Bạn đang đọc Âm mưu thay não – Chương 19
Ánh hoàng hôn rực rỡ trên đền Pre Rup tắt dần nhưng một quầng sáng đầy sức mạnh hơn lại rực lên bên mạn tây thành phố Siem Reap. Hàng ngàn ngọn đèn Halozen đồng loạt rực sáng trong khuôn viên rộng hơn 172 hecta của Bộ Tư Lệnh Quân Khu Miền Tây. Các khối kiến trúc nhiệt đới được quy hoạch phân tán theo mô hình chia vuông theo ô cờ. Các trục đường thẳng vuông góc nhau để ăn khớp với chu vi vuông vắn của khu đất.
Từ trên cao nhìn xuống, tổ hợp kiến trúc quân sự này giống hệt một bàn c
vĩ đại với ba điểm nhấn trung tâm là một giàn ra -đa và hai đài quan sát quang học mang tính biểu tượng. Khoa học và sức mạnh.
Tọa lạc một phần tổ hợp khổng lồ đó là khu vực riêng biệt của trụ sở Hiến Binh Hoàng Gia.
Trong phòng làm việc được trang bị đúng tiêu chuẩn mới nhất dành cho sĩ quan chỉ huy. Điện thoại
– A lô, thiếu tá Heng Sovan đây!
– Báo cáo chỉ huy, tôi đã cho người đưa hắn về sở chỉ huy của ông.
– Đúng tên sáng nay đi cùng giám đốc viện quân y không?
– Không nhầm vào đâu được.
– Tốt.
Chỉ huy Heng Sovan dập máy đứng dậy bước ra khỏi bàn và cắp tay đi dạo ngay trong phòng làm việc rộng rãi của mình. Cặp mắt anh ta sáng lên đầy vẻ kích động.
Lực lượng Hiến binh quân đội Hoàng gia với con số gần 10 ngàn quân được biên chế thành 6 tiểu đoàn và hiện diện trên toàn lãnh thổ. Bộ chỉ huy đầu não của lực lượng này đóng tại Pnompenh dưới sự chỉ huy tập trung của một vị tướng duy nhất. Với chức năng truyền thống như giám sát thực thi pháp luật trong quân đội, chống bạo loạn và khủng bố, họ còn hỗ trợ tư pháp dân sự và một vài các chức năng khác.
Trong tình hình mới có nhiều biến động phức tạp, họ đảm đương luôn chức năng theo dõi và phân tích các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia nhằm phòng ngừa và ngăn chặn từ xa các nguy cơ khủng bố và li khai. Một chức năng tương đương tình báo quân đội.
Chính vì sự tồn vong của quân đội và toàn vẹn lãnh thổ mà lực lượng này được trang bị tinh nhuệ nhất trong các binh chủng hiện có. Vụ khủng bố và bắt cóc liên quan đến nhân tố nước ngoài hôm qua đã được lực lượng này lôi vào tầm ngắm đặc biệt.
Sau khi sự vụ xảy ra vài giờ, thiếu tá Heng Sovan lập tức được phái từ Pnompenh đến Siem Reap để chỉ huy một lực lượng hỗn hợp tiến hành điều tra và phá án trong thời gian nhanh nhất. Viên chỉ huy 38 tuổi tức tốc huy động một đại đội bộ binh, một trung đội PMBU và một tiểu đội biệt kích 911 Para cùng 5 xe thiết giáp và một số hỏa lực cần thiết. Trong tình huống khẩn cấp anh ta có thể huy động những chiến đấu cơ tối tân nhất trong kho vũ khí hiện có.
Chiếc bọc thép BTR-80 giọt hai luồng đèn pha chói lòa xé toang mà đêm rồi đỗ khự trước một hàng lính. Một kẻ tình nghi đặc biệt được dẫn lên gặp chỉ huy cao nhất của họ. Viên trung úy PMBU ăn mặc vằn vện bước như vũ báo đến trước cửa phòng chỉ huy:
– Báo cáo thiếu tá, chúng tôi đã mang hắn về đây.
– Cho hắn vào.
– Rõ!
Hà Phan bị kẹp giữa hai tên lính lực lưỡng khi đi vào phòng chỉ huy
– Nguyễn Hà Phan, mời anh ngồi xuống. – Viên chỉ huy chỉ tay chiếc ghế đối diện bàn làm việc.
Từ lúc bước lên chiếc BTR-80 hầm hố, Hà Phan đã biết điểm đến đêm nay của anh là đâu. Anh cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi viên sĩ quan này lại khổ công chờ mình đến vậy. Nếu không nể mặt giáo sư Samdech, anh ta có lẽ đã lôi cổ anh về đây từ sáng qua.
