạng nhau bấy lâu. Hôm nay, được Đại-hãn trao cho cái vinh dự này. Tôi xin nhận lĩnh.
Công ngừng lại chờ cho các tướng vỗ tay dứt, rồi tiếp :
– Khắc-liệt hiện đóng quân làm ba khu vực chính. Khu thứ nhất, gần chúng ta, là lãnh thổ cũ của Thát-đát, có năm vạn quân, nhưng chỉ có hai vạn ngựa, do Trác Mộc Hợp cùng Đa Di Đài chỉ huy. Đây là quân ô hợp của các tộc lẻ tẻ. Cách chúng ta hơn năm trăm dặm, là lãnh thổ của Diệt-xích-ngột do Tang Côn chỉ huy với hơn năm vạn quân. Đây mới là lực lượng chính của Vương-hãn. Tại Long-lý hà, lãnh thổ của Mông-cổ chúng ta, do chính Vương-hãn chỉ huy với năm vạn quân. Nhưng chỉ có hai vạn tập trung, còn lại thì đóng rải rác. Ta cũng chia quân làm ba, tiến đánh cùng một lúc.
Các tướng cùng im lặng. Thủ-Huy hướng Bác Nhĩ Truật :
– Đạo thứ nhất lĩnh nhiệm vụ cực quan trọng. Bất cứ giá nào cũng không được thất bại. Bởi đạo thứ nhất thất bại, thì đạo thứ nhì, thứ ba sẽ thất bại theo. Đạo này do ba tướng tài ba bậc nhất của ta là Bác Nhĩ Truật, Tốc Bất Đài, Triết Biệt chỉ huy. Phụ cho ba đại tướng có hai vương tử Truật Xích, Oa Khoát Đài và Trần Tử-Kim. Lực lượng gồm có ba Thiên-phu Lôi-kỵ, ba Thiên-phu Thân-binh trực thuộc, và sáu Thiên-phu chính binh.
Sáu tướng đứng dậy chờ lệnh.
– Tổng chỉ huy đạo này là Bác Nhĩ Truật.
Bác Nhĩ Truật hỏi :
– Chúng tôi được trao nhiệm vụ gì ?Xin phò mã ban lệnh !
– Vương-hãn cũng như Tang Côn tiến đánh chúng ta, bao nhiêu quân tinh nhuệ mang đi hết. Họ chỉ để lại trên lãnh thổ họ những đội quân của các tộc trưởng. Nếu như ta đi vòng xuống Nam, đánh úp kinh đô của Khắc-liệt rồi khống chế vợ con của họ…thì Vương-hãn, Tang Côn mất đường về đã đành, mà tướng sĩ, quý tộc, tộc trưởng của họ hiện đang theo trong quân cũng phải đầu hàng.
Từ Thiết Mộc Chân cho tới chư tướng đều tưởng rằng khu vực quan trọng nhất là tổng hành dinh của Tang Côn. Họ tuyệt không ngờ, không nghĩ tới việc đánh kinh đô Khắc-liệt.
Thủ-Huy tiếp :
– Chiếm kinh đô Khắc-liệt rồi, thì các vị hết sức bảo vệ gia đình tài sản của các tướng sĩ, tộc trưởng. Sau đó ba chánh tướng Bác Nhĩ Truật, Tốc Bất Đài, Triết Biệt đem theo đội võ sĩ Long-biên tiến về vùng Hàn-thủy. Còn kinh đô Khắc-liệt thì trao cho vương tử Truật Xích cùng các phó tướng trấn đóng, bình định. Sông Hàn-thủy, nằm giữa đường Khắc-liệt đi kinh đô Hoa-lâm của Mông-cổ. Các vị dàn quân ra tại đây chờ bại quân Vương Hãn rút về, thì chặn đánh. Lúc đi, các vị lựa chọn trong vợ con các tướng, tộc trưởng Khắc-liệt, mỗi gia đình một người đem theo. Khi thấy quân Vương-hãn dàn ra, thì các vị thả đám người này về với chồng, cha họ. Họ sẽ thuật cho biết, gia quyến, thành trì đã bị ta khống chế. Họ không ngần ngại gì đem thiện ý chiêu hàng của ta nói, như ậy ắt các tướng, sĩ tộc trưởng Khắc-liệt sẽ bỏ Vương-hãn ngay. Bấy giờ các vị mới xua quân tấn công. Vương-hãn bỏ chạy thì các vị đuổi theo bất kể ngày đêm, cố bắt hoặc giết cho được y mới thôi.
