Đọc truyện Anh Ấy Là Của Tôi – Chương 16
Từ lúc ở trên xe, Túc Nghệ đã lưu địa chỉ chỗ này.
Hầu hết mọi người đều thích đi dạo trung tâm thương mại lớn, thương hiệu nhiều, chất lượng tốt nhưng Túc Nghệ thì ngược lại, cô thích những quán hàng lề đường trong ngõ nhỏ này hơn.
Còn Chử Ưng thì là kiểu người hoàn toàn lánh xa hai chữ “dạo phố”.
Với chừng đó thời gian, chẳng thà bảo anh chạy thêm mấy vòng còn hơn. Chử Ưng cúi nhìn đôi mắt lấp lánh ánh sáng của Túc Nghệ.
Thôi thì, dạo thì dạo vậy.
Túc Nghệ xoay xoay đầu nhìn trái nhìn phái, rời khỏi quán nắn xương khớp đi thẳng tới tiệm tạp hóa đối diện.
Sau đó mang về hay cây ốc quế Cornetto.
Cô giơ hay cây kem trước mặt Chử Ưng: “Anh thích ăn sô-cô-la hay là dâu tây?”
Mày Chử Ưng nhíu chặt lại thành rãnh, thái độ cự tuyệt hết sức rõ ràng.
Đang định mở miệng thì để ý thấy đôi mắt đối phương nhìn chăm chăm vào vị sô-cô-la bên tay phải, trông như sợ bị người ta chọn mất.
Tay phải bị chọn.
Người đàn ông cầm cây ốc quế Cornetto vị sô-cô-la gọi: “Đi thôi.”
Túc Nghệ: “…”
Kem là kỷ niệm từ thủa ấu thơ, đến giờ ăn lại, mùi vị đã được làm ngon hơn nhiều. Chử Ưng cắn một miếng, miệng lành lạnh man mát.
Nhớ tới bữa đi ăn ma lạt năng, Túc Nghệ chỉ được ăn mỗi rau củ, Chử Ưng nhắc: “Kem có nhiều calo lắm nhé.”
Túc Nghệ bĩu môi: “Em biết.”
Cô bóc vỏ ốc quế, không ăn, chỉ cầm điện thoại chụp một tấm.
Cố ý vờ như vô tình chụp luôn cả đôi giầy da của người đứng bên.
Chụp xong, Túc Nghệ xúc một thìa kem nhỏ rồi ném phần còn thừa vào thùng rác ven đường.
Cô kéo khẩu trang xuống cằm, liếm từng tí từng tí một kem trong thìa.
Chử Ưng càng nhìn càng muốn cười, xem cô ăn kem, cảm giác kem cũng ngon hẳn ra.
Túc Nghệ hỏi: “Vị sư phụ nắn xương khớp ban nãy là bạn anh à?”
Chử Ưng: “Ừ.”
“Cũng là chiến hữu ạ?”
“Không phải,” Chử Ưng đáp, “tình cờ quen.”
Túc Nghệ đảo mắt: “Quen lúc đi làm nhiệm vụ à?”
Cô thế mà đoán đúng.
Cái quán trước của vị sư phụ này ban đầu là quán lớn nhất trấn của bọn anh, nhiều đồ đệ theo học, tay nghề tốt, nhiều người từ trong thành phố không quản đường sá xa xôi, đi xe tìm tới tận cửa nhờ ông nắn bóp cho. Kết quả, trấn chẳng may gặp phải lở đất, không chỉ nuốt chửng quán mà còn chôn vùi cả người ở dưới.
May mà bị vùi không bao lâu thì được lực lượng cứu hộ tới cứu ra. Chử Ưng là đội trưởng đội cứu hộ lúc đó.
Chử Ưng không đáp, Túc Nghệ cũng không hỏi lại, ăn hết kem liền kéo ngay khẩu trang lên.
Hai người đều có vóc dáng cao ráo, Chử Ưng còn mặc tây trang nghiêm túc khác hẳn với mọi người xung quanh nên rất bắt mắt giữa đám đông.
Đi ngang qua một quán bán đồ trang sức trang trí cửa hàng bằng màu hồng.
Túc Nghệ đi vào trước, Chử Ưng chần chừ một chút rồi cũng vào theo.
Cửa hàng rất bé, lối đi chỉ một người đứng đã chật chỗ mất một nửa, nghiêng người ra mới có thể đi qua, khoảng cách giữa hai người quá gần, không gian trong quán cũng khá bí, Chử Ưng có thể ngửi thấy rõ mùi thơm thoang thoảng trên người Túc Nghệ, cụ thể là mùi gì thì anh không biết nhưng rất dễ chịu.
Túc Nghệ cầm một cái băng đô, đứng trước gương ướm thử rồi quay lại hỏi: “Trông đẹp không?”
Băng đô hình tai thỏ, trong đầu Chử Ưng bất giác hồi tưởng lại hình ảnh cô trong buổi phát trực tiếp ngày hôm qua.
Anh gật đầu: “Đẹp.”
Túc Nghệ cười, thử một cái hình tai gấu: “Cái nào đẹp hơn?”
