Đọc truyện Ai Nói Tuổi Trẻ Không Thể Lầm Lỡ – Chương 2
Xem ra hôm nay đúng là sẽ có một tin tốt lành bởi bố tôi lại lấy rượu nho ra uống. Sống đến 24 tuổi rồi, chỉ đến hôm tôi tốt nghiệp về thăm nhà mới thấy bố uống rượu, bình thường tôi thấy bố rất lạnh lùng và lí trí. Bố tôi là kiến trúc sư, có lúc tôi nghĩ ông là người máy thì đúng hơn
Đôi khi tôi cũng bộc lộ tính cách vừa giống người máy vừa giống quỷ quái, có lẽ cũng do di truyền từ bố cả
Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của tôi vừa uống được một chén, mẹ đã sốt sắng nói ra tin được coi là vui đó. Mặt mẹ đỏ bừng như trúng số độc đắc: “Bố đã chấm được cho con một đối tượng rồi đó. Tuần sau, mà chính là ngày Quốc Tế Lao động đi xem mặt nghen con”.
Đang nhai miếng cơm mà tôi suýt nghẹn. Nhấp chút nước, tôi nói: “Mẹ, con mới 24 tuổi thôi mà!”
Mẹ nhìn tôi phàn nàn: “Đã 24 tuổi rồi mà còn nói thế à.Nhiều cô chú đồng nghiệp ở cơ quan mẹ, con cái mới hơn 20 đã dựng vợ gả chồng cả rồi, bây giờ họ đã lên chức ông chức bà cả rồi đấy. À, mà đúng rồi, cô gái ấy còn là nghiên cứu sinh nữa đấy. Con đừng cho rằng mình học hành cao siêu, còn có người giỏi hơn đó, rất tốt đấy con ạ”.
Thà mẹ không nhắc tới nghiên cứu sinh còn tốt hơn. Vừa nghe đến nghiên cứu sinh thực lòng tôi chỉ muốn nói với mẹ: “Mẹ à coi như con trai bất hiếu”. Xem ra giữa mẹ và tôi vẫn có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Con trai ai chẳng biết con gái thời nay càng học cao thì càng khó..Trên mạng hiện nay đang nhan nhản những câu đại loại như: “năm thứ nhất xinh, năm thứ hai kiu, năm thứ ba báo động, năm thứ tư không ai thèm, còn các nữ nghiên cứu sinh thì kiến nghị xuất khẩu sang châu Phi ủng hộ các dự án tình nghĩa bên đó
Mẹ dường như không quan tâm đến suy nghĩ của tôi, bà luôn miệng ca ngợi những ưu điểm của cô gái đó. Tính cách của bố mẹ tôi hoàn toàn khác nhau. Có một hôm, nhân lúc nhàn rỗi, tôi cùng Quý Ngân Xuyên và Ngô Vũ Phi ngồi đó nhau dùng một câu hát để mô tả bố mẹ minh. Lúc đó, tôi trầm tư hồi lâu rồi nói: “Là ngọn lửa trong ngày đông “. Chỉ tiếc là nó đã di truyền xuống thế hệ tôi, có điều mùa đông còn giữ lại chứ ngọn lửa thì đã tắt rụi rồi”
Có lúc tôi thầm óan trách, mẹ thật là keo kiệt, khả năng nói nhiều đó sao không truyền cho tôi một chút ít. Tuy vậy khả năng tư duy trừu tượng mà bố truyền cho tôi cũng rất hữu ích. Từ những lời thao thao bất tuyệt của mẹ nãy giờ tôi cũng khái quát các ý chính như sau: thứ nhất cô ta là con gái, thứ hai là nữ nghiên cứu sinh và thứ ba là con gái của ông sếp của bố tôi
Cuối cùng thì mẹ cũng ngừng nói, tôi chốt lại: “Mẹ ơi, tuần sau không được, con bận rồi:
“Bận gì chứ? Tuần sau nghỉ mùng 1 tháng 5, vẫn phải đi làm sao con”
Tôi vừa định nói tuần sau hợp lớp, bỗng thấy bố ngồi đó với vẻ lạnh lùng, nêu tôi nói ra câu dó thì chắc chắn sẽ nhận được phiếu phủ quyết của ông
Còn nhớ những năm cấp 1 tôi đã không tham gia bất cứ họat động nào của lớp. Lúc học tiểu học, những ngày được các bạn mong đợi nhất không phải là mấy ngày tết mà là dịp du xuân. Thế nhưng tôi không bao giờ có được cảm giác háo hức đó. Bởi cứ mỗi dịp vào xuân, bố tôi lại tìm ra trong đống báo chí những dòng tin như” Học sinh đi du xuân bị tai nạn, bao nhiêu người chết” rồi lấy đó làm cớ để cắt quyền đi chơi của tôi
Thế nên tôi không nói tiếp nữa, thay vào đí là thầm nghĩ phải tìm ra lí do nào chính đáng cho buổi tụ tập của tuần sau
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên tôi chống đối bố mẹ. Năm học lớp 12, tôi đã tạo ra một vụ phản kháng hòan hảo nhất trong đời, không hề để lộ dấu vết
Trời còn học trung học, vốn dĩ thành tích của tôi muốn cao là có thể cao,tôi là vua ghi điểm trên các trường thi. Trong mắt thầy cô và bạn bè, sau này trình độ của tôi không chỉ tầm đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh hay Phúc Đán, Thượng Hải mà phải cỡ Massachuset của Mỹ mới xứng tầm
Nhưng chỉ có tôi biết rằng bố nhất định muốn tôi theo học trường Thượng Giao, bởi ông tốt nghiệp trường này, có rất nhiều bạn học ở đó. Mà quan trọng nhất là trường đó nằm gần nhà tôi, bố tôi – người kiến trúc sư đó đã lên kế hoạch sẵn cho tôi, tính toán tôi vào được khoa công nghệ thông tin của trường, sau khi tốt nghiệp được phân vào đơn vị nào, ông có những bạn học nào, nhỡ mà không trúng thì có một công ty nào đó khác, của một bạn học nào đó..