Bác Nhĩ Truật hỏi :
– Kinh đô Khắc-liệt đóng trong một vùng khá rộng. Tại đây có mười bộ tộc thân tín của Vương-hãn. Họ sống trong những lều trại, rất dễ đánh. Tuy nhiên vợ con của Vương-hãn, Tang Côn cũng như các tộc trưởng thì ở trong những căn nhà bằng gỗ. Những căn nhà này nằm trong một thành bằng đá. Trước đây Nãi-man đem quân đánh Khắc-liệt, đã hy sinh tới năm vạn người, mà không phá nổi thành này. Phò mã thử nghĩ xem, chúng tôi có thành công hay không ?
Thủ-Huy mỉm cười chỉ vào Tử-Kim :
– Huynh đừng lo. Huynh cùng chư tướng đảm trách nhiệm vụ đánh các bộ tộc kế cận kinh đô Khắc-liệt. Còn việc đánh thành đá này, tôi đã trao cho sư đệ Trần Tử-Kim. Tử-Kim sẽ hạ thành đá trong vòng một giờ.
Các tướng cùng ngơ ngác không hiểu với đội võ sĩ Long-biên năm trăm người, sao Tử-Kim có thể đánh thành đá trong một giờ ?
Thiết Mộc Chân giải thích :
– Anh em ngạc nhiên ư ? Trong buổi hội trước đây tám ngày, Trần phò mã với tôi đã từng nói rằng, chúng tôi có kế hoạch diệt Khắc-liệt trong một tháng, nhưng vì bảo mật nên chưa nói ra. Hôm nay tôi xin nói.
Ông ngừng lại cho cử tọa suy nghĩ một lát rồi tiếp :
– Trần phò mã từng là người tổng chỉ huy quân đội Đại-Việt. Mà quân Đại-Việt có một vũ khí làm cho Tống kinh hồn táng đởm là Thần-nỏ và Lôi-tiễn. Khi sang đây, phò mã với tôi bí mật chế Thần-nỏ, Lôi-tiễn, rồi cho đội võ sĩ Long-biên huấn luyện được năm mươi đội, thực tập trong rừng sâu. Bí mật đến độ vợ, con tôi cũng không biết. Bây giờ ta đem ra dùng, thì quân Khắc-liệt sẽ kinh hồn táng đởm.
Các tướng chưa từng nghe đến Thần-nỏ, Lôi-tiễn, họ ngơ ngơ, ngác ngác nhìn nhau. Biết ý họ, Thủ-Huy đưa mắt cho Tử-Kim. Tử-Kim giải thích sơ lược : Thần-nỏ do Cao-cảnh hầu Cao Nỗ chế ra từ thời Aâu-lạc có thể bắn một lúc từ một tới hàng nghìn mũi tên. Tầm sát hại xa gấp đôi tên bắn bằng sức người. Rồi các đời sau sửa đổi đi, càng hiệu nghiệm hơn. Đến thời vua Lý Nhân-tông, thì Long-biên ngũ hùng, Tây-hồ thất kiệt, một lần nữa biến chế đi chế ra Lôi-tiễn với những mũi tên to bằng bắp tay đến bắp dùi, có thể phát nổ trên không, có thể rơi xuống đất rồi phát nổ ngay, có thể phát nổ sau khi rơi xuống mục tiêu hai ba giờ.