Chử Ưng im lặng một hồi rồi đáp: “Không biết.” Anh lấy cái băng đô tai thỏ vừa rồi bỏ vào trong giỏ ban nãy nhân viên dúi vào tay anh: “Mua cả.”
Lúc tính tiền, Chử Ưng tự nhiên đứng ra trả.
Túc Nghệ đeo luôn băng đô tai thỏ lên.
Mua được hai cái băng đô giá mười hai đồng mà trông cô còn vui hơn lúc kí được hợp đồng đại diện thương hiệu đầu tiên.
Vừa ra khỏi cửa hàng không bao lâu thì điện thoại Chử Ưng reo lên.
“Nghe điện thoại chút.”
Túc Nghệ gật đầu: “Vâng.”
Chử Ưng cầm điện thoại lại một góc tương đối yên tĩnh đứng, Túc Nghệ đứng tại chỗ chờ anh, cũng lấy điện thoại ra xem, quả nhiên, có mấy cuộc gọi nhỡ của Ngô Tuyết và rất nhiều tin nhắn trên Weixin.
Ngô Tuyết: “Em không ở nhà à???”
Ngô Tuyết: “OK, em được lắm, chuyện Lương Bác còn chưa xử lý đã lại nhảy ra một người đàn ông thần bí nữa.”
Ngô Tuyết: “Gọi điện thoại cho chị.”
Đang nghĩ xem phải đáp thế nào thì phát hiện ra có mấy người đứng chắn đằng trước mình.
Cô ngẩng đầu lên nhìn, là ba người đàn ông.
Ba tên để quả đầu HKT, mặc quần bó sát, tai đeo cả loạt đinh, áo khoác caro, không có đứa nào là tóc màu đen, đứa nào đứa nấy đều lùn hơn Túc Nghệ, chẳng có chút khí thế gì.
– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com –
“Em thỏ ơi,” thằng đứng giữa tóc vàng cười khành khạch, “một mình à?”
Hồi nay có những đứa giữa ban ngày ban mặt cũng dám bày trò lưu manh rồi hả?
Túc Nghệ thản nhiên đáp: “Không phải.”
“Ồ, có phải hay không cũng không sao hết.” Thằng tóc vàng ngoắc ngoắc ngón tay gọi thằng tóc xanh lá, thằng tóc xanh lá nhận được chỉ thị, lập tức cúi đầu móc móc gì đó trong túi.
…
Lúc Chử Ưng quay lại thì thấy Túc Nghệ đang bị mấy thằng con trai vây quanh.
Anh cau mày, bước nhanh tới.
Mới tới gần chỗ họ thì nghe thấy giọng của thằng tóc vàng.
“Thật vậy sao chị, làm vậy có thể vào quán to thật sao?”
Vì đeo khẩu trang nên giọng của cô hơi khó nghe: “Tin hay không thì tùy.” Nói xong, cô quay người định đi, thằng đứng sau vội cản hờ lại.
“Đừng đừng đừng, chị, bọn em nghe chị, chị nói với bọn em đi.”
Túc Nghệ cười hừ một tiếng, quay người lại nói tiếp: “Từ học viện Tóc Đẹp ra, tất nhiên mới đầu thì không thể làm thợ cắt ngay được, trước tiên chỉ gội đầu cho người ta, nhận tiền thưởng thêm thôi, qua tầm nửa năm, một năm, quen rồi thì mới được theo thợ chính học nghề…”
Cô nói rất trôi chảy thoải mái.
Mấy thằng con trai nghe răm rắp, thỉnh thoảng lại chêm vào một câu “hóa ra là vậy”, “chị thật là lợi hại”.
“Gọi ai là chị hả?” Túc Nghệ vẫy tay, “Nói xong rồi đấy, đi đi. Đúng rồi, cầm tờ bướm này theo này.”
Nhận tờ bướm quảng cáo của tiệm làm tóc, mấy gã trai cảm ơn rối rít rồi bỏ đi.
Chử Ưng xem hết xong mới thong thả cất bước lại gần.
Thấy anh tới, Túc Nghệ liền cười, hoàn toàn không còn chút dáng dấp chị đại như mới rồi.
Cô không nhắc tới chuyện vừa rồi, Chử Ưng đi được mấy bước thì hỏi cô: “Em bắt đầu quay phim từ hồi bao tuổi vậy?”
“Hai mươi.” Túc Nghệ nghe nhắc chuyện này thì cũng nhớ ra một việc, quay sang hỏi: “Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi?”
Chử Ưng: “Hai mươi tám.”
Túc Nghệ thả chậm bước chân, xòe ngón tay ra đếm.
Chử Ưng nghiêng đầu: “Sao thế?”
Tính toán xong xuôi, Túc Nghệ cười tủm tỉm lắc đầu: “Không có gì.”
Đi dạo chưa được một tiếng, điện thoại của Chử Ưng đã kêu tám lần.
Lúc hai người hai tay trắng trơn từ quán bán đồ điểm tâm đi ra, điện thoại của anh lại réo lên một lần nữa.