– Anh lén lút quay lại khu vực đó làm gì?
– Tôi đi ngay thẳng không việc gì lén lút cả. – Dựa hẳn lưng vào thành ghế, anh nói vang phòng.
– Thế anh biết đấy là khu vực cấm hay không?
– Người chết bị đánh cắp đầu, chưa tìm thấy, tôi về sao được?
Viên chỉ huy đang cắp tay đi đi lại lại trong phòng bỗng dừng sát Hà Phan rồi nhìn vào mặt anh, nửa hàng ria mép nhếch lên:
– Trách nhiệm phết nhỉ? Tưởng anh tìm thấy trong nhà xác Quân y đêm qua rồi cơ mà?
Hà Phan khẽ giật mình, chợt nhớ gã vệ binh trong chiếc BTR đêm qua đã thấy rõ mặt anh khi chạy ra ngoài nhà xác. Công bằng mà nói, nếu hắn nổ súng lúc đó, cái nhà xác tiện nghi hôm qua lại được tiếp nhận thêm một nạn nhân nghèo vô tội nữa. Hà Phan cứng lưỡi không biết nói sao.
Viên chỉ huy lại cắp tay chầm chậm bước đến cuối bức tường, mặt vênh lên nhìn dãy huân chương thẳng tắp treo dưới bức ảnh chân dung vị lãnh tụ từng là sĩ quan Khơ me đỏ trước khi tị nạn sang tỉnh Sông Bé. Thủ tướng Hun Sen. Bỗng anh ta bất ngờ quay lại:
– Khai ra đi, có đúng Cục II phái anh sang đây không?
Mặt Hà Phan buốt lên như bị hắt một gáo nước. Anh nhìn thẳng viên chỉ huy bằng ánh mắt lạnh băng.
– Ông nói gì tôi thực sự không hiểu.
– Đừng che mắt tôi, Tôn Thất Sắc hiện đang trốn ở đâu?
Mũi Hà Phan cay xè. Chính tao phải hỏi mày câu này mới phải. Những câu hỏi bi hài này không biết khi nào chấm dứt đây. Anh không hiểu sao ngay từ ánh mắt đầu tiên viên chỉ huy đã không có thiện cảm với anh. Hay là anh cảm tưởng như thế? Giờ đây câu trả lời đã rõ, hắn sợ anh hơn là sự coi thường.
– Thưa chỉ huy, nếu tôi biết vị giáo sư ở đâu, liệu ông có mang ông ta về đây cho tôi không?
Cặp mắt hổ viên chỉ huy đỏ lòm báo hiệu đang bị thách thức.
– Tôi đang hỏi anh. Đúng Tôn Thất Sắc giết Son Sen phải không?
Viên chỉ huy đấm mạnh lên bàn đánh rầm. Hà Phan choáng váng khi nghe đến Son Sen, một kẻ chóp bu trong hàng ngũ Khơ me đỏ một thời. Lại một câu hỏi nữa không thể hiểu nổi.
Hà Phan nhận ra mình là một tù binh tự khi nào. Anh hoa mắt nhìn viên chỉ huy cao lớn hơn anh trên mọi phương diện mà muốn tay đôi sòng phẳng với hắn. Đừng để lộ danh tính, không tấn công ai trừ khi bị đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Trong lúc anh thiếu kìm chế hay xúc động nhất, lời dạy của sếp anh lại tự động tua qua trong đầu.
Anh chưa biết đối đáp ra sao thì có chuông điện thoại reo vang. Chiếc Gamin chưa tắt có gắn thiết bị ‘’gián điệp’’ GPS réo lên trong cạp quần. Sau chút bối rối anh quyết định dùng quyền tự do thông tin chính đáng của mình. Đúng như anh dự cảm, số máy của Trần Phách đang reo. Nếu TP là sỹ quan Cục II thật thì lời tố cáo của viên chỉ huy quả đâu có oan.
Hà Phan giấu sự lúng túng bằng thao tác điềm tĩnh.
– Thưa ông, tôi có thể ra ngoài một lát không.
– Cứ tự nhiên.
Anh biết chỉ khi cực kì khẩn cấp Trần Phách mới chủ động gọi cho anh. Anh bước ra sân một khoảng mà máy nghi âm không vươn tới rồi bật máy.
– Tôi đây ạ. Sếp nói ngay đi.