Thiết Mộc Chân tiếp lời Tử-Kim :
– Khi chúng ta đánh vào một dinh trại địch, thì giỏi lắm chúng ta có thể bắn tên lửa vào những căn lều gần hàng rào, không gây ảnh hưởng đến tinh thần địch làm bao. Với Lôi-tiễn, ta có thể bắn phá, đốt kho tàng, dinh thự, lều trại ở giữa khu đóng quân địch. Ta lại có thể bắn vào giữa đội hình địch. Đội võ sĩ Long-biên phụ trách đánh úp thành đá của Khắc-liệt. Nếu thành công thì thôi. Bằng như địch biết trước mà đề phòng, Tử-Kim nã Lôi-tiễn vào trong thành, thì chỉ một giờ sau thì nhà, lều trong thành biến thành than, còn người thì bị nướng sạch.
Chư tướng vỗ tay hoan hô.
Thủ-Huy tiếp :
– Đạo quân thứ nhì gồm các tướng Mộc Hoa Lê, Xích Lão Ôn, Gia Luật Mễ. Phụ có hai vương tử Sát Hợp Đài, Đà Lôi, phò mã Đô Gu Sa. Đề phòng cao thủ Tống xuất hiện, tôi cử công-chúa Đoan-Nghi chỉ huy Lý Long-Tùng, Lý Đoan-Thanh theo trong quân. Đạo này phụ trách đánh úp đạo quân của Vương-hãn, chiếm lại kinh đô Hoa-lâm. Quanh Hoa-lâm có 36 bộ tộc trung thành của Mông-cổ. Đại-hãn đã sai sứ liên lạc với họ. Họ hẹn, khi Đại-hãn đem quân về, họ sẽ nổi dậy đánh Khắc-liệt.
Thủ-Huy đưa mắt cho Thiết Mộc Chân :
– Đạo này phi Đại-hãn không ai đương nổi. Vì quân của Vương-hãn quá đông, Đại-hãn chỉ cần dùng Lôi-tiễn, Thần-nỏ đánh bất ngờ, xung vào trung quân bắt Vương-hãn. Trong lúc kinh hoàng, ắt Vương-hãn bỏ chạy về kinh đô của y. Đại-hãn không cần đuổi theo, mà lo chỉnh đốn lại Hoa-lâm. Khi Vương-hãn về đến Hàn-thủy sẽ bị phục binh của Bác Nhĩ Truật.
Thủ-Huy quay lại phía các tướng Bác Khô La, Dược Sơ Đài, Bác Nhĩ Hốt :
– Đạo thứ ba do ba vị thống lĩnh, phụ có ba vương đệ là Biên Gô Đài, Cát Xa, Tê Mô Gu. Đạo này chính tôi sẽ chỉ huy.
Thiết Mộc Chân kinh ngạc hỏi Thủ-Huy :
– Thế còn đạo quân của Trác Mộc Hợp đóng gần đây nhất. Ta không tiến đánh y ư ?
– Thưa Đại-hãn, có chứ ! Trác Mộc Hợp không có lãnh thổ. Khi Vương-hãn chiêu mộ y. Y ra điều kiện rằng Vương-hãn đánh được Mông-cổ thì trao cho y cai trị lãnh thổ cũ của Thát-đát. Lúc ta bị thua rồi, thì Tang Côn tuy có cho Trác Mộc Hợp cai trị đất Thát-đát cũ thực, nhưng y vẫn đóng quân bên cạnh để kiềm chế. Nay thình lình ta đánh Tang Côn trong đêm, Trác Mộc Hợp chẳng dại gì mà đem quân cứu. Ta đánh xong Tang Côn, Vương Hãn rồi, thì các bộ tộc của Trác Mộc Hợp sẽ bỏ y, đầu hàng mình. Những bọn còn lại, tôi xin nhường cho các vị tộc trưởng bị Trác Mộc Hợp đè nén bấy lâu. Các vị chỉ đánh một trận, thì phá được y.
Thiết Mộc Chân nói lớn :
– Nào bây giờ cá vị chuẩn bị lên đường. Đêm ngày mồng một tháng chín sang đêm mùng năm, đúng nửa đêm cùng khởi sự.