Chử Ưng không tránh mặt Túc Nghệ nữa, đứng nghe luôn, giọng điệu chẳng mấy tốt lành: “Có mỗi một cái hạng mục có cần gọi cho tôi nhiều vậy không, làm vậy khiến tôi cực kỳ nghi ngờ năng lực làm việc của các anh đấy.”
Anh đã quen ra lệnh, lúc nói những lời này, giọng điệu bất giác trở nên nghiêm khắc hẳn.
Nhân viên ở đầu kia mếu máo muốn khóc, Túc Nghệ đứng bên nghe giọng anh đến lặng cả người.
Giọng điệu quen thuộc, giống hệt năm đó.
Cô nhoẻn cười nhìn xung quanh xem có còn cửa hàng nào có thể đi dạo được không.
Tuy ven đường có nhiều cửa hàng nhưng đều có chủ quán đứng trông trước cửa.
Giờ quản lý rất nghiêm, các quán vỉa hè gần như đã bị dẹp sạch, muốn bày hàng cũng phải đợi đêm hôm khuya khoắt.
Vậy nên quán hàng rong cách chỗ họ không xa xuất hiện trên con đường này trông khá nổi bật. Cũng không thể gọi đó là quán, một bà cụ, một cái xe đẩy tay, trên xe bày bán rất nhiều đồ trang sức, bên hông có một tấm biển nhỏ ghi dòng chữ “3 đồng một chiếc.”
Trước xe có hai nhân viên quản lý đô thị đang đứng.
Túc Nghệ thôi cười, không chút do dự đi về phía đó, đôi tai thỏ rung rung lên theo nhịp bước của cô, nhìn từ sau lưng trông rất đáng yêu.
Người trong điện thoại gọi: “Alo? Alo? Boss, anh còn nghe máy không?”
Chử Ưng cúp luôn điện thoại, đi theo sát sau cô.
Bà cụ chắp hai tay như cầu xin, van nài, miệng đang lẩm bẩm nói gì đó.
Túc Nghệ đến gần nghe thấy bà nói:
“Đâu còn cách nào khác, tôi thực sự không còn cách nào khác.” Tóc tai bà rối bù, mi mắt ươn ướt, “Thằng cháu tôi muốn đi học, nhà không còn ai, tiền tôi nhận hằng tháng cũng chỉ đủ nuôi miệng hai bà cháu, không đi học thì sau này thằng bé biết làm sao bây giờ?”
Nhân viên quản lý đô thị là hai người thanh niên trẻ, họ tỏ vẻ khó xử, một trong hai người nói: “Bà ơi, chúng cháu cũng không còn cách nào khác, quy định không cho phép bán hàng như vậy.”
“Bà không đi.” Bà cụ lẩm bẩm nói thật nhỏ, “Bà không thể đi được, con ơi.”
Hai nhân viên quản lý đô thị lúng túng, hai người trao đổi khe khẽ với nhau rồi bỏ ra năm trăm đồng đưa bà:
“Bà ơi, bà cầm tiền này rồi mau thu sạp về đi.”
“Bà ơi, cháu nhà bà bao tuổi rồi ạ?” Một giọng nói hơi khó nghe bỗng vang lên sau lưng.
Ba người quay lại nhìn, là một cô gái cao gầy đeo khẩu trang lớn, ăn mặc giản dị nhưng đẹp.
Bà cụ nhìn đăm đăm cô: “Cháu tôi đang học lớp hai.”
Túc Nghệ lấy cuốn sổ nhỏ từ chỗ nhân viên quản lý đô thị không biết dùng để ghi gì, xé một tờ giấy trắng, mượn cây bút, viết gì đó lên đấy.
“Bà à, đây là địa chỉ và số điện thoại.” Túc Nghệ đưa tờ giấy tới tận tay bà cụ, “Bà liên lạc với người ta, nói là cháu bảo bà gọi, đây là tên của cháu,” cô chỉ vào hai chữ ghi bên dưới rồi nói tiếp, “cháu sẽ sắp xếp cho cháu bà đi học, miễn phí, không mất tiền.”
Bà cụ ngạc nhiên: “Miễn phí hả?”
“Vâng.” Túc Nghệ giúp bà thu biển sạp, “Giờ bà mau về nhà đi, chuẩn bị sẵn các thứ cháu bà cần đem đến trường trước đi.”
Bà cụ vừa kinh ngạc vừa do dự: “Cháu gái à, không phải cháu cố ý lừa bà về đấy chứ?”
“Không phải đâu, bà ơi, cô này là ngôi sao đấy.” Một trong hai người quản lý đô thị nhận ra cô, “Lợi hại lắm, cô ấy nói được thì nhất định là được.”
Bà cụ chảy nước mắt giàn giụa: “Thật sao? Cảm ơn cháu gái, thực sự cảm ơn cháu, bà dập đầu lạy cháu…”
Túc Nghệ hoảng hốt, chưa kịp đưa tay ra ngăn bà lại thì người đứng bên đã giúp cô đỡ bà lên.
“Nhà cụ ở đâu,” Chử Ưng thu đồ trang sức treo ở ngoài xếp vào trong xe đẩy rồi bảo, “chúng cháu đưa cụ về.”