– Bức thư cậu gửi cho tôi được hãng Viettel xác định là có thật. Nó được gửi đi từ một website và hiện trang web này dang bị haker kiểm soát nên chưa thể tìm ra được địa chỉ IP thật của chúng. Trong thời gian này nếu tiếp tục có tin nào tương tự hãy thông báo trực tiếp cho nhân viên interpol nước sở tại là ông Rai số điện thoại là 0855 96… Cậu không được tắt máy, và nhiệm vụ của cậu là trinh sát ngay cho tôi một ngôi nhà ở ngoại ô Sisophon.
– Báo cáo sếp. Tôi đang bị quản thúc khá nghiêm ngặt trong Bộ Tư Lệnh.
– Tôi biết, tôi tin cậu sẽ ra được thôi mà. Thôi nhé.
Trần Phách tắt máy, anh sững sờ vì đang bị giữ tại trung tâm đầu não quân khu, chuyện to đùng như thế mà ông phớt lờ như không. Chợt nhớ mình là lính trinh sát và đủ mẹo để làm những việc như vậy, anh tỉnh bơ quay lại phòng viên chỉ huy.
Heng Sovan thấy anh vào vội bật dậy tiến sát nói vẻ bóc mẽ.
– Anh đang chỉ huy mấy người trên đất nước nà
– Thưa ông chỉ huy, ông đánh giá tôi cao thế sao. Thực sự tôi không biết gì hết về tung tích vị giáo sư mất tích. Tôi bất chấp nguy hiểm sang đây để trả lời câu hỏi đó. Ngoài việc đang lần mò đi tìm như các ông đã thấy, tôi không có gì để nói thêm.
– Thế tại sao anh tin ông ta còn sống?
– Bởi vì tôi không tin ông ta đã chết.
– Tại sao chưa chết?
– Trừ khi tôi tận mắt nhìn thấy đầu ông ta hoặc sau khi kiểm tra gen, nhưng cả hai nhân tố trên vẫn chưa được ai làm sáng tỏ.
Chỉ huy Heng Sovan nghiêng nghiêng đầu nhìn anh:
– Phản biện hay ghê. Được, tôi sẽ cho anh xem cái này.
Chỉ huy Heng Sovan đi vòng qua Hà Phan về phía ngăn kéo thì một trung niên thấp đậm, đầu trọc mặc áo đen gắn quân hàm xuất hiện. Hà Phan thấy khá quen, nhưng chưa nhớ ra gặp ở đâu.
– Báo cáo chỉ huy, tôi muốn gặp ông môt lát.
Chỉ huy Heng Sovan bỏ dở chiếc ngăn kéo bước ra trước mặt anh ta hỏi:
– Có kết quả gì không?
– Có, nhưng… – Viên sỹ quan đưa ánh mắt về phía Hà Phan rồi e dè nhìn chỉ huy.
– Cứ nói luôn ở đây.
– Báo cáo chỉ huy. Chính cái xác là Son Sen, các thông số và đặc điểm trên thi thể nạn nhân đều khớp với hồ sơ của quân báo.
Chỉ huy Heng Sovan nhướn mày lật qua tập hồ sơ mà viên sĩ quan đưa ra lấy làm đắc ý.
– Có nói rõ hắn chết lúc mấy giờ được không?
– Chúng tôi có tìm thấy dung dịch phoormaldehit trên cơ thể ông ta, đây là loại dung dịch ướp xác khá phổ biến hiện nay nhưng đắt tiền. Thi thể vẫn rất mới nên rất khó xác định ngày chết.
– Chí ít phải nói cho được hắn chết ngày nào?
– Cái này là bài toán mà pháp y Hoa Kỳ còn bó tay đấy ạ. – Hắn gãi đầu cười cầu tài. – Nhưng chúng em sẽ cố gắng thêm ạ.
– Đi ra được rồi. – Heng Sovan giữ lại tập hồ sơ rồi chỉ tay ra cửa.
Hóa ra đây là viên tên pháp y bỏ đội hình hôm qua. Y đã lập công chuộc tội một cách thành khẩn trước cả viện quân y lẫy lừng. Viên sỹ quan đầu trọc tay không đi ra. Hà Phan nhìn kĩ dáng đi cắm cúi, nét mặt và cái đầu ấy hơi giống nhà sư đêm qua. Đúng chính nó. Cái xác vô thừa nhận kia là Son Sen thật sao. Nếu vậy thì anh đã có thể báo cáo cho Trần Phách rằng, cái xác kia không phải là Tôn Thất Sắc. Coi như tên pháp y chứng minh hộ anh rồi.
Hà Phan không hề biết rằng, đêm qua, nằm sẵn trong chiếc BTR đợi cho hai lính gác viện quân y sơ hở, viên pháp y cải trang thành nhà sư rồi dùng thiết bị mở khóa đột nhập vào nhà xác mà ngay cả anh cũng không phát hiện ra.