Trời bắt đầu tối. Trong căn lều da lớn, Thủ-Huy tập họp các tướng Bác Nhĩ Hốt, Dược Sơ Đài, Bác Khô La, Biên Gô Đài, Cát Xa, Tê Mô Gu, cùng các Hãn của những bộ tộc Mông-cổ và Thát-đát. Trong bốn anh em Cốc Chu, thì Miệt Hác đã theo đạo quân Bác Nhĩ Truật, Ngột Thai theo đạo quân của Thiết Mộc Chân. Chỉ còn y với Thát Minh ở lại. Vì nơi đóng quân là lãnh thổ của y.
Cốc Chu ngồi chủ tọa. Y lên tiếng trước :
– Hôm nay chúng ta hội đây để nhận lệnh xuất quân. Trước mặt ta có đến năm vạn quân của Tang Côn, năm vạn của Trác Mộc Hợp ! Các người không theo ý của trời, chỉ có sáu nghìn quân, mà tiến đánh mườ vạn quân thì không khác gì tự tử.
Thủ-Huy đưa con mắt nghiêm khắc nhìn Cốc Chu, rồi cười nhạt. Công coi như không có y, tay chỉ lên tấm da vẽ bản đồ khu đóng quân của Tang Côn :
– Tất cả các trại đều dựa vào chân một ngọn đồi, chia làm năm khu. Bốn khu Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi khu có khoảng một vạn quân. Binh tướngï ở trong các lều cùng vợ con, gia thuộc. Khu trung ương của Tang Côn với các tướng, các tộc trưởng cũng một vạn người. Đêm nay chúng ta cùng dàn quân tấn công vào doanh trung ương. Khi chúng ta khởi sự, thì Vương Cương-Trung, Mao Khiêm, Hàn Dũ-Linh với các võ sĩ Tống sẽ làm nội ứng, giết chết Tang Côn, cùng bọn quý tộc Khắc-liệt. Bây giờ chúng ta chờ trời tối sẽ lên đường.
Cốc Chu nổi cáu :
– Tưởng người có mưu hay gì, hóa ra chỉ biết dàn quân tấn công ! Ngày mai là ngày các người phải chết.
Nói rồi y dẫn Thát Minh cùng các đệ tử rời khỏi súy lều. Đợi y ra khỏi, Thủ-Huy gọi mấy đệ tử thân tín mang từ Thiên-trường qua, truyền dàn ra quanh lều, không cho bất cứ ai vào cũng như ra. Mọi việc xong xuôi, công xoa tay vào nhau nói :
– Cốc Chu muốn giữ uy tín, tôi e y sẽ báo kế hoạch của ta cho Tang Côn. Ngặt vì mấy ngày qua hoàng đệ Cát Xa canh gác kỹ quá, y không kịp hành động. Bây giờ ta mới thả lỏng y. Y có lên đường, cấp báo cho Tang Côn, thì dù Tang Côn có tổ chức phòng bị cũng không kịp nữa. Mà y có phòng bị kịp, thì cũng phòng bị theo kế hoạch giả mà tôi truyền lệnh ban nãy.
Các tướng vỗ tay hoan hô.
– Ta tấn công Tang Côn, chỉ sợ bọn võ sĩ Tống can thiệp mà thôi. Nếu như Thát Minh báo với Tang Côn rằng bọn Tống sẽ làm nội ứng, thì ắt Tang Côn phải dùng đội thân binh khẩn cấp trừ bọn Tống. Như vậy ta loại được bọn Tống ra ngoài. Ấy là không kể bọn Tống với Tang Côn giết lẫn nhau trong lúc ta đánh từ bên ngoài.
Các tướng vỗ tay.
Thủ-Huy cười :
– Bây giờ mới là kế hoạch thực sự của ta.