Mẹ cũng mong tôi sống gần bà, tôi biết kể từ lúc sinh ra tôi, trung tâm vũ trụ đã thay đổi, không phải trái đất hay mặt trời nữa mà chính là tôi
Nói bố mẹ quá chiều chuộng tôi thì cũng không quá lời. Nhìn bề ngoài, bố mẹ tôi là hai con người cực đoan, một người nồng hậu như Lôi Phong đối đãi với đồng đội, một người thường nghiêm khắc như đối xử với phần tử khủng bố
Chính vì lúc bé tôi hay nghịch ngợm, bố hay đánh tôi nên hai người đã nhiều lần cãi nhau. Thế nhưng caĩ nhau mãi rồi thì đã phần là do tôi biết suy nghĩ. Thường thì tôi tự lau khô nước mắt, chạy đến chỗ bố mẹ nói: “Mẹ ơi đừng cãi nhau nữa, con vâng lời rồi mà “
Những lúc đó, tôi thường không khóc nữa, nhưng mẹ lại bật khóc, tôi đã làm mẹ cảm động. Mẹ còn nói: “ ông xem đó, thằng bé rất hiểu chuyện rất biết nghe lời đó chứ”
Nhưng đợt thi đại học năm đó, tôi đã làm mẹ đau lòng. Tôi cầm bản đò, tìm hiểu vị trí địa lý và phân bổ của 10 trường đại học lớn nhất (bởi theo kế hoạch của bố thì tôi phải vào được 1 trường topten). Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh không được, điểm cao hơn Thượng Giao. Đại học Triết Giang gần Thượng Hải quá, Phúc Đán của Thượng Giao thì khỏi nói, sau đó mắt tôi bỗng sáng rực, vẽ một vòng tròn ở Vũ Hán
Kinh nghiệm thi cử suốt 18 năm giúp tôi hiểu được một cách sâu sắc rằng, một cao thủ thực sự không đơn thuần là đạt điểm tuyệt đối mà là người muốn đạt mức điểm nào là đạt mức đó
Ngưỡng tôi tự đặt ra ình là mức bình quân điểm sàn và điểm thủ khoa của mấy năm trước, kết quả thi khiến bố mẹ và nhà trường thất vọng, nhưng tôi thì hài lòng. Ngày biết kết quả, mẹ tôi đã khóc. Tôi chỉ biết an ủi bà mà thôi. Kì thực nhìn mẹ buồn tôi còn thấy đau lòng hơn là bản thân mình buồn
Mẹ muốn tôi ôn luyện để năm sau thi lại nhưng bố tôi thì kiên quyết phản đối bởi kế hoạch của ông viết rất rõ ràng rằng: “ Trương Văn Lễ năm 18 tuổi phải thi được vào một trường đại học thuộc hàng topten của cả nước”. Mọ thứ phải trùng khớp như bánh răng vậy
Thế là tôi đã điền “Đại học Vũ Hán” vào phiếu đăng kí. Học sinh Thượng Hải muốn thi vào các trường bên ngoài không cần thành tích quá cao. Cứ như thế, đúng như kế hoạch, năm 18 tuổi tôi thi đỗ vào Trường Đại học quốc lập Vũ Hán thuộc topten của cả nước
Bước vào cánh cổng trường Đại học quốc lập Vũ Hán, tôi tự nhủ: “Mẹ, hãy tha lỗi cho con, con sẽ sống thật tốt 4 năm đại học rồi mọi thứ lại tuân theo bánh răng đó thôi”