Không giấu nổi sự hân hoan, Hà Phan hỏi ngay viên chỉ huy:
– Vậy các ông đã chứng minh được cái xác kia không phải là Tôn Thất Sắc rồi chứ hả?
Bộ mặt dễ sợ của Heng sovan lừ đừ quay sang:
– Anh đóng kịch khá lắm. Tôi hỏi anh lần cuối. Tôn Thất Sắc cắt đầu Son Sen phải không?
Hà Phan nhìn trân trân khuôn mặt của viên chỉ huy, rõ ràng đây không phải lúc để đối thoại. Mọi sự nhún nhường nào rồi cũng lên đến cực điểm. Anh đứng hẳn khỏi ghế tiến về trước mặt viên chỉ huy đòi sự sòng phẳng.
– Tôi thề là giáo sư Tôn Thất Sắc sang đây không phải để giết người. Một nhà khoa học quanh năm vùi đầu trong phòng thí nghiệm lẽ nào lại biết được nơi ẩn náu của một tên trùm diệt chủng mà cả interpol lẫn quân đội Campuchia đang truy lùng hàng chục năm nay. Hoang đường, các ông hãy dừng ngay trò vu khống và thả tôi ra khỏi đây ngay lập tức.
Chỉ huy Heng Sovan khẽ nhếch chùm ria mép cố vẽ ình một nét thiện cảm trên khuôn mặt khô khốc. Địch cứng thì ta mềm.
– Biết đấy… vậy mà ông Sắc biết đấy. – Giọng chỉ huy Heng Sovan đầy vẻ khiêu khích. Anh ta lẳng lặng tiến về hộc bàn kéo dở lúc nãy rút ra một tấm ảnh đặt trước mặt Hà Phan.
– Anh nói sao về tấm ảnh này?
Hà Phan tò mò lấy tấm ảnh đóng dấu ‘’top secret’’ rồi nhìn trừng trừng. Đập vào mắt anh là cảnh tượng không thể ngờ nổi. Cảm thấy đã đến hồi cao trào của cuộc thẩm vấn. Viên chỉ huy tiến lên trước mặt anh gân giọng:
– Tôn Thất Sắc là một trong những rất ít người biết nơi ẩn náu của Son Sen. Không những thế, vị bác sỹ đáng kính của các ông đã không dưới một lần đến chữa bệnh cho ông ta.
– Cứ cho những gì ông nói là đúng, nhưng ông ta biết nơi ở của ai, chữa bệnh cho ai là quyền của ông
Chỉ huy Heng Sovan nhìn thẳng Hà Phan toát vẻ kinh ngạc.
– Biết một kẻ nguy hiểm đang bị tróc nã như Son Sen mà không tố giác thì khác gì đồng lõa với hắn?
-Tôi không biết bức ảnh này xuất xứ từ đâu.
Heng Sovan giật lại tấm ảnh đặt lên bàn rồi quát lớn:
-Tôi sẽ chứng minh bức ảnh này trước tòa ECCC chứ không phải trước mặt anh.
Thấy Hà Phan không phản ứng gì anh ta mới chịu hạ giọng rồi tiếp:
– Nhưng cái tôi quan tâm là ai dật dây vụ ám sát này. Một số cơ quan tình báo treo giải hàng triệu đô la cho tên tội phạm chiến tranh này là lí do ột cuộc săn lùng hắn gắt gao nhất thế giới. Hơn hai mươi năm nay Son Sen giữ được cái đầu của mình là một kỉ lục, vậy mà cuối cùng ông ta lại mất đầu vì một bác sỹ riêng của mình.
Viên chỉ huy lại dơ bức ảnh lên rồi nói tiếp:
– Đây mới chỉ là một phần sự thật, thực tế còn kinh khủng hơn nhiều.
– Nhưng điều đó chưa đủ nói lên Tôn Thất Sắc giết ông ta. – Hà Phan cãi.
– Vậy anh hãy giải thích cho tôi tại sao cái xác Son Sen xuất hiện đúng thời điểm Tôn Thất Sắc mất tích? Nếu là một tên hung thủ khác thì sao lại chọn thời điểm Tôn Thất Sắc mất tích rồi mới ra tay?
– Thế giám đốc Samdech cũng có mặt lúc đó, sao ông ta lại không biết?
Viên chỉ huy tỏ rõ thất vọng khi ai đó nhắc đến cái tên Samdech, vị giáo sư quân y này đối với anh ta hệt như một con voi nằm ngang giữa đường vốn đã chật hẹp mà anh ta đang phải đi. Nói về Samdech trước mặt một vị khách nước ngoài không phải là phận sự của Heng sovan.