Công chỉ vào một ngọn đồi trọc nằm sát doanh phía Đông:
– Ngọn đồi này trên đỉnh bằng phẳng, lại nằm giữa năm doanh. Từ phía sau có con đường lên đi lên. Tang Côn cho rằng ta bị tê liệt, nên không canh phòng phía sau. Vậy hoàng đệ Biên Gô Đài đem Thiên-phu Thân-binh trực thuộc, thêm Thiên-phu chính binh, hộ tống bốn đội Lôi-tiễn, âm thầm leo lên đỉnh đồi. Sau khi đặt Lôi-tiễn, thì dàn quân xung quanh bảo vệ cẩn thận, đề phòng địch thấy nguy có thể chiếm đồi. Khi thấy pháo lệnh thì Vương Thúy-Thúy sẽ nã Lôi-tiễn vào khu doanh trung ương của địch. Lúc doanh trung ương bốc cháy, tôi sẽ tung pháo lệnh, bấy giờ huynh cho ba đội Lôi-tiễn nã khu Nam, Bắc, Đông. Tuyệt đối không rời khỏi ngọn đồi.
Biên Gô Đài hỏi :
– Thưa phò mã, thế sao không nã vào doanh phía Tây
– Quân số của địch tới năm vạn, mà ta chỉ có sáu nghìn Lôi-kỵ, hơn vạn chính binh, thì sao có thể trực diện tấn công ? Vì vậy, đầu tiên tôi dùng Lôi-tiễn đốt doanh trưng ương, để các tướng, các tộc trưởng cùng gia đình bỏ chạy sang bốn doanh lánh nạn. Khi mà chư tướng cùng vợ con, kẻ chết, người bị thương, tài sản bị mất, họ phải chạy sang lánh nạn ở các doanh bên cạnh, thì tinh thần rối loạn, kéo theo binh tướng bốn doanh rối loạn theo. Bấy giờ ta nã vào các doanh này tấn công, thì chúng chỉ lo chạy. Chúng chạy đâu ? Thấy doanh phía Tây bình an, chúng chạy vào đó mà ẩn thân. Bấy giờ ta mới dàn đại lực lượng ở trước doanh Tây, tất chúng bỏ chạy. Khi chúng chạy, hàng ngũ hỗn độn, ta cứ đuổi phía sau mà chém giết.
Thủ-Huy chỉ vào khu vực phía Tây doanh trại Tang Côn, nơi có con sông nhỏ :
– Chỗ này có con sông nhỏ, mang tên Ngưu-ẩm. Hai hoàng đệ Cát Xa, Tê Mô Gu đem hai Thiên-phu Thân-binh, hai Thiên-phu chính binh phục tại đây. Hai vị chuẩn bị cho ngựa nghỉ ngơi, ăn no, uống nước đầy bụng chờ đợi. Đêm nay Tang Côn thua tất rút chạy. Tới sông Ngưu-ẩm ắt y dừng quân cho ngựa uống nước. Các vị xua phục binh ra đánh vào ngang hông. Địch đông mặc địch đông, cứ dùng Thần-nỏ mà bắn. Mấy khắc sau, thì hai Thiên-phu của Bác Nhĩ Hốt, Bác Khô La đuổi kịp. Hai Thiên-phu đó sẽ để ngựa đói, khát, mệt lại ; dùng ngựa no, khỏe của các vị đuổi địch.
Công nói với Bác Nhĩ Hốt, Dược Sơ Đài, Bác Khô La :
– Bác Nhĩ Hốt phụ trách đánh doanh trại phía Đông. Dược Sơ Đài đánh doanh trại phía Bắc. Bác Khô La đánh đoanh trại phía Nam. Mỗi vị mang theo một Thiên-phu Lôi-kỵ với hai Thiên-phu chính binh. Ta để trống khu phía Tây cho Tang Côn chạy. Tôi sẽ đi theo cánh quân của Dược Sơ Đài huynh. Các vị đem quân âm thầm tiến tới gần doanh trại dàn sẵn. Khi thấy Lôi-tiễn nã thì tiến sát tới hàng rào. Đợi Lôi-tiễn ngừng nã, thì đồng tấn công. Bấy giờ Tang Côn ắt bỏ chạy về phía Tây. Bác Nhỉ Hốt, Bác Khô La huynh xua quân đuổi theo, bất chấp phía sau y còn nhiều đội quân. Những đội quân này để cho huynh Dược Sơ Đài thu thập. Nào chúng ta lên đường !
Đêm hôm ấy, trên vùng thảo nguyên vắng lặng, các đạo quân lầm lũi lên đường. Ngựa Thủ-Huy đi song song cạnh ngựa Dược Sơ Đài tiến đến doanh phía Bắc của Khắc-liệt. Công ngửa mặt lên trời nhìn những vì sao lấp lánh, lòng thổn thức nhớ quê hương :
– Không biết hồi này ông nội mình ra sao ? Bố mẹ mình thế nào ? Anh chị Thủ-Lý vợ chồng Tô Trung-Từ, Phúng Tá-Chu giờ này đang làm gì ? Lại còn chuyện triều đình ?
Nghĩ đến triều đình, Thủ-Huy nghiến răng ken két :
– Muốn cho nước giầu dân mạnh, thì phải có một triều đình gồm vua minh mẫn, các đại thần là những người một lòng với giang sơn. Nhưng vua lại luôn bị các bà hậu cung kiềm chế. Bọn quan lại thích cúi đầu trước các bà thái hậu ngu dốt để hưởng thụ thì còn mong gì ? Chỉ có cách giết hết bọn quan lại ù lỳ, bọn hậu cung… Như vậy thì phải thay đổi triều đại ! Ừ nhỉ, giả như ông nội hay bố mình làm vua, trong cung có những bà hoàng hậu như mẹ mình… thì đất nước sẽ hùng mạnh biết bao.
Công đang liên miên nghĩ, thì thình lình thấy trong doanh trung ương đèn đuốc đốt lên sáng rực, rồi có tiếng ngựa hý, tiếng người ra lệnh.
Dược Sơ Đài chỉ vào trong trại Khắc-liệt :
– Tại sao đêm khuya mà đèn đuốc trong doanh trung ương lại sáng rực thế kia ? Trong khi doanh phía Bắc này lại im lìm ? Để tôi sai một tên tế tác tới gần thám thính xem sao ?
Thủ-Huy cũng nhận ra thế, công gật đầu.
Lát sau tên tế tác trở lại báo :
– Khắp doanh trung ương, ngoài hàng rào, binh sĩ ngồi vào vị trí phòng thủ. Giữa sân thì các kỵ mã dàn sẵn như chuẩn bị phản công !
Dược Sơ Đài nắm tay Thủ-Huy :
– Cốc Chu, Tang Côn mắc mưu phò mã rồi. Chắc tên Thát Minh đã báo cho Tang Côn, nên y đề phòng. Còn doanh này thì y chưa kịp thông báo nên vẫn im lìm. Ta phải ra tay cho mau.
Dược Sơ Đài dàn quân thực mau. Lớp đầu ba trăm Lôi-kỵ, sáu trăm chính binh, dàn làm hai hàng. Lớp thứ nhì ba trăm Lôi-kỵ, sáu trăm chính binh nữa, cũng dàn làm hai hàng. Lớp sau cùng bốn trăm Lôi-kỵ với tám trăm chính binh, dàn làm ba hàng.
Thủ-Huy nhìn vào doanh Bắc Khắc-liệt : Đèn đuốc tắt hết, lấp lánh vài ngọn lửa của mấy gia đình đang nướng thịt ăn khuya.
Thình lình có tiếng quát tháo, tiếng la hét, từ doanh trung ương đưa lại. Nhanh chóng Thủ-Huy, Dược Sơ Đài tung mình lên ngọn cây cao nhìn vào : Trong doanh trung ương đang có cuộc giao chiến. Một bên là đội võ sĩ Tống, một bên là đội thân binh Khắc-liệt. Đội thân binh Khắc-liệt đông gấp bội, được chỉ huy bởi hơn chục cao thủ, bao vây đội võ sĩ Tống vào giữa. Đội võ sĩ Tống tuy ít người, nhưng có ba đại cao thủ Mao Khiêm, Vương Cương-Trung, Hàn Dũ-Linh đứng đầu, vừa đánh, vừa lùi ra phía cổng doanh. Đội thân binh Khắc-liệt bị đánh dạt ra. Cứ mỗi chiêu của bọn Mao Khiêm đánh ra là đầu một thân binh Khắc-liệt rơi xuống. Trong không đầy một khắc, mà xác thân binh Khắc-liệt nằm la liệt trên đất. Đoàn võ sĩ Tống đã ra gần tới cửa doanh. Bỗng có tiếng tù và rúc lên, một đội võ sĩ trang phục theo lối đệ tử Đạo-sư, hơn trăm người, cầm đầu bởi một Đạo-sư , và một cao thủ, xung vào chặn mất đường rút lui của đội võ sĩ Tống. Trong ánh lửa chập chờn, Thủ-Huy, Dược Sơ Đài nhận ra Đạo-sư đó chính là Thát Minh, em Cốc Chu. Cao thủ đó là Mao Khiêm.