Chỉ huy Heng Sovan tự giải tỏa căng thẳng bằng cách cắp tay đi hết căn phòng. Bất ngờ anh ta xoay người nhìn Hà Phan đang ngồi co ro phía đầu kia rồi nói:
– Hai vị giáo sư này có nhiều vấn đề phải làm rõ, có thể một trong hai vị này sát hại Son Sen nhưng Tôn Thất Sắc đã rời hiện trường một cách bí ẩn và điều đó buộc chúng tôi phải phát lệnh truy nã ông ta ngay lập tức. Một ngày đẹp trời nào đó sẽ đến lượt Samdech.
Hà Phan trong giây lát hoàn toàn đồng tình nhận định khá lo- gic này. Món tiền 20 triệu đô la quả là hấp dẫn bất cứ ai nhưng đối với một nhà khoa học danh tiếng coi tiền là thứ phù phiếm thì e rằng chưa thuyết phục cho lắm. Nếu lập luận động cơ ám sát là để trả thù cho 2 triệu linh hồn oan khuất, cho hàng vạn bộ đội tình nguyện hay thậm chí là cho cái bàn chân cụt của ông ta thì nghe còn vẻ vang hơn nhiều.
Tuy nhiên Hà Phan không muốn nhắc lại quá khứ, cũng như chỉ huy Heng Sovan đang không muốn tranh luận gì ngoài mong muốn anh phải nhận tội làm gián điệp và thành khẩn khai báo.
Trước thái độ dè dặt của viên chỉ huy khi nói về Samdech, Hà Phan chợt lóe ra một ý nghĩ:
Phải chăng Samdech đã dùng uy lực của mình để bao che cho Tôn Thất Sắc bỏ trốn với chiếc đầu của Son Sen? Anh xin lại tấm ảnh quan sát lần nữa. Rõ ràng đây là ảnh tối mật. Có lẽ chụp lén nên trong ảnh chỉ thấy Tôn Thất Sắc đứng sát chiếc giường của Son Sen. Khuôn mặt mập ú với đôi mắt lé đặc trưng dễ nhớ của tên diệt chủng. Khi còn là lính trinh sát, mọi bức ảnh về các thủ lĩnh Khơ Me Đỏ từ Polpot, Yeng Sary, Tamox, Son Sen phải được trinh sát ta thuộc mặt để phòng chúng trà trộn vào dân thường khi chạy trốn. Nếu Tôn Thất Sắc và Samdech có quan hệ bí mật với Son Sen thì quả là một khúc xương khó nuốt trôi cho hai dân tộc.
Điều chưa thuyết phục nổi anh là, một người như Tôn Thất Sắc sao lại không công khai chuyện đó. Thế nhưng rất tiếc đây lại là suy diễn cá nhân mà không có cơ sở khoa học. Tai hại hơn, sự xuất hiện của anh ở đây bị họ lôi vào cuộc với tội danh gián điệp. Hà Phan nhắm mắt nghĩ về quê hương, nghĩ về người vợ thương yêu mới cưới của mình. Anh dần hiểu ra rằng còn lâu anh mới có thể được trở về.
Câu nói mang tính cảnh báo của Samdech còn ám ảnh lấy anh ‘’sự xuất hiện của anh ở đây là một sai lầm, anh nên rời Campuchia sớm nhất có thể’’ Tiếc thay, anh không thể làm theo ý ông ta được.
Viên chỉ huy dường như hết hi vọng vào sự thành khẩn của Hà Phan. Anh ta hỏi dồn:
– Hãy trả lời tôi đi, ai phái anh đi tìm Tôn Thất Sắc? Ông ta ở đâu?
Người thợ hàn Nguyễn Hà Phan chỉ còn biết ngậm miệng nuốt khan. Viên chỉ huy liên tục tấn công bằng những lời tố cáo mới.
– Anh khoác trên mình chiếc áo Chữ Thập đỏ để che đậy ột mục đích đen tối, kì thực ông đang đi tìm chiếc đầu của Son Sen và móc nối với tên thủ phạm Tôn Thất Sắc. Nếu anh không khai chúng tôi sẽ tự đi tìm, nhưng tôi nói trước rằng đến khi đó anh không còn cơ hội hưởng khoan hồng của Quốc Vương nữa đâu nhé.
Chỉ huy Heng Sovan chán nản mang tấm ảnh vứt vào ngăn kéo rồi quay lại với một giọng dọa dẫm:
– Anh sẽ có nhiều ngày để làm việc với tôi, hãy nghỉ ngơi cho lại sức đã nhé, nhà nghỉ chúng đang chờ ông kia!