Dược Sơ Đài hỏi Thủ-Huy :
– Tại sao vậy ?
– Tôi đoán thế này ! Tên Cốc Chu muốn giữ uy tín, y phải làm sao cho ta thất bại. Y sai tên Thát Minh dẫn võ sĩ sang mật báo kế hoạch cho Tang Côn. Cho nên Tang Côn kịp đề phòng. Tang vớí bọn Tống vốn nghi kị nhau đã lâu . Ngay trong đám võ sĩ Tống cũng chia làm hai phe. Một phe là đám Hoa-sơn do Vương Cương-Trung cầm đầu, một phe do Mao Khiêm cùng bọn Trường-bạch cầm đầu. Có lẽ bọn Tang Côn nghe Thát Minh cáo rằng bọn Tống làm nội ứng cho ta.Y với Tang Côn sai thân binh vây bắt bọn Tống, nên mới có cuộc chém giết lẫn nhau. Ta cứ án binh bất động đợi chúng giết nhau chán mới ra tay. Dường như Vương Cương-Trung, Hàn Dũ-Linh bị trúng độc hay bị thương thì phải, vì bước đi của họ không vững.
Chợt Thủ-Huy bật lên tiếng à :
– Từ mấy hôm nay, tôi cứ phân vân mãi, không biết anh em Cốc Chu học võ với ai trong bản phái. Thì ra y học với tên Mao Khiêm ! Sau trận này ta phải cáo với Đại-hãn điều tra xem Mao dậy anh em Cốc Chu từ bao giờ ? Không biết anh em y làm gian tế cho Mao Khiêm qua Tang Côn hay làm gian tế cho Tống ?
Đến đây, bọn thân binh Khắc-liệt lùi trở lại. Vòng vây mở rộng, rồi đội cung thủ Khắc-liệt tiến lên, dương cung, chĩa tên vào trong. Một tướng Khắc-liệt cầm đao hướng vào trong nói gì, nhưng Hàn Dũ-Linh lắc đầu, rồi tung mình lên cao. Thấp thoáng một cái bà đã đến trước mặt viên tướng Khắc-liệt. Aùnh thép lóe lên, đầu y bay khỏi cổ. Lập tức đội cung thủ cùng buông tên. Đám võ sĩ Tống reo hò, lao người vào vòng vây. Thế là hai bên lẫn lộn với nhau.
Thủ-Huy suýt xoa :
– Bọn võ sĩ Tống được quá ! Nếu như hai bên không lẫn vào nhau, thì bị cung thủ bắn chết hết.
Dược Sơ Đài nhắc Thủ-Huy :
– Xin phò mã ban lệnh tấn công !
Thủ-Huy rút trong bọc ra một cái pháo lệnh ra đốt, rồi dùng nội lực tung lên trời. Pháo nổ một tiếng đùng, trên không hiện ra hình một con chim ưng.
Lập tức từ ngọn đồi phía Nam, hơn ba chục vệt lửa xanh-tím-đỏ vọt lên không, rồi phát nổ như những tiếng sấm. Mấy chục quả cầu lửa chụp xuống doanh trung ương Khắc-liệt. Mỗi quả cầu hóa thành hằng muôn nghìn vệt lửa phủ lên các căn lều trại. Tiếp theo, hơn trăm quả k